Saturday, March 30, 2013

'Mỹ không muốn thấy Trung Quốc ỷ lớn ăn hiếp bé'


'Mỹ không muốn thấy Trung Quốc ỷ lớn ăn hiếp bé'


Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận tại Biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận tại Biển Đông.
CỠ CHỮ 
Về những diễn biến đáng lo ngại hồi gần đây tại Biển Đông, Tiến sĩ Charles Morrisson, Chủ tịch Hội Đông-Tây, một viện nghiên cứu chính sách tại Châu Á- Thái Bình Dương, nói rằng Hoa Kỳ không muốn tranh chấp được giải quyết bằng vũ lực hay thái độ 'ỷ lớn hiếp bé'. Trao đổi với Ban Việt Ngữ VOA, Tiến sĩ Morrisson cho biết:

“Chúng ta không muốn chứng kiến các cuộc tranh chấp đó được giải quyết bằng vũ lực hay thái độ hiếp đáp. Hoa Kỳ đã nêu lên rất rõ các lợi ích của mình trong khu vực, về mặt tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình dựa trên những tiến trình theo đó các vấn đề như thế này được giải quyết bằng các cuộc tham khảo ý kiến và những tiến trình đa phương, thay vì nước lớn ỷ thế hiếp đáp nước nhỏ.”

VOA: Ông ám chỉ Trung Quốc là nước lớn hiếp đáp nước bé?

Tiến sĩ Morrisson:“Cách cư xử của Trung Quốc có thể làm nhiều nước khác nghĩ như thế. Và quả là tôi có ý ám chỉ rằng một số khía cạnh trong cách cư xử của Trung Quốc có những đặc tính đó. Đấy không phải là cách để đạt một giải pháp hòa bình cho các vấn đề.”

VOA: Ông có nghĩ vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết một cách hòa bình tại thời điểm này?

Tiến sĩ Morrison: “Thật là khó nói! Tất cả mọi người phải đồng ý về điểm đó trước đã. Thách thức tại đây là làm thế nào để tất cả mọi người đều đồng ý, rồi có một tiến trình theo đó những vấn đề xảy đến sẽ được xử lý theo một đường lối không làm căng thẳng leo thang hơn nữa.”

Tiến sĩ Charles Morrisson hiện là Chủ tịch Hội Đông-Tây, một trong những viện nghiên cứu chính sách lớn nhất khu vực Châu Á-Thái bình dương. Ông bảo vệ luận án Tiến sĩ về quan hệ quốc tế tại Đại học John Hopkins.

Cùng khai thác tài nguyên có thể hóa giải tranh chấp Biển Đông?


Cùng khai thác tài nguyên có thể hóa giải tranh chấp Biển Đông?

Tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Trường Sa ở Biển Ðông, ngày 5/1/2013. Theo EIA, Biển Đông có thể chứa trữ lượng lên tới 11 tỷ thùng dầu và ước tính quần đảo Trường Sa có trữ lượng khoảng 800 tới 5,4 tỷ thùng dầu.
Tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Trường Sa ở Biển Ðông, ngày 5/1/2013. Theo EIA, Biển Đông có thể chứa trữ lượng lên tới 11 tỷ thùng dầu và ước tính quần đảo Trường Sa có trữ lượng khoảng 800 tới 5,4 tỷ thùng dầu.
CỠ CHỮ 
Ngoại trưởng Australia Bob Carr mới đây đã lên tiếng hối thúc các quốc gia Châu Á hiện có tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và biển Hoa Đông cùng tìm kiếm cách thức nhằm đạt được các thỏa thuận chia sẻ tài nguyên.

Cũng giống như Hoa Kỳ, Australia hiện duy trì quan điểm trung lập trong các tranh chấp giữa Bắc Kinh và các quốc gia khác trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản và Philippines.

Nhưng ông Carr nói tại một trung tâm nghiên cứu ở thủ đô Washington rằng 60 tới 70% hàng hóa và thương mại của Australia được vận chuyển qua vùng biển Nam Trung Hoa nên chính quyền Canberra có quyền lợi trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp về lãnh hải.

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, ông Carr nói rằng căng thẳng từ các vụ tranh chấp lãnh hải đang gây tổn hại tới khu vực, đồng thời gợi ý rằng các tuyên bố chủ quyền phức tạp nên được gác sang một bên để các bên có thể bàn bạc nhằm mưu tìm các thỏa thuận chia sẻ tài nguyên.

Trước đây từng có ít nhất 3 thỏa thuận như vậy mà một trong số đó là giữa Thái Lan và Malaysia, đạt được năm 1990, và có thể được coi là một mô hình cho các thỏa thuận về lãnh hải trong tương lai giữa các nước láng giềng Châu Á.

Biển Đông có thể chứa trữ lượng lên tới 11 tỷ thùng dầu và ước tính quần đảo Trường Sa có trữ lượng khoảng 800 tới 5,4 tỷ thùng dầu.
Ngoại trưởng Australia cũng bày tỏ hy vọng rằng phát triển kinh tế và cải thiện xã hội là các chủ đề xuất hiện nhiều hơn trên báo chí quốc tế.

Ông Carr nói: “Tôi muốn đó là tin tức hay từ khu vực này, chứ không phải các tin tức về căng thẳng, tranh chấp hay chiến đấu giành chủ quyền. Người ta không đầu tư vào khu vực nếu họ nghĩ rằng một ngày nào chiến tranh có thể bùng ra tại khu vực này."

Giới quan sát nhận định, trữ lượng dầu khí tiềm tàng ở Biển Đông là một trong các lý do dẫn tới các tranh chấp ở vùng biển này.

Hồi tháng Hai, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) thông báo trữ lượng dầu khí tiềm năng ở Biển Đông, cho thấy trữ lượng đó vượt xa so với các dự báo trước đây và nhiều hơn cả các nguồn tài nguyên chưa được khai thác của cả Châu Âu.

Theo EIA, Biển Đông có thể chứa trữ lượng lên tới 11 tỷ thùng dầu và ước tính quần đảo Trường Sa có trữ lượng khoảng 800 tới 5,4 tỷ thùng dầu.

Việt Nam và Trung Quốc đều từng lên tiếng yêu cầu cả hai bên không được thăm dò dầu khí một cách đơn phương tại các vùng lãnh hải hiện trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.

Gần đây Bắc Kinh ngày càng cực lực khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo và các khu vực lãnh hải ở Biển Đông.

Căng thẳng mới nhất bùng lên sau khi chính quyền Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh bắn cháy cabin tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam.

Đáp lại, Trung Quốc nói rằng cáo buộc của Việt Nam là “hoàn toàn bịa đặt”.

Nguồn: Australian FM, CSIS

Tuesday, March 26, 2013

US Super Aircraft carrier

Super Aircraft carrier :   USS RONALD REAGAN 
 
USS RONALD REAGAN
Mời xem toàn cảnh khả năng tác chiến và sinh hoạt trên hàng không mẩu hạm FUSS Ronald Reagan Đây chỉ là phần nổi được phổ biến trong khi hàng loạt bí mật quân sự chưa bạch hoá .
Nếu trận chiến xẩy ra ở Biển Đông thì chỉ trong một thời lượng ngắnlực lượng hải quân của TC sẽ tan nát hết.
Trung Cộng thừa biết như vậy nên chỉ hù dọa thôi.
Khá đầy đủ hoạt đông trên Hàng không mẫu hạm USS RONALD REAGAN.
Click:
USS Ronald Reagan super carrier

Monday, March 25, 2013

Nam Hàn và Hoa Kỳ ký kết hiệp ước quân sự mới


Nam Hàn và Hoa Kỳ ký kết hiệp ước quân sự mới

000_Hkg8396876-305.jpg
Một lính Mỹ (T) và một lính Hàn Quốc (P) đứng bên trong phòng hội nghị của Liên Hợp Quốc trong khu phi quân sự phân chia hai miền Nam - Bắc Triều Tiên hôm 19/3/2013.
AFP photo
Hiệp ước mới giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ quy định hai bên phối hợp ứng phó quân sự đối với Bắc Hàn giúp tăng cường khả năng miền Nam ngăn chận hiểm hoạ miền Bắc CS giữa lúc tình hình bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng.
Hai đồng minh Hàn-Mỹ đã ký kết hiệp ước ấy hôm thứ Sáu – hành động có thể làm Bắc Hàn lại giận dữ sau khi Bình Nhưỡng mạnh mẽ cáo giác cuộc tập trận chung giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ.
Trong khi những thoả thuận hiện hữu quy định Hoa Kỳ can dự trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện tại Bán Đảo Triều Tiên, thì hiệp ước mới này nhằm ứng phó hành động khiêu khích thậm chí ở mức không trầm trọng của Bắc Hàn, như việc xâm nhập hạn chế qua vùng biên giới Nam-Bắc Hàn.
Văn kiện ấy bảo đảm Hoa Kỳ yểm trợ mọi cuộc trả đũa của Nam Hàn, và cho phép Seoul yêu cầu Mỹ cho viện quân, nếu cần.

Trung Quốc mua chiến đấu cơ và tàu ngầm của Nga


Trung Quốc mua chiến đấu cơ và tàu ngầm của Nga

000_Hkg8252895-305.jpg
Một chiến đấu cơ của Nga trên không phận lãnh thổ của Nhật Bản hôm 07/2/2013.
AFP photo
Thoả thuận mua 24 chiến đấu cơ Sukhoi 35 và 4 tàu ngầm loại Lada vừa nói được ký kết ngay trước khi có chuyến viếng thăm Nga hồi cuối tuần của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình.
Việc mua bán này diễn ra vào lúc Hoa Lục mở rộng phạm vi hoạt động quân sự và ngày càng tranh chấp gay gắt về lãnh hải tại các vùng biển Hoa Đông và biển Đông.
Người ta tin rằng TQ và Nga sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong việc phát triển kỹ thuật quân sự, kể cả loại hoả tiễn phòng không tầm xa S-400, vận tải cơ khổng lồ IL-476, máy ban tiếp tế nhiên liệu IL-78… Trong chuyến viếng thăm Nga của chủ tịch Tập Tận Bình, hai nước đã ký kết khoảng 30 thoả thuận về năng lượng và về nhiều lãnh vực khác.

Tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa


Tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa

Hiện trạng chiếc tàu cá Việt Nam sau khi bị Trung Quốc bắn cháy
Hiện trạng chiếc tàu cá Việt Nam sau khi bị Trung Quốc bắn cháy
Ảnh: nguoiduatin.vn

Thanh Phương
 Hôm qua, 25/03/2013, tờ Tiền Phong đã đăng trên mạng một bài báo về vụ tàu tuần tra của Trung Quốc bắn vào một tàu cá của ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi, xảy ra ngày 20/03. Thế nhưng vài tiếng sau, bài báo này đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng của tờ Tiền Phong. Đến cuối ngày hôm nay, phát ngôn viên Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị đã tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc, xem đây là  "vụ việc hết sức nghiêm trọng". Đồng thời báo Tiền Phong cũng đã cho đăng lại bài báo nói trên.

Theo tường thuật của tờ Tiền Phong, ngày 20/03, tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải ( xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi), gồm 9 ngư dân đã đụng phải tàu tuần tra mang 786 của Trung Quốc. Tàu Trung Quốc liền đuổi theo và khoảng 30 phút sau đã nã súng về phía tàu cá của thuyền trưởng Phảii, làm cháy cabin của tàu này. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy, có thể là tàu của ngư dân Việt Nam đã bị nổ, do trên tàu có 4 bình ga.
Nhân vụ này, tờ Tiền Phong nhắc lại là chuyện tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa xảy ra thường xuyên, nhưng theo thuyền trưởng Bùi Văn Phải, gần đây tàu tuần tra Trung Quốc trở nên hung hăng hơn. Bản thân tàu cá của thuyền trưởng Phải trong chuyến đi biển trước đó cũng đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi gắt gao, khi đang đánh bắt gần khu vực đảo Đá Lồi của Hoàng Sa, nhưng đã chạy thoát được.
Một tàu cá khác của thuyền trưởng Bùi Văn Trung, xóm Châu Tân, xã Bình Châu ( Bình Sơn ) cũng đã bị tàu Trung Quốc xua đuổi và tịch thu toàn bộ tài sản vào ngày 17/03. Theo lời thuyền trưởng Trung, từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở, nhưng Trung Quốc đều xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc.
Tiền Phong là tờ báo duy nhất hôm qua đăng tải thông tin về vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam, thế nhưng bài báo này vài tiếng sau đó đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng Tiền Phong, mà không có lời giải thích nào.
Trong khi đó, một đội chiến hạm thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc hiện đang có mặt tại khu vực Trường Sa để thực hiện « tuần tra trên biển và trên không ». Trước đó, ngày 22/03, tàu Ngư chính 312, được mô tả là « tàu ngư chính tổng hợp lớn nhất của Trung Quốc » đã rời Quảng Châu, lần đầu tiên khởi hành tới quần đảo Trường Sa để « thi hành nhiệm vụ thực thi luập pháp » tại khu vực này.
TAGS: BIỂN ĐÔNG - TRANH CHẤP - TRUNG QUỐC - VIỆT NAM

Sunday, March 24, 2013

Tàu TQ rượt bắn tàu cá Việt Nam


Tàu TQ rượt bắn tàu cá Việt Nam

Ngư dân Ly Sơn chuẩn bị ra khơi
Ngư dân Ly Sơn chuẩn bị ra khơi
AFP
Thêm một tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc bắn phá.
Truyền thông trong nước cho biết chiếc tàu cá số hiệu QNg 96382 của ông Bùi Văn Phải, ngụ tại xã An Hải, huyện Lý Sơn điều khiển, bị tàu tuần tra của phía Trung Quốc bắn cháy rụi nóc cabin. Chiếc tàu thoát nạn về được đến Lý Sơn hồi ngày thứ sáu vừa qua.
Khi bị tấn công chiếc tàu cá QNg 96382 sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong bài thời sự, thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh của chiếc QNg 96382 sẽ thuật lại chi tiết chuyện bị tàu Trung Quốc rượt bắn.

Bản-Đồ Căn-Bản


Bản-Đồ Căn-Bản
Sau khi click vào thumbnail dưới đây, một tấm bản-đồ nhỏ hiện ra. Mở lớn tấm bản-đồ nhỏ, ta có một tấm bản-đồ lớn hơn, có thể dùng để nghiên-cứu hải-phận VN 1,000,000km2 (trợ-giúp, xin liên-lạc vuhuusan@yahoo.com)
Bản-đồ tổng-quát Hải-Phận Việt-Nam

Bản-đồ những Lô Dầu Khí Biển Đông

Bản-đồ chiều sâu đáy Biển Đông

Những Cảng và Đảo Chiến-Lược


Những Cảng và Đảo Chiến-Lược









Chiến-Lược Biển Đông

Chiến-Lược Biển Đông 
Home ] Tham-Luận Biển Đông ] Bản-Đồ Nước Triệu km2 ] Nước Việt Hình Chữ S ] Bản-Đồ Căn-Bản ] Hải-Giới Đông-Bắc ] Hải-Phận Việt-Khmer ] BaoToBienDong ] Quan-Điểm Cambodia ]Cảng & Đảo Chiến-Lược ] Chi-Tiet Kỹ Thuật (tiếp theo) ] Chi-Tiet Kỹ Thuật ] Công Hàm Bán Nước ] Giới Thiệu Sách Biên Giới ] Hải Phận Triệu Km2 ] Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp) ]Hải Phận Valencia ] TàiLiệu PhápLý ] Law of the Sea ] RVN WhitePaper75 ] Covington&Burling ] VN Sovereignty ] SRVN's View ] Taiwan Analysis ] HảiChiến TheoTrungCộng ]HoàngSa HảiChiến CTCT ] [ NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa ]
Báo Tuổi Trẻ Thứ Năm, 15/01/200406:02 (GMT+7)
Cả một đời nghiên cứu Hoàng Sa
Tiến sĩ Nguyễn Nhã
TT - Năm 1966, Sài Gòn chứng kiến sự ra đời của tập san Sử Địa mà người chủ trương là một chàng thanh niên 26 tuổi vừa tốt nghiệp hai trường đại học: sư phạm và văn khoa. Chín năm sau (20-1-1975), cũng chính người thanh niên ấy tổ chức một triển lãm tại Thư viện quốc gia kỷ niệm một năm ngày biến cố Hoàng Sa, trưng bày tất cả tài liệu, hình ảnh thể hiện chủ quyền Hoàng Sa là của VN.
Và đến 18-1-2003, 29 năm ngày biến cố Hoàng Sa, chàng thanh niên ngày xưa trình trước hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường đại học KHXH&NV đề tài "Quá trình xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". "Với luận án tiến sĩ này, tôi thách thức các nhà nghiên cứu các nước, kể cả Trung Quốc (TQ), có một đề tài xác lập chủ quyền Hoàng Sa mang tính khoa học được như tôi", người đó là Nguyễn Nhã.
Bản đồ vùng đảo Hoàng Sa
Từ tư liệu đến những bước chân điền dã
“Tôi còn nhớ như in mồng 3 tết năm 1974, khi tôi đang chúc  tết giáo sư Nguyễn Đăng Thục thì nghe trên đài phát thanh loan tin đang có chiến sự ở Hoàng Sa. Ngay lúc đó tôi đã dự định ra một số chuyên đề trên tập san Sử Địa bấy giờ về đề tài Hoàng Sa. Nhưng phải đợi một năm sau chúng tôi mới tổ chức một cuộc triển lãm, và nhân đó phát hành tập san Sử Địa số 29 chuyên về Hoàng Sa. Tôi còn nhớ lúc đó nhà văn Sơn Nam có đánh giá rằng đây là một triển lãm mang tầm cỡ quốc tế”.
Đó cũng là một sự kiện mang tính lịch sử, và tập san Sử Địa số 29 đó với tập hợp các bài viết của những giáo sư từ Hoàng Xuân Hãn đến các vị nghiên cứu đầu ngành lịch sử lúc đó là một nguồn tư liệu quí giá.
“Với tôi, một nhà nghiên cứu - ông nói - tôi bám sát theo tư liệu lịch sử. Việc xác lập chủ quyền là của Nhà nước chứ không phải của dân. Do vậy, phải sử dụng tư liệu của chính quyền. Mà ở mình thì tư liệu đáng tin cậy có nhiều. Xưa nhất, vào cuối thế kỷ 17 đã có tập bản đồ Toản nam tứ chí lộ đồ thư hay Toản tập An Nam lô của Đỗ Bá Công Đạo có vẽ và ghi chú về “bãi cát vàng”, tức Hoàng Sa."
"Tiếp đó là Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn mô tả chi tiết về hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải minh chứng sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của VN trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

 


“Tôi nhìn vấn đề Hoàng Sa dưới góc độ học thuật. Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Hoàng Sa là một hành trình đi tìm sự thật. Và tôi muốn các nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới kể cả TQ chia sẻ với tôi về sự thật này. Tôi nghiên cứu Hoàng Sa là nghiên cứu về chủ quyền của Hoàng Sa, chứ không phải nghiên cứu về các yếu tố khác của Hoàng Sa”. Đặt vấn đề chủ quyền Hoàng Sa như một sự thật lịch sử và đi tìm, đó là khí chất của một nhà sử học.
"Sang đến thời nhà Nguyễn thì một hệ thống biên niên sử và địa dư chí của Quốc sử quán, sách hội điển, châu bản của nội các triều đình nhà Nguyễn đã ghi chép sự hoạt động của đội thủy binh Hoàng Sa một cách rõ ràng, thể hiện sự xác lập cũng như bảo vệ chủ quyền của Nhà nước VN trên quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Trong đó có các bộ sử sách: Châu bản triều Nguyễn, Hội điển, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ...”.
 Ở VN có một điều đặc biệt là tất cả các tài liệu đều là tài liệu công. Vua nói gì, bộ công nói gì, quan chức nói gì về chủ quyền Hoàng Sa, tất cả đều được sử gia chép lại. Chứ TQ thì chỉ suy diễn thôi. TQ không có tài liệu nào của chính quyền TQ nói về chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa cả. Vì tên gọi Tây Sa cũng như Nam Sa là tên gọi sau này, bắt đầu từ 1909 mới có. Năm 1909 TQ đi  thám sát mới đặt tên quần đảo Hoàng Sa là Tây Sa vì cho rằng đây là đảo vô chủ (res nullius)”.
Điều đáng quí là TS Nguyễn Nhã có bước chân điền dã thật dẻo dai. Ông đã lặn lội theo dấu tích của những gì liên quan đến Hoàng Sa còn sót lại. Ông giẫm nát vùng đất Quảng Ngãi, Quảng Nam và ra đến tận đảo Lý Sơn - cù lao Ré trong thư tịch cổ - để tìm dấu vết của Hoàng Sa.
“Theo thư tịch cổ tôi nắm được, những dân binh của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải dưới thời nhà Nguyễn được tuyển mộ từ vùng cù lao Ré tức đảo Lý Sơn ngày nay. Và khi đặt chân đến đảo Lý Sơn thì quả là nơi đây còn những chứng tích quan trọng. Cụ thể là trên đảo còn nhà thờ của họ Phạm Quang, ông Phạm Quang Tỉnh ở thôn Đông, xã Lý Vĩnh hiện còn nhà thờ và gia phả vị tổ gia tộc là Phạm Quang Ảnh - đội trưởng đội Hoàng Sa dưới thời vua Gia Long 1815”.
Đặc biệt, ông Nguyễn Nhã còn đưa ra được một chi tiết về miếu Hoàng Sa, hiện nay là đình làng Lý Hải, là nơi vào thời vua Tự Đức đã diễn ra những lễ “thế lính Hoàng Sa”, tức lễ tế sống lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ hằng năm: đi Hoàng Sa để đo đạc thủy trình và khai thác sản vật.
Trong luận án ghi rõ: “Cũng tại xã An Vĩnh và làng An Hải (cả đất liền lẫn ngoài đảo cù lao Ré) có tục lễ tế đình và làm lễ khao quân tế sống để tiễn lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ hằng năm vào ngày 20-2 âm lịch, tại các đình làng”. “Khi tôi ra đảo Lý Sơn, những gia đình có truyền thống đi biển giỏi đã vẽ lại cho tôi kiểu thuyền buồm đi Hoàng Sa thời  trước. Bởi vì ngày xưa thủy quân của mình phải dựa vào những người giỏi đi biển, trong đó có những người ở cù lao Ré” - ông Nhã kể.
Lịch sử rất công minh và nghiêm khắc
Lý luận của TS Nhã trong luận án của mình chặt chẽ đến mức TS Trần Đức Cường trong bài nhận xét của mình đã viết: “Tác giả đã sử dụng thành công phương pháp lịch sử và logic để nêu lên các luận điểm, luận cứ nhằm chứng minh chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Cách lập luận của tác giả rất có sức thuyết phục. Việc sử dụng nhiều tài liệu của TQ để nêu rõ về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là của VN chứ không phải của Trung Quốc tỏ ra có hiệu quả...".
Không những dùng tài liệu của TQ để biện bác, Nguyễn Nhã còn dùng tất cả tài liệu sách vở, bản đồ, nhật ký... của phương Tây có được để chứng minh rằng chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác định từ rất lâu trước khi TQ lên tiếng “xí phần” vào năm 1909 với động tác đặt lại tên hai đảo này là Tây Sa và Nam Sa.
Ngoài việc lập luận, phân tích rõ ràng theo các nguồn sử liệu và chứng tích điền dã có được, TS Nhã dành một phần trong luận án của mình để “phản bác các quan điểm biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền VN của nước ngoài tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Trong đó, ông thẳng thắn phản bác các luận điểm của TQ biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
30 năm sau biến cố Hoàng Sa, trong một căn nhà nhỏ ở quận Bình Thạnh,TP.HCM, nghe TS Nguyễn Nhã lật từng trang luận án và hùng hồn thuyết giảng về quan điểm của mình trước các luận điểm phi lý biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền của VN tại quần đảo này mà lòng muốn rưng rưng.
“Đầu Công nguyên, VN đã chịu nô lệ ngót 1.000 năm nhưng vẫn giữ được độc lập. Thì bây giờ tôi cho rằng Hoàng Sa dẫu chịu 1.000 năm nữa cũng không sao, dẫu thế nào thì Hoàng Sa cũng vẫn cứ là của VN”. Câu nói ấy của TS Nguyễn Nhã đã được giáo sư Trần Văn Giàu chia sẻ bằng ý kiến: “Thời bây giờ thì chắc là không đến 1.000 năm đâu”. Và TS Võ Văn Sen nhận định: “Tôi nghĩ đây là một trong những đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vào bậc nhất mà khoa học lịch sử có thể đề cập đến”.
Tuy bận rộn rất nhiều công việc, nhưng khi nhắc đến Hoàng Sa, TS Nhã thoắt trở nên hăng hái, ông nói chuyện quên cả thời gian. Ông tự tin vào công trình của mình: “Tôi đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Điều này khẳng định hội đồng phản biện đã không bác được ý kiến của tôi, và trong tương lai chắc cũng không ai bác tôi được, và khi không bác được thì mục đích của chúng ta về Hoàng Sa phải đạt được”.
Miếu Hoàng Sa, nay là đình làng Lý Hải ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
Vẫn còn những điều băn khoăn. Ông Nhã cho rằng cần giáo dục cho các thế hệ con cháu VN hiểu rằng Hoàng Sa sự thật và mãi mãi là đất của VN. Nó thể hiện trong tư liệu thư tịch sử sách, trong chứng tích còn sót lại ở cù lao Ré và cửa biển Sa Kỳ... “Anh Dương Trung Quốc có đặt vấn đề nên có một đền thờ cho những liệt sĩ ở Hoàng Sa thì tôi cho biết ở Lý Sơn, tức cù lao Ré, đã có rồi. Vừa rồi truyền hình VN có quay cái miếu đó”.
Chia tay chúng tôi, vị tiến sĩ còn tâm sự một điều: “Tôi quan niệm mình là người đi học, tôi sẽ học cả một đời. Chính vì thế mà đợi đến về hưu tôi mới trình luận án tiến sĩ trong khi tôi hoàn toàn có thể trình trước đây rất lâu”.
Đối với nghề, ông nhấn mạnh: “Lịch sử rất công minh và nghiêm khắc đối với bất cứ ai, kể cả người viết sử. Người viết sử mà viết sai thì hậu thế sẽ phê phán. Phương pháp của tôi là phê khảo tài liệu. Đây là một bước quan trọng. Phải áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sử học để phê khảo tài liệu. Ngay cả những tài liệu của chính sử cũng phải tìm tài liệu cấp I. Người nghiên cứu phải khách quan, không thiên lệch”.
LAM ĐIỀN