Quốc hội Mỹ tố giác Trung Quốc bắt nạt hàng xóm
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì (không có trong hình) tại Bắc Kinh hôm 4/9/2012. Bà Clinton đến Bắc Kinh nhằm thúc đẩy Trung Quốc giải quyết tranh chấp 1 cách ôn hòa với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông.
ĐIỆN CAPITOL — Đa số các thành viên trong Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Hạ Viện Mỹ hôm thứ Tư đồng ý rằng Trung Quốc đang tìm cách dọa nạt các nước láng giềng để nằng nặc đòi chủ quyền trên Biển Đông.
Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, Chủ tịch Ủy ban, tố giác Trung Quốc định dùng sức mạnh quân sự để thống trị Biển Đông. Bà nói tiếp:
“Trong lúc sự chú ý của thế giới đổ dồn về những cuộc khủng hoảng khác, như chương trình hạt nhân của Iran hoặc đồng Euro suy yếu, Trung Quốc đã làm tăng thêm rủi ro bằng cách đóng vai trò anh chàng ăn hiếp những người hàng xóm có chung đường biển với mình.”
Dân biểu Cộng hòa Ros-Lehtinen, gốc Cuba, đại diện cho Florida còn tố giác các quan chức và cơ quan truyền thông Trung Quốc cổ vũ tinh thần bài Nhật Bản đến độ đã có những vụ náo loạn nhằm bài xích Nhật Bản tại nhiều thành phố Trung Quốc hồi tháng trước.
Bà nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sát cánh với các đồng minh Nhật Bản và Philippines, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giữ gìn hòa bình tại Thái Bình Dương, nơi có Biển Đông.
Trưởng nhóm Dân chủ trong ủy ban này, Dân biểu Howard Berman của California, nói chẳng một ai có lợi khi tạo thêm căng thẳng và leo thang tranh chấp tại Biển Đông:
“Bộ trưởng Clinton và các quan chức cấp cao của chính phủObama đã nhiều lần nói rõ cho Trung Quốc biết họ sẽ không cho phép Trung Quốc xác lập tính cách bá quyền trong khu vực và chúng ta phải tiếp tục gây áp lực để Trung Quốc giải quyết vấn đề chủ quyền một cách hòa bình.”
Điều trần trước ủy ban, ông Toshi Yoshihara, chuyên viên tại Trường cao đẳng Hải quân Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng lực lượng hải quân một cách có hệ thống:
“Tôi nghĩ rằng việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc hồi gần đây là điềm báo trước của nhiều chuyện sắp xảy ra. Kế hoạch tăng cường hỏa lực trên biển của Bắc Kinh đã mở ra những chân trời chiến lược mới cho lãnh đạo chính trị và quân sự của Trung Quốc.”
Chuyên viên Yoshihara lưu ý rằng Biển Đông là con đường thông thương quan trọng cho việc chuyên chở hàng hóa, nhiên liệu, và quân sự. Ông kêu gọi Hoa Kỳ hãy giúp các đồng minh tại Đông Nam Á tự lực bằng cách chuyển giao các loại tàu hiện đại cho các nước này. Ông cũng khuyên Hoa Kỳ nên tăng cường năng lực răn đe tại Biển Đông để trấn an các đồng minh là Hoa Kỳ có đủ sức đáp ứng với khủng hoảng tại đó.
Tuy nhiên, nhiều nhà làm luật chỉ ra rằng có lẽ rất khó để Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài trên khắp thế giới, vào thời buổi mà các món nợ của quốc gia ngày càng căng phồng.
Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, Chủ tịch Ủy ban, tố giác Trung Quốc định dùng sức mạnh quân sự để thống trị Biển Đông. Bà nói tiếp:
“Trong lúc sự chú ý của thế giới đổ dồn về những cuộc khủng hoảng khác, như chương trình hạt nhân của Iran hoặc đồng Euro suy yếu, Trung Quốc đã làm tăng thêm rủi ro bằng cách đóng vai trò anh chàng ăn hiếp những người hàng xóm có chung đường biển với mình.”
Dân biểu Cộng hòa Ros-Lehtinen, gốc Cuba, đại diện cho Florida còn tố giác các quan chức và cơ quan truyền thông Trung Quốc cổ vũ tinh thần bài Nhật Bản đến độ đã có những vụ náo loạn nhằm bài xích Nhật Bản tại nhiều thành phố Trung Quốc hồi tháng trước.
Bà nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sát cánh với các đồng minh Nhật Bản và Philippines, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giữ gìn hòa bình tại Thái Bình Dương, nơi có Biển Đông.
Trưởng nhóm Dân chủ trong ủy ban này, Dân biểu Howard Berman của California, nói chẳng một ai có lợi khi tạo thêm căng thẳng và leo thang tranh chấp tại Biển Đông:
“Bộ trưởng Clinton và các quan chức cấp cao của chính phủ
Điều trần trước ủy ban, ông Toshi Yoshihara, chuyên viên tại Trường cao đẳng Hải quân Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng lực lượng hải quân một cách có hệ thống:
“Tôi nghĩ rằng việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc hồi gần đây là điềm báo trước của nhiều chuyện sắp xảy ra. Kế hoạch tăng cường hỏa lực trên biển của Bắc Kinh đã mở ra những chân trời chiến lược mới cho lãnh đạo chính trị và quân sự của Trung Quốc.”
Chuyên viên Yoshihara lưu ý rằng Biển Đông là con đường thông thương quan trọng cho việc chuyên chở hàng hóa, nhiên liệu, và quân sự. Ông kêu gọi Hoa Kỳ hãy giúp các đồng minh tại Đông Nam Á tự lực bằng cách chuyển giao các loại tàu hiện đại cho các nước này. Ông cũng khuyên Hoa Kỳ nên tăng cường năng lực răn đe tại Biển Đông để trấn an các đồng minh là Hoa Kỳ có đủ sức đáp ứng với khủng hoảng tại đó.
Tuy nhiên, nhiều nhà làm luật chỉ ra rằng có lẽ rất khó để Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài trên khắp thế giới, vào thời buổi mà các món nợ của quốc gia ngày càng căng phồng.
No comments:
Post a Comment