Saturday, October 12, 2013

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rệu nát từ bên trong

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rệu nát từ bên trong

Một sinh hoạt tưởng niệm tại Bắc Kinh, nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc thứ 64 hôm 01/10/2013.
Một sinh hoạt tưởng niệm tại Bắc Kinh, nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc thứ 64 hôm 01/10/2013.
REUTERS/Jason Lee

Tú Anh
Chế độ Trung Quốc không tránh được sụp đổ hay bị lật đổ . Trên đây phân tích của hai nhà trí thức có uy tín tại Bắc Kinh nhân 64 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa : một người là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, một người là giáo sư đại học Bắc Kinh.

Trung Quốc dường như đang chiếm thế thượng phong trong mọi lãnh vực ngoại giao đến quân sự nhờ vào nền kinh tế được xếp vào hạng thứ hai trên thế giới. Tại thượng đỉnh APEC và ASEAN  trong hai ngày 07 và 08 tháng 10, chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình nổi bật như ngôi sao sáng trong khi lãnh đạo siêu cường Hoa Kỳ, Barack Obama phải vắng mặt vì khủng hoảng chính trị và ngân sách.
Các nhà phân tích quốc tế không ngần ngại kết luận là chính sách « chuyển trục » sang Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ gặp vấn đề và Trung Quốc với sức mạnh kinh tế, quân sự đang lên sẽ « lấp khoảng trống ».
Tuy nhiên đây không phải là nhận định của những nhà phân tích dám suy nghĩ độc lập tại Hoa lục : xem vậy mà không phải như vậy.
Công luận đã biết giải Nobel Hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba lãnh án 11 năm tù vì cùng với hơn 300 nhân sĩ (trong danh sách phổ biến đầu tiên) vào cuối năm 2008, công bố Hiến Chương 08 phân tích những nhược điểm của chế độ Trung Quốc và đề ra kế hoạch dân chủ hóa gồm 19 điểm để cứu nước, cứu dân và cứu đảng cầm quyền.
Vào lúc Trung Quốc rầm rộ kỷ niệm 64 năm chế độ được mệnh danh là « Cộng Hòa Nhân Dân » thì nhà ly khai Bào Đồng, nguyên là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, nhà lãnh đạo cải cách bị cách chức vì chống biện pháp đàn áp phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989, khẳng định : Trung Quốc thực chất không phải là nền cộng hòa mà cũng không tôn trọng nhân dân.
Trong một bài phân tích dài với tựa đề : « Trung Quốc ăn mừng 64 năm chế độ xây dựng trên sự áp bức nhân dân » được phổ biến trên mạng của Asia News.it, nhà ly khai nhận định một cách thẳng thừng : Hệ thống chính trị Trung Quốc mang bản chất trấn áp, bất công và tham nhũng. Từ khi Trung Hoa được « giải phóng », quyền của công dân bị xem là « tà ngụy ». Dưới bảng hiệu « chuyên chế vô sản » một hệ thống độc tài khác khai sinh : đảng Cộng sản tự cho mình có toàn quyền thống trị mọi lãnh vực xã hội, kinh khiếp hơn bất kỳ chế độ phong kiến hay độc tài cá nhân nào. Nhân dân « được giải phóng » phải tuân thủ mệnh lệnh của đảng Cộng sản.
Nếu trước năm 1949, những hành vi áp bức, bóc lột được xem là phi lý thì sau ngày « giải phóng » hiện trượng thối nát đó được sống lại và được đảng tôn vinh : sau khi kích động bần cố nông tước đoạt tài sản của địa chủ thì tài sản khổng lồ này bị đảng tóm thu hết nhân danh hợp tác xã. Thực chất thì đất đai, công ty xí nghiệp được « biến hóa » thành tài sản riêng của những người gọi là cách mạng và con cháu họ dưới nhãn hiệu « tài sản xã hội chủ nghĩa » dù Mao không nói đến « chia chác » như vậy.
Đó chính là lý do sâu xa mà bộ máy tuyên truyền lờ đi giai đoạn « cướp chính quyền » mà tập trung vào chuyện bí ẩn « xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ».
Về niềm kiêu hãnh « nhờ Đảng mà Trung Quốc lên hàng cường quốc kinh tế thứ hai thế giới » thì ông Bào Đồng nhắc dân Trung Hoa hãy nhớ là trước năm 1949, Trung Quốc đã chiếm thứ hạng này, và phải mất 64 năm mới trở về thứ hạng cũ. Ông bình luận một cách mỉa mai : Phải mất 64 năm học tập, người dân Trung Hoa mới ngộ ra « sự thật » là xứng đáng được những kẻ cầm quyền hiện nay lãnh đạo. Mà « sự thật » trong chế độ này là do đảng quyết định.
Hệ quả là người dân Trung Hoa từ thế hệ này qua thế hệ khác phải chịu đựng tệ nạn tham nhũng tràn lan, nạn ô nhiễm từ trên trên trời xuống lòng đất.
Đó là « mô hình » Trung Quốc được xây dựng trong 64 năm qua. Trong khi đảng cố gắng phô bày bộ mặt phấn son với quốc tế thì trong nội bộ, họ ý thức được các nhược điểm cốt lõi này với những lời « bôi nhọ lẫn nhau » hay biện minh là « cần học hỏi thêm ».
Để kết luận, nhà ly khai Bào Đồng khẳng định ông không có ý hạ nhục chế độ, nhưng một cơ chế chính trị không chấp nhận đối kháng là một cơ chế tiêu vong, trừ phi còn có những người có tinh thần can đảm cải cách nó.
Đây cũng là nhận định của giáo sư Hạ Vệ Phương. Ông không phải là nhà ly khai hay đối lập mà là một chuyên gia luật pháp của Đại học Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của nhật báo South China Morning Post, giáo sư Hạ Vệ Phương cho biết ông Tập Cận Bình đã làm giới trí thức thất vọng. Nếu không chấp nhận tự do báo chí và tư pháp độc lập để trong sạch hóa guồng máy chính quyền, thì chế độ này, theo giáo sư Hạ Vệ Phương, sẽ bị cáo chung : « Khi dân chúng mất hết niềm hy vọng, khi không còn gì để mất, thì chỉ còn giải pháp sau cùng : nổi dậy làm cách mạng ».
TAGS: CHÂU Á - CHÍNH TRỊ - PHÂN TÍCH - TRUNG QUỐC

Top 10 chiến hạm uy lực nhất

Top 10 chiến hạm uy lực nhất

VietnamDefence - Người Nhật vừa hạ thủy tàu sân bay mạnh nhất của mình là Izumo. Nhưng sức mạnh của chúng chưa phải là giới hạn. Còn có những con tàu mà uy lực của chúng đã trở thành huyền thoại.
Tàu sân bay mạnh nhất Nhật Bản Izumo mới được hạ thủy. Tàu có chiều dài 250 m, có thể mang 14 trực thăng chiến đấu. Izumo là tàu sân bay lớn nhất Nhật Bản kể từ thời Thế chiến II.

Người Nhật đã hạ thủy tàu sân bay lớn nhất của nước này Izumo (blogs.militarytimes.com)

Chính phủ Nhật tuyên bố không định đánh nhau với ai. Tuy nhiên, người Trung Quốc hoảng sợ với sự ra đời của con quỷ biển Nhật bởi vì họ đang có tranh chấp với Nhật xung quanh quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Được thấy sức mạnh của Izumo, thật dễ hiểu tại sao đối thủ của Nhật lại sợ hãi.

Tàu sân bay mới của Nhật còn lâu mới là đỉnh cao của sức mạnh chiến đấu hải quân thế giới. Còn có những chiến hạm mà Izumo không thể sánh vai.

Khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry

Một trong những chiến hạm kém to lớn nhất là frigate lớp Oliver Hazard Perry. Tàu có lượng giãn nước chỉ 4.200 tấn, trên tàu có một hăng-ga dành cho 2 trực thăng và một khẩu pháo 76 mm. Không cần tiếp dầu, tàu có thể đi xa 8.334 km với tốc độ 40 km/h. Bởi vậy, đến nay frigate Oliver Hazard Perry vẫn được sử dụng trong hải quân 8 nước trên thế giới.

Oliver Hazard Perry vẫn được sử dụng trong hải quân 8 nước trên thế giới (forums.civfanatics.com)

Tuần dương hạm nguyên tử Long Beach
Tàu tuần dương nguyên tử Long Beach là cựu binh công huân của Hải quân Mỹ. Tàu được hạ thủy trong thập niên 1960. Đã tham gia tất cả các cuộc chiến, từ Việt Nam đến Bão táp Sa mạc, đã bắn rơi 2 máy bay, đã thực hiện nhiệm vụ trinh sát kỹ thuật và bảo vệ các hạm tàu khác trước các cuộc tiến công của không quân. Một giải thưởng khác cho tuần dương hạm này vì nó là tàu chiến đầu tiên được trang bị các hệ thống tên lửa tối tân và hệ thống động lực hạt nhân.

Cựu binh Long Beach của Hải quân Mỹ (f-16.net)

Bismarck
Bismarck là chiến hạm người hùng nổi dang ngay trong trận đánh đầu tiên, khi nhấn chìm át chủ bài tuần dương hạm HMS Hood của Hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến II. Người Anh không thích kết cục đó vì thế họ tổ chức một cuộc săn lùng chiếc chiến hạm Đức mang tên vị Thủ tướng Otto von Bismarck của đế chế Đức. Kết quả là chính Bismarck đã chìm xuống đáy biển chỉ 3 ngày sau HMS Hood.

Bismarck được mang tên của vị thủ tướng lừng danh của đế chế Đức(globaldefenceanalysis.com)

Chủ lực hạm Marat
   
Chủ lực hạm Marat là tàu chiến của Đế quốc Nga. Sau khi được hạ thủy vào năm 1911, Marat đã đi qua cả Thế chiến I, cả Nội chiến, cả Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, cả chiến tranh Phần Lan. Chủ lực hạm này là tàu chiến đầu tiên thử nghiệm hệ thống bảo vệ chống thủy lôi từ tính.
Chủ lực hạm Marat (blogs.militarytimes.com)

Fletcher
Fletcher là một trong những tàu chiến thành công nhất. Tàu khu trục này có thể đi xa hơn 12.000 km ở tốc độ 30 km/h, trên boong lắp 5 khẩu pháo 127 mm và hàng chục pháo phòng không. Trong Thế chiến II, các tàu lớp Fletcher đã bắn rơi 1.500 máy bay Nhật. Chính vì thế, Mỹ đã đóng 175 tàu lớp này. Chúng đã phục vụ một thời gian dài trong hải quân 15 quốc gia. Chiếc Fletcher cuối cùng bị Mexico loại bỏ vào năm 2006.

Fletcher được trang bị các khẩu pháo 127 mm (military38.com)

Tàu sân bay Essex

Essex là vũ khí đáng sợ của hạm đội Mỹ, Những chiến hạm khổng lồ này đã có thể vượt qua hàng triệu kilômet. Trên các boong tàu Essex từng triển khai những máy bay cực mạnh, biến các tàu này thành thế lực thống trị đại dương. Mỹ đã đóng 24 tàu sân bay này. Chúng liên tục được hiện đại hóa, nhưng điều đó cũng không bảo vệ chúng khỏi cảnh bị loại bỏ. Tàu sân bay Essex cuối cùng hoạt động trong biên chế hạm đội Mỹ đến giữa thập kỷ 1970.

Các tàu sân bay lớp Essex có thể đã vượt hàng triệu kiloomet (hlj.com)

Drednought

21.000 tấn trọng lượng của Drednought tự nó nói lên tất cả. Một loạt đạn pháo của con quỷ biển này bằng các khẩu pháo của tất cả thiết giáp hạm trong chiến tranh Nga-Nhật cùng nhả đạn. Uy lực của nó khó tả đến nỗi, với thời gian Drednought đã trở thành một danh từ chung, còn trong dân gian bắt đầu nghĩ ra những truyền thuyết.

Một loạt đạn pháo của Drednought mạnh hơn loạt đạn của tất cả thiết giáp hạm trong chiến tranh Nga-Nhật (theminiaturespage.com)

Khu trục hạm lớp Arleigh Burke

Khu trục hạm lớp Arleigh Burke là tàu chiến sản xuất loạt. Hải quân Mỹ hiện có trong biên chế 62 tàu chiến lớp này. Mỗi tàu được trang bị 90 bệ phóng thẳng đứng, cho phép tấn công bất kỳ mục tiêu mặt đất và dưới nước, thậm chí bắn được cả vệ tinh trong vũ trụ.
Arleigh Burke là khu trục hạm chủ lực của Hải quân Mỹ (stormfront.org)

Chủ lực hạm Iowa


Chủ lực hạm Iowa được trang bị 9 khẩu đại pháo 406 mm và 10-20 khẩu pháo 127 mm, nhưng vẫn có tốc độ lên tới 57 km/h. Mỹ đã đóng tổng cộng 4 chủ lực hạm lớp Iowa, chúng đều đã trải qua Thế chiến II, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Nay cả 3 tàu đã trở thành viện bảo tàng.
Vũ khí khủng khiếp nhất trên các chủ lực hạm lớp Iowa là 9 khẩu pháo khổng lồ 406 mm (en.wikipedia.org)

Tàu sân bay Nimitz
Tàu chiến đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại là Nimitz. Con quỷ biển này có lượng giãn nước 100.000 tấn. Các sự kiện ở Nam Tư và Iraq đã cho thấy, tàu sân bay có sức mạnh chiến đấu khó tưởng tượng. Nimitz đã chứng minh rằng, nó có thể quét sạch cả những đất nước khỏi mặt đất, trong khi nó không hề sợ bất cứ loại vũ khí chống hạm nào. Chỉ có tên lửa hạt nhân có khả năng tiêu diệt con quỷ biển này. Tàu sân bay Nimitz được xem là chúa tể đại dương thế giới hiện nay.
Tàu sân bay hạt nhân hạng nặng lớp Nimitz - chiến hạm có uy lực nhất trong lịch sử loài người (globalmilitaryreview.blogspot.com)




Nguồn: Mport, 7.8.2013.

Kịch bản chiến tranh với Trung Quốc: Mỹ giành ưu thế (2)

Kịch bản chiến tranh với Trung Quốc: Mỹ giành ưu thế (2)

VietnamDefence - Theo khái niệm Tác chiến không-biển (Air-Sea Battle Operational Concept) của Mỹ, chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra theo hai giai đoạn.


>> Kịch bản chiến tranh với Trung Quốc: Mỹ giành ưu thế (1)

Giai đoạn phong tỏa
Người Mỹ sẽ vấp phải những khó khăn lớn về hậu cần bởi vì các chiến dịch ở phía tây tuyến Guam-Saipan sẽ đòi hỏi những chi phí lớn (khoảng cách xa giữa các căn cứ, các cơ sở cung ứng hậu cần nhỏ, hoạt động trong điều kiện có tác chiến đối kháng cường độ cao của đối phương), những yếu tố đó sẽ kéo dài thời gian của tất cả các hành động và chiến dịch.

Sẽ là điểm bước ngoặt là khi Không quân và Hải quân Mỹ có khả năng hoạt động tại khu vực giữa quần đảo Ryukyu và Đài Loan, ở Biển Đông và biển Hoa Đông bắt đầu khi khả năng A2/AD của Trung Quốc bị suy yếu. Một yếu tố quan trọng khác sẽ là khi quân đội Mỹ giành được ưu thế tác chiến và làm chủ không phận bên trên Nhật Bản. Các nhà phân tích Mỹ dự định ở giai đoạn đầu chiến tranh kéo không quân Trung Quốc vào một trận không chiến lớn ở không phận bên trên phía đông Nhật Bản, mà với ưu thế chất lượng của máy bay, kinh nghiệm chiến đấu và các kỹ năng của phi công Mỹ sẽ bảo đảm thắng lợi của Mỹ và đồng minh, và nhanh chóng loại các máy bay chiến đấu Trung Quốc khỏi cuộc đấu giành quyền khống chế trên không bên trên Biển Đông và biển Hoa Đông, và qua đó cho phép máy bay Mỹ và đồng min tự do hành động trong các phi vụ tiến công nhằm vào các mục tiêu (tàu bè, đoàn tàu vận tải, hạ tầng).

Giai đoạn 2 sẽ tập trung trước hết vào phong tỏa bờ biển Trung Quốc và cắt đứt các tuyến đường vận chuyển đến Trung Quốc tại khu vực chuỗi đảo thứ nhất, trước hết là bằng lực lượng tàu ngầm (cả trong các cuộc tấn công trực tiếp vào các mục tiêu, cũng như rải thủy lôi các tuyến đường biển), cũng như phá hủy hoạt động thông tin liên lạc và vô hiệu hóa các trung tâm chỉ huy và hậu cần cần để tiến hành chiến tranh.

Việc phá hủy các trang bị dưới nước và hạ tầng tàu ngầm của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông sẽ tạo ưu thế lớn cho Mỹ vì nó cho phép người Mỹ triển khai hoạt động tại khu vực này và tiêu diệt hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, điều này sẽ dẫn đến thủ tiêu mối đe dọa đối với tàu nổi của Hải quân Mỹ và đồng minh tại khu vực chuỗi đảo chiến lược thứ nhất.

Cuộc chiến tàu ngầm có đặc thù riêng và không thể trong thời gian ngắn phát hiện và vô hiệu hóa tất cả các tàu ngầm đối phương (do đó mà Mỹ chủ trương kiểm soát lên tục tàu ngầm đối phương trong thời bình và gia tăng số lượng tàu ngầm chiến lược của Hải quân Mỹ), do đó, chiến dịch vô hiệu hóa các tàu ngầm Trung Quốc có thể kéo dài nhiều tháng.

Mặt khác, việc kết thúc nhanh chiến dịch tiêu diệt lực lượng tàu ngầm Trung Quốc sẽ cho phép hạm đội tàu ngầm Mỹ chuyển sang nhiệm vụ ngăn chặn các tuyến đường vận tải của Trung Quốc ngay sát bờ biển nước này, cũng như tiến hành rải thủy lôi quy mô lớn các hải cảng Trung Quốc, điều sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh theo hướng có lợi cho Hải quân Mỹ.

Các chiến lược gia Mỹ dành cho hạm đội tàu ngầm Mỹ một vai trò lớn trong cuộc chiến tranh này. Trong tất cả các kịch bản, một số lượng lớn tàu ngầm được giao các nhiệm vụ tiến công các mục tiêu trên bộ, cũng như tiêu diệt các tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, rải thủy lôi, xâm nhập và phá hoại, tiêu diệt các đoàn tàu vận tải. Việc tiêu diệt nhanh chóng hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, việc vô hiệu hóa sơ bộ các hệ thống phản ứng gần bờ biển Trung Quốc sẽ tạo cơ hội giải thoát các tàu chiến Mỹ khỏi trách nhiệm hộ tống và áp tải các đoàn tàu vận tải chở hàng quân sự.

Sau khi loại trừ mối đe dọa từ phía hạm đội tàu ngầm Trung Quốc vàu sau khi giành quyền kiểm soát không phận khu vực chuỗi đảo chiến lược thứ nhất, người Mỹ sẽ bắt đầu săn đuổi các tàu mặt nước Trung Quốc cho đến tận bờ biển nước này. Họ sẽ sử dụng các máy bay chiến đấu xuất kích từ các tàu sân bay sẽ được đến chiến trường để làm việc này. Mục tiêu sẽ là tiêu diệt hạm đội đối phương hay kìm chân nó trong cả các hải cảng.

Mục tiêu tiến công cuối cùng của phía Mỹ sẽ là tiêu diệt hoặc làm suy giảm mạnh năng lực sản xuất quân sự của Trung Quốc, cụ thể là sản xuất vũ khí, đạn dược mà việc kiểm soát được việc sản xuất này sẽ là then chốt để giành thắng lợi trong cuộc xung đột đối với mỗi bên.

Những hậu quả có thể của giai đoạn đầu chiến tranh
Phương tiện trực tiếp mang lại chiến thắng cho người Mỹ trong cuộc chiến tranh sẽ là phong tỏa đường biển thành công mà để làm được cần phải đạt được tất cả các mục tiêu nên ở trên. Mỹ sẽ có thể kiểm soát các tuyến giao thương trên biển đến chừng nào thì Trung Quốc sẽ bị tước bỏ khả năng tiếp cận các tài nguyên từ hướng biển chừng ấy.

Sau khi thiết lập được vòng phong tỏa hoàn toàn, kinh tế Trung Quốc sẽ lâm vào suy thoái rất nhanh và một Trung Quốc thua cuộc sẽ cầu xin hòa bình. Và sẽ không cần bất kỳ chiến dịch mặt đất lớn nào. Các ví dụ của nước Đức thời Thế chiến I và Nhật Bản trong Thế chiến II cho thấy, việc chặt đứt hoạt động ngoại thương có thể là yếu tố then chốt và quyết định để giành thắng  lợi trong chiến tranh.

Ngoài ra, xuất phát từ việc các điều kiện địa lý các vùng biển duyên hải Trung Quốc rất sơ hở, nên việc phong tỏa đường biển Trung Quốc sẽ là việc đơn giản hơn là phong tỏa đường biển Nhật thời Thế chiến II. Người Mỹ sẽ có thể phong tỏa các tuyến đường đến và đi từ Trung Quốc từ khoảng cách khá xa Trung Quốc (ngoài tầm hoạt động của các phương tiện A2/AD của Trung Quốc, tức là phong tỏa từ xa). Hoặc là các tàu chở hàng Trung Quốc sẽ phải đi đến Trung Quốc qua những tuyến đường cách khá xa Hoa lục: eo biển Malacca, Singapore, các eo biển Indonesia hay Ryukyu/Luzon. Từ vị trí địa lý như nêu ở trên, việc phong tỏa tàu bè đi từ hay đến Trung Quốc không nhất thiết đòi hỏi đánh đắm chúng mà đơn giản chỉ cần chặn chúng lại (cùng với hàng hóa) trên các tuyến giao thông.

Các phương tiện của quân đội Mỹ
Mặc dù, hiện nay quân đội Mỹ không có cả những phương tiện lẫn kế hoạch tác chiến đã được thông qua, lẫn học thiết khả dĩ tạo điều kiện để giành thắng lợi trong cuộc chiến ở tây Thái Bình Dương với Trung Quốc, Khái niệm Tác chiến không-biển (Air-Sea Battle Operational Concept), ngoài việc thực hiện bản thân kế hoạch tác chiến vốn là một bộ phận của nó, còn bao hàm các hành động và sáng kiến sau đây (được lựa chọn từ một số phương án riêng biệt):

- Đưa các phương tiện, vũ khí phòng thủ tên lửa đủ mạnh đến căn cứ quân sự then chốt trên đảo Guam hoặc các căn cứ ưu tiên được lựa chọn khác trong khu vực. Mở và trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết cho các căn cứ nhỏ trong khu vực này như: Tinian, Saipan, Palau. Nhất thiết phải xây dựng đường ống dẫn dầu ngầm giữa Guam, Tinian, Saipan;

- Xóa bỏ sự mất cân bằng chất lượng và số lượng hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc về các phương tiện chiến đấu tầm xa, có thể tiêu diệt các mục tiêu ưu tiên đặc dụng ở giai đoạn đầu xung đột, bằng cách đưa vào trực chiến trong Hải quân Mỹ các tên lửa đường đạn có phương án bố trí khác nhau và tầm bắn không dưới 1.000 km. Phát triển và đưa vào trang bị cho Không quân và Hải quân Mỹ các phương tiện chiến đấu cơ động, khó bị phát hiện, tầm xa thế hệ mới; phát triển và trang bị các vũ khí siêu vượt âm có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên trái đất trong  vòng 1 giờ;

- Phát triển và trang bị các phương tiện chiến đấu có thể nhận dạng và tiêu diệt mục tiêu trên lãnh thổ đại lục Trung Quốc;

- Tăng cường khả năng tiến hành các hoạt động dưới nước, trong đó có các tàu ngầm và tàu ngầm robot và thủy lôi vốn sẽ có ý nghĩa hàng đầu để giành quyền bá chủ ở cái gọi là chuỗi đảo chiến lược thứ nhất, điều có ý nghĩa quyết định đối với kết cục chiến tranh;

- Thay đổi hệ thống chỉ huy các lực lượng Mỹ bằng cách tiêu chuẩn hóa các hệ thống thông tin giữa các quân binh chủng, cũng như tiến hành bảo vệ hệ thống chỉ huy quân đội trước các cuộc tấn công từ vệ tinh và từ không gian mạng. Xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống chỉ huy quân đội dự phòng, khẩn cấp;

- Phát triển và trang bị cho quân đội vũ khí năng lượng định hướng;

- Sự tương tác và liên kết chặt chẽ trong thời gian tới của các kế hoạch, tập trận, diễn tập và các hệ thống hỗ trợ các phương tiện chiến đấu giữa Hải quân và Không quân Mỹ tại chiến trường tây Thái Bình Dương, bởi vì chính hai quân chủng gánh vác trọng trách chính của cuộc chiến tương lai;

- Sản xuất và lưu trữ số lượng đủ lớn các loại vũ khí, cũng như hỗ trợ cơ sở công nghiệp sản xuất đủ số lượng các hệ thống vũ khí trang bị và đạn dược, có khả năng tăng đột biến sản lượng sản phẩm quân sự;

- Duy trì và mở rộng các liên minh quân sự với Nhật Bản và Australia. Giúp đỡ các nước này có được các phương tiện chiến đấu mới, chẳng hạn bán cho họ các máy bay đa năng thế hệ 5, cũng như soạn thảo các kế hoạch chung và phát triển các hệ thống phòng không.
Nguồn: malanka, ukr-portal, 14.8.2013.   

VietnamDefence - Theo khái niệm Tác chiến không-biển (Air-Sea Battle Operational Concept) của Mỹ, chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra theo hai giai đoạn.


>> Kịch bản chiến tranh với Trung Quốc: Mỹ giành ưu thế (1)

Giai đoạn phong tỏa
Người Mỹ sẽ vấp phải những khó khăn lớn về hậu cần bởi vì các chiến dịch ở phía tây tuyến Guam-Saipan sẽ đòi hỏi những chi phí lớn (khoảng cách xa giữa các căn cứ, các cơ sở cung ứng hậu cần nhỏ, hoạt động trong điều kiện có tác chiến đối kháng cường độ cao của đối phương), những yếu tố đó sẽ kéo dài thời gian của tất cả các hành động và chiến dịch.

Sẽ là điểm bước ngoặt là khi Không quân và Hải quân Mỹ có khả năng hoạt động tại khu vực giữa quần đảo Ryukyu và Đài Loan, ở Biển Đông và biển Hoa Đông bắt đầu khi khả năng A2/AD của Trung Quốc bị suy yếu. Một yếu tố quan trọng khác sẽ là khi quân đội Mỹ giành được ưu thế tác chiến và làm chủ không phận bên trên Nhật Bản. Các nhà phân tích Mỹ dự định ở giai đoạn đầu chiến tranh kéo không quân Trung Quốc vào một trận không chiến lớn ở không phận bên trên phía đông Nhật Bản, mà với ưu thế chất lượng của máy bay, kinh nghiệm chiến đấu và các kỹ năng của phi công Mỹ sẽ bảo đảm thắng lợi của Mỹ và đồng minh, và nhanh chóng loại các máy bay chiến đấu Trung Quốc khỏi cuộc đấu giành quyền khống chế trên không bên trên Biển Đông và biển Hoa Đông, và qua đó cho phép máy bay Mỹ và đồng min tự do hành động trong các phi vụ tiến công nhằm vào các mục tiêu (tàu bè, đoàn tàu vận tải, hạ tầng).

Giai đoạn 2 sẽ tập trung trước hết vào phong tỏa bờ biển Trung Quốc và cắt đứt các tuyến đường vận chuyển đến Trung Quốc tại khu vực chuỗi đảo thứ nhất, trước hết là bằng lực lượng tàu ngầm (cả trong các cuộc tấn công trực tiếp vào các mục tiêu, cũng như rải thủy lôi các tuyến đường biển), cũng như phá hủy hoạt động thông tin liên lạc và vô hiệu hóa các trung tâm chỉ huy và hậu cần cần để tiến hành chiến tranh.

Việc phá hủy các trang bị dưới nước và hạ tầng tàu ngầm của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông sẽ tạo ưu thế lớn cho Mỹ vì nó cho phép người Mỹ triển khai hoạt động tại khu vực này và tiêu diệt hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, điều này sẽ dẫn đến thủ tiêu mối đe dọa đối với tàu nổi của Hải quân Mỹ và đồng minh tại khu vực chuỗi đảo chiến lược thứ nhất.

Cuộc chiến tàu ngầm có đặc thù riêng và không thể trong thời gian ngắn phát hiện và vô hiệu hóa tất cả các tàu ngầm đối phương (do đó mà Mỹ chủ trương kiểm soát lên tục tàu ngầm đối phương trong thời bình và gia tăng số lượng tàu ngầm chiến lược của Hải quân Mỹ), do đó, chiến dịch vô hiệu hóa các tàu ngầm Trung Quốc có thể kéo dài nhiều tháng.

Mặt khác, việc kết thúc nhanh chiến dịch tiêu diệt lực lượng tàu ngầm Trung Quốc sẽ cho phép hạm đội tàu ngầm Mỹ chuyển sang nhiệm vụ ngăn chặn các tuyến đường vận tải của Trung Quốc ngay sát bờ biển nước này, cũng như tiến hành rải thủy lôi quy mô lớn các hải cảng Trung Quốc, điều sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh theo hướng có lợi cho Hải quân Mỹ.

Các chiến lược gia Mỹ dành cho hạm đội tàu ngầm Mỹ một vai trò lớn trong cuộc chiến tranh này. Trong tất cả các kịch bản, một số lượng lớn tàu ngầm được giao các nhiệm vụ tiến công các mục tiêu trên bộ, cũng như tiêu diệt các tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, rải thủy lôi, xâm nhập và phá hoại, tiêu diệt các đoàn tàu vận tải. Việc tiêu diệt nhanh chóng hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, việc vô hiệu hóa sơ bộ các hệ thống phản ứng gần bờ biển Trung Quốc sẽ tạo cơ hội giải thoát các tàu chiến Mỹ khỏi trách nhiệm hộ tống và áp tải các đoàn tàu vận tải chở hàng quân sự.

Sau khi loại trừ mối đe dọa từ phía hạm đội tàu ngầm Trung Quốc vàu sau khi giành quyền kiểm soát không phận khu vực chuỗi đảo chiến lược thứ nhất, người Mỹ sẽ bắt đầu săn đuổi các tàu mặt nước Trung Quốc cho đến tận bờ biển nước này. Họ sẽ sử dụng các máy bay chiến đấu xuất kích từ các tàu sân bay sẽ được đến chiến trường để làm việc này. Mục tiêu sẽ là tiêu diệt hạm đội đối phương hay kìm chân nó trong cả các hải cảng.

Mục tiêu tiến công cuối cùng của phía Mỹ sẽ là tiêu diệt hoặc làm suy giảm mạnh năng lực sản xuất quân sự của Trung Quốc, cụ thể là sản xuất vũ khí, đạn dược mà việc kiểm soát được việc sản xuất này sẽ là then chốt để giành thắng lợi trong cuộc xung đột đối với mỗi bên.

Những hậu quả có thể của giai đoạn đầu chiến tranh
Phương tiện trực tiếp mang lại chiến thắng cho người Mỹ trong cuộc chiến tranh sẽ là phong tỏa đường biển thành công mà để làm được cần phải đạt được tất cả các mục tiêu nên ở trên. Mỹ sẽ có thể kiểm soát các tuyến giao thương trên biển đến chừng nào thì Trung Quốc sẽ bị tước bỏ khả năng tiếp cận các tài nguyên từ hướng biển chừng ấy.

Sau khi thiết lập được vòng phong tỏa hoàn toàn, kinh tế Trung Quốc sẽ lâm vào suy thoái rất nhanh và một Trung Quốc thua cuộc sẽ cầu xin hòa bình. Và sẽ không cần bất kỳ chiến dịch mặt đất lớn nào. Các ví dụ của nước Đức thời Thế chiến I và Nhật Bản trong Thế chiến II cho thấy, việc chặt đứt hoạt động ngoại thương có thể là yếu tố then chốt và quyết định để giành thắng  lợi trong chiến tranh.

Ngoài ra, xuất phát từ việc các điều kiện địa lý các vùng biển duyên hải Trung Quốc rất sơ hở, nên việc phong tỏa đường biển Trung Quốc sẽ là việc đơn giản hơn là phong tỏa đường biển Nhật thời Thế chiến II. Người Mỹ sẽ có thể phong tỏa các tuyến đường đến và đi từ Trung Quốc từ khoảng cách khá xa Trung Quốc (ngoài tầm hoạt động của các phương tiện A2/AD của Trung Quốc, tức là phong tỏa từ xa). Hoặc là các tàu chở hàng Trung Quốc sẽ phải đi đến Trung Quốc qua những tuyến đường cách khá xa Hoa lục: eo biển Malacca, Singapore, các eo biển Indonesia hay Ryukyu/Luzon. Từ vị trí địa lý như nêu ở trên, việc phong tỏa tàu bè đi từ hay đến Trung Quốc không nhất thiết đòi hỏi đánh đắm chúng mà đơn giản chỉ cần chặn chúng lại (cùng với hàng hóa) trên các tuyến giao thông.

Các phương tiện của quân đội Mỹ
Mặc dù, hiện nay quân đội Mỹ không có cả những phương tiện lẫn kế hoạch tác chiến đã được thông qua, lẫn học thiết khả dĩ tạo điều kiện để giành thắng lợi trong cuộc chiến ở tây Thái Bình Dương với Trung Quốc, Khái niệm Tác chiến không-biển (Air-Sea Battle Operational Concept), ngoài việc thực hiện bản thân kế hoạch tác chiến vốn là một bộ phận của nó, còn bao hàm các hành động và sáng kiến sau đây (được lựa chọn từ một số phương án riêng biệt):

- Đưa các phương tiện, vũ khí phòng thủ tên lửa đủ mạnh đến căn cứ quân sự then chốt trên đảo Guam hoặc các căn cứ ưu tiên được lựa chọn khác trong khu vực. Mở và trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết cho các căn cứ nhỏ trong khu vực này như: Tinian, Saipan, Palau. Nhất thiết phải xây dựng đường ống dẫn dầu ngầm giữa Guam, Tinian, Saipan;

- Xóa bỏ sự mất cân bằng chất lượng và số lượng hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc về các phương tiện chiến đấu tầm xa, có thể tiêu diệt các mục tiêu ưu tiên đặc dụng ở giai đoạn đầu xung đột, bằng cách đưa vào trực chiến trong Hải quân Mỹ các tên lửa đường đạn có phương án bố trí khác nhau và tầm bắn không dưới 1.000 km. Phát triển và đưa vào trang bị cho Không quân và Hải quân Mỹ các phương tiện chiến đấu cơ động, khó bị phát hiện, tầm xa thế hệ mới; phát triển và trang bị các vũ khí siêu vượt âm có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên trái đất trong  vòng 1 giờ;

- Phát triển và trang bị các phương tiện chiến đấu có thể nhận dạng và tiêu diệt mục tiêu trên lãnh thổ đại lục Trung Quốc;

- Tăng cường khả năng tiến hành các hoạt động dưới nước, trong đó có các tàu ngầm và tàu ngầm robot và thủy lôi vốn sẽ có ý nghĩa hàng đầu để giành quyền bá chủ ở cái gọi là chuỗi đảo chiến lược thứ nhất, điều có ý nghĩa quyết định đối với kết cục chiến tranh;

- Thay đổi hệ thống chỉ huy các lực lượng Mỹ bằng cách tiêu chuẩn hóa các hệ thống thông tin giữa các quân binh chủng, cũng như tiến hành bảo vệ hệ thống chỉ huy quân đội trước các cuộc tấn công từ vệ tinh và từ không gian mạng. Xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống chỉ huy quân đội dự phòng, khẩn cấp;

- Phát triển và trang bị cho quân đội vũ khí năng lượng định hướng;

- Sự tương tác và liên kết chặt chẽ trong thời gian tới của các kế hoạch, tập trận, diễn tập và các hệ thống hỗ trợ các phương tiện chiến đấu giữa Hải quân và Không quân Mỹ tại chiến trường tây Thái Bình Dương, bởi vì chính hai quân chủng gánh vác trọng trách chính của cuộc chiến tương lai;

- Sản xuất và lưu trữ số lượng đủ lớn các loại vũ khí, cũng như hỗ trợ cơ sở công nghiệp sản xuất đủ số lượng các hệ thống vũ khí trang bị và đạn dược, có khả năng tăng đột biến sản lượng sản phẩm quân sự;

- Duy trì và mở rộng các liên minh quân sự với Nhật Bản và Australia. Giúp đỡ các nước này có được các phương tiện chiến đấu mới, chẳng hạn bán cho họ các máy bay đa năng thế hệ 5, cũng như soạn thảo các kế hoạch chung và phát triển các hệ thống phòng không.
Nguồn: malanka, ukr-portal, 14.8.2013.   


Mỹ sắp ký hợp đồng một tỉ đô la để hiện đại hóa các phi cơ radar của Nhật

Một chiếc AWACS của Không quân Mỹ đáp xuống căn cứ Akrotiri trên đảo Cyprus ngày 20/03/2011.
Một chiếc AWACS của Không quân Mỹ đáp xuống căn cứ Akrotiri trên đảo Cyprus ngày 20/03/2011.
REUTERS/Andrew Winning

Thụy My
Lầu Năm Góc hôm 26/09/2013 đã thông báo cho Quốc hội về một dự thảo hợp đồng gần một tỉ đô la về việc hiện đại hóa các thiết bị vi tính của các máy bay radar Nhật Bản. Cơ quan Hợp tác Quốc phòng và An ninh (DSCA) phụ trách xuất khẩu vũ khí của Mỹ cho biết như trên.

Hợp đồng này sẽ được chính thức ký kết nếu trong vòng 15 ngày tới đây Quốc hội không phản đối. Cụ thể, số tiền 950 triệu đô la sẽ được dùng để hiện đại hóa đội máy bay Awacs gồm bốn chiếc của Nhật. Đây là loại máy bay được trang bị một hệ thống radar, có thể giám sát rộng rãi không phận và chỉ huy các hoạt động trên không hoặc phòng không.
Thông cáo của DSCA nói rõ, dự thảo hợp đồng gồm có việc cung cấp các thiết bị liên lạc mới, các phần mềm nhận dạng những thiết bị bay của đồng minh hay kẻ thù, kể cả việc chi phí huấn luyện và phụ tùng thay thế. Cơ quan Hợp tác Quốc phòng và An ninh Hoa Kỳ cho biết : « Việc hiện đại hóa này giúp đội máy bay Awacs của Nhật tương thích hơn với các máy bay Mỹ và cải thiện khả năng phối hợp hoạt động ».
Được chế tạo từ một khoang máy bay Boeing 767, chiếc Awacs có khả năng quan sát không phận với tầm rộng hơn rất nhiều so với các hệ thống radar trên mặt đất. Hoa Kỳ đã bán Awacs cho nhiều nước trong đó có Pháp, Anh, Ả Rập Xê Út.
Thương vụ này được loan báo vào lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng John Kerry sẽ đến Tokyo tuần tới để hội đàm với các đồng nhiệm Nhật Bản.
TAGS: CHÂU Á - HOA KỲ - HỢP ĐỒNG - NHẬT BẢN - QUỐC TẾ

Đọ sức Ấn – Trung về Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á

Đọ sức Ấn – Trung về Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (G) chụp ảnh chung với các lãnh đạo ASEAN nhân Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ, Brunei, 10/10/2013
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (G) chụp ảnh chung với các lãnh đạo ASEAN nhân Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ, Brunei, 10/10/2013
REUTERS

Trọng Nghĩa
Quan điểm đàm phán song phương của Bắc Kinh nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông tiếp tục đẩy Trung Quốc vào tư thế đơn độc tại các diễn đàn khu vực. Đó cũng là điều xẩy ra nhân Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei hôm 10/10/2013 khi hầu hết các thành viên của diễn đàn gồm 18 nước đều tỏ thái độ ủng hộ một giải pháp đa phương cho Biển Đông – cụ thể là kêu gọi đẩy mạnh việc đúc kết một bộ Quy tắc Ứng xử cho vùng này. Giới quan sát đặc biệt ghi nhận thái độ của Ấn Độ, không ngần ngại công khai phản bác lập trường “song phương" của Trung Quốc, cho dù với những lời lẽ rất ngoại giao.

Điều có thể gọi là cuộc “đọ sức” Ấn-Trung khởi sự với bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc. từ trên diễn đàn của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei, bên cạnh những lời lẽ hòa dịu đầy tính trấn an liên quan đến Biển Đông, ông Lý Khắc Cường đã mạnh mẽ bảo vệ chủ trương nhất quán của Trung Quốc là chỉ giải quyết tranh chấp một cách song phương với các nước có liên can.
Theo thông tin từ báo chí Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc xác định : “Tranh chấp lãnh thổ và hàng hải giữa các quốc gia trong khu vực này (Biển Đông) nên được các nước liên quan giải quyết thông qua tham vấn hữu nghị”. Tuyên bố trên đây mang đầy đủ ý nghĩa của nó trong bối cảnh trước lúc ông Lý Khắc Cường đến Brunei, báo chí Trung Quốc đã lại liên tục lên tiếng cho rằng các nước ngoài khu vực không nên can thiệp vào hồ sơ Biển Đông.
Trên cùng một diễn đàn ngay sau khi lãnh đạo Trung Quốc phát biểu, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã có một phản ứng, được giới quan sát cho là nhằm trực tiếp phản bác lập trường của Trung Quốc, mặc dù với những ngôn từ rất ngoại giao.
Thủ tướng Ấn thẩm định : “Một môi trường biển ổn định là điều thiết yếu để thực hiện nguyện vọng chung của chúng ta trong khu vực". Đối với ông, Ấn Độ “hoan nghênh các cam kết chung của các nước có liên quan về việc thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 và hướng tới việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông trên cơ sở đồng thuận”.
Thủ tướng Ấn Độ còn nhấn mạnh đến một số cơ chế đa phương đã được hình thành để góp phần cải thiện tình hình trên cơ sở tôn trọng luật lệ quốc tế liên quan đến an ninh hàng hải. Khi được một tờ báo Indonesia hỏi về cách thức xử lý tốt nhất các tranh chấp tại Châu Á, ông Singh tiếp tục nhấn mạnh đến vai trò hữu ích của các tổ chức đa phương.
Theo ông : “Các diễn đàn khu vực có thể đóng một vai trò hữu ích… Do đó, chúng tôi nhìn thấy giá trị to lớn của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng ADMM + và nhiều cơ chế hợp tác khu vực khác ”.
Theo các nhà quan sát, Ấn Độ là quốc gia thường xuyên tự động can thiệp vào các tranh chấp Biển Đông bên cạnh các nước ASEAN, bất chấp thái độ bất bình của Trung Quốc. Phản ứng mạnh nhất là tuyên bố vào cuối năm ngoái của Tư lệnh Hải quân Ấn Độ DK Joshi, khẳng định rằng New Delhi sẵn sàng gửi tàu hải quân qua Biển Đông bảo vệ quyền lợi Ấn Độ.
Tại khu vực này, Ấn Độ đang có hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò dầu khí tại một lô đang bị Trung Quốc cho là thuộc vùng biển của họ. Các lời phản đối hay động thái đe dọa của Bắc Kinh đều đã bị New Delhi bác bỏ.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa rồi, Ấn Độ không phải là nước duy nhất tỏ thái độ với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông. Từ các nước ASEAN cho đến Mỹ, Nhật, tất cả đều thúc giục Trung Quốc nhanh chóng đàm phán với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, tức là chấp nhận một giải pháp đa phương.
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, ngày 10/10 vừa qua, phát biểu với báo chí, Ngoại trưởng John Kerry, trưởng phái đoàn Mỹ, đã giải thích : « Một bộ quy tắc ứng xử là điều cần thiết trong lâu dài, nhưng các nước đều có thể làm giảm nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai lầm bằng cách thực hiện ngay một số bước ».
Ngoại trưởng Mỹ còn nhắc lại thông điệp được Washington nhấn mạnh trong thời gian gần đây, theo đó, tất cả các nước có tranh chấp ở Biển Đông phải làm rõ các yêu sách chủ quyền của mình, trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng không nói gì hơn khi xác định là Tokyo mong muốn bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông có tính ràng buộc về mặt pháp lý sớm được hoàn tất.
Trong một lời đả kích gián tiếp thái độ hung hăng của Bắc Kinh nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trong vùng, ông Abe khẳng định : « Các vùng biển cần phải được cai quản bằng pháp luật chứ không phải bằng vũ lực ».
TAGS: ẤN ĐỘ - BIỂN ĐÔNG - CHÂU Á - CHỦ QUYỀN - LÃNH THỔ - PHÂN TÍCH - TRANH CHẤP - TRUNG QUỐC - ĐÔNG Á