Lực lượng tuần duyên Nhật đã phát hiện lúc 10 giờ sáng (giờ địa phương) ba chiếc tàu của Trung Quốc xâm nhập trong vòng hai giờ vào hải phận xung quanh một số đảo thuộc Senkaku, quần đảo nằm dưới sự quản lý của Tokyo nhưng Bắc Kinh vẫn đòi chủ quyền dưới tên gọi quần đảo Điếu Ngư.
Sự việc trên diễn ra ngay sau khi vào hôm qua ( 5/8) Nhật Bản công bố cuốn sách trắng về quốc phòng, trong đó Tokyo cảnh báo về « những hành động nguy hiểm » của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, những hành động mà chính phủ Nhật đánh giá là có thể gây ra « những hậu quả không mong muốn ».
Bắc Kinh ngay lập tức đã phản bác lại, cho rằng các cáo buộc của láng giềng Nhật là « không có cơ sở » và « mối đe doạ Trung Quốc » chỉ là cái cớ để Tokyo thay đổi chính sách quốc phòng và phát triển sản xuất vũ khí ».
Bang giao Trung - Nhật luôn chứa đựng tiềm ẩn những hiềm khích tồn tại từ trong lịch sử. Nhưng từ cuối năm 2012, quan hê hai nước đã xấu đi nghiêm trọng bởi những tranh chấp về chủ quyền biển đảo xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện đang do Nhật Quản lý nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều đòi chủ quyền. Từ đó đến nay Bắc Kinh thường xuyên đưa tàu và cả không quân vào khu vực đang tranh chấp này để xác quyết chủ quyền. Nhưng các hoạt động này đều bị lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật theo dõi chặt chẽ.
Sự việc trên diễn ra ngay sau khi vào hôm qua ( 5/8) Nhật Bản công bố cuốn sách trắng về quốc phòng, trong đó Tokyo cảnh báo về « những hành động nguy hiểm » của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, những hành động mà chính phủ Nhật đánh giá là có thể gây ra « những hậu quả không mong muốn ».
Bắc Kinh ngay lập tức đã phản bác lại, cho rằng các cáo buộc của láng giềng Nhật là « không có cơ sở » và « mối đe doạ Trung Quốc » chỉ là cái cớ để Tokyo thay đổi chính sách quốc phòng và phát triển sản xuất vũ khí ».
Bang giao Trung - Nhật luôn chứa đựng tiềm ẩn những hiềm khích tồn tại từ trong lịch sử. Nhưng từ cuối năm 2012, quan hê hai nước đã xấu đi nghiêm trọng bởi những tranh chấp về chủ quyền biển đảo xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện đang do Nhật Quản lý nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều đòi chủ quyền. Từ đó đến nay Bắc Kinh thường xuyên đưa tàu và cả không quân vào khu vực đang tranh chấp này để xác quyết chủ quyền. Nhưng các hoạt động này đều bị lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật theo dõi chặt chẽ.
No comments:
Post a Comment