Monday, August 31, 2015

Dấu ấn ngày đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội tại Mỹ

Dấu ấn ngày đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội tại Mỹ

(Tin tức thời sự) - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã có mặt tại New York bắt đầu tham dự hội nghị các chủ tịch quốc hội trên thế giới lần thứ 4.

TTXVN đưa tin, đúng 8 giờ sáng 30/8 (giờ New York, tức 19h tối cùng ngày, giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội ​Việt Nam đã tới sân bay quốc tế John F. Kennedy, bắt đầu tham dự Hội nghị các chủ tịch quốc hội trên thế giới lần thứ 4.
Dau an ngay dau tien cua Chu tich Quoc hoi tai My
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được đón chào tại sân bay Ken-nơ-đi.
Theo chương trình dự kiến, tại Hội nghị các chủ tịch quốc hội trên thế giới lần thứ 4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự phiên khai mạc, phiên toàn thể thứ nhất và phát biểu, dự phiên thảo luận chung với chủ đề “Dân chủ vì hòa bình và phát triển bền vững: Xây dựng một thế giới theo ý nguyện của nhân dân."
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng sẽ tham dự Diễn đàn “Phát triển bền vững, biến các mục tiêu thành hành động” và đồng chủ trì phiên thảo luận chuyên đề “Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình ngân sách: Vượt qua các định kiến; vai trò của Nghị viện trong giám sát ở cấp quốc gia và toàn cầu."
Bên lề hội nghị quốc tế quy mô lớn này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới Saber Chaudhury.
Dự kiến chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ gặp Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc và tiếp xúc với lãnh đạo một số nghị viện các quốc gia trên thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ tham dự hội nghị và thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 31/8 đến ngày 9/9/2015.
Phương Nguyên (Lược theo TTXVN)

Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề nghị tăng ngân sách lên 42 tỷ đô la

Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề nghị tăng ngân sách lên 42 tỷ đô la

mediaLực lượng phòng vệ Nhật trong một cuộc diễn tập thường niên gần núi Phú Sĩ 19/8/2014.REUTERS/Yuya Shino/Files
Hôm nay 31/08/2015, theo AFP, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố dự kiến tăng ngân sách, với tổng số tiền là 5.090 tỷ yen (tương đương 42 tỷ đô la). Lý do của khoản chi phí vượt trội này là để tăng cường bảo vệ các đảo nhỏ nằm xa quần đảo Nhật Bản, đặc biệt là cụm đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trước « đe dọa » từ Bắc Kinh.
Nếu được phê chuẩn, đây là năm thứ tư liên tục, Tokyo tăng ngân sách quốc phòng. Mức tăng của năm tới, từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, dự kiến sẽ nhiều hơn 2,2% so với năm ngoái, mức chi phí được coi là kỷ lục từ trước đến nay. Năm 2015-2016, ngân sách quốc phòng của Nhật đã tăng 2%.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo ý định trang bị thêm 17 trực thăng tuần tra SH-60K, ba máy bay do thám không người lái Global Hawks và 12 phi cơ lên thẳng Osprey.
Dự kiến ngân sách này còn phải được sự phê chuẩn của Bộ Tài chính, chính phủ và Quốc hội. Theo các nhà quan sát, nhiều khả năng yêu cầu của Bộ Quốc phòng sẽ được thông qua, trong bối cảnh ngoài Bắc Kinh, Tokyo còn có các căng thẳng với Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nga.
Kế hoạch gia tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản năm nay là nằm trong chủ trương tăng 5% chi phí quân sự của Thủ tướng Shinzo Abe trong nhiệm kỳ 2014-2019, với tổng ngân phí là 24.700 tỷ yen (khoảng 200 tỷ đô la).
Trong những năm gần đây, trước việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại các vùng đảo tranh chấp ở Biển Đông, khiến xung đột có thể bùng phát, Tokyo liên tục có các nỗ lực nhằm siết chặt quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Đông Nam Á. Dự định sửa đổi Hiến pháp chủ hòa của Nhật Bản, cho phép quân đội nước này có thể tham chiến tại nước ngoài, khiến nhiều người Nhật lo ngại. Hôm qua, hàng trăm nghìn người xuống đường phản đối, riêng tại Tokyo, có khoảng 120.000 người tham gia tuần hành.
Biến cố gần nhất khiến quan hệ Nhật – Trung căng thẳng là việc Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nhận lời mời của Bắc Kinh đến dự lễ duyệt binh mừng 70 năm ngày « đế quốc Nhật bại trận » trong Thế chiến Hai. Cuộc duyệt binh ngày 03/09 bị hầu hết lãnh đạo các nước Phương Tây tẩy chay. Hôm nay, Tokyo kêu gọi Liên Hiệp Quốc giữ lập trường « trung lập ».
Cùng chủ đề

Tranh cãi về cuộc diễu binh 2/9

Tranh cãi về cuộc diễu binh 2/9

  • 6 giờ trước
Image copyrightTuoiTre
Image captionLực lượng phòng cháy chữa cháy tại buổi tổng duyệt diễu binh mừng Quốc khánh 2/9 tại Quảng trường Ba Đình hôm 29/8
Dự kiến sẽ có 30.000 người tham gia diễu binh mừng Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội. Trước đó, việc cấm đường để diễn tập hôm 29/8 gây nhiều bức xúc trên mạng xã hội.
Hôm 29/8, báo Người Lao Động đưa tin việc cấm xe diễn ra ‘ở 40 tuyến phố’.
Báo này tiết lộ dự kiến sẽ có 30.000 người tham gia lễ diễu binh, diễu hành vào sáng 2/9.
Hàng nghìn cảnh sát giao thông, cơ động, đặc nhiệm công an Hà Nội cùng nhiều tổ công tác trấn áp tội phạm khủng bố, đua xe... cũng được huy động.
Theo các báo, đoàn diễu binh bắt đầu đi từ quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh rồi chia theo hai hướng qua các tuyến phố: Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Liễu Giai và Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - Nhà hát Lớn - Trần Khánh Dư.
Trước đó, hôm 12/8, VnExpress cho biết 21 phát đại bác sẽ được bắn ở Hoàng thành Thăng Long ngày 2/9.
"Quy mô của lễ diễu binh lần này sẽ lớn hơn lễ diễu binh kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng được tổ chức trên tinh thần tiết kiệm, đẹp, trang nghiêm và hoành tráng", báo này dẫn lời Thứ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái.
Tuy vậy, VnExpress cũng cho hay ‘đến nay chưa tính được tổng kinh phí đầu tư cho sự kiện này’.

Image copyrightFacebookBienNguyen
Image captionFacebook Biên Nguyễn cho biết không thích diễu binh, 'chỉ thấy dân bị lùa như đàn bò'

‘Chỉ những người lười lao động mới thấy phiền’

Hôm 31/8, trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, bà Nguyễn Ngọc Phương, giáo viên của một trung tâm Yoga trên đường Láng Hạ, Hà Nội, cho biết ‘rất háo hức chờ diễu binh vì đó là sự kiện gơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc’.
“Tôi nghĩ có nhiều người giống như mình, trông đợi tận mắt thấy diễu binh. Việc sự kiện này quy tụ 30.000 người và 21 phát đại bác được bắn là hoàn toàn xứng đáng”, bà Phương nói.
Khi đề cập về những bất tiện mà người dân Hà Nội gặp phải trong ngày cấm đường 29/8 để tổng duyệt diễu binh, bà Phương có phần gay gắt:
“Chỉ có những người lười lao động, ích kỷ mới thấy phiền khi bị cấm đường. Để tổ chức một sự kiện ý nghĩa như vậy, cấm đường là chuyện bình thường”.
Trong khi đó, một facebook có nick Biên Nguyễn ở Hà Nội tỏ vẻ bức xúc về chuyện cấm đường:
"Về cơ bản, mình chẳng hiểu cấm mấy tuyến phố đấy làm gì? Có thể là chặn dân ra Phan Đình Phùng, nhưng tại sao chặn từng khúc một trên cả con phố dài và chặn cả lối vào những nơi quan trọng như bệnh viện.
Thứ nữa, mình chẳng thích diễu binh và chả quan tâm đến sự háo hức vô bờ bến của các bác vào những đợt diễu binh, chỉ cảm thấy dân bị lùa đi như những đàn bò.
Một người dân có nói một câu với công an mà mình thấy hay: "Ông cha chúng tôi đấu tranh giành độc lập để chúng tôi được hạnh phúc chứ không phải bị cấm cả vào bệnh viện thăm người thân như thế này! Các anh không thấy phi lý à?".
Từ Philippines, blogger Nguyễn Anh Tuấn lên tiếng trên Facebook:
“Để có được mấy dòng tự do, hạnh phúc trên khẩu hiệu thì phải đổi bằng tự do thật (đi lại) và hạnh phúc thật (về sớm với gia đình). Ai cho phép làm rối loạn giao thông thế này? Căn cứ pháp luật nào để bạ đâu cấm đấy thế này? Những người nắm quyền đang coi thủ đô như mảnh đất trong vườn nhà họ hay sao mà tùy tiện như vậy? Đã thử hỏi ý kiến người dân xem họ đồng thuận không? Hay thực ra đang muốn chứng tỏ quyền lực? Ảo tưởng quyền lực?”.
“Theo truyền thông báo chí, có khoảng 30.000 người luyện tập từ bốn tháng nay để phục vụ ‘ngày hội lớn’ 2/9.
Nếu tính đổ đầu thu nhập của mỗi người là 5 triệu đồng/tháng, thì bốn tháng, thu nhập của 30.000 người sẽ là 600 tỷ đồng.
Hiện tại, 50 triệu là một ‘cần câu’ cho một hộ nghèo để thoát nghèo. 600 tỷ đồng sẽ là 12.000 cần câu giúp 12.000 hộ nghèo thoát nghèo. Nếu trung bình mỗi hộ có bốn nhân khẩu thì sẽ có 48.000 người được thoát nghèo.
Thay vì diễu binh mà có 48.000 nhân khẩu thoát nghèo nhân dịp 2/9 thì đích thị đó là ‘ngày hội lớn’ vô cùng nhân văn không thể chối cãi. Và chắc chắn một điều không người Việt Nam có lương tâm nào bác bỏ hay không đồng thuận", facebook có tên tắt là N.V.H được dẫn lời trên mạng xã hội.

'Đàn chim nhạn và thoát Trung kinh tế'

'Đàn chim nhạn và thoát Trung kinh tế'

  • 29 tháng 8 2015
Image copyrightbdi.com.vn
Image captionTiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cho rằng để tránh mô hình cạm bẫy đi sau và lệ thuộc 'đàn chim nhạn' đặc biệt với Trung Quốc, VN cần 'định hướng tới công nghệ nguồn'.
'Đàn chim nhạn' là một hình ảnh mô phỏng cách thức và cái bẫy lâu nay các quốc gia yếu thế, lạc hậu tiếp tục bị kìm giữ và kẹt vào tình thế bị động, lạc hậu và lệ thuộc so với các quốc gia tương đối mạnh hơn, hay các cường quốc về các mặt trong đó có kinh tế, tài chính, công nghệ.
Trong dịp nền kinh tế Trung Quốc vừa qua xuất hiện các diễn biến được cho là các dấu hiệu, chỉ báo ít nhiều bộc lộ 'bất ổn cấu trúc', 'rối loạn chức năng' thể hiện qua chao đảo, suy sụp trên thị trường chứng khoán, mất an toàn môi trường công nghiệp, lao động, sụt giảm tăng trưởng, kinh tế gia Lê Xuân Nghĩa lên tiếng với BBC về đường hướng và giải pháp để Việt Nam 'thoát Trung', giảm dần sự lệ thuộc kinh tế được cho là bất lợi lâu nay trong giao thương với cường quốc này.
Trao đổi với BBC hôm 27/8/2015 từ Hà Nội, người từng nắm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia của Việt Nam, đề cập điều mà ông cho là 'tính cơ cấu và tính quy luật' của sự lệ thuộc này, đồng thời nhấn mạnh một giải pháp mà theo ông là Việt Nam nên hướng tới 'công nghệ nguồn' để giải quyết bài toán.
Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa nói:
"Thực ra các chuyên gia của Việt Nam cũng đã đặt vấn đề này với chính phủ từ cách đây vài ba năm, sau vụ mà Trung Quốc mang giàn khoan vào, thế nhưng chuyện lệ thuộc kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc là một vấn đề có tính cơ cấu và nó có tính quy luật.
"Tức là nó giống như là đàn chim nhạn bay ở trên trời, thế thì muốn thay đổi thứ tự của đàn chim nhạn bay trên trời thì Việt Nam phải có một cải cách mạnh mẽ mà đặc biệt là phải cải cách hướng tới công nghệ nguồn.
"Chứ còn như hiện nay chúng ta phụ thuộc nhiều vào công nghệ của Trung Quốc, thế còn giải quyết vấn đề này chỉ bằng tỷ giá hối đoái hoặc biện pháp tài chính không thôi thì không ổn, mà nó phải là một chương trình tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng tiếp cận công nghệ nguồn của Nhật Bản hoặc của Mỹ."

'Tín hiệu tích cực'

Nhân dịp này, chuyên gia cũng bình luận về nhận thức và phản ứng của giới hoạch định chính sách của Việt Nam với các biến động kinh tế, tài chính gần đây của Trung Quốc sau vụ thị trường chứng khoán của TQ gặp rối loạn và nước này quyết định phá giá, thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ.
TS Lê Xuân Nghĩa nhận xét:
"Chúng tôi dự đoán rằng chuyện Trung Quốc thả nổi tỷ giá hối đoái là một tín hiệu tích cực chứ không phải tiêu cực.
"Và chính vì thế cho nên việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Việt Nam cũng chỉ là phòng vệ trong các quan hệ thương mại với Trung Quốc, quan hệ thương mại song phương, rồi quan hệ hàng hóa với Trung Quốc, cùng với hàng hóa của Việt Nam bán ra các thị trường khác.
"Đồng thời chúng tôi cũng thấy rằng cũng đã đến lúc cần phải tính toán đến cả những yếu tố ví dụ như là Mỹ có thể điều chỉnh lãi suất... rồi việc thả nổi tỷ giá của Trung Quốc có thể dẫn đến có thể làm cho đồng tiền này có thể phải phá giá hơn chút đỉnh nữa.
"Cho nên Việt Nam tiến hành một đợt điều chỉnh tương đối mạnh và có thể duy trì trong một thời gian tương đối dài để tránh những ngân hàng thương mại của Việt Nam chuyển từ tài sản nội tệ sang tài sản ngoại tệ và có thể làm cho thị trường hối đoái trở nên căng thẳng hơn.
"Thì phản ứng của chúng tôi nói chung cũng là một phản ứng có tính chất chiến thuật, cũng không phải là một phản ứng sốc tâm lý gì ghê gớm, nhưng mà do... thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ khá là nhanh, rồi thị trường chứng khoán toàn cầu cũng suy giảm rất là mạnh.
"Cho nên tác động tâm lý đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như thị trường hối đoái Việt Nam cũng tương đối lớn," nguyên Vụ trưởng vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng, thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), nói.

'Phải đi từng bước'

Trở lại với vấn đề đâu là biện pháp có thể giúp Việt Nam chủ động hơn trong xử lý điều được cho là sự lệ thuộc thái quá và không hợp lý vào Trung Quốc, hay còn gọi là 'thoát Trung', riêng trong lĩnh vực kinh tế, với giải pháp điểm nhấn 'định hướng tới công nghệ nguồn', TS Lê Xuân Nghĩa nêu quan điểm:
"Muốn làm được điều ấy, tôi nghĩ rằng Việt Nam phải đi từng bước, đầu tiên ví dụ như là phát triển công nghiệp phụ trợ, rồi cùng với việc gia nhập các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) hoặc là TPP (Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) chẳng hạn, tận dụng những cơ hội ấy để tiếp nhận công nghệ nguồn của Mỹ.
"Và hơn nữa, Việt Nam cũng phải có những chuyển hướng rất mạnh từ những doanh nghiệp khởi nghiệp, rồi từ hệ thống giáo dục, đào tạo, theo hướng phải thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển thì mới có thể thay đổi được tình hình.
Image copyrightEPA
Image captionKinh tế Trung Quốc liệu có phải là một mô hình mẫu để Việt Nam noi theo hay không vẫn còn là một câu hỏi.
"Còn nếu chúng ta mà công nghệ vẫn cứ lạc hậu, đương nhiên là chúng ta vẫn phải xếp hàng như một đàn chim nhạn bay trên trời thôi," kinh tế gia nói với BBC.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê của Việt Nam được truyền thông nhà nước loan báo cuối tuần này, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm.
Các số liệu được các báo trong nước dẫn lại cho thấy từ đầu năm 2015 đến nay, tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 32,7 tỷ USD, tương đương 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Con số này được cho là cao hơn 20,4% so với cùng kỳ năm trước, vẫn theo các báo cáo. Trong khi đó, Việt nam chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc 10,4 tỷ USD trong thời gian này, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này theo các đánh giá đã khiến Trung Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm, với giá trị khoảng 22,3 tỷ USD. Con số này cao hơn 29% so với mức 17,3 tỷ đôla cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên, vẫn theo nhận định của Tổng Cục Thống kê, việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ 4,6% trong tháng này 'vẫn chưa ảnh hưởng lớn' đến xuất, nhập khẩu tháng Tám của Việt Nam.

Tin liên quan