Thursday, October 29, 2015

Chúng ta có thể làm được gì cho đất nước?

Blog / Nguyễn Hưng Quốc

Chúng ta có thể làm được gì cho đất nước?

Người biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc khi Tổng thống Obama tiếp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, ngày 7/7/2015.Người biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc khi Tổng thống Obama tiếp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, ngày 7/7/2015.

Tin liên hệ

Những nhà văn khác chiến tuyến

Đứng về phương diện văn học, Võ Phiến rất thích Chế Lan Viên không những trong thơ mà còn cả trong văn xuôi

Ðường dẫn

Với chữ “chúng ta” ở đây, tôi chỉ giới hạn trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại. Nghe nói cộng đồng ấy đã lên đến trên dưới bốn triệu người sống rải rác trên khoảng một trăm quốc gia trên thế giới. Đó là một cộng đồng khá đa tạp, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, những cách thức rời bỏ quê hương khác nhau, từ những người vượt biên và những cựu tù nhân chính trị được ra đi chính thức đến những người được thân nhân bảo lãnh, các cựu du học sinh và những người quyết định định cư ở nước ngoài chỉ vì lý do thuần tuý kinh tế.
Tuy đa tạp như vậy, nhưng tất cả đều có một số điểm chung. Chung ở hoàn cảnh: lưu vong. Chung ở tâm thế: tâm thế lưu vong. Theo các nhà Lưu vong học, tâm thế ấy bao gồm bốn điểm chính: Thứ nhất, tất cả đều chia sẻ một số ký ức tập thể chung liên quan đến nguồn cội. Thứ hai, tất cả, với những mức độ khác nhau, đều cảm thấy ít nhiều lạc lõng trên đất khách. Thứ ba, tất cả đều không nguôi nhớ về quê cũ, thi vị hoá quá khứ, đau đáu theo dõi từng diễn biến trong đời sống chính trị ở cái nơi mình đã bỏ ra đi. Cuối cùng, thứ tư, như là hệ quả của ba đặc điểm vừa nêu, tất cả đều sống trong trạng thái ở giữa: giữa quê cũ và quê mới, giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bão, giữa đây và đó.
Trong các đặc điểm vừa nêu, điều đáng chú ý nhất là những ám ảnh về quê cũ. Những ám ảnh ấy có nhiều biểu hiện khác nhau. Có người thấy thoả mãn với việc thỉnh thoảng bay về quê hương như một du khách. Có người thường xuyên theo dõi các biến chuyển ở quê hương một cách thụ động. Có người trăn trở muốn làm một cái gì đó để thay đổi tình hình đất nước. Chính với nhóm người sau cùng này, một câu hỏi thường được đặt ra: Liệu những nỗ lực của họ có thành hiện thực? Hay nói cách khác, rộng hơn, liệu những người đó có thể làm được gì cho đất nước?
Để trả lời câu hỏi ấy, không thể không nhìn lại kinh nghiệm của các cộng đồng lưu vong trên thế giới. Sau năm 1917, cả hàng triệu người Nga bỏ nước ra đi. Sau năm 1945, hàng triệu người Đông Âu bỏ nước ra đi. Họ, cũng giống chúng ta, không ngớt thao thức về đất nước, và một số khá đông cũng tìm mọi cách để dân chủ hoá đất nước của họ. Nhưng họ còn hơn chúng ta ở một điểm: Trong họ, có nhiều tài năng có tầm vóc thế giới, nhiều tên tuổi nổi tiếng trong nhiều lãnh vực khác nhau, từ khoa học đến văn học nghệ thuật. Cuối cùng, họ đã làm được gì cho đất nước của họ?
Câu trả lời khá buồn: hầu như không được gì cả. Từ đầu thập niên 1980 trở về trước, bất chấp những sự phê phán và phản kháng của các cộng đồng lưu vong ở nước ngoài, các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu vẫn vững mạnh. Cuối thập niên 1980, các chế độ cộng sản ở những nơi ấy lần lượt sụp đổ vì những lý do khác chứ không hề từ những nỗ lực tranh đấu từ bên ngoài. Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, các cộng đồng lưu vong cũng không đóng góp được gì trong quá trình dân chủ hoá chế độ. Từ trước đến sau, các cộng đồng lưu vong đều là những kẻ ngoại cuộc, bất lực và vô vọng.
So với các cộng đồng lưu vong Nga và Đông Âu trước đây, cộng đồng lưu vong Việt Nam có gì khác?
Có.
Cái khác căn bản nhất là ở thời đại: Chúng ta, may mắn hơn, sống trong thời toàn cầu hoá, trong đó, các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là internet, phát triển vượt bậc khiến quan hệ trong và ngoài nước được dễ dàng và vô cùng nhanh chóng. Trước, những tiếng nói phản kháng của những người lưu vong, kể cả những người từng đoạt giải Nobel về văn chương, từ Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008) đến Joseph Brodsky (1940-1996), đều chỉ vang lên ở Tây phương chứ không vọng về được trong nước họ. Bây giờ, với chúng ta, tình hình khác hẳn. Bất cứ tiếng nói nào được cất lên ở hải ngoại, qua mạng lưới internet, được người trong nước nghe ngay tức khắc. Con đường ngược lại cũng tương tự: một tiếng kêu từ trong nước, trong vòng tích tắc, đã được tiếp nhận ở hải ngoại.
Với những quan hệ chặt chẽ giữa trong và ngoài nước như vậy, những nỗ lực tranh đấu của người Việt ở nước ngoài sẽ dễ có hiệu quả hơn. Hiệu quả ấy có thể thấy trên hai khía cạnh: Thứ nhất, người Việt ở hải ngoại đóng góp phần lớn vào tiến trình quốc tế hoá cuộc đấu tranh trong nước. Một trong những lý do chính làm cho các chính phủ Tây phương cũng như các tổ chức về nhân quyền trên thế giới biết đến những sự đàn áp thô bạo của chính quyền Việt Nam chính là nhờ các nỗ lực vận động của người Việt ở nước ngoài. Không có họ, các tiếng gào thét cất lên từ trong nước rất dễ tan biến vào hư không. Thứ hai, điều người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp cho những người Việt tranh đấu ở trong nước là về phương diện lý luận. Người Việt ở trong nước có nhiều kinh nghiệm trực tiếp về sự độc tài và tàn ác của chế độ, nhưng điều họ thiếu là những kinh nghiệm về dân chủ cũng như tầm nhìn bao quát về địa chính trị vốn là mặt mạnh của những người Việt Nam ở hải ngoại.
Nói cách tóm tắt, qua các mạng truyền thông xã hội, người Việt trong và ngoài nước cùng bắt tay nhau trên con đường tranh đấu cho tự do và dân chủ. Mỗi bên đều có mặt mạnh và mặt yếu nhưng qua sự hợp tác, các mặt yếu sẽ được khắc phục và các mặt mạnh sẽ được phát huy. Tất cả sẽ góp phần hình thành nên một trận tuyến chung trong việc dân chủ hoá đất nước.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (25)
Ý kiến
     
bởi: SG từ: VN
29.10.2015 12:38
So với các cộng đồng lưu vong Nga và Đông Âu trước đây, cộng đồng lưu vong Việt Nam có 2 điểm khác biệt mà bác Hưng quên nói (?): Đó là 90 triệu dân VN phải "lưu vong chính quốc" do bị mất cơ hội sống- làm việc vào tay bè lũ mafia cs. Đó là đống con cháu lũ tư bản đỏ "tị nạn" để rửa tiền và tránh búa rìu công luận tương lai. Chính lũ tư bản đỏ này đang ăn thịt lẫn nhau và sẽ tạo ra sự sụp đổ từ bên trong như đã diễn ra tại Liên xô cũ. Hãy tin rằng, Luật Nhân-Quả luôn tồn tại ở bất cứ thể chế nào và chỉ có địa ngục chờ đón bọn cs ma quỉ mà thôi.

bởi: Cong Ly từ: Ha Noi
29.10.2015 11:58
Cam on Ong da co bai viet rat hay, rat huu ich. Hy vong cong cuoc dan chu hoa Viet Nam se thanh cong nhanh chong va my man. Khi do, dan toc Viet moi co the ngang cao dau cung voi the gioi. Chuc Ong nhieu suc khoe.

bởi: ngay thoi
29.10.2015 11:01
tại sao phải đâú tranh dân chũ , đa đảng? một đãng công sản đã làm cho 90 triệu dân vất vã bởi tham nhũng, bất công, quan liêu , nếu việt Nam chở thành chính phũ do dân bầu có chắc 90 triệu dân thoát khỏi bất công ! tham nhũm.v..v.., sẽ bằng Nam Hàn hay Nhật, thật quá ngai thơ trong khi Viet Nam còn không bằng Thái lan hay Mã Lai , hãy so sánh Việt Nam với Philipine hay ấn độ ,họ là những nước dân chủ đa đảng trình độ tham nhũm , chẵn thua gì VN.

bởi: Không ghi tên
29.10.2015 10:12
Nhờ sự kết hợp ngẫu nhiên mà nhà nước độc tài CS lộ ra toàn lãnh đạo đồ dổm. Một phương thức lật tẩy tự nhiên, có chọn lọc.

bởi: Bà Già Trầu
29.10.2015 10:02
Một kiểu hợp tác, kiến tạo dân chủ VN bất thành văn. Lòng yêu nước không thông qua đảng, nhà nước. Quá hay chứ?

bởi: Long BR từ: USA
29.10.2015 09:13
Cái tâm trạng di dân cũng không phải là bất di bất dịch

Đã 40 năm sau biến cố thê lương 30/4. Nó khiến người Việt đào thoát và ra đi để có mặt tại Tây tại Mỹ như ngày hôm nay. Cho là toàn thế giới có 4 triệu người . Cái 4 triệu đó, hiện nay, về mặt tâm trạng di dân, bơ vơ, lạc lõng, hoài hương, hoài niệm, không thể nói là cũng giô'ng cách đây 30 năm, 40 năm được.

+ Bơ vơ lạc lõng, thí dụ, thì họ đã gần như không hoàn toàn lạc lõng bơ vơ nữa. Họ đã vào quốc tịch Tây Mỹ, họ đã có công ăn việc làm, ngôn ngữ họ cũng không còn trở ngại lắm. Chưa nói các thế hệ sau nầy từ 40 tuổi trở xuống (sinh ra ở Mỹ), gần như đã sinh hoạt hoà nhập hẳn với xã hội như người bản địa.

+ Hoài hương, hoài niệm, cái này cũng khác nhau cách đây 30 năm, rất lớn. Không ít người năm nào cũng về VN chơi một vài lần . Chưa kể kỹ thuật như internet và i-phone cũng giúp họ gần gũi VN hơn rất nhiều.

Đó là thực tế. Tôi không rõ, hiện nay còn được mấy người trong số 4 triệu đó ra đi vào 75, 80s, 90s mà vẫn sống trong tâm trạng "lưu vong" như bơ vơ, lạc lõng, hoài niệm, hoài hương, nhớ nhà, nhớ nước v.v... ? Cá nhân tôi, hoài niệm ừ thì cũng còn, nhưng mà so với cách đây 20 năm lúc chân ướt chân ráo mới đến còn lò mò đến trường học Anh Văn, học nghề, học lái xe, và chạy đi kiếm việc làm, tôi thấy sự hoài niệm hiện tại có khác biệt với trước quá lớn.

bởi: Người đọc Voa từ: Hải Ngoại
29.10.2015 06:00
Dào ôi, cộng đồng cuả sắc dân khác thì còn có thể có tiếng nói mạnh mẽ, tác động ngược trở lại trong nước... chứ cộng đồng VN thì tác động của nó rất hạn chế, nhỏ nhoi, không hữu hiệu.
Thứ nhất: Có đoàn kết với nhau đâu. Chẳng thằng nào nghe thằng nào. Ai cũng tự cho mình là nhất, nói trái ý, không chống cộng < Thật hay giả có mà trời biết> giống như mình, là vu ngay là CS, tầu ngầm, DLV, cán bộ nằm vùng, chụp cho người khác ý đủ thứ mũ, rồi đưa nhau ra toà Mỹ...Hội đoàn nho nhỏ, cũng chia năm bẩy nhóm, ai cũng cho mình mới đúng, còn nhóm khác sai, dốt, thân cộng... kết quả là: Tự hại nhau, còn hơn CS nó hại. Ngay người có chức vụ, trình độ, quan điểm chính trị vững vàng cũng than như bọng: Phe ta đánh phe mình còn nặng hơn đánh CS. Mà CS chả thấy đâu, vô hình vô ảnh, nhưng người tị nạn CS với nhau, các ông vỗ ngực tôi chống cộng chân chính < hay chân gỗ?> đánh nhau, chửi nhau trên báo, trong chỗ tụ họp, như mổ bò. Email qua lại, nói xấu nhau... hết nước, thì chống CS, tác động tới sự biến đổi thể chế trong nước làm sao được??? Kẻ có lòng, chống CS thật sự, lại bị những kẻ chẳng ra gì, chống cộng cực đoan < Hay chính là CS trà trộn???> vu cho người ta là nhằm thủ lợi, hay vì mục đích riêng tư. Nên nhiều người có lòng, muốn làm cái gì đó cho nước nhà, cho cộng đồng cũng đâm nản. Vẫn có người, kiên quyết làm, mặc sự dèm pha, vẫn vác ngà voi... những người đó, tôi nể phục lắm. Nhưng công lao cuả họ bị chính những người tưởng là cùng chiến tuyến làm cho thui chột đi.
Ngay như Cù Huy hà Vũ, Điếu Cầy... CS không làm họ im tiếng được, họ bị ép lưu vong, khi ra hải ngoại, vừa phải lo cơm áo, vừa phải hứng búa rừu của các ông chống CS cực đoan, nghi ngờ họ, chửi bới họ, như trút cơn hận CS bấy lâu nay, ko có chỗ trút, nay trút trên đầu họ < Cứ nghe các cuộc họp báo của họ với cộng đồng, thì thấy> , rồi thì ngớ ngẩn, nông cạn, hành động thiếu khôn ngoan, ép họ phải nhận lá cờ vàng ngay < ???> Khi họ chưa chuẩn bị cho tình huống đó... là chụp ngay cho họ là vẫn thờ CS < ? > Gạt họ sang bên kia chiến tuyến ngay. CS thấy điều này, chúng mừng lắm, vì không cần phải ra tay, chính mấy anh chống CS cực đoan, làm tắt tiếng của những người như Điếu Cày, Cù Huy, còn hiệu quả hơn CS.
Thứ hai :
Tôi rất ngạc nhiên, sao vẫn có người nông cạn như vậy, khi hô hào không gửi tiền về VN là CSVN sẽ hết tiền, tiêu tùng ngay??? Xin thưa, luận điệu này hết sức trẻ con, ấu trĩ, thiếu chiều sâu. Tôi thách ai, người có thể RA LỆNH cho gần bốn triệu người VN khắp thế giới ko gửi tiền về VN nữa đấy???
Người mình, ai bảo được ai? Mà mỗi gia đình một hoàn cảnh, người có anh em, cha mẹ, bà con còn trong nước, làm sao không gửi về, khi mà họ bệnh, họ đói, tai nạn, nan đề xảy ra? Máu chảy, ruột mềm, bản chất người VN là vậy, ko như Tây, ai biết người đó, họ ngạc nhiên khi người VN cứ phải gửi tiền cho thân nhân. Đơn giản, VÌ HỌ LÀ NGƯỜI VIỆT.
Người VN rời khỏi nước với nhiều lý do, tỵ nạn CT, Lưu vong, kinh tế....bảo lãnh, hôn nhân.... Vậy, ở hải ngoại, có hai nhóm : Một, từ MN, nhóm kia từ MB. Hai nhóm này KHÔNG BAO GIỜ TIN TƯỞNG NHAU, hài hoà được với nhau. Cũng có, nhưng rất ít.
Hằn thù, kỳ thị N -B, bôi nhọ nhau... khinh khi nhau - Điều này hết sức NGU XUẨN, CỰC ĐOAN, VÔ VĂN HÓA. Vậy, nó đã là lực cản của cộng đồng rồi.
Ôi, chuyện về cộng đồng VN ở hải ngoại, thì là chuyện dài, không hồi kết, chuyện như chuyện dân quân tự vệ ấy mà.
Không có NỘI LỰC đâu. Trừ khi thế hệ hai, ba... lớn lên, may ra.

bởi: Người Sông Lam từ: Xứ Nghệ
29.10.2015 05:17
Còn một cái khác nữa.

Những ngày " Vang bóng một thời " của thập niên 70, 80 của khối xã hội chủ nghĩa như một hào quang nằm trên đỉnh núi làm mờ mắt nhiều người, nhất là thành phần trí thức thiên tả. Ngày nay, cái khối đệ tam quốc tế ấy như một con cá ươn bốc mùi nằm dưới đáy thùng rác.

Ngày ấy, người ta hoài nghi tất cả những gì về sự thật sau bức màn sắt. Ngày nay, người ta thấy tận mắt tất cả những gì đã từng hoài nghi trong thế giới cộng sản.

bởi: Thơ thẩn
29.10.2015 04:36
Các Ông ngồi salông
vẽ viễn vông
nhừa nhựa chất sái
kiểu như bài này
gọi nó là lý luận
Một là, Hai là, Ba là

Quí vị bên trỏng
ghế đẩu
tùy nghi sứ dụng

Cho Công Cuộc Đấu Tranh
nhé!

bởi: Không ghi tên
29.10.2015 04:11
Bị đuổi đi , về nước còn không được cho về thì làm cái gì ? Ba hòa chích chòe không biết ngượng, dẹp đi cha nội.
Trả lời
bởi: dân oan
29.10.2015 05:09
Cột đèn mà chúng có chân
Cũng biết trốn khỏi gông cùm cộng nô

bởi: Song Đao-Paris
29.10.2015 03:16
Trong bài trên tác giả muốn nói 4 triệu người Việt ở hải ngoại làm được cái gì đó cho đất nước, cái gì đó là làm nên "một thế lực thù địch" để làm áp lực lên Chính Phủ. Cái đó thì xưa quá rồi, Chính Phủ biết hết nhưng 40 năm qua "thế lực thù địch" làm được cái gì? Kêu gào Nhân Quyền thế giới chẳng ai nghe, kêu gào Dân Chủ thế giới cũng chẳng nghe. Còn "thế lực thù địch" muốn dân trong nước làm loạn "hoa lài, hoa khế" cho các bạn dân chủ hưởng thì cũng không ai nghe. Các bạn dân chủ đi hết hoang tưởng nầy đến hoang tưởng khác từ 40 năm qua, các bạn chẳng làm được gì hết cho đất nước.
Trả lời
bởi: anh hua
29.10.2015 10:41
làm tay sai .. góp phần đục khoét .. thỉnh thoảng bám "một tí đất nước" là cả nhà đã đủ sướng rồi thì sao phải nghe ..nhỉ
Trả lời
bởi: Lê Văn Tám từ: VN
29.10.2015 09:50
Bốn triệu người Việt được lãnh đạo CSVN gọi là "khúc ruột ngàn dặm", nay Song Đao nói họ là "thế lực thù địch". Thế là trò tố thầy nói xạo mị dân đó phỏng?

Đã là dân chủ mà chỉ "các bạn dân chủ" hưởng thôi sao? Thì ra vĩnh viễn những người được bác, đảng giáo dục như Song Đao cứ nghĩ nền dân chủ giống như đảng toàn trị của CNCS. Quả không uổng công "trăm năm trồng người" của bác, khẩu phần ăn của học viên "đạo đức HCM" chắc chẳng có chút i-ốt nào.
Trả lời
bởi: sống dạo
29.10.2015 08:29
Từ đáy vực sâu "tổ quốc ơi, ăn khoai mì ngán quá" đến chóp bu có bạc tỉ đô la gởi bí mật ngân hàng Thuỵ Sĩ, mà còn hỏi khúc ruột ngàn dặm đã làm gì.
Cộng sản là loài vong ân và phản phúc nhất hành tinh. Không sai!!

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
29.10.2015 02:37
Theo tôi thì ngoài việc góp tiếng nói trên mạng Internet, chi một số ít mà ở VN họ cũng khó truy cập và vì cơm áo, họ không có thời giờ nhiều !
Cái dễ nhất mà người VN hải ngoại có thể làm là đừng gửi tiền về VN, người nhà mình không vì tiền của người Việt hải ngoại mà chết ! Trái lại cường quyền sẽ chết !
Cứ không còn kiều hối, csvn sẽ phải chết ! Kho lẩm đã cạn kiệt, khai thác hàng hóa ế ẩm, rẻ rề không cạnh tranh nổi, cơ sở sản xuất tan rã, không có kiều hối ....
Nhất định cs sẽ sụp đổ !
Theo TQ để kiếm viện trơ ư ? Được, nhưng TQ sẽ xích hoá hết, cs sẽ bị tru diệt đầu tiên ! Tập Cận Bình sẽ tru diệt !
Phải đổi chế độ, đa đảng để theo Mỹ sẽ cứu tất cả, cứu nước !
Trả lời
bởi: vo danh từ: usa
29.10.2015 10:27
"Cái dễ nhất mà người VN hải ngoại có thể làm là đừng gửi tiền về VN"hoàn toàn đồng ý với bạn.Người gốc việt đặc biệt người mỹ gốc việt KHÔNG nên tiếp tục về vn ăn tết năm nay hay du lịch vn vì lý do khác nhau.Người mỹ gốc việt nên du lịch thái lan,phi,nam dương...nếu muốn thưởng thức hương vị châu á.Không nên nhầm lẫn giữa quốc gia vn và đảng cướp csvn và TUYỆT ĐỐI đừng để đảng cướp csvn lợi dụng lòng yêu nước nhớ nhà "lưu vong" nhân đạo của các bạn để moi tiền,nuôi dân vn giùm cho họ,gián tiếp duy trì chế độ độc đảng độc tài toàn trị mác lê csvn.Nên nhớ đảng csvn đặt LÝ LỊCH để hành sử với người gốc việt do đó đừng ảo tưởng và tiếp tục bị lường gạt bịp bợm." Mỗi bên đều có mặt mạnh và mặt yếu nhưng qua sự hợp tác"suy nghĩ thiếu thực tế.
Trả lời
bởi: vnguyen
29.10.2015 10:10
Bạn nói giống thời kỳ năm 74-75 của vnch Mỹ không viện trợ là sụp đổ trong chóng vánh.
10 tỉ kiêù hối hàng năm là các bác giở về nuôi sống người thân và kinh doanh, nêú không có người thân của các bác chết chắc vì họ quen thói dựa dẫm hay họ đã quá già. GDP trên 200 tỉ/ năm ,10 tỉ các bác chả làm thế naò cs chết được
xin lôĩ cuộc sống tha hương câù thực của các ông đôi khi chưa bằng dân vn đâu đấy nghe !!!

bởi: Ô Sin từ: Hàn Quốc
29.10.2015 02:18
Mổi người Việt ở hải ngoại có ít nhất 10 người thân 5 người bạn, chúng ta hảy dùng chứng cứ sự thật để chứng minh cho họ biết đảng csVN là một đảng Lừa Bịp.....một đảng Thực Dân Đỏ, một đảng Bò Cạp, cạp của dân không từ một thứ gì kể cả cái Lai quần của dân.......cứ như thế lan tỏa ra đến tai trong , sang, hùng, dũng...........nếu trong , sang , hùng, dũng cứ lì lợm thì trong 90 triệu dân VN sẽ xuất hiện Lê Lợi , Quang Trung.......sẽ xuất hiện.........đưa đảng Thực dân Đỏ vào hang chuộc, ống cống........hình , tương nhưng tên độc tài, mang nợ máu nhân dân bị nhân dân giật sập rồi dùng bàn chân chà lên mặt, đạp lên đầu còn sờ Sờ ra đó.........chúng ta tích cực thi đua công việc nầy ........VC sẽ chấm dứt Lừa Bịp, thực thi nghiêm chỉnh bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà VC đã thừa nhận , kí kết. Được như thê VN sẽ sớm giàu mạnh như Nam Hàn, Nhật Bản.

bởi: Nhất Đao từ: Lưu Vong
29.10.2015 01:46
Những phân tích của ông Quốc rất đúng. Tất cả sẽ thành sự thật.

Vài lời cúng DLV: Ngân sách nhà nước đang "cạn kiệt" viết nhiều thêm để có thêm tiền Nhất Đao Lưu Vong

bởi: Long BR từ: USA
29.10.2015 01:00
Di dân Việt rất khác lưu vong Nga

Cái khác dễ thấy nhất là sự trở lại quê hương. Lưu vong Nga, Đông Âu lưu vong là ... lưu vong (ra đi và mất). Còn di dân Việt ra đi và ... dzìa lại cũng thoải mái, ít nhất là từ 20 năm nay. Do vậy, theo tôi, chữ "lưu vong" (nếu anh muốn dùng nó) trong trường hợp này bị thách thức dữ dội. Anh không thể làm ngơ yếu tố quá hiển nhiên này. Nó quan trọng lắm chứ, nó chính là điều căn cơ nhất, nó quyết định luôn tâm thức gọi là lưu vong của anh.

Thời nay khác thời 80s, đúng. Khác về kỹ thuật thông tin, tân kỳ hơn. Thế thôi. Nhưng thời 70s, 80s tuy không có cái di động, cái vi tính thì người ta vẫn có radio, TV. Thời đó tuy học sinh VN (thí dụ) không được trang bị hùng hậu về thông tin như hiện nay, nhưng các em vẫn có thể giỏi toán, giỏi văn, giỏi sinh ngữ không thua gì học sinh hiện tại. Cho nên, vai trò của kỹ thuật truyền tin chỉ là vai trò của tốc độ và lưu trữ. Nó không thể thay thế được con người.

Có thể nhờ tin nhắn trên điện thoại mà cách mạng Ai Cập hay Tunisie bùng nổ mau lẹ. Nhưng ngay những năm 70s ở Sài Gòn, chả có cái di động cái vi tính nào nhưng biểu tình chống Mỹ Thiệu vẫn xảy ra khá thường xuyên trong phạm vi các trường đại học .

Ngoài ra, quý vị cũng đừng quên nếu người VN có 1 di động thì cán bộ VC có tới 10 cái. Nếu người VN có 1 bờ lốc, fê búc được thì dân VC có tỉ tỉ còn hoành tráng và an toàn hơn của người dân gấp 10 lần.

Tóm tắt, vấn đề gọi là "lưu vong" của VN quả thật rất nhiêu khê. Tôi không tin người VN hải ngoại có thể làm được gì để thay thế VC. Hay nói rõ hơn, do tình trạng bùng nhùng đi đi về về , làm ăn, ăn chơi, vô hình trung mọi người đã vô hiệu lẫn nhau. Không chừng chính người hải ngoại đang nuôi sống VC cũng nên.

Quý vị có thể thấy ngay một bằng chứng rõ ràng về kết quả đấu tranh nhân quyền của người hải ngoại một cách vô ích . Đó là trường hơp. LM Nguyễn Văn Lý. Từ năm 2007, hình ảnh LM Lý bị bịt miệng, hình này gây "chấn động" truyền thông hải ngoại, một chiến dịch quy mô lên án VC chà đạp nhân quyền, hình ảnh cha Lý vào cả trong QH của Mỹ, bay đến tận toà thánh Vatican. 8 năm qua, trong điều kiện thông tinh "toàn cầu" tôi hỏi quý vị, tình trạng bắt người, đánh người , giết người ở đồn CA của VC có "cải thiện" chưa ? Hay quý vị cho rằng nhờ hải ngoại đấu tranh mà VC đã thả Điếu Cày chẳng hạn ?
Trả lời
bởi: Người Việt từ: Xứ lá phong
29.10.2015 15:55
So sánh của Long BR (USA) rất nhiều chỗ khập khễnh, nhất là sự so sánh việc biểu tình "thường xuyên" của sinh viên học sinh Miền Nam trước năm 75. Tuy nhiên, tôi không bàn những việc khập khiễnh đó ở đây, mà chỉ muốn nói điều: người Việt "lưu vong" (người "trốn chạy" ra khỏi xứ sở vì bất cứ lý do gì, bao gồm cả lý do "kinh tế", đều là người "lưu vong") đã và đang làm cho đất nước VN là nâng cao "dân trí" và "dân tâm" của những người Việt trong nước. (Cần phải nói rõ là "dân trí" không phải chỉ là "kiến thức", mà còn là những cách "ứng xử" của con người trong xã hội.) Và đó chính là chủ trương và hành động của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu (những người đã từng một thời "lưu vong").

Với một xã hội phong hoá suy đồi, vô cảm như ở VN ngày nay, việc nâng cao dân trí, dân tâm của người dân trong nước là việc làm khẩn thiết hơn bao giờ hết. Và đây là việc phải làm của tất cả Người Việt, lưu vong hay không lưu vong.

Trả lời
bởi: CHẦY VỒ
29.10.2015 10:13
Vậy ông LONG BR đưa ra cao kiến đi.Đáng lý CHẦY tôi không muốn lên tiếng.Hãy ra khỏi cái bóng tối lí luận cuả ông đi.Mục đích cuả ông khá "trí tuệ" đấy! nhưng ông không qua mắt được ai.Bọn trí thức như ông miền Nam xưa cũng không thiếu...Ông dùng thứ "miệng lưỡi Tô tần",ngụy biện mà không đưa ra được đối sách.Ông chỉ muốn đưa ra một tư duy bẩn thiủ,Chầy Tôì xin nói gọn "Chẳng làm được gì CS cả".Xin lỗi ông LONG BR ông muốn phát tán thứ chủ nghiã "TRÙM CHĂN",hay "MŨ NI CHE TAI"? khuyên ông về nhà mà "TRÙM" và "CHE"...Còn nếu còn chút liêm sỉ thì nói lên những điều dù chỉ là hy vọng.Chào ông.
Trả lời
bởi: Lê Văn Tám từ: VN
29.10.2015 09:34
Lý luận khiên cưỡng đến mức... tội nghiệp. Một điều hiển nhiên như thế vẫn cứ tìm cách phủ định, tưởng vẫn còn ở thời kỳ 45 của bác sao? Thời đó mà như hiện nay thì... đố bác làm nên chiến công lừng lẫy chấn động địa cầu là... lừa được cả dân tộc Việt. Hết biết nói sao với những người này.

bởi: Ca sĩ Bùi cam Táo từ: Nghệ An.
29.10.2015 00:13
Nhờ thông tin nhanh chóng giữa trong và ngoài nước nên sự đấu tranh lên án vach mặt sự gian trá lừa bịp của lãnh đạo đảng csVN từ người Việt lưu vong hải ngoại mà nhân dân trong nước đọc được, trong lòng nhân dân trong nước sinh ra oán ghét chế độ, trong lòng nhân dân trong nước đang nung nấu sự căm thù chế độ lừa bịp hiện tại........Mọt ví dụ mà mọi người dân VN trên thế giới đều biết xảy ra ngay trong lòng thành phố Thanh Hóa : Một thanh niên đánh một thiếu tá côn an VC nằm bất tỉnh giữa thị xã mà hàng trăm người dân Thanh Hóa đứng khoanh tay nhìn. Điều nầy cho thấy ngay trong lòng người dân miền Bắc VN mà họ đã và đang chán ghét, căm thù chế độ csVN đến cở nào. Đây cũng là một khía cạnh chúng ta đang làm để góp phần dân chủ hóa VN.Nhìn 90 triệu dân VN đang bị cai trị bởi một chế độ Lừa Bịp chúng ta ngồi yên được sao?

No comments:

Post a Comment