Tuesday, September 4, 2012

Việt Nam đưa giàn khoan siêu khủng ra biển Đông


Việt Nam đưa giàn khoan siêu khủng ra biển Đông

VIỆT NAM CƯỠI RỒNG BAY TRONG GIÓ…

Khẳng định trí tuệ Việt và thương hiệu Petrovietnam

Việc giàn khoan PV Drilling sắp được đưa vào vận hành đã khẳng định trí tuệ Việt Nam và thương hiệu Petrovietnam.

Với diện tích như một sân bóng đá đúng tiêu chuẩn, cao bằng ngôi nhà 6 tầng, có 160 chỗ ngủ sang trọng như khách sạn, có nhà máy điện công suất đủ cho khoảng 5 ngàn hộ gia đình, khi đủ tải trọng là gần năm chục ngàn tấn; có thể hoạt động ở vùng nước sâu hơn ngàn mét, chịu đựng được siêu bão cấp 14-15… Đó là giàn khoan vừa được đặt tên là PV Drilling V, giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm đầu tiên của Việt Nam và là giàn khoan thứ 8 trên thế giới có tính năng tương tự.
Việt Nam đưa giàn khoan siêu khủng ra biển Đông
Việt Nam đưa giàn khoan siêu khủng ra biển Đông
Phát biểu trong buổi lễ đặt tên cho giàn khoan và gắn biển Công trình chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu, người đã chứng kiến Lễ hạ thủy, đặt tên cho hầu hết các giàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ năm 1988 cho tới nay đã xúc động: “Đây là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên giới và có tính tới đặc điểm thời tiết, khí hậu của vùng biển Việt Nam. Lãnh đạo Tập đoàn nhiệt liệt biểu dương đội ngũ cán bộ, kỹ sư của PV Drilling đã lao động quên mình, có nhiều đổi mới trong quản lý, đào tạo vận hành, đặc biệt là có nhiều đóng góp quan trọng vào thiết kế của giàn khoan, được giới chuyên môn đánh giá cao. Việc giàn khoan PV Drilling sắp được đưa vào vận hành đã khẳng định trí tuệ Việt Nam và thương hiệu Petrovietnam”.
Trong khuôn khổ thời gian của một buổi lễ, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu không thể nào nói hết được ý nghĩa của việc đưa giàn khoan tiếp trợ PV Drilling V vào thăm dò khai thác dầu mỏ, khí đốt trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như sự lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật PV Drilling. Giàn khoan PV DRILLING V của PV Drilling là thế hệ giàn khoan hiện đại nhất hiện nay, thuộc model SSDT 3600E HP được đóng bởi công ty đóng giàn lớn nhất thế giới và duy nhất hiện nay về thiết kế giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm – Hãng Keppel Fels. Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm đầu tiên trên thế giới được đóng bởi Keppel Fels năm 1994, với model SSDT- 800 và tính đến hiện nay đã có 7 giàn khoan loại này đã được đóng bởi KFELS với model mới nhất là SSDT 3600E.
Giàn khoan PV DRILLING V của PV Drilling là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm thứ 8 trên thế giới và là thế hệ giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm hiện đại nhất hiện nay với Model SSDT 3600 E HP. Đây là thế hệ giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm được ứng dụng nhiều tính năng vượt trội, công nghệ cao so với các giàn khoan tiếp trợ hiện hữu. Nó được thiết kế để khoan các giếng khoan có độ khó cao, hoạt động trong điều kiện thời tiết khó khăn như: ngoài khơi Việt Nam, các vùng biển Đông Nam Á, Đông Á, Trung Âu, Vịnh Mexico. Đây là giàn khoan không chỉ áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay mà còn là lần đầu tiên, chúng ta tự quản lý, giám sát và đào tạo vận hành. Ngay việc Hãng Keppel Fels chấp nhận các ý kiến đề xuất của cán bộ kỹ thuật Việt Nam cũng là thành tích đáng nể. Keppel là hãng đóng mới và sửa chữa giàn khoan lớn nhất thế giới. 70% các giàn khoan nước sâu và trên thế giới là doKeppel sản xuất. Các thiết kế chi tiết của giàn khoan đã được cấp bản quyền trên toàn thế giới. Cho nên, để được họ chấp nhận sửa đổi, thay thế thì hoàn toàn không đơn giản.
Nói về việc này, Thạc sĩ ngành Khoan khai thác dầu khí Lê Đắc Hóa, nguyên là Trưởng ban Quản lý dự án, người được khen thưởng tại buổi lễ đã cho biết: Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm là một loại giàn khoan đặc biệt chuyên dùng để hoạt động ở vùng nước sâu và có quy mô vào loại lớn nhất thế giới. Trên giàn có một cần cẩu có sức nâng 350 tấn cũng được coi là cần cẩu lớn nhất trong số các giàn khoan tiếp trợ hiện có trên giới. Giàn khoan này có hai phần: Phần tiếp trợ và phần thiết bị khoan. Gọi là “tiếp trợ” bởi vì giàn khoan này sẽ cung cấp điện, nước, dung dịch khoan… và rất nhiều các thứ khác cho giàn khoan chính.
Giàn khoan tiếp trợ sẽ được kéo đến vị trí đã định rồi bơm nước vào để dằn tải trọng và “gim” xuống đáy biển bằng 8 mỏ neo, mỗi neo nặng gần 100 tấn. Khi gặp bão quá to, nó được tàu kéo di chuyển đến nơi an toàn. Trước đây, khi sản xuất những giàn khoan tại Singapore, chúng ta phải thuê tư vấn giám sát nước ngoài, với mức lương từ 1.000 đến 1.200 đôla Mỹ cho một giờ làm việc. Nay chúng ta làm được điều đó là tự giám sát, tự tổ chức được việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân vận hành giàn khoan, nên đã tiết kiệm được nhiều triệu đôla, so với dự toán. Cũng trong quá trình thiết kế, thi công, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của PV Drilling đã phải làm việc không quản thời gian, đã có 3.500 ý kiến, đề xuất thay đổi thiết kế chi tiết được Hãng Keppel Fels chấp nhận và có nhiều ý kiến được đánh giá rất cao.
Phát biểu trong buổi lễ đặt tên, ông Tổng giám đốc Keppel đánh giá rất cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật PV Drilling và khẳng định đây là bước trưởng thành vượt bậc của công nghiệp dầu khí Việt Nam. Keppel đã hợp tác với Petrovietnam từ năm 1986 và đã thực hiện cho Việt Nam nhiều công trình giàn khoan, ụ chứa dầu nổi quan trọng, nhưng đây là dự án lớn nhất, có quy mô đầu tư lớn nhất, và phức tạp nhất về kỹ thuật.
Còn ngài S.Iswaran, Bộ trưởng Văn phòng * kiêm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại, kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Singapore thì sau khi dành những lời tốt đẹp nói về công trình này và cầu chúc cho mọi điều tốt lành đến với giàn khoan PV Drilling thì đã nói đến một điều mà chúng ta phải suy nghĩ. Ông nói rằng Singapore là quốc gia không có tài nguyên, không có nguồn nhân lực… cho nên phải sáng tạo trong lao động, phải quản lý xã hội chặt chẽ và phải biết trọng dụng những người có năng lực. Đúng thế thật. Một đất nước chỉ có dăm triệu dân, diện tích không bằng một nửa Hà Nội, tài nguyên chỉ là con số “không” to tướng, đến nước sinh hoạt cũng phải nhập khẩu, phải đi nhập khẩu từng hạt cát về xây nhà… và quốc gia này cũng mới chỉ dành được độc lập 35 năm, vậy mà sao họ làm giàu và giỏi thế? Xã hội của họ ngăn nắp, trật tự, kỷ cương đến thế khiến bất cứ người Việt nào dù sang đây lần đầu hay đã nhiều lần cũng phải kinh ngạc…
Ít ngày nữa, giàn khoan PV Drilling sẽ được kéo về Việt Nam. Hành trình trên biển kéo dài từ 7 đến 10 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Phóng viên Năng lượng Mới đi theo giàn sẽ tường thuật chi tiết để bạn đọc thấy hết được nổi khó khăn vất vả cũng như trí sáng tạo của những người thợ PV Drilling.
Nguồn tin: Tập Viết Báo

TQ điều tàu 4.000 tấn đến Trường Sa

Một tàu gia công tiếp tế trọng tải 4.000 tấn của Trung Quốc đang trên đường đến quần đảo Trường Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Đảo An Bang 4 thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Kiên Trung
Đảo An Bang 4 thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Kiên Trung
Theo Tân hoa xã, tàu “Quỳnh Tam Á F-8138” hay còn gọi là tàu “Giang Hải 1” do công ty hữu hạn Giang Hải thuộc tỉnh Hải Nam nâng cấp, dài 100,2 m, rộng 15,2 m, cao 13,8 m.
Sau khi hạ thủy, tàu neo đậu tại vùng biển gần cảng Dương Phố thuộc tỉnh Hải Nam. Tàu “Quỳnh Tam Á F-8138” có đủ chức năng đánh bắt trên biển, gia công thô và tinh, cắt lát sấy khô, ướp lạnh, đồng thời đảm bảo dịch vụ hậu cần cho các tàu cá ở Trường Sa.
Đây là tàu ngư nghiệp lớn nhất ở Nam Hải hiện nay được đưa đến Trường Sa sau tàu hậu cần 3.000 tấn đã được điều đến vùng biển này hôm 12/7.
Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Trước đó, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị. Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Ngày 24/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm phản đối gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Theo Vietnam+



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị. Ảnh: VOV

Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy tập trận ở Trường Sa

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay phản đối kế hoạch của Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, Trường Sa, và yêu cầu hủy bỏ ngay việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việc Đài Loan tổ chức tập trận bắn đạn thật tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.
“Việt Nam phản đối kế hoạch của phía Đài Loan và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch này”, ông Nghị nói.
Trước đó Đài Loan tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tập trận, dự kiến bao gồm cả diễn tập bắn đạn thật, từ ngày 1 đến 5/9 ở đảo Ba Bình trên Biển Đông. Đài Loan ra thông báo yêu cầu các nước cảnh báo tàu bè tránh xa vùng nước gần đảo Ba Bình trong thời gian họ diễn tập.
Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện bị Đài Loan chiếm giữ trái phép. Từ năm 2000, Đài Loan đã chuyển quyền kiểm soát đảo Ba Bình từ lực lượng thủy quân lục chiến sang lực lượng tuần duyên.
Đài Loan đã triển khai thêm binh sĩ và quân lực trên đảo, một số quan chức và nhà lập pháp Đài Loan cũng ra đảo hồi tháng 5. Đài Bắc còn lập một đội đặc nhiệm không quân có khả năng triển khai xuống Biển Đông chỉ trong vòng vài giờ. Năm ngoái, Đài Loan cũng tiến hành tập trận bắn pháo trên đảo này.
Việt Nam nhiều lần ra tuyên bố kịch liệt phản đối mỗi khi Đài Loan có hành vi xâm phạm chủ quyền đảo Ba Bình của Việt Nam, lên án những việc làm này là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và gây căng thẳng trong khu vực.



Lắp rắp đạn tên lửa đối không S-75M Volga (Sư đoàn 363)

Đài Loan sắp tập bắn đạn thật ở Trường Sa

Giới chức Đài Loan hôm qua cảnh báo các nước trong khu vực rằng họ sẽ tập trận bắn đạn thật vào đầu tháng 9 trên đảo Ba Bình. Đảo này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 
Cuộc tập trận, dự kiến bao gồm cả diễn tập bắn đạn thật, sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5/9 trên đảo Ba Bình trên Biển Đông, Taipei Times dẫn lời Steve Hsia, người phát ngôn cơ quan Ngoại giao của Đài Loan, nói.
“Điều này có nghĩa là các nước cần cảnh báo tàu bè tránh xa vùng nước gần đảo Ba Bình trong thời gian diễn tập”, Hsia nói.
Đài Loan đã huy động súng cối 120 mm và pháo 40 ly chống tàu ngầm từ đầu tháng ở đảo này, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ gia tăng trong khu vực. Tuy nhiên, các vũ khí mới sẽ không được sử dụng trong cuộc tập trận sắp tới, một nguồn tin nói với Taipei Times.
Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện bị Đài Loan chiếm giữ trái phép. Từ năm 2000, Đài Loan đã chuyển quyền kiểm soát đảo Ba Bình từ lực lượng thủy quân lục chiến sang lực lượng tuần duyên.
Mới đây, Đài Loan đưa tin chính quyền hòn đảo đang xem xét việc kéo dài thêm 500 m đường băng trên đảo Ba Bình. Đường băng hiện tại trên đảo dài 1.150 m, do Đài Loan xây dựng năm 2006 bất chấp sự phản đối của Việt Nam.
Ngoài ra, Đài Loan đã triển khai thêm binh sĩ và quân lực trên đảo, một số quan chức và nhà lập pháp Đài Loan cũng ra đảo hồi tháng 5, nhằm củng cố tuyên bố của họ. Đài Bắc còn lập một đội đặc nhiệm không quân có khả năng triển khai xuống Biển Đông chỉ trong vòng vài giờ. Năm ngoái, Đài Loan cho tập trận bắn pháo trên đảo này. Tháng 2/2008, người đứng đầu chính quyền Đài Loan khi đó là ông Trần Thủy Biển đã ra đảo Ba Bình.
Việt Nam nhiều lần ra tuyên bố kịch liệt phản đối mỗi khi Đài Loan có hành vi xâm phạm chủ quyền đảo Ba Bình của Việt Nam. Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam, lên án những việc làm này “là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và gây căng thẳng trong khu vực”, đồng thời yêu cầu phía Đài Loan chấm dứt các hoạt động và kế hoạch tương tự như trên.

Mưu đồ chia rẽ ASEAN của Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện chính sách vừa lôi kéo, vừa chia rẽ các nước ASEAN; dùng nước này ép nước kia, hạn chế vai trò và ảnh hưởng của các nước lớn khác như Mỹ, Nhật; tập trung mũi nhọn sức ép vào Việt Nam.
Trong sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” vừa ra mắt, tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, đã phân tích các biện pháp nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. VnExpress giới thiệu bài viết này.
Ráo riết tiến hành công tác xây dựng pháp luật về biển để làm cơ sở pháp lý triển khai chiến lược biển, Quốc hội Trung Quốc đã lần lượt thông qua Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp (năm 1992), Luật về đường cơ sở (1996), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc (1998); Luật Quản lý sử dụng biển Trung Quốc (2001) và Luật Nghề cá 92004); đang xây dựng Luật về quả lý sử dụng hải đảo. Trung Quốc cũng đã thành lập cơ quan chuyên trách về quản lý biển là Cục Hải dương, tổ chức từ trung ương tới cấp huyện.
Trung Quốc đã ra sức tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là không quân và hải quân (Tàu sân bay, tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa, máy bay SU 27, SU 30, tiếp dầu trên không, tổ chức tập trận hải quân). Dự kiến năm 2015, Trung Quốc sẽ trở thành “siêu cường quân sự thế giới”, có khả năng tác chiến biển xa. Thực tế cho thấy, Trung Quốc không ngần ngại sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã 3 lần sử dụng vũ lực để chiếm đóng thêm các đảo mới.
Đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân Trung Quốc, mới ra mắt năm ngoái. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh: Chinamil.
Đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân Trung Quốc, mới ra mắt năm ngoái. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh: Chinamil.
Trung Quốc cũng củng cố và mở rộng các vị trí đã chiếm đóng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã xây dựng cảng, đường băng sân bay dài trên 2.500 mét ở Hoàng Sa và biến Hoàng Sa trở thành căn cứ hải, lục, không quân và tàu ngầm mạnh, trong thời gian ngắn đã xây dựng các bãi cạn và bãi ngầm mà họ chiếm đóng ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo và căn cứ vững chắc. Trung Quốc cũng luôn để ngỏ khả năng mở rộng chiếm đóng mới, tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát và các hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra khảo sát tìm kiếm thăm dò tài nguyên, sử dụng lực lượng quân sự mạnh để hỗ trợ, bảo vệ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trên biển, phát triển trang thiết bị cảnh giới biển và công nghệ khai thác biển sâu.
Có thể nói, Trung Quốc là nước có đầy đủ dữ liệu nhất về tài nguyên biển, kể cả các vùng sát với bờ biển của Việt Nam.
Thực hiện chính sách vừa lôi kéo, vừa chia rẽ các nước ASEAN, dùng nước này ép nước kia, hạn chế vai trò và ảnh hưởng của các nước lớn khác như Mỹ Nhật; tập trung mũi nhọn sức ép vào Việt Nam, cho Việt Nam là đối tượng chính, áp dụng thủ thuật “ngoại giao cấp cao”, “đại cục quan hệ”, “trả đũa mạnh” để hạn chế đấu tranh của Việt Nam.
Khi buộc phải ký và tham gia vào Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) với ASEAN, Trung Quốc đã cố gắng đưa vào các bổ sung để đảm bảo không gây cản trở đến việc thực hiện ý đồ “gác tranh chấp cùng khai thác” của mình, không để ASEAN co cụm với nhau trong diễn đàn DOC. Trong quá trình xây dựng quy tắc ứng xử, Trung Quốc tìm cách gạt bỏ chủ đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của ARF, phong trào không liên kết. Và đặc biệt Trung Quốc kiên quyết phản đối phương thức đàm phán đa phương, chỉ muốn tiến hành đàm phán song phương, mặc dù có những tranh chấp có liên quan đến nhiều bên.
Thúc ép mạnh mẽ các nước trong khu vực thực hiện chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” – Trung Quốc cho rằng đề xuất này thể hiện thiện chí to lớn của phía Trung Quốc, có cơ sở pháp lý (biện pháp tạm thời đối với vùng chồng lấn thềm lục địa), không đụng chạm đến quan điểm của mỗi bên về vấn đề chủ quyền, có tính xây dựng, thực tế và tính khả thi nhất, tạo điều kiện cho các bên khai thác tài nguyên phát triển kinh tế, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác cũng như góp phần giữ gìn môi trường hòa bình và ổn định trên biển. Triển khai “gác tranh chấp, cùng khai thác”, Trung Quốc vừa nhằm duy trì và củng cố yêu sách chủ quyền, tranh chiếm được tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng vừa giữ được bộ mặt “hòa bình”, tranh thủ dư luận, tăng cường ảnh hưởng chính trị đối với khu vực, hạn chế vai trò của cac cường quốc khác.
Thực chất, ngoài khu vực Trường Sa, các khu vực Trung Quốc muốn “cùng khai thác” với các nước liên quan đều là các khu vực nằm trong phạm vi vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của các nước có tiềm năng dầu khí. Do vậy, đề xuất này của Trung Quốc không thể chấp nhận được trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
Tóm lại, chủ trương của Trung Quốc từng bước tăng cường, mở rộng khả năng kiểm soát không chế và tranh giành lợi ích tài nguyên ở Biển Đông, dùng vị thế ở Biển Đông để răn đe các nước trong khu vực, phá thế bao vây, cô lập của Mỹ, Nhật, là nhất quán và bất biến.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, học giả quốc tế thì chính sách của Trung Quốc là nguồn gốc cơ bản gây ra tình hình bất ổn định trên Biển Đông. Tuy nhiên, trong vòng 5-10 năm tới, Trung Quốc cũng rất cần môi trường quốc tế hòa bình ổn định để thực hiện chiến lược “trỗi dậy hòa bình”, “chấn hưng Trung Hoa”. Trung Quốc phải cân nhắc, tính toán đến lợi ích và phản ứng của các cường quốc có liên quan, đặc biệt là Mỹ, Nhật, Ấn Độ.



‘Hải giám Tam Sa’ lấn lướt xâm phạm ở biển Đông


Nhật báo Pháp chế của Trung Quốc đưa tin lực lượng hải giám “Tam Sa” sẽ lần lượt lên từng đảo ở Biển Đông để thực hiện cái gọi là hoạt động chấp pháp – một hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trụ sở trên đảo Phú Lâm của Việt Nam Thông tin này được tờ Văn hối tại Hong Kong đăng tải lại trên số ra ngày 31/7.
'Hải giám Tam Sa' lấn lướt xâm phạm ở biển Đông
‘Hải giám Tam Sa’ lấn lướt xâm phạm ở biển Đông
Tờ nhật báo trên ngang nhiên tuyên bố rằng chi đội “thành phố Tam Sa” của lực lượng hải giám Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành kiểm tra tình hình khai thác, phát triển các đảo không người ở trên Biển Đông.
“Trọng điểm hoạt động là giám sát quản lý đối với những hành vi khai thác đá và cát, nuôi trồng và du lịch trái quy định; nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, lực lượng này sẽ tiến hành điều tra xét xử”, tờ báo viết.
Theo trang Yomiuri của Nhật Bản hôm 27/7, với động thái lập thành phố Tam Sa, Trung Quốc muốn tăng cường kiểm soát hiệu quả đối với các quần đảo này. Không chỉ dừng lại ở đó, Trung Quốc còn tổ chức đại hội Đại biểu Nhân dân để bầu ra thị trưởng thành phố, tiến tới thiết lập bộ máy hành chính tại đây.
“Có lẽ, Trung Quốc muốn đặt thành phố Tam Sa làm bàn đạp cho mưu đồ khai thác tài nguyên, nguồn lợi thủy sản và phát triển du lịch trên Biển Đông,” Yomiuri nhận định.
Sau khi phía Trung Quốc có quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” ngày 23/6, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định sai trái và phi pháp này, làm tổn hại quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Theo Vietnam+ / Tin Biển Đông




“Trung Quốc thò chiếc đuôi xâm lược”

Bắc Kinh vừa đưa tàu tuần tra lớn nhất của nước này vào hoạt động trên các vùng biển. Lại thêm một hành động gây căng thẳng trong việc tranh giành chủ quyền ở các vùng biển vốn chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc.
Báo chí Trung Quốc ngày 30-7 đồng loạt đưa tin tàu hải tuần 01 vừa được hạ thủy ở thành phố Vũ Hán ngày 28-7 để hoạt động trên các vùng biển, trước mắt ở biển Hoa Đông, và đây là tàu đầu tiên có thể kết hợp hai chức năng tuần tra biển và cứu hộ. Tàu nặng 5.418 tấn, dài 128,6m với một sân bay trực thăng, chở được 200 người, có tốc độ lên đến 37km/giờ và có thể đi suốt 10.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Tàu còn được trang bị cả những thiết bị hiện đại để điều trị y khoa, thậm chí có thể phẫu thuật ngay trên tàu.
Tàu hải tuần 31 cùng máy bay trực thăng tuần tra trên biển
Tàu hải tuần 31 cùng máy bay trực thăng tuần tra trên biển
Giới chuyên gia cho rằng tàu hải tuần 01 là loại kết hợp của tàu chiến hải quân và tàu tuần tra của Cục Ngư chính Trung Quốc.
Ngày 30-7, lên tiếng trong một bài viết cho Viện Phân tích và nghiên cứu quốc phòng, cựu bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ R.S. Kalha cho rằng Trung Quốc đang như con bông vụ xoay vòng, chưa biết dừng lại trong tranh giành chủ quyền ở biển Đông. Chưa thỏa mãn với việc gây sóng gió ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại quay sang biển Đông với hàng loạt hành động gây hấn gần đây mà giới chuyên gia mô tả là “chính sách tàu chiến”.
Theo ông, cái mà Trung Quốc gọi là chủ quyền rộng lớn của họ chính là hơn 80% diện tích biển Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku mà nước này đang cố tranh giành bất chấp luật pháp và sự phản đối của các nước láng giềng và dư luận quốc tế. Để bảo vệ cái chủ quyền vô lý này, Trung Quốc một mặt nói rằng họ muốn một giải pháp ngoại giao thì thực tế họ lại sử dụng biện pháp quân sự.
Với đơn vị đồn trú vừa được đưa đến “thành phố Tam Sa” tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đang cho thấy rõ ý đồ của họ là sử dụng sự hiện diện quân sự này để “củng cố” cho các tuyên bố chủ quyền của họ ở biển Đông và muốn khẳng định rằng các cường quốc khác, nhất là Mỹ, sẽ bị đẩy ra khỏi khu vực.
Đoàn 30 tàu cá của Trung Quốc quay về Tam Á sau khi đánh bắt trái phép ở Trường Sa
Đoàn 30 tàu cá của Trung Quốc quay về Tam Á sau khi đánh bắt trái phép ở Trường Sa
Với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao, ông Kalha cho rằng Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn để có thể duy trì đơn vị đồn trú ở “Tam Sa” do các vấn đề liên quan đến hậu cần quân sự. Ông nhấn mạnh: “Vẫn còn kịp để Trung Quốc rút quân khỏi Hoàng Sa và tìm một giải pháp hòa bình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Vẫn còn kịp cho Trung Quốc khi họ nhận thức được hành động điên rồ của mình với thành phố Tam Sa”.
Nhận định về những hành động quân sự và khiêu khích gần đây, Michael Richardson, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng cho rằng với chính sách “ngoại giao tàu chiến”, Trung Quốc đang đi ngược lại với những gì mà Bắc Kinh từng cam kết trước đây. Bắc Kinh đã thò cái đuôi xâm lược thông qua việc bộ quốc phòng nước này ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân sẵn sàng “bảo vệ lợi ích và chủ quyền trên biển” của họ ở biển Đông. Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý đồ độc chiếm biển Đông khi Tân Hoa xã mới đây khẳng định Trung Quốc có chủ quyền phủ khắp 1,5 triệu km2 diện tích biển Đông, kéo dài đến bãi đá James Shoal, dù bãi đá này chỉ cách đông Malaysia và Brunei chỉ 80km, trong khi cách thềm lục địa của Trung Quốc đến 1.800km. Không ai có thể tin luận điệu ngớ ngẩn này lại ăn sâu vào từng tế bào xã hội của Trung Quốc đến thế. Với cách lập luận như trên, Bắc Kinh đang muốn biến cả biển Đông thành của mình.
Theo ông, như báo Japan Times dẫn lời, “điều mà biển Đông đang cần là giảm nhiệt, các nước liên quan nên tránh đối đầu và tìm cách giải quyết tranh chấp theo hướng hòa bình, theo luật pháp quốc tế”.
MỸ LOAN



Truyền thông Trung Quốc nói gì về bản đồ cổ?

Ngày 26/7 kênh tin video của tờ báo điện tử SINA xuất bản tại Trung Quốc phát đi một đoạn phóng sự về việc Tiến sĩ Mai Hồng hiến tặng Bảo tàng Quốc gia tấm bản đồ cổ Trung Quốc từ thời nhà Thanh chứng minh rất rõ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc. Động thái này sẽ cung cấp cho độc giả Trung Quốc những thông tin đa chiều, và họ hoàn toàn có thể kiểm chứng được những tấm bản đồ này và thấy được sự bịa đặt trắng trợn của giới cầm quyền với âm mưu độc chiếm biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Vấn đề biển Đông: Trong họa có phúc

Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác!
Đảo Trường Sa
Đảo Trường Sa
Chỉ vài giờ sau khi ASEAN kêu gọi sự kiềm chế và giải pháp hoà bình cho tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc ngay lập tức đã tái khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo tranh chấp. Bắc Kinh tiếp tục di chuyển tàu tới bãi Chữ Thập và đưa các tàu đổ bộ đến Trường Sa. Nhưng trên nền các động thái tưởng như cũ này đã bừng phát lên một niềm hy vọng mới, hy vọng của tỉnh thức và thôi thúc phải hành động…
Ngày 22/7, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung Quốc đã loan tin, cử tri thuộc ba quần đảo mà Trung Quốc gọi là thành phố Tam Sa đã đi bỏ phiếu bầu Hội đồng Nhân dân. Trên thực tế, đấy là các khu vực nằm ngay trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trước đây một tháng, chính quyền tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định của Trung Quốc lập thành phố Tam Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ ảo thành thực

Những động thái này xảy ra chỉ một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 20/7 nói rằng “Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên DOC”, cũng như “cùng ASEAN tham vấn để hoàn chỉnh Bộ Qui tắc ứng xử của các nước trên Biển Đông COC”. Là nước đã ký kết Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), vậy mà Trung Quốc vẫn liên tục khẳng định UNCLOS “không phải là một hiệp ước quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia, cũng không thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc giải quyết các tranh chấp”.
Dư luận mấy tuần qua tiếp tục quan tâm tới động thái của Trung Quốc: mời thầu tại 9 lô dầu khí nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Hành động ngang ngược này được coi như một dấu hiệu quan trọng trong bước chuyển về chiến lược hàng hải của Bắc Kinh. Từ đe dọa ảo tiến tới đe dọa thực!
Trước vụ cắt cáp tàu Bình Minh năm ngoái, Trung Quốc chỉ gây hấn lẻ tẻ đối với các hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Từ vụ tàu Bình Minh cũng như vụ mời thầu lần này, Trung Quốc đã tiến một bước dài, nhằm phủ đầu bất kỳ quốc gia nào quan tâm đến các lô dầu trên thềm lục địa Việt Nam.
Từ ảo thành thực, Trung Quốc muốn thế giới quen dần với “đường lưỡi bò” mà đến ngay biên tập viên Tân Hoa xã Chu Phương, người nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, đã nhiều lần phản đối và yêu cầu xoá bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Bắc Kinh vừa dựng lên. Trong một bài viết, ông Chu Phương nhấn mạnh: “Từ nhỏ chúng ta đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông). Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào bản đồ Trung Quốc. Ngày nay chúng ta biết sự thực không phải như vậy! Đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và quốc tế không công nhận, mà ngay các học giả Trung Quốc cũng không lý giải nổi”.
Bất chấp những sự thật hiển nhiên như thế, những người có trách nhiệm ở Bắc Kinh vẫn “chống lưng” cho những luận điệu sô-vanh nước lớn, bất chấp cả lẽ phải và luật pháp quốc tế mà Trung Quốc từng đặt bút ký, có văn bản còn chưa ráo mực. Những bài viết mới đây nhất trên “Hoàn cầu Thời báo” thi nhau vu cáo Việt Nam, biến nạn nhân là các ngư dân hiền lành làm ăn trên ngư trường truyền thống bao đời nay thành tội đồ. Những bài viết ấy xúc phạm nghiêm trọng đến tình hữu nghị Việt – Hoa, đến mức một tờ báo đã phải lên tiếng, viết thế thì làm gì còn hình ảnh của một Trung Quốc trỗi dậy “trong hòa bình” (!)

Sôi động trên chính trường khu vực

Cuối tuần qua, Indonesia đã chứng tỏ là một nước đàn anh, là thành viên có trách nhiệm của ASEAN. Với 36 giờ ngoại giao con thoi của ngoại trưởng Natalegawa, chúng ta thấy việc ASEAN cần phải đoàn kết lại thành một khối quan trọng như thế nào. ASEAN đã gượng dậy sau cú vấp ngã ở Phnom Penh. Rõ ràng, sau hội nghị ngoại trưởng lần thứ 45, ASEAN chao đảo như con tàu sau bão lớn. Nhưng thay vì tìm một cái vịnh để trú, ASEAN đang ráo riết củng cố lại thủy thủ đoàn để đón những cơn gió giật có thể còn mạnh hơn!
Tất nhiên, đây chưa phải là một sự thay đổi chính sách của nước chủ nhà. Đây chỉ là sự thay đổi về chiến thuật, còn về chiến lược, do người khác “cầm cái”, làm sao thay đổi được!

Một ASEAN từng chia rẽ…

Việc ASEAN “đạt lập trường chung về Biển Đông” có những ý nghĩa nhất định. Thứ nhất, cả toàn khối thấy được tính nghiêm trọng của vấn đề. Hãy nhớ lại hình ảnh mà báo chí quốc tế mô tả sau tuần ASEAN ở Phnom Penh: Từ ngày chào đời, chưa bao giờ ASEAN mất uy tín như thế.
Thứ hai, nếu toàn khối bị tê liệt do một chủ tịch luân phiên gây ra, thì một số nguyên tắc căn bản của ASEAN có thể bị/hoặc sẽ được thay đổi. Nghĩa là các ngoại trưởng có thể ra một Thông cáo chung khi chủ tịch luân phiên hành động một cách thiếu trách nhiệm. Điều này chẳng có chủ tịch nào muốn.
Thứ ba, “đạo diễn lớn” sau cánh gà điều chỉnh lại kịch bản, vì sau khi “chạy” một số “đoạn”, cả đạo diễn lẫn nhân vật chính sợ sẽ bị “cháy” kịch bản nếu cứ đẩy ASEAN đến bờ vực của tan rã.
Và Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong những nỗ lực hàn gắn nói trên. Lập trường của Việt Nam rất nhất quán và được cả quốc tế lẫn ASEAN đánh giá cao. Tất cả 6 nguyên tắc mà ngoại trưởng Indonesia đưa ra cũng là những nguyên tắc “nền”, những nguyên tắc căn bản mà Việt Nam đã, đang theo đuổi bao lâu nay. Bản thân ngoại trưởng Natalegawa đã cám ơn Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về sự đóng góp tích cực của Việt Nam sau các cuộc tham vấn tại Hà Nội. Dư luận quốc tế, với mối thiện cảm vốn có, đánh giá cao lập trường của Việt Nam trong tuần hội nghị ASEAN ở Phnom Penh…

Ý dân là quyết định…

Trước tình thế mới đầy hiểm nguy như thế, trong lần gặp gỡ cử tri Hà Nội mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ mối tương quan giữa việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với bảo vệ chế độ và giữ gìn môi trường hòa bình. Tổng bí thư khẳng định một tấc đất cũng phải giữ!
Trả lời cử tri Sài Gòn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ, lập trường trước sau như một của Việt Nam là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Theo Chủ tịch nước, việc này không chỉ bằng nhận thức mà phải bằng hành động, tức là phải xác lập cho được chủ quyền biển đảo!
Trả lời chất vấn trước Quốc hội trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ quyết tâm bảo vệ biển đảo. Thủ tướng cũng hoan nghênh mọi biểu hiện yêu nước của người dân, đặc biệt là những tình cảm thiêng liêng đối với việc bảo vệ biển đảo.
Có nhiều cách để giải quyết các cuộc gây hấn trên Biển Đông. Về chính trị, Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Hoa. Về quân sự, phải cố gắng không để xẩy ra chiến tranh, nhưng phải chuẩn bị sức mạnh để đối phó khi cần. Ngoại giao như một khả năng thực tiễn, là nguồn lực chủ yếu được khai triển để tạo ra “sức mạnh mềm”. Biển Đông đang nổi sóng trong một cuộc tranh chấp quyết liệt, nó không còn là vùng biển thái bình. Phải nhớ lời Trần Hưng Đạo “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc…” Cần nâng cao bài học của cha ông, coi trọng liên kết khu vực để đối phó với nguy cơ xâm lược. Ngày nay, phải làm cho dư luận trong nước và dư luận Trung Quốc hiểu rằng, thời đại đã vượt qua tâm thức “đế quốc bá quyền”, lấy “pháo hạm” làm luật chơi trong thiên hạ.
Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác!
HOÀNG THẮNG – KHẮC MAI (TUẦN VIỆT NAM)

Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa

30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.
Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm 12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.
Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là “bảo vệ cho đoàn tàu cá”.
Đội tàu đánh cá trên là đội lớn nhất từng rời khỏi tỉnh Hải Nam để tới Trường Sa, và do các hiệp hội nghề cá của họ tổ chức.
Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.
“Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế”, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Sự việc diễn ra sau khi Trung Quốc trục vớt chiến hạm mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa vào sáng hôm 15/7. Chính phủ Philippines cho biết, họ sẽ không phản đối về mặt ngoại giao đối với Bắc Kinh bởi vụ mắc cạn của chiến hạm chỉ là một tai nạn, trong vùng nước mà Philippines nói họ có chủ quyền.
Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến xuống Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt Nam, tuy nhiên tin này bị truyền thông chính thức của Việt Nam hoàn toàn bác bỏ.
Sau việc thành lập “thành phố Tam Sa” mà Việt Nam đánh giá là phi pháp, Trung Quốc đã tăng cường những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đưa tàu hải giám vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

No comments:

Post a Comment