Monday, December 10, 2018

Mối nguy từ các dự án đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam

Mối nguy từ các dự án đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam

Mối nguy từ các dự án đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam
 
Tuyến tầu điện Cát Linh - Hà Đông do chủ thầu Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội. Ảnh minh họa.CC/shansov.net

    Trong thời gian qua báo chí đã nói về bẫy nợ của Trung Quốc đối với một số quốc gia. Nay phải chăng sắp đến lượt Việt Nam cũng sẽ sập chiếc bẫy nợ này ? Hiện giờ, Việt Nam chưa đi đến tình trạng đó, nhưng trước mắt rõ ràng là Việt Nam đang đối diện với nhiều nguy cơ từ các dự án đầu tư của Trung Quốc.

    Trong một báo cáo vào tháng 08/2018 gởi thủ tướng Việt Nam về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn viện trợ phát triển ODA và vốn vay ưu đãi, bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nợ Trung Quốc. Theo báo cáo này, vốn gọi là « ưu đãi » của Trung Quốc cho Việt Nam thật ra cũng tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu, tức là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc) và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam.
    Cụ thể, bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết vốn vay Trung Quốc có lãi suất là 3%/năm, cao hơn vốn vay của Nhật Bản (0,4 - 1,2%), Hàn Quốc (0-2%) hoặc Ấn Độ (1,75%). Chưa kể phí cam kết 0,5% và phí quản lý 0,5%. Thời hạn vay vốn của Trung Quốc là 15 năm và thời gian ân hạn là 5 năm, cả hai đều thấp hơn so với các nhà tài trợ khác. Các khoản vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc được cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).
    Báo cáo nói trên của bộ Kế hoạch và Đầu tư đặc biệt nhấn mạnh là một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc « thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đầu tư... ảnh hưởng hiệu quả đầu tư ».
    Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, việc Việt Nam vay nợ nhiều từ Trung Quốc đang góp phần khiến quan hệ giữa hai nước ngày càng bất đối xứng :
    « Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện đang xuất hiện sự bất bình đẳng, bất đối xứng với Trung Quốc, tức là Việt Nam vay nợ của Trung Quốc rất nhiều, vay nợ trong lĩnh vực điện, xây các nhà máy điện than với công nghệ Trung Quốc, gây ô nhiễm và gây phản ứng không hài lòng, tiêu cực trong dân chúng. Ngoài ra, nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc rất lớn. Đấy là hai yếu tố tạo nên sự bất bình đẳng và không cân bằng trong quan hệ giữa hai nước.
    Việt Nam không được hưởng chính sách lãi suất vay nợ ưu đãi về lãi xuất và các điều kiện chi trả. Các dự án mà Việt Nam nhận đầu tư của Trung Quốc chủ yếu là do tập đoàn điện lực EVN ký kết, theo phương thức « chìa khóa trao tay » và công nhân Trung Quốc thực hiện xây lắp các công nghệ Trung Quốc, hoàn thành và chuyển giao cho Việt Nam. Sự giám sát của Việt Nam đối với các dự án này cũng không được thực hiện, mà việc giám sát là do các cơ quan của Trung Quốc thực hiện.
    Cho nên đã có nhiều sự lo ngại về việc các dự án đó không bảo đảm về mặt kỹ thuật, cũng như gây ô nhiễm môi trường ».
    Theo báo chí trong nước, báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy trong số 19 dự án nhiệt điện đầu tư theo phương thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao ), có 3 dự án có sự tham gia của nhà đầu tư Trung Quốc với cổ phần chiếm đa số chi phối. Đó là dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Vũng Áng 2 và Vĩnh Tân 3. Ngoài ra, tuy không góp mặt với tư cách chủ đầu tư, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã trúng thầu các dự án nhiệt điện ở Việt Nam. Chẳng hạn như nhà thầu KAIDI đã lần lượt trúng thầu các dự án như Nhà máy điện Thăng Long, Nhà máy điện Hải Dương và Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3, Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê.
    Trong một bài báo đăng trên mạng ngày 02/12/2018, tờ Dân Trí cho biết chính bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã nhìn nhận rằng trong thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án của Việt Nam, nhưng trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như : thi công chậm tiến độ, chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, công trình xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành... Nhiều chủ đầu tư đã buộc phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, kể cả chấp nhận bị kiện.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu lên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu. Đó là những dự án đó sử dụng vốn vay của Trung Quốc, mà để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay.
    Trước đây, vào năm 2016, Trung Quốc cũng đã đề nghị cho Việt Nam vay 300 triệu đôla để thực hiện dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Nhưng chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã từ chối. Tháng 10/2018, Sở Giao thông Vận tải tỉnh này vừa thông báo đã giao cho 3 nhà đầu tư Việt Nam thực hiện dự án, với mức vốn gần 500 triệu đôla. Theo dự kiến dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 12.
    Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Trung Quốc đã tỏ ra « hào phóng » với dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chính vì đây là một dự án có lợi cho Trung Quốc, nhất là vì Vân Đồn rất có thể sẽ là một đặc khu kinh tế dành riêng cho Trung Quốc :
    « Dự án Vân Đồn - Móng Cái rõ ràng là mang lại lợi ích lớn cho Trung Quốc. Nếu có dự án này thì hàng hóa Trung Quốc, du khách Trung Quốc sẽ có thể sang Việt Nam một cách dễ dàng. Dự án luật đặc khu, mà đã bị người dân phản đối rất gay gắt và chính phủ đã phải tạm dừng trình Quốc Hội, có dự trù là công dân Trung Quốc có thể vào Việt Nam mà không cần visa để kinh doanh, đầu tư tại Vân Đồn. Tôi hy vọng là nếu dự luật được trình ra, những điều mà người dân đã có phản ứng sẽ được xem xét một cách thận trọng và thỏa đáng ».
    Hy vọng là dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sẽ không rơi vào tình trạng giống như dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội, một dự án vay vốn của Trung Quốc, vừa bị chậm trễ, vừa bị đội giá rất nhiều. Tờ Tiền Phong trong một bài báo đăng trên mạng ngày 30/10/2018 cho biết công trình này theo dự kiến lẽ ra đã hoàn thành từ tháng 6/2015, nhưng cho đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Còn vốn đầu tư cho dự án ban đầu được dự kiến là 552 triệu đôla, nhưng nay đã tăng lên tới gần 900 triệu đôla, tức là tăng gần 40%.
    Với 552 triệu đôla tiền vay ODA Trung Quốc để thực hiện dự án Cát Linh - Hà Đông và với lãi vay thương mại ưu đãi trung bình 3%/năm, nhiều chuyên gia cho rằng, mỗi năm phía Việt Nam phải trả khoảng 240 tỷ đồng tiền lãi (tương đương 600 triệu đồng/ngày).
    Còn với khoản lãi vay tăng thêm do dự án bị đội giá, Việt Nam phải trả nợ trong vòng 9 năm cho ngân hàng China EximBank của Trung Quốc từ tháng 01/2016 đến 15/11/2025. Cộng cả hai khoản vay, mặc dù dự án chưa hoàn thành, nhưng mỗi ngày phía Việt Nam đang phải trả cho Trung Quốc cả lãi lẫn gốc khoảng 2,4 tỷ đồng.
    Nhưng làm thế nào để tránh cho các nhà thầu Trung Quốc liên tục thắng thầu ? Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, biện pháp cần thực hiện là Việt Nam « phải tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn Trung Quốc quá nhiều ».
    Tiến sĩ Lê Dăng Doanh thì đề nghị chính phủ phải xét lại các quy định, luật lệ về đầu tư và đấu thầu :
    « Thủ thuật của Trung Quốc là lợi dụng luật đầu tư và luật đấu thầu của Việt Nam là người nào bỏ thầu giá thấp nhất thì sẽ được chấp nhận. Các nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu với giá rất thấp cho nên luôn thắng thầu. Sau khi họ thắng thầu và tiến hành xây dựng thì công trình đó đội giá lên gấp nhiều lần, như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông của Hà Nội hiện nay, đang gây sự chú ý của dư luận.
    Cho nên, Việt Nam cần phải điều chỉnh quá trình xét duyệt các dự án của Trung Quốc và điều chỉnh các điều kiện của luật đất thầu, để tránh rơi vào cái bẫy của Trung Quốc, tức là chào thầu rất rẻ, nhưng cuối cùng Việt Nam phải trả một cái giá rất đắt, với một công nghệ rất kém, với nhiều yếu tố môi trường mà người dân rất quan tâm ».

    Cùng chủ đề
    • ĐIỂM BÁO - VIỆT NAM

      Việt Nam: Mừng cho tăng trưởng vững chắc, lo vì đầu tư Trung Quốc
    • TẠP CHÍ VIỆT NAM

      Dự án đèo Hải Vân : Nguy cơ đầu tư Trung Quốc
    • TẠP CHÍ VIỆT NAM

      Nguy cơ từ việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam

    Saturday, December 8, 2018

    Chủ tịch Trọng nên nói gì với Tổng thống Trump nếu thăm Mỹ

    Chủ tịch Trọng nên nói gì với Tổng thống Trump nếu thăm Mỹ

    Ông Trump gặp ông Trọng với vai trò Tổng Bí thư tại Hà Nội hôm 12/11/2017 sau khi dự APEC ở Đà NẵngBản quyền hình ảnhNA SON NGUYEN/AFP/GETTY IMAGES
    Image captionTT Trump gặp ông Nguyễn Phú Trọng trong vai trò Tổng Bí thư ĐCSVN tại Hà Nội hôm 12/11/2017, sau khi dự APEC ở Đà Nẵng
    Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nếu đến Hoa Kỳ nên nói rằng Việt Nam đang làm theo kinh tế thị trường thực sự khi Mỹ - Trung đang thương chiến, Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí, cựu quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nêu ý kiến.
    Ba câu hỏi lớn cho Việt Nam lúc này là:
    • Thứ nhất, Việt Nam cần chọn cách đi gì khi cuộc thương chiến Hoa Kỳ - Trung Quốc đang tạm "bớt nóng" sau cuộc họp Trump-Tập hôm 1/12 bên lề cuộc họp G-20 ở Argentina?
    • Thứ hai, các chính sách kinh tế, chính trị và quân sự lớn đang có của Việt Nam có gì đúng, sai?
    • Cuối cùng, liên quan đến sáng kiến gì ở cấp cao nhất sau "nhất thể hóa" ở Hà Nội, nếu muốn?

    Thương chiến Mỹ - Trung

    Việt Nam có thể hưởng lợi lớn trong cuộc thương chiến Mỹ - Trung hiện tại.
    Thứ nhất, do cả sự di chuyển của một số hãng công nghệ quốc tế từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế Mỹ (đang áp đặt từ tháng Tư và có thể tăng cao và kéo dài).
    Thứ hai, bằng cách thu hút thêm nhiều đầu tư FDI khác ngoài Trung Quốc, nhất là từ phía Mỹ, để sản xuất thay thế cho nhiều hàng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ.
    Ví dụ lớn nhất đang làm xôn xao Hà Nội là việc Foxconn, đối tác gia công các sản phẩm iPhone lớn nhất của Apple, có thể đang thương thuyết các điều kiện ưu đãi để mở nhà máy sản xuất iPhone ở Việt Nam, tương đương nhà máy của Samsung ở miền Bắc.
    Nhưng như thế không có nghĩa là Việt Nam nên để các hãng Trung Quốc tràn vào Việt Nam để thay "mác Trung Quốc" bằng "mác Việt Nam giả" nhằm xuất sang Mỹ.
    Việt Nam cần tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ là Trung Quốc và Hoa KỳBản quyền hình ảnhAFP/MARTIN H. SIMON-POOL/GETTY IMAGES
    Image captionViệt Nam cần tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ là Trung Quốc và Hoa Kỳ
    Qua các tiếp xúc gần nhất, người viết có thể khẳng định là các giới chức Mỹ rất cảnh tỉnh với "âm mưu" này của Trung Quốc.
    Giống như trường hợp "thép Việt Nam xuất xứ Trung Quốc", họ có thể sẵn sàng cấm nhập vào Mỹ hay ít nhất áp thuế rất cao đến 25% -35% với các mặt hàng này từ Việt Nam, thậm chí chặn hẳn hàng "mác giả Việt Nam thay mác Trung Quốc" lúc vào cửa khẩu Mỹ.
    Trong tinh thần này, vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi xem lại tính hợp hiến và hợp pháp của Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 12/10/2018 cho phép dùng đồng Nhân dân tệ (NDT) ở bảy tỉnh biên giới (và sau này có thể lan tràn khắp Việt Nam).
    Đây là một chính sách sai lầm cần rút lại ngay trước khi có tác động làm hàng Trung Quốc tràn ồ ạt vào Việt Nam (khiến Mỹ đề phòng cần đối phó trực diện với Việt Nam), và làm lũng đoạn chính sách tiền tệ, bên cạnh vấn đề nghiêm trọng là vi hiến và xâm phạm chủ quyền quốc gia.
    Con đường rõ ràng để đi là cải cách thể chế, tăng cường tính thị trường của nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân thay vì doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất và xuất cảng, cho phép tự do mua bán với Mỹ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tránh áp lực bắt các hãng Mỹ truyền các bí mật công nghệ cao lúc sản xuất bên Việt Nam để lập các thương hiệu, chuỗi sản xuất mới và riêng biệt của Việt Nam.
    Đây cũng là các đòi hỏi chính yếu của Tổng thống Trump được nhắc lại trong cuộc hội nghị mới đây với Chủ tịch Tập Cận Bình.
    Nhìn xa hơn, với chính sách mới của Mỹ khuyến khích phát triển khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn về cả chính trị và kinh tế thương mại bằng cách tham gia một lên minh mới với vài nước chính trong khu vực (không nhất thiết phải là ASEAN vì khối này có Lào và Campuchia đã nghiêng hẳn về Trung Quốc) như Ấn độ, Úc và New Zealand để phát triển ngoại giao và thương mại khu vực, đặt thế đứng vững chãi nhằm tăng cường thương mại bền vững với Mỹ.
    Nhưng quan trọng nhất là điểm sau mà Việt Nam cần nắm ngay sáng kiến để tăng uy thế với cả Mỹ và Trung Quốc mà không cần nghiêng về bên nào.
    Lưu tâm của Mỹ có thể thương thuyết tái lập TPP với vài điều kiện mới (dưới đây), để cô lập Trung Quốc thêm nữa ngoài vòng mua bán bùng nổ của châu Á với Bắc Mỹ và khối EU cho các năm tới.

    Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp Donald Trump ở Mỹ?

    Từ Washington, D.C. nơi có các hoạt động thường xuyên và nhộn nhịp của giới vận động hành lang (lobbyists) có ảnh hưởng quan trọng tới giới hoạch định chính sách hàng đầu của Mỹ, đang có tin đồn là có các vận động dàn xếp quan trọng để ông Nguyễn Phú Trọng trong tư cách mới là Chủ tịch nước Việt Nam sẽ được mời sang thăm Mỹ lần nữa, trong tháng Một hay tháng Hai tới, để gặp Tổng thống Donald Trump.
    Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 12/10/2018 cho phép dùng đồng Nhân dân tệ ở bảy tỉnh biên giớiBản quyền hình ảnhTEH ENG KOON
    Image captionThông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 12/10/2018 cho phép dùng đồng Nhân dân tệ ở bảy tỉnh biên giới
    Nếu như vậy, Việt Nam với bộ mặt "nhất thể" mới có thể nhân dịp này để:
    • Tuyên bố cải cách kinh tế thị trường, nhất là tuyên bố cắt giảm các chi tiêu ngân sách do có thể ghép các hoạt động của Nhà nước (Chính phủ) và Đảng, và thống nhất hơn trong việc đàm phán chính trị, kinh tế cũng như các hiệp ước thương mại với thế giới;
    • Thống nhất nội bộ để sang thăm Mỹ ở cấp cao nhất và gần ngày nhất (trước cuộc họp với Chủ tịch Kim Jong-un của Bắc Hàn để có các tin truyền thông hiệu quả và giật gân ("good media coverage") và tranh thủ sáng kiến cùng Nhật Bản đề nghị với Mỹ tái lập thương thuyết TPP, có vẻ như không tưởng lúc này, nhưng sáng kiến này sẽ được Mỹ nghe và yểm trợ hết mình, vì là đối trọng với chính sách "Một Vành đai, Một Con đường" của Trung Quốc mà Mỹ đang muốn làm suy yếu hay chết hẳn. Vai trò của ông Trọng sẽ quan trọng và nổi bật nhất ở điểm này.
    Từ đó cũng có nhiều hy vọng ngăn chặn sự "xâm lăng" tài chính tiền tệ của Trung Quốc như đã nêu ở trên.
    Việt Nam cần sửa soạn kỹ về mặt chuyên môn từ chuyên gia của các bộ liên quan để trình bày Việt Nam có thể làm gì, như giúp Trump đang muốn thúc đẩy Trung Quốc cải cách kinh tế hướng đến thị trường và cụ thể giảm xuất siêu sang Mỹ ra sao:
    • Ví dụ: mua thêm đầu nành và hàng nông sản Mỹ khác, đang là "chỗ ngứa" chính của Trump;
    • Kiểm soát và thực thi sở hữu trí tuệ ra sao, ngăn ngừa việc ăn cắp công nghệ của Mỹ (ví dụ: ZTE và Huawei);
    • Không xuất khẩu "hàng Trung Quốc lấy mác Việt Nam" mà thay vào đó, tăng cường các mặt hàng ưu thế của Việt Nam có đầu tư của nhiều nước khác ngoài Trung Quốc (nhất là Hoa Kỳ).
    Trong việc tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ là Trung Quốc và Mỹ, hay nôm na là thế "đu dây" của Việt Nam, sẽ là một lỗi lầm nghiêm trọng nếu Việt Nam ngả về phía Trung Quốc.
    Về mặt quân sự, Mỹ có những bước đi lớn:
    • Luật mới về quân sự mà Quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua, với ngân sách lớn cho các can thiệp tương lai của Mỹ trong vùng Biển Đông;
    • Các quyết định quân sự quan trọng cùng lúc của Mỹ trong tuần lễ 23 - 30/9/2018, gồm: cho máy bay B-52 thị sát vùng Biển Đông, tập trận thủy quân lục chiến ngoài khơi, và cho tàu Decatur tiến vào vùng tự do hàng hải để "nắn gân Trung Quốc" và bị tàu Trung Quốc cắt mặt cách 41m khiêu khích;
    • Rút khỏi hiệp định hạt nhân với Nga để tự do sản xuất tên lửa tầm ngắn và trung, thực sự là nhằm vào lãnh thổ Trung Quốc.
    Đường lưỡi bò được Trung Quốc tuyên truyền khắp nơiBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionĐường lưỡi bò được Trung Quốc tuyên truyền khắp nơi
    Những động thái này đã xác định hùng hồn và mạnh mẽ (giúp Việt Nam có thể yên tâm hơn) về sự cương quyết can thiệp của Mỹ ở Biển Đông trong tương lai, bắt buộc Trung Quốc tôn trọng luật di chuyển hàng hải tự do trong vùng, phủ nhận và ngăn chặn sự xâm lăng của "đường lưỡi bò" của Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam.
    Việc Thượng viện Hoa Kỳ cũng thông qua đạo luật cho phép Mỹ cắt đứt "đường lưỡi bò" đó của Trung Quốc ở Biển Đông và Bộ trưởng Quốc phòng James N. Mattis mới chính thức xác nhận các chủ quyền của Việt Nam ở vùng này phải chăng nằm trong vận động mà Mỹ rất cần Việt Nam ủng hộ?
    May mắn chăng là Việt Nam có thể ở vào thế hưởng lợi "bất chiến tự nhiên thành"?
    Làm sao thể hiện rõ các điểm quan trọng này nếu quả thật sẽ có cuộc gặp cấp cao của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Trump sắp tới?
    Xem thêm loạt bài về thương chiến Mỹ - Trung:

    Tin liên quan