Saturday, October 31, 2015

Philippines hoan nghênh quyết định của tòa trọng tài về vụ Biển Đông



Philippines hoan nghênh quyết định của tòa trọng tài về vụ Biển Đông

Người biểu tình Philippines mang biểu ngữ đứng trước tòa đại sứ Trung Quốc ở Manila để phản đối các hoạt động xây dựng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Người biểu tình Philippines mang biểu ngữ đứng trước tòa đại sứ Trung Quốc ở Manila để phản đối các hoạt động xây dựng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Simone Orendain
Philippines dè dặt hoan nghênh một thông báo của tòa trọng tài quốc tế cho biết tòa sẽ chấp nhận đơn khiếu nại của Manila về các hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết.
Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Haye cho biết sẽ xét 7 trong số 15 đơn khiếu nại mà Philippines đã nộp về khẳng định đòi độc quyền của Trung Quốc đối với lãnh hải và đặc khu kinh tế. Trung Quốc đã bác bỏ vụ kiện ngay từ khi Philippines nêu vấn đề vào tháng 1 năm 2013, với lý do các vấn đề về chủ quyền và biên giới biển nằm ngoài quyền tài phán của tòa.
Tòa đã gạt qua một bên 7 vấn đề khác mà Philippines nêu ra và yêu cầu cung cấp thêm chi tiết về 15 cáo trạng khác.
Một người phát ngôn bộ ngoại giao tại Manila, ông Charles Jose, tuyên bố giới hữu trách Philippines hy vọng sẽ thuyết phục được là tòa có đầy đủ quyền hạn để quyết định tính hợp lý của đơn kiện dựa vào khẳng định của Trung Quốc rằng các hòn đảo nhân tạo mà họ đang xây dựng trong vùng biển có tranh chấp thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Ông Jose nói:
“Chúng tôi tin tưởng một cách dè dặt bởi vì họ nói có 7 vấn đề khác và họ sẽ cứu xét vấn đề tài phán đồng thời với các giá trị. Do đó tôi cho rằng họ cũng tìm ra quyền tài phán trong những khiếu nại đó.”
Manila khẳng định rằng Bắc Kinh đã can thiệp một cách bất hợp pháp vào chủ quyền của Philippines qua việc mở rộng lãnh hải và khu đặc quyền kinh tế ngoài khơi của họ.
Tòa án hôm qua cho biết tòa không tìm cách xác định chủ quyền hay biên giới, mà chỉ cứu xét những phần đang gây tranh chấp trong vùng biển mà Trung Quốc đang khai phá.
Trong 2 năm vừa qua, Trung Quốc đã nạo vét hơn 1.200 hecta cát từ đáy biển để mở rộng 7 bãi đá, dường như chỉ nổi lên mặt nước khi thủy triều thấp, và bồi lấp chúng thành những hòn đảo.
Philippines đang vận động để tòa xác định liệu đó chỉ là những bãi đá hay những hòn đảo, điều sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay tuyên bố Trung Quốc không thay đổi lập trường, và khẳng định rằng chủ quyền của họ “sẽ không bị gây phương hại.” Thứ trưởng Lưu Chấn Dân nói Trung Quốc sẽ không tham gia vào vụ trọng tài này.
Một chuyên gia phân tích về an ninh hàng hải làm việc ở Manila, ông Rommel Banlaoi, nói các hoạt động nạo vét của Trung Quốc đã làm thay đổi hoàn toàn đặc điểm của những gì có thời là những bãi đá thủy triều, và cho rằng tòa án có thể nhận ra rất rõ rằng Philippines có những quyền về biển trong khu vực này.
“Nhưng nếu có xung đột với Trung Quốc về những khẳng định chủ quyền lãnh hải, thì việc đi tìm các biện pháp hay cơ chế có thể áp dụng để giải quyết các bất đồng trong những khu vực đó sẽ tùy thuộc vào các bên có liên quan”.
Tòa đã định một phiên xử kín về giá trị của những vấn đề mà tòa sẵn sàng phân xử và cũng để duyệt lại quyết định về các vấn đề khác mà Philippines nêu ra. Theo dự kiến, sẽ không có phán quyết chung cuộc nào về vụ này trước năm tới.

Việt Nam nói về vụ kiện Trung Quốc

Việt Nam nói về vụ kiện Trung Quốc

  • 8 giờ trước
Image copyrightAFP
Image captionNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình
Việt Nam lại tuyên bố 'ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình' sau khi Tòa trọng tài quốc tế nói đủ thẩm quyền thụ lý đơn kiện của Philippines.
Tòa Trọng tài Thường trực đặt tại The Hague, Hà Lan, hôm 29/10 phán quyết rằng họ có đủ thẩm quyền để xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới Biển Đông.
Tòa này đã bác luận điểm của Trung Quốc rằng đây là tranh chấp về chủ quyền và vượt ra ngoài thẩm quyền của tòa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm thứ Bảy 31/10 vừa tái khẳng định rằng "Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS), kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp hoà bình".
Ông Bình nói thêm: "Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền và lợi ích tại các vùng biển được xác định theo Công ước".
Sau khi Philippines thông báo kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài, Việt Nam đã gửi "thông báo quan tâm" (statement of interest) của mình tới tòa này.
Trong thông báo, Việt Nam thừa nhận Tòa Trọng tài có quyền hợp pháp trong vụ kiện do Philippines khởi xướng từ tháng 1/2013, đề nghị tòa quan tâm, đồng thời cũng bác bỏ yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc.
Từ 2013 tới nay tòa mới phán quyết là có thẩm quyền để xét xử vụ kiện. Chưa rõ bao giờ sẽ có các phiên tranh tụng mới.
Manila và Bắc Kinh lâm vào căng thẳng ngoại giao sau vụ bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo và đã kiểm soát từ 2012.
Đơn kiện của Philippines nói yêu sách 'đường chín đoạn', hay 'đường lưỡi bò' mà Trung Quốc dùng để khoanh vùng chủ quyền của mình ở Biển Đông, là trái với Công ước LHQ về Luật Biển mà cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên ký kết.

Tin liên quan

Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

QLB
Người Buôn Gió 


- Ngày 11 tháng 10 năm 2015 trung ương đảng CSVN biểu quyết lần 1 danh sách nhân sự Ban Chấp Hành và cơ cấu nhân sự vào BCT khoá tới.



Bản tin trên báo vietnamnet có đoạn.

"Ban Chấp hành TƯ cơ bản tán thành với Báo cáo của Bộ Chính trị và thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến về tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt" đối với ủy viên TƯ và Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá 11 tái cử khoá 12, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội)

Đây là điểm nhấn lặp lại từ các bản tin trước đó, có thể kết luận bế mạc hội nghị trung ương 12 khoá 11 đã đồng ý đề nghị của Bộ Chính Trị về phương án có những trường hợp '' đặc biệt '' được ở lại.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm thủ tướng hai nhiệm kỳ. Bắt buộc nhiệm kỳ tới ông có đi hay ở lại BCT thì vẫn phải rời bỏ chức thủ tướng. Một trong những quy định là người tiền nhiệm có quyền giới thiệu người kế nhiệm. Điểm mặt trong hàng ngũ có thể đảm đương được chức thủ tướng tới đây chỉ có Nguyễn Thiện Nhân.

Nguyễn Thiện Nhân quê gốc ở Cà Mau, Nhân từng học tại Đức và Mỹ, hai siêu cường quốc sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới Việt Nam trong giai đoạn tương lai tới đây. Có bằng giáo sư về kinh tế, ông Nhân cũng chính là người được Nguyễn Tấn Dũng đưa lên làm phó thủ tướng và ủng hộ vào Bộ Chính Trị trong một phiên hội nghị trung ương giữa khoá 11 này.

Trong nội bộ đảng CSVN ông Nhân là người khá hiền lành, bởi thế ông ít mất lòng ai khi được đề cử vào chức vụ thủ tướng.

Một số ý kiến trước đây cho rằng bộ trưởng Công an Trần Đại Quang lên làm thủ tướng. Xét về mặt kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm đối ngoại là hai cái mà cần có nhất ở chức thủ tướng thì ông Quang rất yếu. Hơn nữa một bộ trưởng công an nhảy tót lên làm thủ tướng ngay sẽ mang một bộ mặt u ám, nặng nề cho hình ảnh Việt Nam. Một đất nước mà vốn dĩ công an không gây được thiện cảm trong nhân dân cũng như trên bình diện quốc tế.

Ý kiến khác cho rằng Nguyễn Xuân Phúc, phó thủ tướng thứ nhất sẽ làm thủ tướng. Ông Phúc có kinh nghiệm từ khi làm ở văn phòng chính phủ. Nhưng từ khi được Bộ Chính Trị đưa lên làm phó thủ tướng, được vào BCT. Ông Phúc đã có những trở mặt với người sếp cũ của mình là Nguyễn Tấn Dũng. Một người phản trắc như ông chắc hẳn không được lòng người khác trong trung ương, nhất là kẻ mà ông phản lại đó hiện giờ còn đầy quyền lực thì sự phản đối ông Phúc càng rõ rệt hơn. Không được lòng đám đông trong uỷ viên trung ương, không được lòng BCT vì khi được cất nhắc ông đã không đáp lại những gì người cất nhắc ông hy vọng. Đương nhiên thì người tiền nhệm Nguyễn Tấn Dũng không dại gì mà giới thiệu Nguyễn Xuân Phúc kế nhiệm mình. Ở nhiệm kỳ tới đây Nguyễn Xuân Phúc làm cái bóng mờ ở chức vụ phó thủ tướng, uỷ viên BCT là còn may mắn. Đừng nói tới chuyện làm thủ tướng.

Vượt hơn các đối thủ của mình về học vấn , được lòng đám đông vì bản tính hiền lành, được lòng người tiền nhiệm vì tính dễ bảo. Là nhân vật ít có thể gây biến động cho sự ổn định chính trị. Cơ hội Nguyễn Thiện Nhân làm thủ tướng đến nay phải đạt 80 %.

Các ứng cử viên khác như Vũ Văn Ninh Vũ Đức Đam, Nguyễn Thị Kim Ngân ...đều không nổi bật hoạc thiếu yếu tố nào đó cần thiết để đủ tiêu chuẩn ứng cử vào chức này. Chẳng hạn như Vũ Đức Đam chưa là uỷ viên BCT nên khó có thể đi thẳng từ uỷ viên trung ương đến chức thủ tướng.

Chiếc ghế thủ tướng coi như đã có Nguyễn Thiện Nhân ngồi. Vì sự nhắc đi nhắc lại về trường hợp đặc biệt quá tuổi trong hội nghị này, cho nên người đặc biệt Nguyễn Tấn Dũng sẽ được ngồi vào một trong hai chức là Tổng Bí Thư hoặc Chủ Tich Nước. Nhưng ông Dũng chỉ chịu ngồi chức Chủ tịch nước nếu như người ngồi ở chức TBT là người ít có cá tính mạnh, hay nói cách khác là người dễ bị ông Dũng lấn át. Còn không có ai như vậy, ông Dũng sẽ ngồi vào cái ghế TBT.

Ông Trần Đại Quang sẽ có một trong hai cái ghế còn lại là Chủ tịch nước hay chủ tịch quốc hội. Có lẽ ông Quang sẽ yên vị ở chức quốc hội, lựa chọn hợp với tính cách toạ sơn quan nhìn hổ đấu của ông bấy lâu nay. Là người học luât, ông cần thiết ở vị trí chủ tich quốc hội, nơi mà tới đây rất cần soạn thảo, thông qua nhiều điều luật mới hoặc bổ sung. Hơn nữa ông Quang không dại gì ngồi chiếc ghế chủ tịch nước đang có cơ bị hợp nhất giữa nhiệm kỳ vào chức Tổng bí thư.

Có lẽ để yên tâm nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng như tâm lý miền Bắc và sự công bằng về việc quá tuổi ở lại. Trường hợp bí thư thành uỷ Hà Nội lên làm chủ tịch nước là điều có khả năng xảy ra. Một chủ tịch nước kiêm tổng tư lệnh tối cao của quân đội như Phạm Quang Nghị sẽ lấp vơi đi chỗ khuyết mà bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đánh mất. Vị trí của Nghị đảm bảo rằng trong vài năm tới những quyết sách lớn của quân đội Việt Nam vẫn còn trong vòng kiểm soát của Trung Quốc thông qua Phạm Quang Nghị. Như thế đây là vị trí đáng thất vọng nhất trong bốn vị trí mà người dân hay gọi nôm na là tứ trụ.

Trong cuộc đua của những nam nhi này, không có chỗ cho phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân người từng được nhiều hy vọng sẽ giữ chức chủ tịch quốc hội, khả năng sẽ về làm bí thư thành uỷ Thành Phố Hồ Chí Minh. Bí thư cũ là Lê Thanh Hải có cơ vào Ban Bi Thư, nhưng cơ nhiều hơn là ông Hải về vườn. Vài tháng trước đây con của ông Hải là Lê Trương Hải Hiếu mới 34 tuổi được ông Hải cất nhắc lên làm chủ tịch quận 12 thành phố HCM. Thường thì những trường hợp cất nhắc con cái trước là trường hợp sắp về hưu, như một sự thoả thuận mặc cả. Còn nếu đi tiếp lên chức cao hơn, không ai vội gì phải cất nhắc con mình lên sớm làm gì để gây dư luận bất lợi.

Một bộ tứ có TBT là Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch nước Phạm Quang Nghị, chủ tịch quốc hội Trần Đại Quang, thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là tương đối nhất trong tình hình hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam. Khi chức vụ thủ tướng đã được đàn em mình là Nguyễn Thiện Nhân cầm chắc, thì dù ở chức vụ gì thì Nguyễn Tấn Dũng vẫn là bố già đầy quyền lực trên chính trường Việt Nam trong 5 năm tới đây. Ông Dũng vẫn điều động , chỉ đạo mọi thứ theo ý mình thông qua Nguyễn Thiện Nhân, một nhân vật bù nhìn chỉ xuất sắc hơn thủ tướng bù nhìn khi xưa là Phạm Văn Đồng.

Tuy nhiên thì sau hội nghị trung ương 12 này còn có hội nghị khác nữa để kết thúc vấn đề nhân sự. Nhưng cơ bản nếu không có gì biến động do tác động bên ngoài, cơ cấu quyền lực tứ trụ sẽ được phân bổ như trên. Đó là khả năng khả dĩ nhất mà các ý kiến có thể chấp nhận được.

Người Buôn Gió 

Lần đầu tiên hải quân Mỹ-Nhật tập trận chung ở Biển Đông

Lần đầu tiên hải quân Mỹ-Nhật tập trận chung ở Biển Đông

mediaHàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt tại căn cứ hải quân Changi ở Singapore, 24/10/2015.REUTERS/Edgar Su
Theo báo chí Nhật, hải quân Nhật Bản và hải quân Mỹ hiện đang tập trận chung ở vùng Biển Đông. Đây là cuộc tập trận chung song phương đầu tiên giữa hai nước ở vùng biển này, diễn ra chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ đưa chiến hạm vào khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở quần đảo Trường Sa.
Nhật báo Yomiuri Shimbun số ra hôm nay 31/10/2015, cho biết khu trục hạm Fuyuzuki của Nhật hiện đang tham gia tập trận chung trên Biển Đông với hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt của Mỹ. Theo tờ báo này, cuộc thao dượt giữa hải quân hai nước đã bắt đầu từ ngày thứ Tư 28/10/2015 và sẽ kéo dài thêm nhiều ngày nữa. 
Một nhật báo khác của Nhật, tờ Mainichi, thì cho biết là khu trục hạm Fuyuzuki và hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt sẽ đi đến khu vực phía bắc đảo Borneo ở Biển Đông. Cũng theo tờ báo này, chiến hạm của Nhật sẽ trở về nước ngày 10/11, như vậy có nghĩa là cuộc tập trận với hải quân Mỹ sẽ kéo dài ít nhất là gần hai tuần. 
Cả hai chiến hạm nói trên của Nhật và Mỹ gần đây cũng đã tham gia cuộc tập trận Malabar 2015, một cuộc tập trận tay ba với Ấn Độ, vừa kết thúc ngày 19/10/2015. 
Hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt đã neo đậu ở Singapore từ ngày 24/10, tức là chỉ ba ngày sau khi Hoa Kỳ thi hành chiến dịch bảo đảm tự do lưu thông trên Biển Đông, đưa một chiến hạm vào khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Trường Sa. 
Cho tới nay, sự tham gia của hải quân Nhật vào các hoạt động ở Biển Đông còn giới hạn. Gần đây nhất, vào tháng 8 vừa qua, hải quân Nhật Bản đã tham gia cuộc tập huấn về cứu trợ nhân đạo với Hoa Kỳ và Philippines ở ngoài khơi Vịnh Subic, nơi trước đây là một căn cứ hải quân của Mỹ. 
Trước đó, vào tháng 6, một chiến máy bay do thám P3-C Orion của Nhật, chở theo ba nhân viên phi hành đoàn Philippines, cũng đã bay qua khu vực Bãi Cỏ Rong ( Reed Bank) ở Biển Đông. Đây là đảo mà Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp chủ quyền.
Cùng chủ đề