Vấn đề được cho là sẽ được nêu bật tại Diễn đàn ARF là các hành động trong thời gian gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, bị tố cáo là khiêu khích và gây mất ổn định trong vùng khi tìm cách thay đổi hiện trạng Biển Đông theo chiều hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Các hành động đó đi từ việc đẩy mạnh các công trình xây dựng trên các hòn đảo, bãi đá mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm từ tay các láng giềng Việt Nam và Philippines từ nhiều năm qua, cho đến việc phong tỏa, đe dọa phong tỏa các thực thể hiện đang do các quốc gia Đông Nam Á kiểm soát, mà ví dụ cụ thể nhất là trường hợp bãi Cỏ Mây – Second Thomas Shoal – nơi đang có quân đội Philippines đồn trú.
Hành động lộ liễu nhất vẫn còn gây quan ngại chính là vụ Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan HD-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (01/05/2014-15/07/2014), và không ngần ngại huy động một đội tàu hùng hậu hơn một trăm chiếc đi theo bảo vệ, liên tục dùng các biện pháp thô bạo như đâm va, phun vòi rồng để ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam.
Hoa Kỳ muốn mọi nước đình chỉ các hành vi khiêu khích
Tất cả những hành động thô bạo đó đã bị quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ tố cáo. Một trong những hướng mà Hoa Kỳ vận động tại Diễn đàn an ninh ARF lần này là hậu thuẫn cho một quyết định ngưng các công trình xây dựng, cải tạo trên Biển Đông, tránh những hành vi khiêu khích và gây nên tình trạng mất ổn định.
Ý tưởng này đã từng được người trực tiếp theo dõi hồ sơ Biển Đông tại Bộ Ngoại giao Mỹ là ông Daniel Russel - Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương - nêu lên. Theo ông Russel, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đích thân thúc đẩy đề nghị này nhân cuộc họp của Diễn Dàn ARF vào ngày 10/08/2014.
Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel cho biết là lệnh cấm được đề xuất có thể bao gồm các hành động nhằm thay đổi hiện trạng, chẳng hạn như chiếm đóng các đảo chưa có người ở, hoặc đòi lại đất đai, xây dựng công trình…
Điểm đáng chú ý là chiến lược ngoại giao của Washington lần này đã được hậu thuẫn gần như là tuyệt đối của Quốc hội Mỹ, với Nghị quyết tố cáo Trung Quốc đã được Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua, trong lúc một nghị quyết ủng hộ các nỗ lực của chính quyền đang trên đường được thông qua tại Hạ Viện.
Giới nghiên cứu và học giả cũng đã nhập cuộc, với một loạt khuyến nghị được Trung tâm nghiên cứu CSIS tại Washington chuyển lên cho chính quyền Mỹ, tập hợp các ý kiến đa phần là phê phán Trung Quốc, từng được nêu lên trong một cuộc hội thảo gần đây.
Trung Quốc khẳng định quyền tự tung tự tác tại Biển Đông
Các chuyển động trên đây từ phía Mỹ như đã đẩy Trung Quốc vào thế thủ. Trung thành với chính sách có thể nói là « bất cần lý lẽ », Bắc Kinh tiếp tục khẳng định rằng họ muốn làm gì thì làm tại vùng Biển Đông, nhân danh một thứ chủ quyền bắt nguồn từ lịch sử, và ỷ vào thế nước lớn của mình.
Theo hãng tin Anh Reuters, ngày, 04/08/2014, ông Dịch Tiên Lương (Yi Xianlang), Vụ phó Vụ Biên giới và Ðại dương, thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã công khai nói với báo chí rằng Trung Quốc có quyền xây dựng bất cứ cái gì trên các hòn đảo tại Biển Ðông.
Lý do mà nhân vật này đưa ra không có gì mới : « Các đảo của quần đảo Trường Sa là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, cho nên chỉ có chính quyền Trung Quốc mới có quyền làm hay không làm cái gì ở đó. Không ai có thể thay đổi lập trường của chính quyền (Trung Quốc). »
Ông Dịch Tiên Lương không hề chối cãi việc Bắc Kinh đang xúc tiến các công trình trên Biển Đông, nhưng lại tố cáo điều được ông cho là bên trọng bên khinh vì các nước khác cũng đã có những chương trình xây dựng tương tự từ biết bao năm nay : « Tại sao chẳng ai nói một tiếng khi các nước khác ngang nhiên xây phi trường ? Rồi chỉ mới năm nay thôi, Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng một một vài công trình nhỏ và cần thiết, cải thiện điều kiện sống trên các đảo thì lại có quá nhiều người nghi ngờ. »
Vấn đề không được quan chức ngoại giao Trung Quốc này nêu lên là từ Hoàng Sa cho đến Gạc Ma, Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập…, đó đều là những nơi mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm, và không ngần ngại giết lính Việt Nam như trong các trận hải chiến Hoàng Sa 1974, hay Trường Sa 1988.
Ngoài ra, việc nói rằng đó chỉ là những công trình dân sự nhỏ, mới bắt đầu thực hiện từ một năm nay, đều sai sự thật. Bằng chứng cụ thể là những cơ sở đồ sộ trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, hay các pháo đài, các trạm radar ở Trường Sa, hoàn toàn không thể được xây lên trong một sớm một chiều, và cũng không phải là những công trình dân sự.
Vấn đề đặt ra là khi nêu lên các luận điểm nói trên, Trung Quốc đang nhắm vào các thành viên Diễn đàn ARF, vì lợi ích quốc gia hay vì không hiểu rõ tình hình, cho nên sẵn sàng tin vào những lập luận của Bắc Kinh.
Các hành động đó đi từ việc đẩy mạnh các công trình xây dựng trên các hòn đảo, bãi đá mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm từ tay các láng giềng Việt Nam và Philippines từ nhiều năm qua, cho đến việc phong tỏa, đe dọa phong tỏa các thực thể hiện đang do các quốc gia Đông Nam Á kiểm soát, mà ví dụ cụ thể nhất là trường hợp bãi Cỏ Mây – Second Thomas Shoal – nơi đang có quân đội Philippines đồn trú.
Hành động lộ liễu nhất vẫn còn gây quan ngại chính là vụ Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan HD-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (01/05/2014-15/07/2014), và không ngần ngại huy động một đội tàu hùng hậu hơn một trăm chiếc đi theo bảo vệ, liên tục dùng các biện pháp thô bạo như đâm va, phun vòi rồng để ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam.
Hoa Kỳ muốn mọi nước đình chỉ các hành vi khiêu khích
Tất cả những hành động thô bạo đó đã bị quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ tố cáo. Một trong những hướng mà Hoa Kỳ vận động tại Diễn đàn an ninh ARF lần này là hậu thuẫn cho một quyết định ngưng các công trình xây dựng, cải tạo trên Biển Đông, tránh những hành vi khiêu khích và gây nên tình trạng mất ổn định.
Ý tưởng này đã từng được người trực tiếp theo dõi hồ sơ Biển Đông tại Bộ Ngoại giao Mỹ là ông Daniel Russel - Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương - nêu lên. Theo ông Russel, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đích thân thúc đẩy đề nghị này nhân cuộc họp của Diễn Dàn ARF vào ngày 10/08/2014.
Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel cho biết là lệnh cấm được đề xuất có thể bao gồm các hành động nhằm thay đổi hiện trạng, chẳng hạn như chiếm đóng các đảo chưa có người ở, hoặc đòi lại đất đai, xây dựng công trình…
Điểm đáng chú ý là chiến lược ngoại giao của Washington lần này đã được hậu thuẫn gần như là tuyệt đối của Quốc hội Mỹ, với Nghị quyết tố cáo Trung Quốc đã được Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua, trong lúc một nghị quyết ủng hộ các nỗ lực của chính quyền đang trên đường được thông qua tại Hạ Viện.
Giới nghiên cứu và học giả cũng đã nhập cuộc, với một loạt khuyến nghị được Trung tâm nghiên cứu CSIS tại Washington chuyển lên cho chính quyền Mỹ, tập hợp các ý kiến đa phần là phê phán Trung Quốc, từng được nêu lên trong một cuộc hội thảo gần đây.
Trung Quốc khẳng định quyền tự tung tự tác tại Biển Đông
Các chuyển động trên đây từ phía Mỹ như đã đẩy Trung Quốc vào thế thủ. Trung thành với chính sách có thể nói là « bất cần lý lẽ », Bắc Kinh tiếp tục khẳng định rằng họ muốn làm gì thì làm tại vùng Biển Đông, nhân danh một thứ chủ quyền bắt nguồn từ lịch sử, và ỷ vào thế nước lớn của mình.
Theo hãng tin Anh Reuters, ngày, 04/08/2014, ông Dịch Tiên Lương (Yi Xianlang), Vụ phó Vụ Biên giới và Ðại dương, thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã công khai nói với báo chí rằng Trung Quốc có quyền xây dựng bất cứ cái gì trên các hòn đảo tại Biển Ðông.
Lý do mà nhân vật này đưa ra không có gì mới : « Các đảo của quần đảo Trường Sa là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, cho nên chỉ có chính quyền Trung Quốc mới có quyền làm hay không làm cái gì ở đó. Không ai có thể thay đổi lập trường của chính quyền (Trung Quốc). »
Ông Dịch Tiên Lương không hề chối cãi việc Bắc Kinh đang xúc tiến các công trình trên Biển Đông, nhưng lại tố cáo điều được ông cho là bên trọng bên khinh vì các nước khác cũng đã có những chương trình xây dựng tương tự từ biết bao năm nay : « Tại sao chẳng ai nói một tiếng khi các nước khác ngang nhiên xây phi trường ? Rồi chỉ mới năm nay thôi, Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng một một vài công trình nhỏ và cần thiết, cải thiện điều kiện sống trên các đảo thì lại có quá nhiều người nghi ngờ. »
Vấn đề không được quan chức ngoại giao Trung Quốc này nêu lên là từ Hoàng Sa cho đến Gạc Ma, Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập…, đó đều là những nơi mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm, và không ngần ngại giết lính Việt Nam như trong các trận hải chiến Hoàng Sa 1974, hay Trường Sa 1988.
Ngoài ra, việc nói rằng đó chỉ là những công trình dân sự nhỏ, mới bắt đầu thực hiện từ một năm nay, đều sai sự thật. Bằng chứng cụ thể là những cơ sở đồ sộ trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, hay các pháo đài, các trạm radar ở Trường Sa, hoàn toàn không thể được xây lên trong một sớm một chiều, và cũng không phải là những công trình dân sự.
Vấn đề đặt ra là khi nêu lên các luận điểm nói trên, Trung Quốc đang nhắm vào các thành viên Diễn đàn ARF, vì lợi ích quốc gia hay vì không hiểu rõ tình hình, cho nên sẵn sàng tin vào những lập luận của Bắc Kinh.
No comments:
Post a Comment