Tuần này, nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số sáu tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo mà Hải quân nhân dân Việt Nam đặt mua năm 2009; sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong việc tìm kiếm khả năng hoạt động dưới đáy biển của Hà Nội. Theo lịch trình chế tạo và thử nghiệm trên biển, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên sẽ được giao cho Việt Nam vào cuối năm 2012, sớm hơn nhiều so với thời hạn 2014 như dự định ban đầu và Hải quân Việt Nam sẽ nhận được tất cả sáu tàu ngầm lớp Kilo vào năm 2018.
Chương trình phát triển lực lượng tàu ngầm là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa đầy tham vọng mà Hải quân Việt Nam đã bắt đầu tiến hành từ giữa những năm 1990. Được công bố lần đầu tiên vào năm 2009, kế hoạch mua tàu ngầm của Việt Nam đã gây ra nhiều ồn ào trên các phương tiện truyền thông về ảnh hưởng của kế hoạch này đối với cán cân sức mạnh hải quân trong khu vực. Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh số lượng và chất lượng, chủ đề này cần được xem xét kỹ càng hơn.
Tàu ngầm lớp Kilo trong cán cân hải quân Trung – Việt
Về số lượng, Hải quân Việt Nam không thể hy vọng theo kịp sự phát triển của hải quân Trung Quốc, do ưu thế kinh tế của nước này. Trung Quốc có một hạm đội tàu ngầm rất lớn và sẵn sàng tăng cường về số lượng, tạo ra một khoảng cách không chỉ với Việt Nam mà cả với những quốc gia có tàu ngầm trong khu vực. Về chất lượng, khả năng mới của Việt Nam hoạt động dưới đáy biển tạo ra một sự đối trọng đáng tín cậy, tuy không đối xứng, với sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Trung Quốc đã trang bị tàu ngầm lớp Kilo từ những năm 1990, do vậy, tàu ngầm của Việt Nam sẽ không phải là một điều bất ngờ mới mẻ.
Mặc dù vậy, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ gây ra các lo ngại cho các nhà hoạch định chiến lược hải quân Trung Quốc, vì trong quá khứ, họ không cần phải tính tới khả năng hoạt động dưới đáy biển của Việt Nam. Thế nhưng, liên quan đến cán cân sức mạnh hải quân trong khu vực, khả năng mới mẻ này của Việt Nam sẽ không phải là một thách thức quá lớn đối với ưu thế về hải quản của Trung Quốc tại Biển Đông, khi nhìn trong tổng thế về khả năng phát triển tàu ngầm của Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam và cán cân hải quân ở Đông Nam Á
Trước khi Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo, hải quân các nước Đông Nam Á khác đã mua một số lượng nhỏ tàu ngầm.
Cho dù vừa mới mua thêm tàu ngầm, Indonesia và Malaysia vẫn còn phải đối mặt với sự yếu kém về khả năng của hải quân, khi tính tới các vùng biển rộng lớn của những nước này. Đến năm 2018, với tất cả sáu tàu ngầm lớp Kilo được dự kiến đưa vào hoạt động, Việt Nam sẽ có một lực lượng tàu ngầm lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, dường như các nước có tàu ngầm hiện nay ở Đông Nam Á sẽ tiếp tục phát triển lực lượng tàu ngầm của họ trong thập kỷ này.
Tàu ngầm lớp Kilo không phải là một điều lạ lẫm ở Biển Đông, kể từ khi tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc hoạt động tại vùng biển này, theo như báo chí đưa tin.
Được các nhà bình luận hải quân phương Tây mệnh danh là "lỗ đen" của đại dương, tàu ngầm lớp Kilo được trang bị các thiết bị giảm âm thanh tuyệt vời, như thân tàu được bọc lớp « ngói chống dội âm » để hấp thụ các sóng âm. Nhưng đây không phải là loại tàu ngầm duy nhất có tính năng này bởi vì tàu ngầm của hải quân các nước Đông Nam Á khác, nếu như không hoàn hảo hơn, thì cũng có khả năng hoạt động « tĩnh lặng » tương tự.
Tầu ngầm lớp Kilo của Việt Nam không nổi tiếng vì được trang bị hệ thống động cơ đẩy khí độc lập, giống như các tàu của Singapore, cho phép kéo dài thời gian lặn mà không cần phải nổi lên mặt nước, do vậy, được xếp cùng loại như các tàu của Indonesia và Malaysia. Nhìn chung, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam được trang bị các hệ thống vũ khí tương đương như các loại tàu đang hoạt động trong khu vực. Đáng chú ý là hệ thống phóng ngư lôi Klub-S của tàu ngầm, mà Việt Nam được cung cấp, như là một phần trong hợp đồng năm 2009.
Tên lửa Klub có các biến thể : Tên lửa đối hạm (với hướng dẫn radar) và tên lửa đối địa (với hệ dẫn hướng quán tính). Loại tên lửa đối địa này là đáng chú ý. Cho đến nay, không có hải quân của nước Đông Nam Á nào có khả năng từ một căn cứ ảo như tầu ngầm, thực hiện một cuộc tấn công từ xa, trên biển, vào mục tiêu trên đất liền, qua đó, cho phép kín đáo mở rộng tầm hỏa lực vào đến nội địa một nước khác. Đây có thể là nguồn gốc tiềm tàng gây bất ổn định cho tình hình trong khu vực hiện đang mong manh.
Trong tháng Bẩy năm 2011, Rosoboronexport – công ty xuất khẩu vũ khí chính của Nga – cho biết, số tàu ngầm lớp Kilo bán cho Việt Nam có thiết kế “chuẩn – standard” và tên lửa Klub-S được cung cấp cùng với tàu ngầm cũng là những biến thể “chuẩn”. Điều này có thể được hiểu rằng đó là loại biến thể của tên lửa đối hạm. Nếu như vậy, thì đây không phải là một khả năng quân sự hoàn toàn mới mẻ gì trong khu vực, kể từ khi tàu ngầm lớp Scorpenes của Malaysia có khả năng tương đương, với loại tên lửa Exocet SM-39 của Pháp, và tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc và Ấn Độ cũng được trang bị các biến thể của tên lửa đối hạm Klub-S.
Các thách thức đối với Hải quân Việt Nam
Do không phải là tác nhân làm thay đổi cán cân sức mạnh hải quân trong khu vực, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam không tạo ra một sự thay đổi cơ bản trong cân bằng sức mạnh hải quân tại đây.
Có lẽ, việc mua tàu ngầm chứng tỏ ý định của Việt Nam muốn có được đầy đủ khả năng tác chiến dưới đáy biển như là một phần trong tổng thể các nỗ lực, không phải chỉ để điều chỉnh lại sự yếu kém vốn có trong hạm đội hải quân cũ kỹ từ thời Liên Xô, mà còn có được một lực lượng hải quân « cân bằng ». Quyết định mua không phải là ít mà tới sáu tầu ngầm lớp Kilo cho thấy ý muốn có một lực lượng tầm cỡ đủ khả năng tác chiến, để hải quân có thể tiếp tục hiện diện trên biển, điều này sẽ khó thực hiện nếu chỉ có một hạm đội nhỏ bé.
Nhận định này được củng cố khi nhìn vào các nỗ lực phối hợp của Việt Nam không chỉ muốn mua các thiết bị máy móc, mà còn muốn xây dựng hạ tầng và đào tạo nhân sự. Trong năm 2010, theo tin báo chí, Hà Nội đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Nga để xây dựng các cơ sở cho tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh, trong khi gần đây, Việt Nam đã ký với Ấn Độ một thỏa thuận đào tạo đoàn thủy thủ cho tàu ngầm lớp Kilo. Cũng có thể nhận thấy việc phát triển song song như vậy trong trường hợp của các lực lượng tàu ngầm khác trong khu vực, như Malaysia và Singapore.
Mặc dù có chương trình phát triển tàu ngầm, Hải quân Việt Nam vẫn còn phải lấp một số khoảng trống liên quan đến các khả năng quan trọng khác, như theo dõi trên biển, khả năng hải quân hiện diện lâu dài tại các khu vực được coi là mối quan tâm quốc gia, như Biển Đông. Với tất cả sáu tàu ngầm lớp Kilo được đưa vào hoạt động năm 2018, ngay từ bây giờ, Việt Nam nên xem xét thăm dò khả năng cứu trợ tàu ngầm và hợp tác với hải quân các nước trong khu vực về lĩnh vực này.
Xây dựng đầy đủ các khả năng trong lĩnh vực tàu ngầm với các cơ sở sẵn sàng tác chiến, thủy thủ đoàn có năng lực và đưa ra một học thuyết xác đáng đòi hỏi phải có thời gian. Xét cho cùng, điều này không chỉ phụ thuộc vào quyết tâm chính trị, mà còn vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
(Koh Swee Lean Collin là nghiên cứu viên của Học viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, một bộ phận trong Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (RSIS), thuộc Đại học Công nghệ Nanyang. Tác giả đang làm luận án tiến sĩ nghiên cứu chủ yếu về chương trình hiện đại hóa hải quân trong khu vực Đông Nam Á).
Chương trình phát triển lực lượng tàu ngầm là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa đầy tham vọng mà Hải quân Việt Nam đã bắt đầu tiến hành từ giữa những năm 1990. Được công bố lần đầu tiên vào năm 2009, kế hoạch mua tàu ngầm của Việt Nam đã gây ra nhiều ồn ào trên các phương tiện truyền thông về ảnh hưởng của kế hoạch này đối với cán cân sức mạnh hải quân trong khu vực. Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh số lượng và chất lượng, chủ đề này cần được xem xét kỹ càng hơn.
Tàu ngầm lớp Kilo trong cán cân hải quân Trung – Việt
Về số lượng, Hải quân Việt Nam không thể hy vọng theo kịp sự phát triển của hải quân Trung Quốc, do ưu thế kinh tế của nước này. Trung Quốc có một hạm đội tàu ngầm rất lớn và sẵn sàng tăng cường về số lượng, tạo ra một khoảng cách không chỉ với Việt Nam mà cả với những quốc gia có tàu ngầm trong khu vực. Về chất lượng, khả năng mới của Việt Nam hoạt động dưới đáy biển tạo ra một sự đối trọng đáng tín cậy, tuy không đối xứng, với sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Trung Quốc đã trang bị tàu ngầm lớp Kilo từ những năm 1990, do vậy, tàu ngầm của Việt Nam sẽ không phải là một điều bất ngờ mới mẻ.
Mặc dù vậy, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ gây ra các lo ngại cho các nhà hoạch định chiến lược hải quân Trung Quốc, vì trong quá khứ, họ không cần phải tính tới khả năng hoạt động dưới đáy biển của Việt Nam. Thế nhưng, liên quan đến cán cân sức mạnh hải quân trong khu vực, khả năng mới mẻ này của Việt Nam sẽ không phải là một thách thức quá lớn đối với ưu thế về hải quản của Trung Quốc tại Biển Đông, khi nhìn trong tổng thế về khả năng phát triển tàu ngầm của Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam và cán cân hải quân ở Đông Nam Á
Trước khi Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo, hải quân các nước Đông Nam Á khác đã mua một số lượng nhỏ tàu ngầm.
Cho dù vừa mới mua thêm tàu ngầm, Indonesia và Malaysia vẫn còn phải đối mặt với sự yếu kém về khả năng của hải quân, khi tính tới các vùng biển rộng lớn của những nước này. Đến năm 2018, với tất cả sáu tàu ngầm lớp Kilo được dự kiến đưa vào hoạt động, Việt Nam sẽ có một lực lượng tàu ngầm lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, dường như các nước có tàu ngầm hiện nay ở Đông Nam Á sẽ tiếp tục phát triển lực lượng tàu ngầm của họ trong thập kỷ này.
Tàu ngầm lớp Kilo không phải là một điều lạ lẫm ở Biển Đông, kể từ khi tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc hoạt động tại vùng biển này, theo như báo chí đưa tin.
Được các nhà bình luận hải quân phương Tây mệnh danh là "lỗ đen" của đại dương, tàu ngầm lớp Kilo được trang bị các thiết bị giảm âm thanh tuyệt vời, như thân tàu được bọc lớp « ngói chống dội âm » để hấp thụ các sóng âm. Nhưng đây không phải là loại tàu ngầm duy nhất có tính năng này bởi vì tàu ngầm của hải quân các nước Đông Nam Á khác, nếu như không hoàn hảo hơn, thì cũng có khả năng hoạt động « tĩnh lặng » tương tự.
Tầu ngầm lớp Kilo của Việt Nam không nổi tiếng vì được trang bị hệ thống động cơ đẩy khí độc lập, giống như các tàu của Singapore, cho phép kéo dài thời gian lặn mà không cần phải nổi lên mặt nước, do vậy, được xếp cùng loại như các tàu của Indonesia và Malaysia. Nhìn chung, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam được trang bị các hệ thống vũ khí tương đương như các loại tàu đang hoạt động trong khu vực. Đáng chú ý là hệ thống phóng ngư lôi Klub-S của tàu ngầm, mà Việt Nam được cung cấp, như là một phần trong hợp đồng năm 2009.
Tên lửa Klub có các biến thể : Tên lửa đối hạm (với hướng dẫn radar) và tên lửa đối địa (với hệ dẫn hướng quán tính). Loại tên lửa đối địa này là đáng chú ý. Cho đến nay, không có hải quân của nước Đông Nam Á nào có khả năng từ một căn cứ ảo như tầu ngầm, thực hiện một cuộc tấn công từ xa, trên biển, vào mục tiêu trên đất liền, qua đó, cho phép kín đáo mở rộng tầm hỏa lực vào đến nội địa một nước khác. Đây có thể là nguồn gốc tiềm tàng gây bất ổn định cho tình hình trong khu vực hiện đang mong manh.
Trong tháng Bẩy năm 2011, Rosoboronexport – công ty xuất khẩu vũ khí chính của Nga – cho biết, số tàu ngầm lớp Kilo bán cho Việt Nam có thiết kế “chuẩn – standard” và tên lửa Klub-S được cung cấp cùng với tàu ngầm cũng là những biến thể “chuẩn”. Điều này có thể được hiểu rằng đó là loại biến thể của tên lửa đối hạm. Nếu như vậy, thì đây không phải là một khả năng quân sự hoàn toàn mới mẻ gì trong khu vực, kể từ khi tàu ngầm lớp Scorpenes của Malaysia có khả năng tương đương, với loại tên lửa Exocet SM-39 của Pháp, và tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc và Ấn Độ cũng được trang bị các biến thể của tên lửa đối hạm Klub-S.
Các thách thức đối với Hải quân Việt Nam
Do không phải là tác nhân làm thay đổi cán cân sức mạnh hải quân trong khu vực, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam không tạo ra một sự thay đổi cơ bản trong cân bằng sức mạnh hải quân tại đây.
Có lẽ, việc mua tàu ngầm chứng tỏ ý định của Việt Nam muốn có được đầy đủ khả năng tác chiến dưới đáy biển như là một phần trong tổng thể các nỗ lực, không phải chỉ để điều chỉnh lại sự yếu kém vốn có trong hạm đội hải quân cũ kỹ từ thời Liên Xô, mà còn có được một lực lượng hải quân « cân bằng ». Quyết định mua không phải là ít mà tới sáu tầu ngầm lớp Kilo cho thấy ý muốn có một lực lượng tầm cỡ đủ khả năng tác chiến, để hải quân có thể tiếp tục hiện diện trên biển, điều này sẽ khó thực hiện nếu chỉ có một hạm đội nhỏ bé.
Nhận định này được củng cố khi nhìn vào các nỗ lực phối hợp của Việt Nam không chỉ muốn mua các thiết bị máy móc, mà còn muốn xây dựng hạ tầng và đào tạo nhân sự. Trong năm 2010, theo tin báo chí, Hà Nội đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Nga để xây dựng các cơ sở cho tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh, trong khi gần đây, Việt Nam đã ký với Ấn Độ một thỏa thuận đào tạo đoàn thủy thủ cho tàu ngầm lớp Kilo. Cũng có thể nhận thấy việc phát triển song song như vậy trong trường hợp của các lực lượng tàu ngầm khác trong khu vực, như Malaysia và Singapore.
Mặc dù có chương trình phát triển tàu ngầm, Hải quân Việt Nam vẫn còn phải lấp một số khoảng trống liên quan đến các khả năng quan trọng khác, như theo dõi trên biển, khả năng hải quân hiện diện lâu dài tại các khu vực được coi là mối quan tâm quốc gia, như Biển Đông. Với tất cả sáu tàu ngầm lớp Kilo được đưa vào hoạt động năm 2018, ngay từ bây giờ, Việt Nam nên xem xét thăm dò khả năng cứu trợ tàu ngầm và hợp tác với hải quân các nước trong khu vực về lĩnh vực này.
Xây dựng đầy đủ các khả năng trong lĩnh vực tàu ngầm với các cơ sở sẵn sàng tác chiến, thủy thủ đoàn có năng lực và đưa ra một học thuyết xác đáng đòi hỏi phải có thời gian. Xét cho cùng, điều này không chỉ phụ thuộc vào quyết tâm chính trị, mà còn vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
(Koh Swee Lean Collin là nghiên cứu viên của Học viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, một bộ phận trong Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (RSIS), thuộc Đại học Công nghệ Nanyang. Tác giả đang làm luận án tiến sĩ nghiên cứu chủ yếu về chương trình hiện đại hóa hải quân trong khu vực Đông Nam Á).
No comments:
Post a Comment