Chuyến công du tới Phnom Penh, Cam Bốt hồi tháng Bẩy vừa qua của bà Clinton được đánh dấu bởi sự thất bại của ASEAN : Lần đầu tiên kể từ khi thành lập, năm 1967, khối này không ra được thông cáo chung sau Hội nghị các Ngoại trưởng, do các bất đồng trong hồ sơ Biển Đông. Trên cương vị chủ tịch ASEAN, Cam Bốt, đồng minh thân thiết của Bắc Kinh, đã bác bỏ các đề nghị của Philippines và Việt Nam đưa các sự cố căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông vào trong bản thông cáo chung.
Trong chuyến công du Jakarta lần này, Ngoại trưởng Clinton gặp tổng thống Susilo Bambang Yudhoyno và các quan chức cao cấp khác của Indonesia, đồng thời, bà còn tới thăm trụ sở của ASEAN, một cử chỉ cho thấy Washington muốn tăng cường quan hệ với khối này.
Một quan chức cao cấp Mỹ, đề nghị được dấu tên, thành viên của phái đoàn Mỹ cho AFP biết là Ngoại trưởng Clinton muốn lắng nghe ý kiến của Jakarta để có thể hỗ trợ và đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao trong vấn đề Biển Đông. Đối với Washington, điều quan trọng nhất là có được một tiến trình ngoại giao, trong đó các vấn đề sẽ được đề cập đến thông qua đối thoại ngoại giao giữa một bên là ASEAN thống nhất, đồng thuận và bên kia là Trung Quốc, tránh được các giải pháp cưỡng chế.
Cả hai nước Việt Nam và Philippines đã tố cáo Trung Quốc tiến hành một chiến dịch hăm dọa trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, huyết mạch giao thông hàng hải quan trọng của thương mại thế giới.
Trong chuyến công du Việt Nam năm 2010, Ngoại trưởng Clinton đã làm cho Diễn đàn Khu vực ASEAN – ARF – sôi động hẳn lên, khi bà tuyên bố rằng việc bảo đảm an ninh và tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, cho dù Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Gần đây, sự kiện hiếm thấy là Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo Trung Quốc, sau khi chính quyền Bắc Kinh cho thành lập « thành phố Tam Sa », quản lý cả vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời có kế hoạch đưa quân đến đồn trú trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.
Bắc Kinh đã có phản ứng gay gắt, tố cáo Washington muốn can thiệp vào công việc trong vùng và muốn bao vây, kiềm chế Trung Quốc.
Một quan chức Mỹ đi cùng Ngoại trưởng Clinton nói rằng, Hoa Kỳ ủng hộ bản tuyên bố 6 nguyên tắc của các Ngoại trưởng ASEAN, nhấn mạnh đến sự thống nhất của ASEAN trong hồ sơ Biển Đông, và làm cơ sở cho các cuộc đàm phán với Trung Quốc về một bộ luật ứng xử của các bên tại Biển Đông. Nhờ có nỗ lực và hoạt động ngoại giao con thoi của Indonesia mà ASEAN đã đạt được đồng thuận về sáu nguyên tắc này, sau khi không ra được tuyên bố chung hồi đầu tháng Bẩy.
Hoa Kỳ tuyên bố khuyến khích ASEAN và Trung Quốc đàm phán xây dựng bộ luật ứng xử, giúp ngăn ngừa căng thẳng leo thang, dẫn tới xung đột. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn khẳng định chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng nước có liên quan, bác bỏ đàm phán đa phương, đối thoại với một khối ASEAN thống nhất.
Cuối tuần này, bà Clinton sẽ tới thăm Brunei và sẽ là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên công du tất cả 10 nước thành viên ASEAN. Trong tháng Tám, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tới thăm Indonesia, Brunei và có những tuyên bố hòa dịu hơn.
Cùng đi thăm các nước ASEAN, nhưng mục tiêu của Ngoại trưởng Mỹ và ngoại trưởng Trung Quốc hoàn toàn trái ngược nhau. Washington muốn thúc đẩy thống nhất, đồng thuận trong ASEAN, tạo thêm sức mạnh cho Hoa Kỳ nhằm đối phó với ảnh hưởng Trung Quốc trong khu vực. Trong khi đó, Bắc Kinh chủ trương « chia để trị », ve vãn, giúp đỡ kinh tế nước này, hù dọa, gây sức ép nước kia. Trung Quốc cần một thị trường chung ASEAN, nhưng không hề muốn đối mặt với một khối 10 nước có đồng quan điểm trong hồ sơ Biển Đông, cản trở Bắc Kinh thực hiện tham vọng lãnh thổ.
Trong chuyến công du Jakarta lần này, Ngoại trưởng Clinton gặp tổng thống Susilo Bambang Yudhoyno và các quan chức cao cấp khác của Indonesia, đồng thời, bà còn tới thăm trụ sở của ASEAN, một cử chỉ cho thấy Washington muốn tăng cường quan hệ với khối này.
Một quan chức cao cấp Mỹ, đề nghị được dấu tên, thành viên của phái đoàn Mỹ cho AFP biết là Ngoại trưởng Clinton muốn lắng nghe ý kiến của Jakarta để có thể hỗ trợ và đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao trong vấn đề Biển Đông. Đối với Washington, điều quan trọng nhất là có được một tiến trình ngoại giao, trong đó các vấn đề sẽ được đề cập đến thông qua đối thoại ngoại giao giữa một bên là ASEAN thống nhất, đồng thuận và bên kia là Trung Quốc, tránh được các giải pháp cưỡng chế.
Cả hai nước Việt Nam và Philippines đã tố cáo Trung Quốc tiến hành một chiến dịch hăm dọa trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, huyết mạch giao thông hàng hải quan trọng của thương mại thế giới.
Trong chuyến công du Việt Nam năm 2010, Ngoại trưởng Clinton đã làm cho Diễn đàn Khu vực ASEAN – ARF – sôi động hẳn lên, khi bà tuyên bố rằng việc bảo đảm an ninh và tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, cho dù Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Gần đây, sự kiện hiếm thấy là Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo Trung Quốc, sau khi chính quyền Bắc Kinh cho thành lập « thành phố Tam Sa », quản lý cả vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời có kế hoạch đưa quân đến đồn trú trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.
Bắc Kinh đã có phản ứng gay gắt, tố cáo Washington muốn can thiệp vào công việc trong vùng và muốn bao vây, kiềm chế Trung Quốc.
Một quan chức Mỹ đi cùng Ngoại trưởng Clinton nói rằng, Hoa Kỳ ủng hộ bản tuyên bố 6 nguyên tắc của các Ngoại trưởng ASEAN, nhấn mạnh đến sự thống nhất của ASEAN trong hồ sơ Biển Đông, và làm cơ sở cho các cuộc đàm phán với Trung Quốc về một bộ luật ứng xử của các bên tại Biển Đông. Nhờ có nỗ lực và hoạt động ngoại giao con thoi của Indonesia mà ASEAN đã đạt được đồng thuận về sáu nguyên tắc này, sau khi không ra được tuyên bố chung hồi đầu tháng Bẩy.
Hoa Kỳ tuyên bố khuyến khích ASEAN và Trung Quốc đàm phán xây dựng bộ luật ứng xử, giúp ngăn ngừa căng thẳng leo thang, dẫn tới xung đột. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn khẳng định chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng nước có liên quan, bác bỏ đàm phán đa phương, đối thoại với một khối ASEAN thống nhất.
Cuối tuần này, bà Clinton sẽ tới thăm Brunei và sẽ là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên công du tất cả 10 nước thành viên ASEAN. Trong tháng Tám, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tới thăm Indonesia, Brunei và có những tuyên bố hòa dịu hơn.
Cùng đi thăm các nước ASEAN, nhưng mục tiêu của Ngoại trưởng Mỹ và ngoại trưởng Trung Quốc hoàn toàn trái ngược nhau. Washington muốn thúc đẩy thống nhất, đồng thuận trong ASEAN, tạo thêm sức mạnh cho Hoa Kỳ nhằm đối phó với ảnh hưởng Trung Quốc trong khu vực. Trong khi đó, Bắc Kinh chủ trương « chia để trị », ve vãn, giúp đỡ kinh tế nước này, hù dọa, gây sức ép nước kia. Trung Quốc cần một thị trường chung ASEAN, nhưng không hề muốn đối mặt với một khối 10 nước có đồng quan điểm trong hồ sơ Biển Đông, cản trở Bắc Kinh thực hiện tham vọng lãnh thổ.
No comments:
Post a Comment