Tuesday, September 25, 2012

Đến phiên Đài Loan can dự vào căng thẳng Trung-Nhật


Đến phiên Đài Loan can dự vào căng thẳng Trung-Nhật

Tàu tuần duyên Nhật dùng súng phun nước để đẩy lui các tàu cá Đài Loan, 25/09/2012.
Tàu tuần duyên Nhật dùng súng phun nước để đẩy lui các tàu cá Đài Loan, 25/09/2012.
REUTERS/Kyodo

Tú Anh
Tình hình căng thẳng tại Senkaku/ Điếu Ngư đài đã thêm phần rắc rối. Hàng chục tàu cá và tàu tuần duyên Đài Loan kéo đến hải phận của Nhật Bản, ngoài khơi quần đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Chiến thuật kích động tinh thần đại Hán của Bắc Kinh với mục tiêu định hướng công luận, che dấu khó khăn kinh tế và chính trị đã làm cho một bộ phận người Hoa mờ mắt.

Vào hôm nay 25/09/2012, một đoàn 40 tàu đánh cá Đài Loan cùng với 8 tàu tuần dương dàn đội hình như một hạm đội tiến vào vùng biển Senkaku/ Điếu Ngư.
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản, đang đối đầu với các tàu hải giám của Trung Quốc, lập tức dùng loa kêu gọi tàu Đài Loan tôn trọng lãnh hải Nhật Bản. Một sĩ quan trên tàu tuần duyên Đài Loan đáp trả qua làn sóng điện là họ « đang ở trong hải phận của Trung Hoa Dân Quốc, bảo vệ ngư dân, và sẵn sàng phản ứng nếu Nhật Bản dùng vũ lực ». Nhưng khi cảnh sát biển Nhật Bản sử dụng vòi rồng với áp suất cực mạnh phun nước ngăn chận thì đoàn tàu của Đài Loan đã rút lui.
Theo bộ chỉ huy lực lượng tuần duyên Nhật, thì đây là lần đầu tiên kể từ sau năm 1996, ngư dân Đài Loan tìm cách biểu dương lực lượng với quy mô lớn tại Senkaku.
Tuy nhiên, Tokyo đã liên lạc với chính quyền Đài Loan và nhấn mạnh đến mối quan hệ lâu bền với Đài Bắc để tìm một giải pháp thỏa đáng.
Theo quan điểm của Đài Bắc, Trung Hoa Dân Quốc cũng có « chính nghĩa » đòi chủ quyền tại đảo Điếu Ngư như Trung Hoa lục địa. Vấn đề là với sự kiện có thêm một tác nhân thứ ba can dự vào vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Tokyo từ hàng trăm năm nay sẽ làm cho tình thế đang căng thẳng trở thành phức tạp hơn.
Tuy chưa bên nào đưa chiến hạm vào vùng, nhưng nguy cơ va chạm không phải nhỏ. Thứ Hai vừa qua, Trung Quốc đã tìm cách « nắn gân » đối phương qua hành động cho ba tàu hải giám vượt qua làn ranh 22 cây số ngoài khơi Senkaku/Điếu Ngư.
Căng thẳng về chủ quyền đột ngột gia tăng vào đầu tháng Chín khi chính phủ Nhật quốc hữu hóa ba đảo còn thuộc tài sản tư nhân trong quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Bắc Kinh vội vàng đưa hàng chục tàu quân sự cải trang thành tàu dân sự ra vùng biển tranh chấp. Cùng lúc là đợt biểu tình bạo động bài Nhật diễn ra trên nhiều thành phố lớn tại Hoa lục mà theo báo chí Nhật có bàn tay chỉ đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Về phía Đài Loan, cách nay hai hôm, Tổng thống Đài Loan tuyên bố là Trung Hoa Dân Quốc không làm điều gì tổn hại cho quan hệ với hai đồng minh Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hôm nay, ông lại tuyên bố ủng hộ hành động của ngư dân. Hai tuyên bố trái ngược nhau của Tổng thống Mã Anh Cữu cũng phản ánh một tình thế tế nhị : Đài Bắc là đồng minh của Washington và Tokyo, trong khi Hoa Kỳ đã khẳng định, trong hiệp ước an ninh hỗ tương với Nhật Bản, sẽ  bảo vệ quần đảo Senkaku, nếu khu vực này bị xâm lăng.
Thái độ không nhất quán của lãnh đạo Đài Loan, do dân bầu lên, minh họa cho hệ quả chính sách kích động tinh thần đại Hán của Bắc Kinh.
Trong bối cảnh kinh tế trì trệ, nhân dân bất mãn, cán bộ tham ô, thượng tầng xung khắc như bọn trùm xã hội đen, đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo vào mùa thu này. Nhiều nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc kích động ngọn lửa yêu nước để « định hướng công luận » hay nói thẳng ra là đánh lừa nhân dân của họ. Người dân Hông Kông đã ý thức được thủ đoạn của Bắc Kinh nên bằng mọi giá, kể cả đấu tranh tuyệt thực, họ đã buộc chính quyền Lương Chấn Anh hủy bỏ chương trình giáo dục yêu nước, mà thực chất là yêu Chủ nghĩa Xã hội theo quan điểm của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vấn đề là không ít người Hoa dù ở lục địa, ở Đài Loan hay một nơi nào khác, còn chưa thấy âm mưu của Bắc Kinh.
Tình hình căng thẳng tại Biển Hoa Đông sẽ dẫn đến nổ súng hay không tùy thuộc vào Trung Quốc. Nhưng có lẽ lo sợ hiệu ứng « gậy ông đập lưng ông », Bắc Kinh đã ngầm chỉ thị ngưng biểu tình. Mặc khác, tuy vẫn tỏ thái độ « thiên triều », đơn phương hủy bỏ lễ tân ghi dấu 40 năm bình thường hóa bang giao với Nhật, ban lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đã lắng nghe lời cảnh báo của Thủ tướng Nhật : Cuộc tranh chấp chủ quyền sẽ gây tổn hại cho hai bên và cho cả thế giới.
TAGS: BIỂN HOA ĐÔNG - CHỦ QUYỀN - LÃNH HẢI - NHẬT BẢN - PHÂN TÍCH - SENKAKU / ĐIẾU NGƯ - ĐÀI LOAN

Trung Quốc bị tố cáo biến Tây Tạng thành nhà giam


Trung Quốc bị tố cáo biến Tây Tạng thành nhà giam

Biểu tình Tây Tạng đòi độc lập tại Bruxelles, vào thời điểm thủ tướng Trung Quốc chuẩn bị họp thượng đỉnh Âu-Trung, 20/09/2012
Biểu tình Tây Tạng đòi độc lập tại Bruxelles, vào thời điểm thủ tướng Trung Quốc chuẩn bị họp thượng đỉnh Âu-Trung, 20/09/2012
REUTERS/Laurent Dubrule

Tú Anh
Trong vòng ba năm, 51 người Tây tạng tự thiêu để đòi quyền sống. Chủ tịch nghị viện Tây Tạng lưu vong lên án Trung Quốc áp đặt chế độ thiết quân luật trá hình, biến vùng đất của đạo Phật thành một nhà tù lớn.

Kể từ hôm nay 25/09/2012, đại hội cộng đồng Tây tạng lưu vong khai mạc tại thành phố Dharamsala, Ấn Độ. Trong vòng bốn ngày, 400 đại biểu sẽ thảo luận một phương án đấu tranh mới chống chế độ bạo ngược của Bắc Kinh.
Khai mạc hội nghị chủ tịch nghị viện lưu vong Penpa Tsering tố cáo « một tình trạng thiết quân luật dấu tên vẫn đè nặng lên Tây Tạng và biến lãnh thổ này thành một nhà tù ». Ông đặt câu hỏi « cộng đồng Tây Tạng phải làm gì để đối phó với tình hình bi thảm của nhân dân mình ?»
Theo chính phủ Tây tạng lưu vong, mà bản doanh đặt tại Dharamsala, thì trong ba năm qua đã xảy ra 51 trường hợp tự thiêu mà phần lớn là tu sĩ Phật giáo. Trong số này 41 người đã từ trần.
Đại hội Tây Tạng lưu vong được triệu tập để hoạch định một chiến lược đấu tranh mới trong bối cảnh càng ngày càng có nhiều người Tây Tạng tranh đấu bằng biện pháp biến thân làm đuốc, để cảnh tỉnh chính quyền Trung Quốc và trong viễn cảnh thay đổi ban lãnh đạo chính trị tại Bắc Kinh.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhiều lần cảnh báo Bắc Kinh là thế hệ trẻ người Tây Tạng sẽ không kiên nhẫn như thế hệ của ngài.
Cũng như tại Tân Cương, chính quyền Trung Quốc tiến hành chính sách hán hóa người Tây Tạng từ khi hoàn toàn chiếm đóng vùng tự trị này vào năm 1959 : cấm dạy tiếng Tây Tạng, đặt điều kiện phải biết tiếng Hoa mới thu dụng vào công sở, cấm tôn vinh Đức Đạt Lai Lạt Ma…
TAGS: CHÂU Á - NHÂN QUYỀN - TÂY TẠNG - TRUNG QUỐC - XÃ HỘI

Tranh chấp Trung Nhật ở Hoa Đông: Rất có nguy cơ gây ra các sự cố hàng hải


Tranh chấp Trung Nhật ở Hoa Đông: Rất có nguy cơ gây ra các sự cố hàng hải

Tàu tuần duyên Nhật Bản (trước) và tàu ngư chính Trung Quốc (sau) trên vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư , ngày 24/08/2011.
Tàu tuần duyên Nhật Bản (trước) và tàu ngư chính Trung Quốc (sau) trên vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư , ngày 24/08/2011.
REUTERS/Japan Coast Guard/Handout

Đức Tâm
Căng thẳng hiện nay giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong cuộc tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông có rất nhiều nguy cơ dẫn đến các cuộc đối đầu giữa các tàu của hai nước.

Trong bản báo cáo nhan đề « Những vùng biển nguy hiểm », được công bố tuần trước, tổ chức nghiên cứu và tư vấn International Crisis Group – ICG, nhận định : « Các cuộc tuần tra thường xuyên hơn của Trung Quốc cùng với việc lực lượng tuần duyên Nhật Bản cũng tiếp tục đi tuần tra ở xung quanh quần đảo (Senkaku/Điếu Ngư), hơn bao giờ hết, làm tăng nguy cơ đụng độ trên biển ».
Tranh chấp chủ quyền Trung-Nhật đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đã trở nên nóng bỏng, sôi sục, kể từ đầu tháng Chín, khi Tokyo quyết định mua lại một số hòn đảo, vốn thuộc sở hữu tư nhân Nhật Bản, trong quần đảo Senkaku.
Nhiều cuộc biểu tình bài Nhật diễn ra ở Trung Quốc và Bắc Kinh điều ngay lập tức nhiều tàu hải giám và ngư chính đến để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại nơi đây. Trong ngày hôm nay, ba tàu của Trung Quốc còn xâm nhập vào vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu khác của Trung Quốc vẫn hiện diện gần đó.
Mặt khác, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố, Trung Quốc sẽ « không nhượng bộ một centimetre vuông nào ». Báo chí Trung Quốc đe dọa trừng phạt kinh tế Nhật Bản.
Về phần mình, thủ tướng Nhật Bản, vào cuối tháng Bẩy, đã khẳng định là Tokyo có thể đưa lực lượng phòng vệ dân sự - tức quân đội – đến bảo vệ quần đảo Senkaku.
ICG nhắc lại là trong quá khứ, hai nước đã từng thành công trong việc làm dịu tình hình liên quan đến tranh chấp chủ quyền, ví dụ, trong năm 2010, khi Nhật Bản bắt giữ trong vòng hai tuần một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc vì đã lái tàu đâm thẳng vào tàu tuần duyên Nhật Bản.
Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, khó có thể đạt được một giải pháp tương tự, nếu xẩy ra đụng độ giữa các tàu của Trung Quốc và Nhật Bản.
Vẫn theo ICG, làn sóng bài Nhật tại Trung Quốc trong những ngày qua làm lu mờ đi một động thái tiềm ẩn đầy nguy hiểm có thể dẫn đến xung đột trên quy mô lớn giữa hai nước : Đó là việc Trung Quốc xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho phép nước này trục xuất các tàu bè nước ngoài ra khỏi khu vực đang có tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông.
Ngày 10/09/2012, bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo lập trường của Bắc Kinh chính thức hoạch định đường ranh giới khu vực đang có tranh chấp ở biển Hoa Đông, và như vậy, đặt quần đảo Điếu Ngư/Senkaku dưới sự quản lý của Trung Quốc.
ICG nhận định, đây là một thách thức trực tiếp đối với Nhật Bản, nước hiện đang kiểm soát quần đảo này. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách vốn được áp dụng cho đến nay là « thông qua đối thoại, tìm kiếm khả năng khai thác chung với Nhật Bản các nguồn tài nguyên trong vùng biển này ».
Việc Bắc Kinh « luật hóa » đòi hỏi chủ quyền của mình đối với các lãnh thổ đang có tranh chấp, buộc Trung Quốc phải khẳng định – do chính luật pháp của nước này bắt buộc và để làm hài lòng công luận trong nước - quyền tài phán của mình đối với vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Mặt khác, ICG cho rằng thái độ cứng rắn hiện nay của Bắc Kinh có liên quan đến việc Trung Quốc chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo trong bối cảnh khó khăn : « Sự bất bình ngày càng tăng về hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn, nạn tham nhũng lan rộng, lạm phát và giá bất động sản tăng, tất cả những yếu tố này cộng với những tin đồn về sự chia rẽ trong giới lãnh đạo đất nước : Bắc Kinh cảm thấy là họ không thể để bị coi là phản bội lại các lợi ích quốc gia trước một kẻ thù lịch sử ».
Trên phạm vi quốc tế, cuộc đối mặt Trung-Nhật đang gây nhiều lo ngại. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panette cảnh báo, các cuộc xung đột lãnh thổ hiện nay tại châu Á có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh nếu như các chính phủ liên quan tiếp tục có « các hành động khiêu khích ».
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cũng tuyên bố là ông cảm thấy ngày càng lo ngại do « các căng thẳng gia tăng ».
TAGS: CHỦ QUYỀN - NHẬT BẢN - PHÂN TÍCH - TRUNG QUỐC

Bức tranh ảm đạm về xung đột ở Biển Đông


Bức tranh ảm đạm về xung đột ở Biển Đông

Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường chấm đỏ) của Trung Quốc tại  Biển Đông
Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường chấm đỏ) của Trung Quốc tại Biển Đông

Thanh Hà
Dưới hàng tựa " Các chuyên gia phác họa bức tranh ảm đạm về xung đột ở Biển Đông", báo Jakarta Post trên mạng, ngày 21/09/2012,  đã trình bày các nhận định và phân tích của giới chuyên gia tham dự cuộc hội thảo "Hòa bình, Ổn định tại Biển Đông và Thái Bình Dương, tổ chức ngày 20/09/2012 tại thủ đô Indonesia. RFI lược dịch bài viết này.

Tại hội thảo « Hòa bình, Ổn định tại Biển Đông và châu Á Thái Bình Dương : Sự đoàn kết của ASEAN và can dự của các cường quốc vào khu vực » tổ chức tại Jakarta, Indonesia, ngày 20/09/2012, các chuyên gia đã phác họa ra một bức tranh ảm đạm về các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và nhận định, sức mạnh quân sự của Trung Quốc càng gia tăng thì nguy cơ xung đột giữa các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN càng lớn và do đó, việc tìm kiếm giải pháp trong khối này càng thêm khó khăn.
Ông Andi Widjajanto, một chuyên gia về quốc phòng thuộc đại học Indonesia (UI), được báo Jakarta Post trích dẫn, cho rằng, vào lúc Trung Quốc gia tăng sức mạnh và trở nên quyết đoán hơn, một vài nước ASEAN sẽ nghiêng về phía Mỹ và một số khác thì sẽ liên kết với siêu cường châu Á là Trung Quốc. Việc Bắc Kinh thay đổi về chiến lược quân sự, từ phòng thủ chuyển sang tấn công, sẽ tác động đến các nước ASEAN.
Ông Andi nói : « Việc phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ tác động đến sự đoàn kết của ASEAN, các nước thành viên sẽ bị chia rẽ giữa hai cường quốc vì những lợi ích riêng của mình »
Vẫn theo chuyên gia này, ngoài việc gia tăng sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc cũng có thể lôi kéo một số quốc gia vào vòng ảnh hưởng của mình. Ví dụ, đối với những nước không có đòi hỏi chủ quyền, như Cam Bốt, lợi ích của họ không liên quan đến Biển Đông. Họ quan tâm hơn đến những gì có thể có được từ phía Trung Quốc, cường quốc kinh tế.
Trong bối cảnh bế tắc đó, Indonesia có thể đóng một vai trò quan trọng qua việc làm cầu nối giữa các bên, đưa ra các sáng kiến ngoại giao nhằm ngăn ngừa những căng thẳng có thể xẩy ra trong khu vực. Thế nhưng, chuyên gia Andi nhấn mạnh, ảnh hưởng của Indonesia cũng hạn chế. Không thể thuyết phục được Trung Quốc từ bỏ những đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông và vai trò của Indonesia không thể giúp tìm ra được một giải pháp cho tình hình này. Tuy vậy, Jakarta có thể trì hoãn và thậm chí ngăn ngừa xẩy ra xung đột.
Ông Jose Tavares, vụ trưởng phụ trách hợp tác an ninh và chính trị với ASEAN, thuộc bộ Ngoại giao Indonesia, tán đồng quan điểm nói trên và cho rằng các tổ chức quốc tế và khu vực có thể đóng vai trò trung gian. Nhưng, các tổ chức này lại không ở trong vị thế thuận lợi nhất để tìm ra một giải pháp bền vững cho cuộc tranh chấp lãnh thổ. Ông nói : « Bản thân các tổ chức này cũng không đạt được đồng thuận về một giải pháp cuối cùng cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ».
Trong hai năm qua, căng thẳng đã gia tăng trong hồ sơ Biển Đông.
Năm 2010, Hà Nội tố cáo Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam. Tình hình lại càng xấu đi khi Philippines thông báo cấp các giấy phép thăm dò mới đối với các vùng biển ở ngoài khơi đảo Palawan, hồi tháng 02/2012.
Trong tháng 03/2012, căng thẳng leo thang khi Trung Quốc bắt giữ 23 ngư dân Việt Nam với lý do là họ đánh bắt hải sản trái phép và tiến gần quần đảo Hoàng Sa.
Tuy nhiên, sự cố nghiêm trọng nhất xẩy ra trong tháng 02/2012, khi nhiều tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động ở vùng bãi đá Scarborough và Hải quân Philippines có ý định bắt giữ số ngư dân này.
Đối với ông Ralf Emmer thuộc trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, bế tắc trên hồ sơ Biển Đông còn nghiêm trọng hơn, không chỉ vì khu vực này có nhiều tài nguyên thiên nhiên, mà còn vì nơi đây có tầm quan trọng chiến lược đối với giao lưu thương mại hàng hải quốc tế.
Hồ sơ này lại càng nóng bỏng hơn với sự can thiệp của Hoa Kỳ. Vì quyền lợi của mình, Mỹ muốn duy trì nguyên tắc tự do thông thương hàng hải ở vùng biển quốc tế trong lúc Trung Quốc tăng cường khả năng hải quân và lại có thái độ quyết đoán trong các tranh chấp chủ quyền.
Theo chuyên gia Emmer, Trung Quốc gia tăng sức mạnh hải quân và có thể sử dụng để hỗ trợ các đòi hỏi về chủ quyền. Ông nói : « Hoa Kỳ có thể tham chiến tại châu Á-Thái Bình Dương để bảo vệ nguyên tắc tự do lưu thông hàng hải. Quyền tự do này là một nguyên tắc chủ chốt mà Mỹ sẽ không thể có một sự nhượng bộ nào ».
Hoa Kỳ muốn nhấn mạnh điểm này tại các diễn đàn ASEAN, nhưng đối với Trung Quốc thì đây lại là một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì Bắc Kinh lo ngại mọi ý đồ quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông và chỉ muốn đàm phán song phương với từng nước nhỏ bé hơn trong ASEAN, đang có tranh chấp chủ quyền.
TAGS: BIỂN ĐÔNG - CHÂU Á - CHỦ QUYỀN - CHUYÊN MỤC TRÊN MẠNG - HOA KỲ (MỸ) - INDONESIA - TRUNG QUỐC

Thursday, September 13, 2012

Trang Hoàng Sa - Trường Sa

Trang Hoàng Sa - Trường Sa - Vietlist.us

Trang Hoàng Sa - Trường Sa của Vietlist.us dùng để thu thập và trưng bày bằng chứng sở hữu của Việt Nam trên hai hòn đảo quý nầy. Đất nước Việt Nam là sở hữu của dân tộc Việt Nam chớ không phải là sở hữu của đảng Cộng sản Việt Nam. Xin quý độc giả vui lòng cung cấp tài liệu cho chúng tôi và xin góp phần phổ biến những tài liệu nầy cho mọi người đều biết.
-------------oo0oo---------------

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa.
LUẬT BIỂN VIỆT NAM 2012 - Hoàng Duy Hùng.
Sự thật về Thác Bản Giốc. Kỳ 2 – TRUNG CÔNG XÂM CHIẾM THÁC BẢN GIỐC NHƯ THẾ NÀO?
Bốn Tội Phản Bội Tổ Quốc Của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
NHÓM ĐỘC TÀI 4 TÊN CẦM QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TRƯỚC SAU CŨNG PHÀI TRẢ GÍA NHƯ GADHAFI.
ỦY BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ - TUYÊN CÁO về Thỏa Thuận giữa TC và VC liên quan đến giải pháp cho Biển Đông.
Đường Lên Hoàng Sa: Để Nhớ Hoàng Sa Đã Mất.
Sử dụng công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm bằng chứng, Trung Quốc đã bộc lộ điểm yếu tạo cơ hội cho Việt Nam đòi lại quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Tuyết Mai phỏng vấn Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại vể diễn tiến trận Hải chiến Hoàng Sa 1974.
1959: Thủy Quân Lục Chiến VNCH Bắt Quân Trung Cộng.
TƯỜNG THUẬT CỦA MỘT CHỨNG NHÂN TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA.
LỜI KÊU GỌI CỦA ỦY BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ.
Hiện tình Biển Đông đòi hỏi một nỗ lực tổng hợp để đối phó Trung Hoa.
CẢNH GIÁC CÁC ĐỒNG NGHIỆP Ở TRONG NƯỚC VỀ CHIẾN DỊCH TRUYỄN THÔNG THEO CÔNG PHÁP QUỐC TẾ - Luật Sư Nguyễn Hữu Thống.
HOÀNG SA TRƯỜNG SA THEO TRUNG QUỐC SỬ - Luật Sư Nguyễn Hữu Thống.
Hoa Kỳ sẽ không đứng ngoài lề trong tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc bực tức trước sự đả kích về vấn đề quần đảo Trường Sa.
Còn nhiều sách cổ khẳng định Hoàng Sa của Việt Nam.
Bạch Long Vĩ: Nỗi Đau Dân Tộc Việt. Hoàng Duy Hùng.
25 March 2010 - Nhờ sự phản đối của Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại, Hội Địa Lý Hoa Kỳ đã đồng ý sửa đổi cách đặt tên quần đảo Hoàng Sa.
Không ảnh các quần đảo mến yêu Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.
VAC-NORCAL hân hạnh công bố các bản đồ 5 cụm đảo Trường Sa.
Nguyễn Thái Học Foundation kêu gọi gỡ tên "China" trên bản đồ của National Geographic Society.
Thế nào là gác tranh chấp cùng khai thác biển Đông?.
Đại sứ Trung cộng tại Washington từ chối nhận Vǎn Bản Ngoại Giao #2.
Vô Hiệu Hóa Tầu Tuần Ngư Chính...Nguyễn Ðạt Thịnh.
VAC-NORCAL Công bố Vǎn bản Ngoại giao thứ hai (Mồng 5 Tết Canh Dần).
Bản Tuyên Bố Tình Trạng Khẩp Cấp Trên Biển Đông .
Tin Quan Trọng: Công Bố Văn Kiện Lịch Sử gửi Toà Án Quốc Tế về Luật Biển: VAC-NORCAL vs PRC.
Tin Quan Trọng: Bản Tuyên Bố 8 Điểm của VAC-NORCAL về Việt Nam và Biển Đông.
Quan trọng: Mang bọn tội phạm Việt cộng ra trước công lý.
Trận hải chiến Hoàng Sa 1974.
Những nhức nhối của Hoàng Sa, Trường Sa. Hoàng Duy Hùng.
Phụ chú: Tài liệu mới về Hoàng Sa và Trường Sa - Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5,Phần 6.
hoangsa

Đây là văn kiện bán nước do Phạm Văn Đồng ký năm 1958. May mắn thay, văn bản nầy không có hiệu lưc. Vì 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở phía Nam vỉ tuyến 17, nên vào thời điểm trên, các quần đảo nầy thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Việt Cộng không có thẩm quyền trên 2 hòn đảo quý của đất nước, chúng không có quyền bán hay nhượng lại cho bất kỳ thế lực ngoại bang nào.


Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974. Chiến hạm HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, chiến hạm HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, chiến hạm HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương. Xin bấm vào đây để xem thêm chi tiết.
hbt
Người dân Việt kiêu hùng đã bao phen giáng những đòn chí tử vào đầu những tên giặc Tàu, bảo vệ đất nước Việt Nam thân yêu.
-------------oo0oo---------------

Nhật triển khai lực lượng tuần duyên để đối đầu với Trung Quốc


Nhật triển khai lực lượng tuần duyên để đối đầu với Trung Quốc

Nhóm đảo trong vòng tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư (hình chụp ngày 19/8/2012 từ một tàu đánh cá của Nhật Bản)
CỠ CHỮ 
Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

  • Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.

  • Gồm 8 đảo không người ở.

  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.

  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
​​Nhật Bản cho biết họ sẽ điều động lực lượng tuần duyên khi tàu của chính phủ Trung Quốc tiến đến một quần đảo có tranh chấp ở Biển Ðông Trung Quốc, khiến tăng cao khả năng đối đầu giữa hai cường quốc ở Châu Á.

Trong một tuyên bố có gởi cho đài VOA, Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói rằng việc điều động lực lượng tuần duyên sẽ được thực hiện “khi tàu của Trung Quốc tiến đến đó, hoặc ít nhất là tiến gần hơn đến” các hải đảo do Nhật Bản kiểm soát.

Tân Hoa xã trước đó đưa tin rằng hai chiếc tàu Tổng đội Hải giám Trung Quốc đã “đến vùng biển quanh” nhóm đảo này sáng sớm hôm qua, thứ Ba trong khuôn khổ của kế hoạch của Bắc Kinh bảo vệ chủ quyền.

Kể từ lúc đó, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc giữ im lặng về sự di chuyển của các chiếc tàu.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết họ không xác định được vị trí của hai chiếc tàu Trung Quốc.

Bản tin trước đó của Tân Hoa xã nói rằng cơ quan của Trung Quốc chịu trách nhiệm về các chiếc tàu này sẽ “có hành động tùy thuộc vào diễn tiến của tình hình,” nhưng không nói rõ chi tiết.



1894

Chiến tranh Trung Nhật lần thứ nhất bắt đầu.

1895

14-1: Nhật Bản đơn phương chiếm 5 đảo và ba nhóm đá không quặng ở Biển Đông, gọi chúng là “Senkaku.”

17-4: Nhà Thanh của Trung Quốc nhượng Đài Loan và các đảo dọc theo đó cho Nhật Bản theo thỏa ước Shimonoseki, chấm dứt cuộc chiến tranh Trung-Nhật thứ nhất. Quần đảo Senkaku không bao gồm trong thỏa ước này.

1896

Chính phủ Nhật cho thuê bốn hòn đảo - có tên tiếng Nhật là Uotsuri, Minami, Kita, và Kuba - cho ông Tatsushiro Koga. Ông Koga thiết lập các cơ sở cho công nhân để sản xuất cá khô và thâu thập lông chim.

1932 

Chính phủ Nhật Bản bán bốn đảo này cho Zenji, con trai của Koga. Đảo thứ 5, Taisho, vẫn còn do nhà nước kiểm soát. Koga xuất khẩu hải sản từ những đảo này.

1940

Koga không đủ khả năng bảo đảm đủ nhiên liệu để xuất khẩu hàng hóa và tiếp tế cho công nhân vì có chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhì. Ông bỏ cơ sở này, khiến cho các đảo không có người ở.

1945

Nhật đầu hàng, chấm dứt Thế Chiến Thứ Hai và trả Đài Loan cùng các hòn đảo quanh đó cho Trung Quốc theo các tuyên cáo Cairo và Potsdam. Quân đội Hoa Kỳ chiếm quyền kiểm soát các đảo Senkaku và cà các đảo Rykyu của Nhật.

1951

Nhật Bản chấp nhận để Hoa Kỳ quản lý các đảo Rykuyu và Senkaku, có ghi trong hiệp ước San Francisco.

1969

Phúc trình của Liên Hiệp Quốc cho biết các cuộc khảo cứu gợi ý rằng có trữ lượng lớn dầu hỏa trong vùng biển của dãy đảo Senkaku.

1971

Đài Loan, Trung Quốc chính thức đòi chủ quyền trên các đảo này, gọi đó là Điếu Ngư. 1972 Nhật Bản lấy lại quyền kiểm soát Okinawa và các đảo Senkaku (hay Điếu Ngư) từ Hoa Kỳ. Nhật Bản cho quân đội Hoa Kỳ sử dụng Kuba và Taisho làm nơi tập bắn cho một thời gian “vô hạn.” Bộ Quốc Phòng Nhật Bản thuê Kuba của sở hữu chủ để bảo đảm cho Hoa Kỳ được tới đảo này. Zenji Koga bắt đầu thủ tục bán các đảo Kuba, Uotsuri, Minami, và Kita cho gia đình Kurihara. Vụ mua bán hoàn tất năm 1988.

1978 

Tháng 4: Hằng trăm tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển chung quanh các đảo này khiến Nhật Bản tức giận trong lúc hai phía đang đàm phán một hòa ước. Tháng 6: Quân đội Hoa Kỳ đình chỉ các cuộc thao diễn bắn đạn thật tại các đảo Kuba và Taisho.

Tháng 8: Trung Quốc, Nhật Bản ký hòa ươc đồng ý để vụ tranh chấp những đảo này cho thế hệ kế tiếp giải quyết. 1992 Quốc vụ Viện Trung Quốc tuyên bố các đảo Điếu Ngư là “lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc” theo một đạo luật mới về “Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.”

1996 

Đoàn Thanh niên Nhật Bản dựng một hải đăng trên đảo Uotsuri. Nhiều người Hồng Kông theo chủ nghĩa dân tộc toan tính đổ bộ lên đảo Uotsuri để phản đối hành động của Nhật Bản.

2002

Gia đình Kurihara cho Bộ Nội Vụ Nhật Bản thuê các đảo Uotsuri, Minami và Kita.

2010

Một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc xâm nhập vùng biển chung quanh các đảo này hôm mùng 7 tháng 9. Các tàu tuần duyên Nhật Bản đụng chiếc tàu đánh cá khi họ toan đuổi tàu đánh cá này đi. Nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ viên thuyền trưởng Trung Quốc hai tuần lễ làm Trung Quốc tức giận, và đã phản ứng bằng cách ngưng trao đổi văn hóa, chính trị và ngưng xuất khẩu đất hiếm cho Nhật.

2012

Tháng 4: Lãnh đạo Tokyo, ông Shintaro Ishihara, nói chính quyền của ông đang thương thuyết để mua những đảo này từ gia đình Kurihara.

Tháng 7: Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda nói chính phủ trung ương cũng đang đàm phán để mua các đảo này.

15-8: 14 người hoạt động ủng hộ Trung Quốc đi thuyền tới các đảo này để khẳng định chủ quyền. 5 người bơi vào bờ trước khi lực lượng tuần duyên Nhật bắt tất cả những người hoạt động này và trục xuất họ.

19-8: Những người có đầu óc dân tộc Nhật Bản đổ bộ lên Uotsuri để khẳng định chủ quyền của Nhật, không đếm xỉa tới cảnh cáo của chính phủ Tokyo là vụ đổ bộ này không được phép.

Quốc hội Mỹ tố giác Trung Quốc bắt nạt hàng xóm


Quốc hội Mỹ tố giác Trung Quốc bắt nạt hàng xóm

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì (không có trong hình) tại Bắc Kinh hôm 4/9/2012. Bà Clinton đến Bắc Kinh nhằm thúc đẩy Trung Quốc giải quyết tranh chấp 1 cách ôn hòa với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông.
CỠ CHỮ 
Cindy Saine

Tầu ngầm Nga tại Việt Nam


Tầu ngầm Nga tại Việt Nam

Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Algeri (nguồn: fr.wikipedia.org)
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Algeri (nguồn: fr.wikipedia.org)

Đức Tâm
Việt Nam sẽ nhận được chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên trong năm 2012. Trên tạp chí của Học viện Hải quân Hoa Kỳ (USNI), ngày 21/08/2012, giáo sư Carlyle A. Thayer có bài phân tích hiệu quả của hạm đội tàu ngầm trong việc bảo vệ biển đảo của Việt Nam. Sau đây là bản dịch.

Ngày 15/08/2012, báo Thanh Niên đã đưa tin là Việt Nam sẽ nhận chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên vào cuối năm nay. Việt Nam còn đặt hàng 5 tàu ngầm Kilo khác và dự kiến sẽ tiếp nhận mỗi năm một chiếc. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Việt Nam sẽ phát triển một hạm đội tàu ngầm hiện đại trong 5-6 năm tới (2016-2017).
Trong cuối những năm 1980, Việt Nam đã tìm cách mua chiếc tàu ngầm đầu tiên từ Liên Xô. Đoàn thủy thủ được lựa chọn và được đào tạo trên chiếc tàu ngầm diesel Project 641 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Chương trình này đã bị tổng bí thư Mikhail Gorbachev đình chỉ vì lo ngại làm cho Trung Quốc bực tức. Với sự sụp đổ của Liên Xô, hy vọng của Việt Nam có được tàu ngầm đã không thành hiện thực.
Trong thỏa thuận đổi gạo lấy vũ khí, năm 1997, Việt Nam đã mua hai chiếc tàu ngầm loại nhỏ, lớp Yugo của Bắc Triều Tiên. Các tàu này neo đậu tại Vịnh Cam Ranh để tu sửa. Trong 13 năm sau đó, các nhà phân tích không biết rõ khả năng hoạt động của các con tàu này. Tháng Giêng 2010, báo Tuổi Trẻ đã tiết lộ nhiều về sự tồn tại của M96, một đơn vị tàu ngầm bí mật của Việt Nam, với bức ảnh chụp chiếc tàu ngầm Yugo và đoàn thủy thủ. Các tàu ngầm Yugo đã được sử dụng cho các hoạt động dưới đáy biển. Theo một tùy viên quân sự phương Tây ở Matxcơva, "Kinh nghiệm từ tàu ngầm loại nhỏ cung cấp nền tảng cơ bản cho sự hiểu biết các hoạt động tàu ngầm và bảo trì."
Mong muốn của Việt Nam có được một chiếc tàu ngầm với kích cỡ thông thường đã tăng lên rõ rệt vào năm 1997 sau chuyến thăm cảng Cam Ranh của tàu ngầm Nga Project 636 lớp Kilo. Năm 2000, các thông tin, không được xác nhận, cho biết là Việt Nam và Nga đã ký biên bản ghi nhớ liên quan đến khả năng bán tàu ngầm. Cũng trong năm đó, Việt Nam và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận quốc phòng trong đó có một điều khoản liên quan đến việc hải quân Ấn Độ đào tạo thủy thủ cho Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm.
Bối cảnh
Trong tháng 10/2002, Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ đào tạo về tàu ngầm, nhưng bốn năm sau, Ấn Độ mới thông báo bắt đầu đào tạo các sinh viên sĩ quan và sĩ quan hải quân Việt Nam. Hiện nay Ấn Độ đang huấn luyện các quy trình thoát hiểm ở tàu ngầm cho các thủy thủ Việt Nam.
Năm 2008 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Việt Nam không thành công trong việc tìm cách mua tàu ngầm kích cỡ thông thường từ Serbia. Sau đó, Việt Nam quay sang Nga và đã đạt được một thỏa thuận nguyên tắc để mua 6 tàu ngầm Project 636M lớp Kilo. Trong năm 2008, bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch nước Việt Nam đã có các chuyến công du Matxcơva để thúc đẩy thỏa thuận này.
Trong năm 2009, các nguồn tin từ giới công nghiệp Nga đã được công khai. Ngày 24/04, ông Vladimir Aleksandrov, tổng giám đốc Admiralteiskie Verfi (Nhà máy đóng tàu Admiralty) ở St Petersburg, thông báo là công ty của ông đã được chỉ định thực hiện hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm Project 636 lớp Kilo. Giá mỗi chiếc tàu ngầm này là 300-350 triệu đô la và tổng giá trị hợp đồng là 1,8 – 2,1 tỷ đô la.
Hợp đồng chính thức mua 6 tàu ngầm lớp Kilo đã được ký kết tại Matxcơva giữa công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport và bộ Quốc phòng Việt Nam, trong tháng 12/2009. Tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ ký kết. Nhà máy Admiralty bắt đầu đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc, trong lễ khởi công ngày 24/08/2010. Tàu ngầm này được hạ thủy ngày 28/08/2012, và trải qua một loạt thử nghiệm trên biển trước khi chuyển giao cho Việt Nam.
Hợp đồng bán mua tàu ngầm Nga-Việt Nam cũng bao gồm các điều khoản - ngoài việc cung cấp 6 tàu ngầm – liên quan đến việc đào tạo thủy thủ đoàn và xây dựng một cơ sở bảo trì trên bờ. Trong tháng 3/2010, Việt Nam chính thức yêu cầu Nga giúp đỡ xây dựng một căn cứ tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh.
Tàu ngầm Project 636M – lớp Kilo
Tàu ngầm Project 636M chính là loại tàu ngầm lớp Varshavyanka của Nga, nhưng nó được biết đến nhiều hơn theo phân loại lớp Kilo mà NATO đưa ra. Kilo là một loại tàu ngầm phi hạt nhân tấn công nhanh (SSK). Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Chống tàu ngầm và tàu chiến, bảo vệ duyên hải, rải thủy lôi, trinh sát và tuần tra.
Việt Nam đã đặt mua loại tàu 636MV mới nhất, được cải tiến, với phạm vi hoạt động, tốc độ, sự chắc chắn, độ bền vững, các đặc tính âm thanh, tiếng động và hỏa lực đều tốt hơn so với phiên bản trước đó.
Tàu ngầm Project 636 lớp Kilo đã được Hải quân Mỹ mệnh danh là "lỗ đen" do mức độ tĩnh lặng của nó khi hoạt động. Khả năng tàng hình của tàu ngầm Project 636 đã được cải tiến qua việc loại bỏ các van của khoang chứa nước và thân tàu được phủ nhiều lớp “ngói cao su” chống dội âm. Các lớp “ngói” này được gắn vào phần thân tàu và cánh ngầm nhằm hấp thụ sóng âm chủ động, qua đó, làm giảm và bóp méo các tín hiệu phản hồi. Các lớp “ngói chống dội âm” cũng ngăn chặn âm thanh phát ra từ trong tàu, làm giảm khả năng bị phát hiện bởi sóng âm thụ động.
Tàu ngầm lớp Kilo cải tiến dài 73,8 mét (242 ft), rộng 9,9 m (32,4 ft), với mức mớn nước là 6,2 m (20,34 ft). Lượng choán nước khi nổi là 2.350 tấn và có thể lặn sâu đến một phần tư dặm. Tàu lớp Kilo cải tiến được trang bị động cơ diesel-điện, có phạm vi hoạt động 9.650 km (5.996 dặm) và có thể lặn liên tục 700 km (434 dặm), với tốc độ 2,7 hải lý (5 km / giờ) ở tốc độ thấp, yên tĩnh. Tàu có thể đạt tốc độ tối đa 20 hải lý (37 km / giờ). Việt Nam dường như đã không chọn loại tàu trang bị hệ thống Air Propulsion độc lập có thể cho phép kéo dài thời gian hoạt động tuần tra. Thủy thủ đoàn của tàu lớp Kilo cải tiến có 57 người.
Tàu ngầm Project 636MV có 6 ống phóng ngư lôi 533 mm ở phía trước. Nó có thể mang tới 18 thủy lôi (6 nạp trong ống và 12 trên dàn phóng ) hoặc 24 thủy lôi ( mỗi ống có 2 quả và 12 quả trên dàn ). Hai trong số các ống phóng ngư lôi được thiết kế để điều khiển từ xa việc phóng ngư lôi với độ chính xác rất cao. Tàu lớp Kilo cải tiến cũng có thể bắn chặn tên lửa hành trình chống tàu với ống phóng ngư lôi. Tàu lớp Kilo cũng mang tên lửa phòng không MANPADS Strela-3.
Trong tháng 6/2010, có tin nói rằng tổng chi phí hợp đồng mua tàu ngầm của Việt Nam đã tăng từ ước tính ban đầu là 1,8 – 2,1 tỷ đô la lên thành 3,2 tỷ đô la. Các chi phí bổ sung bao gồm cả việc trang bị vũ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho biết là các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị loại ngư lôi 53-56 hoặc loại TEST 76 hạng nặng. Nguồn tin này cũng dự đoán rằng tàu lớp Kilo của Việt Nam sẽ được gắn tên lửa chống tàu chiến, như 3M-54E hoặc 3M-54E1. Trong tháng 7/2011, ông Oleg Azizov, đại diện của công ty Rosoboronexport, khẳng định, Việt Nam sẽ nhận được loại tên lửa chống tàu chiến Novator Club-S (SS-N-27), với tầm bắn xa 300 km.
Môi trường hoạt động
Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo phục vụ các hoạt động trong vùng nước tương đối nông ở Biển Đông. Khi được đưa vào hoạt động, tàu ngầm sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám sát các hoạt động của tàu thuyền bán quân sự nước ngoài và các tàu hải quân ở vùng biển ngoài khơi miền duyên hải Việt Nam và các vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, các tàu ngầm lớp Kilo sẽ tạo phương tiện răn đe chống lại khả năng Trung Quốc có ý định nhanh chóng đánh chiếm một hòn đảo hoặc bãi đá mà Việt Nam chiếm giữ ở Biển Đông. Tổng quát hơn, tàu lớp Kilo sẽ cung cấp một khả năng chống tiếp cận khu vực, tuy khiêm tốn nhưng đủ mạnh, trước sự đe dọa của các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Trước khi có được những khả năng này, Việt Nam sẽ phải hội nhập được số tàu ngầm lớp Kilo này vào trong cơ cấu lực lượng quân sự và vào quá trình chuyển đổi lực lượng chiến đấu trên hai phương diện (trên mặt nước và trên không) sang ba phương diện (trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước). Việt Nam cũng sẽ phải tìm kinh phí để bảo trì và sửa chữa cho phép các tàu lớp Kilo có thể hoạt động, và phát triển khả năng cứu hộ tàu ngầm. Các nhà phân tích công nghiệp quốc phòng dự báo là việc sử dụng và khai thác có hiệu quả loại tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ ở trình độ nằm giữa Singapore và Indonesia. Các nhà phân tích này cho rằng việc Việt Nam phát triển một hạm đội tàu ngầm thực sự hiện đại trong những năm tới phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ lâu dài của Nga và Ấn Độ.
(Carlyle A. Thayer là giáo sư danh dự về chính trị học, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc, Canberra)
TAGS: BIỂN ĐÔNG - CHUYÊN MỤC TRÊN MẠNG - NGA - QUÂN SỰ - VIỆT NAM

Singapore đạt 'thành tựu vĩ đại'


Singapore đạt 'thành tựu vĩ đại'

Cập nhật: 12:48 GMT - thứ năm, 13 tháng 9, 2012
Thủ tướng Lý Hiển Long đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  (Ảnh: TTXVN)
Singapore đã dùng nghi thức cao nhất để đón tiếp ông Trọng
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã hết lời ca ngợi Singapore trong chuyến thăm đầu tiên của ông đến đảo quốc Đông Nam Á này.
Ông Trọng hiện có chuyến công du kéo dài ba ngày đến Singapore kéo dài đến ngày thứ Sáu 14/9 theo lời mời của người tương nhiệm Lý Hiển Long – tổng thư ký Đảng Hành động nhân dân cầm quyền và đồng thời là thủ tướng quốc đảo này.
Đây là lần đầu tiên một tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Singapore gần 20 năm kể từ chuyến thăm của Tổng bí thư Đỗ Mười vào năm 1993.
Trong các cuộc hội đàm, lãnh đạo hai nước đã nhất trí sẽ nâng tầm quan hệ hai nước lên thành ‘đối tác chiến lược’.
Phía Singapore cũng đồng ý sẽ giúp đào tạo cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, hai bên cũng bàn bạc các vấn đề Asean và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Lời lẽ ngoại giao

Tại quốc yến chiêu đãi ông Trọng và phái đoàn tại Dinh Tổng thống vào tối thứ Tư ngày 12/9, Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long đã ca ngợi quan hệ hai nước là ‘hữu nghị lâu dài và gần gũi’.
Thủ tướng Lý nhắc lại chuyến thăm Singapore của ông Đỗ Mười vào năm 1993 và các chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam là viếng thăm lẫn nhau như là minh chứng mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Trong lời đáp từ, Tổng bí thư Trọng đã ca ngợi nước chủ nhà là đã đạt được ‘những thành tựu vĩ đại’ và ‘tự thân vươn lên’.
“Tôi rất vui mừng lần đầu tiên đến thăm đất nước Singapore tươi đẹp và được chứng kiến những thành tựu vĩ đại của một đất nước đã tự thân nỗ lực vươn lên, đạt tới trình độ phát triển cao, trở thành một trung tâm kinh tế-tài chính, khoa học-công nghệ hàng đầu của khu vực và thế giới,” ông phát biểu.
Mặc dù những lời lẽ xã giao hoa mỹ như thế này là không có gì lạ trong các cuộc tiếp xúc ngoại giao, nó cũng cho thấy mức độ nào đó sự ấn tượng của vị tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam trước sự phát triển của Singapore.
Điều này được thể hiện trong các chuyến khảo sát của ông Trọng đến các cơ sở công nghệ và kinh tế hàng đầu của Singapore trong ngày thứ Năm 13/9.
Ông Trọng đến thăm Vườn bên vịnh (Ảnh: TTXVN)
TBT Trọng bày tỏ 'ấn tượng' trước sự phát triển của Singapore
Tại Trung tâm công nghệ cao có tên là Fusionopolis, đầu mối của chính sách đặt trọng tâm vào nghiên cứu khoa học để phục vụ cho phát triển của Singapore, ông Trọng đã ‘bày tỏ ấn tượng’ trước những sản phẩm nghiên cứu và phát triển đột phá mà trung tâm này đã đạt được, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
Cũng tại đây, tổng bí thư đã kêu gọi Singapore hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu khoa học công nghệ.
Còn tại Hội đồng phát triển kinh tế (EDB), cơ quan xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển của Singapore với mục đích biến đảo quốc này thành trung tâm kinh doanh toàn cầu, ông Trọng đã bày tỏ mong muốn học hỏi những kinh nghiệm ‘rất bổ ích và quí giá đối với Việt Nam’.

Đối tác chiến lược

Trong cùng ngày ông Trọng cũng đến thăm Vườn lan quốc gia và đặt tên cho một loài hoa phong lan là ‘Trường Lâm’ để cầu chúc cho sự phát triển vững bền của Singapore.
Ngoài ra, ông và phái đoàn cũng đã đi thăm những công trình kiến trúc nổi tiếng của Singapore như Vườn bên vịnh (Gardens by the Bay) và Đập nước Marina nằm chắn ngang cửa Vịnh Marina.
Tại cuộc hội đàm vào chiều tối ngày 12/9, Tổng bí thư Trọng và Thủ tướng Lý đã nhất trí sẽ nâng cấp quan hệ hai nước lên thành ‘đối tác chiến lược’ vào năm sau khi hai nước kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
Theo đó, khuôn khổ quan hệ mới này sẽ cho phép hai nước mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tài chính và cả quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng Lý Hiển Long đã cam kết sẽ giúp Đảng Cộng sản Việt Nam đào tạo cán bộ cao cấp.
Điều này được xác nhận trong bản Tuyên bố chung giữa hai nước được đưa ra sau cuộc gặp.
Về phần mình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề xuất với phía Singapore đẩy mạnh việc hợp tác giữa hai đảng cầm quyền.
Trước đó, phía Singapore đã dành nghi lễ nguyên thủ để tiếp đón ông Trọng tại Dinh Tổng thống.

Biển Đông và Asean

Nguyễn Phú Trọng tại lễ đặt tên hoa phong lan (Ảnh: TTXVN)
Loài hoa lan được ông Trọng đặt tên
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và xây dựng khối Asean gắn kết cũng là những nội dung lớn được đề cập trong cuộc hội đàm giữa ông Lý và ông Trọng.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ ‘quan ngại’ trước những ‘diễn biến phức tạp’ gần đây trên Biển Đông và nhất trí rằng tranh chấp Biển Đông cần ‘được giải quyết hòa bình và phù hợp luật phát quốc tế’.
Hai bên cũng kêu gọi khởi động đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Asean và Trung Quốc ‘sớm nhất có thể’.
Thủ tướng Lý Hiển Long cũng vừa trở về sau chuyến thăm dài ngày đến Trung Quốc với Biển Đông là một trong trong những vấn đề trung tâm.
Theo báo chí Singapore thì ông Lý đã có các cuộc tham vấn ‘chân thành và sâu sắc’ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông và hai bên đã ‘hiểu rõ hơn’ về lập trường của nhau.
Còn về Hiệp hội các quốc gia đông nam Á (Asean), hai nhà lãnh đạo nhìn nhận rằng khối này hiện đang ‘đứng trước những khó khăn và thách thức không nhỏ’, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
Hai nước kêu gọi các nước Asean đoàn kết để duy trì ‘vai trò trung tâm’ của khối này trong khu vực. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ cam kết xây dựng một Cộng đồng Asean ‘đoàn kết và vững mạnh’ theo như kế hoạch vào năm 2015.
Theo lịch trình do Bộ Ngoại giao Singapore công bố, ông Trọng cũng sẽ có một bài diễn thuyết tại Trường chính sách công Lee Kuan Yew.
Bài diễn thuyết này dự trù sẽ đề cập về sự phát triển hòa bình, ổn định và sự hợp tác giữa các nước đông nam Á.

Thêm về tin này