Ông Phạm Quang Nghị: 'HN thu nhập 3600 đô'
- 2 giờ trước
Bí thư Phạm Quang Nghị nói thu nhập bình quân của người dân Hà Nội nay đã đạt 3.600 đô la một năm và thành phố này 'ngày càng phát triển' sau khi sáp nhập Hà Tây vào.
Trong phỏng vấn được đăng ngay trước đại hội đảng bộ của Hà Nội, vốn sẽ diễn ra từ 31/10-3/11, ông Nghị đưa ra một bức tranh lạc quan về sự phát triển của trung tâm chính trị ở Việt Nam.
Tổng sản phẩm bình quân của thành phố, vị bí thư nói, hiện ở mức 27,6 tỷ đô la với tốc độ tăng trưởng 9,2% trong giai đoạn 2011-2015.
Ông Nghị cũng nói thu ngân sách trong năm năm gần đây đạt hơn 714.000 tỷ đồng, tăng hơn 7% mỗi năm.
Người đứng đầu về Đảng tại Hà Nội cũng nói về chuyện sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc trước đây cùng bốn xã của huyện Lương Sơn từng thuộc tỉnh Hòa Bình vào Hà Nội:
"Đó là một cuộc kiến tạo mang tầm vóc lớn lao, mở ra một chặng đường phát triển mới cho Thủ đô. Rồi Thăng Long- Hà Nội tròn 1000 năm tuổi, thời khắc ngàn năm mới có một lần," ông Nghị nói.
"Một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính trị ở Thủ đô là phải duy trì được sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng bộ và sự đồng thuận trong nhân dân.
"Khi thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, Đảng bộ thành phố đã xác định phương châm "Đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm", tất cả vì công việc chung, vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô của đất nước.
"Phương châm đó đã được quán triệt, thực hiện nghiêm trong cả hệ thống chính trị và nhờ thế, 7 năm sau ngày hợp nhất, Hà Nội đang ngày càng phát triển lớn mạnh về mọi mặt."
'Hà Nội yếu kém nhất'
Nhưng cách nhìn về thủ đô của ông Phạm Quang nghị đã bị thách thức bởi một cựu quan chức đóng tại Hà Nội.
Trong bản 'đóng góp ý kiến vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XII' được Đài Tiếng nói Việt Nam đăng tải, ông Nguyễn Hữu Oanh, nguyên Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ nhận định:
"Tôi cho rằng, trong phát triển đô thị hiện nay, phát triển đô thị của thủ đô Hà Nội là yếu kém nhất.
"Trong 5 năm qua, thành phố Đà Nẵng, TP HCM, Huế… mỗi lần chúng ta đi qua đều thấy có thay đổi tích cực.
"Nhưng ở Thủ đô Hà Nội, càng ngày càng yếu kém trong phát triển. Không có thủ đô của một nước nào, diện tích đất nông nghiệp nhiều hơn diện tích đất công nghiệp, người làm nông nghiệp nhiều hơn người làm công nghiệp."
Ông Oanh cũng được dẫn lời nói thêm:
"Không có thủ đô nào ngay trong trung tâm hành chính quốc gia xây xong 25 tầng mà ông đô trưởng mới biết, mới yêu cầu các cấp kiểm tra? Sau đó mới tính toán việc cắt tầng.
"Đây không phải là lần đầu tiên trường hợp này xảy ra ở Thủ đô, mà trước đó là tòa nhà ở Đào Duy Anh cũng bị cắt ngọn."
Vị bí thư Hà Nội cũng từng bị chỉ trích trong vụ hàng ngàn cây xanh bị đốn hạtrong khi mẫu tàu điện trên cao vừa được công bố đã bị "dân chê xấu và sợ kém an toàn" theo báo địa phương.
Đại hội Đảng bộ Hà Nội sẽ không bầu người thay thế ông Phạm Quang Nghị vì chức này sẽ do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định, phản ánh tầm quan trọng của chức vụ về Đảng cao nhất tại thủ đô Việt Nam.
Tin liên quan
- Hà Nội hay Sài Gòn, đâu 'đáng sống' hơn?
- Bí thư Hà Nội lên tiếng về vụ chặt cây
- Cây xanh Hà Nội và phản ứng bốn phương
- Ý kiến về cách chặt cây ở VN và Mỹ
- Khủng hoảng xanh và xử lý đỏ
- Tuần hành HN: dân-nhà nước 'cùng thắng'
- Gia đình Đỗ Đăng Dư 'gửi đơn cho LHQ'
- Hà Nội 'là nơi du lịch rẻ nhất'
- Hà Nội lọt vào '10 nơi du lịch hàng đầu'
- Hà Nội giải thích vụ 'cả họ làm quan'
- Bài học từ vụ sập nhà ở Hà Nội?
- Tranh cãi về loa phường
- Tranh cãi về cuộc diễu binh 2/9
- 'Bắt nhân viên trộm đồ ở Nội Bài'
No comments:
Post a Comment