Tuesday, July 31, 2012

Gián điệp mạng Trung Quốc «làm nghiêng ngửa» phương Tây

Gián điệp mạng Trung Quốc «làm nghiêng ngửa» phương Tây

Josh Mayeux, nhân viên an ninh mạng làm việc cho trung tâm an ninh mạng tại căn cứ không quân Peterson, Colorado, 20/07/2010.
Josh Mayeux, nhân viên an ninh mạng làm việc cho trung tâm an ninh mạng tại căn cứ không quân Peterson, Colorado, 20/07/2010.
REUTERS/Rick Wilking/Files

Lê Phước
Phương Tây không chỉ lo ngại về sự lớn mạnh kinh tế của Trung Quốc, mà còn mất ăn mất ngủ về « cái tài của các hacker mạng » của nước này. Nhật báo cánh Tả Libération hôm nay đặc biệt dành bài phân tích chủ đề nhạy cảm này với dòng tựa gây chú ý : « Châu Âu nằm dưới sự theo dõi của tin tặc Trung Hoa ».

Kẻ cắp gặp bà già
Hồi tháng 7 năm ngoái, một nhóm gián điệp mạng của Trung Quốc đã thâm nhập thành công vào hộp thư điện tử các quan chức Hội đồng Châu Âu đến… 5 lần. Nhóm hacker này tưởng rằng việc làm trên trời không biết, đất không hay, nhưng ngờ đâu một nhóm chuyên gia chống tin tặc tại Mỹ bao gồm các giảng viên đại học và các công ty từng là nạn nhân của « hacker Trung Hoa » đã biết tận tường vụ việc. Câu chuyện « giữa hai người » bỗng chốc được cả thế giới biết đến khi vào cuối tuần rồi, tập đoàn truyền thông và tài chính Bloomberg của Mỹ đã cho công bố kết quả điều tra về vụ việc.
Theo cuộc điều tra nói trên, thủ phạm vụ hacker vừa đề cập là một nhóm hacker mạng mà mật vụ Hoa Kỳ đặt cho cái tên là « Byzantine Candor » (tạm dịch là : Sự ngây thơ viễn vông »). Theo tài liệu mà Wikeleaks đã từng công bố, các nhà ngoại giao Mỹ cho rằng, nhóm hacker này thuộc quyền quản lí của quân đội nhân dân Trung Hoa, có trụ sở tại Thượng Hải.
Ngoài Hội đồng Châu Âu, nạn nhân của Byzantine Candor còn có ít nhất 20 công ty phương Tây, trong đó có tập đoàn dầu lửa Halliburton. Điểm chung của các công ty nạn nhân này là họ có những dữ liệu hoặc những kỹ nghệ mới có thể có lợi cho Trung Quốc.
Ngoài Byzantine Candor, các chuyên gia Hoa Kỳ cho biết còn có từ 10 đến 20 nhóm hacker khác đến từ Trung Quốc. Các nhóm này hoạt động rất có tổ chức, chúng rất biết cách « xóa dấu vết » để không bị truy ra nguồn gốc. Thế nhưng, chúng không ngờ « kẻ cắp gặp bà già », mọi hành vi thâm nhập bí mật của chúng lại bị các chuyên gia Mỹ bí mật quan sát tường tận.
Hacker Trung Quốc, ai mà chả sợ !
Libération nhắc lại, câu chuyện hacker máy tính đến từ Trung Quốc đã bắt đầu từ hơn chục năm nay, với mục tiêu chính là những đối tượng mà chính quyền Bắc Kinh xem là kẻ thù, và các công ty vũ khí lớn ở Phương Tây, đặc biệt là của Mỹ. Năm 2009, hàng ngàn thư điện tử (e-mail) của đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị hacker máy tính của Bắc Kinh sao chép lại.
Libération cho biết, đến hiện tại, dường như ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hacker Trung Quốc. Nỗi ám ảnh đến mức mà hồi tháng Sáu rồi, trước khi đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc trong chuyến thăm chính thức nước này, bộ trưởng quốc phòng Úc ông Stephen Smith đã đề phòng bằng cách không mang theo điện thoại di động và máy tính xách tay.
Năm ngoái, một quan chức cấp cao Hoa Kỳ khẳng định rằng nhà cầm quyền Trung Quốc đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ để phát triển công nghệ gián điệp mạng, và hiện tại nước này đã có trong tay một tổ chức gián điệp rất lớn và rất « thiện chiến ». Cũng năm ngoái, truyền hình quốc gia Trung Quốc đã cho phát một phim tài liệu về chủ đề khoa học và công nghệ quốc phòng, trong đó cho biết nước này đã trang bị được « nhiều phương tiện tấn công mạng », và còn đưa ra minh chứng là đã tấn công thành công một trang mạng ở Bắc Mỹ của một nhóm Phật Giáo Pháp Luân Công (vốn bị Bắc Kinh cho là "tà đạo").
Nói về nhân lực của các tổ chức hacker Trung Quốc, Libération cho biết, quân đội nhân dân Trung Hoa tuyển mộ nhiều ngàn người đang làm việc ở các công ty công nghệ hoặc đang nghiên cứu giảng dạy ở các trường đại học. Đây là « tuyệt chiêu » của hacker mạng Trung Quốc, bởi nguồn nhân lực này rất tinh vi nên rất khó bị phát hiện.
Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 8 năm 2011, có đến 70 công ty của Mỹ, Hy Lạp, Đài Loan và Kazakhstan đã bị tin tặc xâm nhập. Khi ấy, một nghiên cứu của Mỹ đã khẳng định, Trung Quốc chính là thủ phạm.
Hoa Kỳ : tổng thống Obama có nhiều khả năng tái cử
Đến với cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ sắp tới đây, nhật báo Công Giáo La Croix đăng bài nhận định của giáo sư Patrick Martin-Genier thuộc Viện Nghiên cứu chính trị Paris.
Trước tiên tác giả có sự so sánh cho rằng, tình hình tranh cử tổng thống hiện tại ở Mỹ rất giống với cuộc đua vào Điện L’Elysée hồi tháng Năm rồi ở Pháp. Tại Pháp, hai ứng cử viên khi ấy là tổng thống sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy và ứng viên François Hollande, ông Sarkozy thuộc cánh hữu được cho là « đại diện của giới tài chính », trong khi đó ông Hollande thuộc cánh Tả được xem là người đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp nghèo khổ và trung lưu. Ở Mỹ lần này cũng vậy, ứng viên Mitt Romney, ứng viên đảng Cộng Hòa, vốn là một đại doanh nhân, được cho là đại diện quyền lợi của nhà giàu, còn tổng thống sắp mãn nhiệm Obama là người của tầng lớp bình dân và trung lưu. Thế nhưng, tác giả nhận định, kết quả bầu cử có thể sẽ khác, tại Mỹ, tổng thống sắp mãn nhiệm Obama có nhiều khả năng tái cử.
Giống như ông Sarkozy hồi sắp mãn nhiệm, tổng thống Obama đã và đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nghiêm trọng, nhất là vấn đề thất nghiệp : tỷ lệ không việc làm tại Mỹ hiện tại trên 8%. Ông Romney, với tư cách là người từng có thâm niên lãnh đạo doanh nghiệp, có thể sẽ khai thác điểm này khi cho cử tri thấy rằng ông là người có khả năng tạo được công ăn việc làm cho xã hội. Thế nhưng, tổng thống Obama vẫn có ưu thế, với những lí do sau :
- Thứ nhất, ông Obama có thể khai thác quá khứ gần đây của ông Romney khi ông này còn là thống đốc bang Massachusetts và từng là một lãnh đạo một tập đoàn công nghiệp. Trong cả hai tư cách, ông Romney đều đã từng có chính sách tạo công ăn việc làm cho… người nước ngoài khi đầu tư ở Mêhicô và Ấn Độ. Trong tư cách doanh nhân thì được, chứ còn với cương vị thống đốc, hay cao hơn là tổng thống, thì người Mỹ không thể chấp nhận việc này.
- Khi trước, để tránh phải đóng thuế cao, ông Romney đã mở tài khoản ở Thụy Sỹ và những nước có ưu đãi thuế suất. Điều này cũng chạm tự ái của những cử tri có tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
- Trong công ty đầu tư Bain Capital, ông Romney từng giữ vai trò then chốt. Ông khẳng định là đã rời khỏi công ty này vào năm 1999, thế nhưng ông bị nghi ngờ là ông vẫn tiếp tục hiện diện trong một thời gian dài để tiến hành mua lại nhiều doanh nghiệp và xóa bỏ nhiều việc làm.
Với những điều vừa nêu, tác giả đặt câu hỏi : Làm sao cử tri Mỹ tin rằng ông Romney có thể trở thành cứu tinh cho người thất nghiệp tại Mỹ ?
Mặt khác, trong chiến dịch tranh cử, Đảng Cộng Hòa luôn chỉ trích luật bảo hiểm do ông Obama đề xuất và vừa được lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua hồi tháng Sáu. Thế nhưng, tác giả cảnh báo, coi chừng chiến dịch này phản tác dụng vì luật trên có lợi cho khoảng 40 triệu người Mỹ, tức ông Obama sẽ được ngần ấy số phiếu ủng hộ.
Một ưu thế nữa của ông Obama đó chính là …màu da : Ông là người da đen đầu tiên làm tổng thống tại Mỹ. Theo thăm dò, có đến 95% cử tri da đen ủng hộ Obama.
Tóm lại, nếu không có diễn biến đột xuất, thì tổng thống Obama sẽ may mắn hơn ông Sarkozy là được tiếp tục làm chủ Tòa Bạch Ốc. Nếu như vậy, thì giữa hai cuộc bầu cử sẽ có điểm tương đồng : ứng viên đại diện nhà nghèo được đắc cử. Thế mới biết, trong thời buổi kinh tế khó khăn, câu chuyện cái bụng bỗng trở nên quan trọng hơn hết, các ứng viên cánh Tả vì thế được lên hương.
Eurozone : Người dân mất lòng tin vào đồng tiền chung
Châu Âu đang điêu đứng trong khủng hoảng nợ công, đến mức mà khu vực đồng tiền chung euro luôn hiển hiện nguy cơ tan rã. Nguyên nhân có phải chỉ vì khó khăn tài chính ? Nhật báo Le Monde có câu trả lời qua bài viết : « Đe dọa lớn nhất của đồng tiền chung chính là thái độ nghi ngờ đồng euro ngày càng lớn của người Châu Âu ».
Hiện tại, khủng hoảng lan tràn toàn cõi Châu Âu, đến như nước Đức, nền kinh tế thịnh vượng nhất khối, cũng có nguy cơ bị hạ điểm tín nhiệm tài chính. Cái quan niệm cho rằng : « Euro là đồng tiền bất khả xâm phạm » ngày càng bị nghi nghờ, đối với người ủng hộ eurozone lẫn người phản đối. Cái ý rời bỏ khu vực đồng euro ngày càng được nhiều người chia sẻ.
Đầu tiên đến với Hy Lạp, tờ báo cho biết, người dân nước này đang mất lòng với đồng euro vì phải chịu hậu quả của chính sách thắc lưng buộc bụng ngày càng nặng nề của chính phủ, mà sự thắt lưng buộc bụng đó là do sức ép của khối eurozone đặt ra khi cho Hy Lạp vay tiền.
Rồi đến với Ý, người dân cũng bắt đầu cảm thấy cay đắng về đồng tiền chung, bởi từ khi sử dụng đồng euro, nào là thuế giá trị gia tăng bắt đầu tăng lên, nào là việc bị mất quyền lợi bởi chính sách cải cách chế độ hưu bổng, nào là thay đổi thị trường lao động để giảm nợ cho nhà nước và để tăng sức cạnh tranh của Ý… Hiện tại, chỉ số tín nhiệm của người dân đối với đương kim thủ tướng Mario Monti chỉ còn 40% trong khi hồi ông nhậm chức là 84%. Thậm chí có người còn cho rằng, trong đợt bầu cử quốc hội Ý vào năm tới, chủ đề ra khỏi eurozone có thể là một trong những chủ đề tranh cử chính.
Tại Đức, Hà Lan và Phần Lan, thái độ chán nản đồng euro cũng ngày càng nghiêm trọng. Nhiều người dân của những nước này cảm thấy bị liên lụy vô cớ vì những nước lâm nợ khác.
Trong bối cảnh đó, một chuyên gia kinh tế khuyến nghị : Để cứu eurozone, nhà cầm quyền không nên chỉ tập trung giải quyết khủng hoảng tài chính, mà còn phải tìm ra liệu pháp trị « khủng hoảng tinh thần » của người Châu Âu, tức phải tuyên truyền làm sao cho mọi người thấy rằng : đồng euro là lợi thế chứ không phải là thảm họa.
Olympic Luân Đôn : Nam nữ bình quyền
Lần đầu tiên trong lịch sử Olympic mùa hè, quyền bình đẳng nam nữ được đảm bảo. Đó là nhận định của nhật báo Le Monde trong bài xã luận trên trang nhất mang tên : « Olympic không lùi bước về quyền bình đẳng giới ».
Trong số 204 đoàn tham dự Olympic Luân Đôn năm nay, đoàn nào cũng có mặt cả nam lẫn nữ vận động viên. Đây là trường hợp đầu tiên của thế vận hội thể thao này. Trong khi đó, cách đây 4 năm tại Olympic Bắc Kinh, còn có 3 nước không cử vận động viên nữ đến tham gia : Ả Rập Xê Út, Qatar và Brunei.
Đáng chú ý nhất là trường hợp của Ả Rập Xê Út. Tờ báo cho biết, tại nước Hồi Giáo này, hiện tại phụ nữ ra đường buộc phải trùm khăn Hồi Giáo, không được đứng gần thanh niên không phải là người thân trong gia đình, các trường học không dạy thể dục cho học sinh nữ, các hồ bơi thì cấm phụ nữ vào...
Thế mà, tại Olympic Luân Đôn năm nay, đoàn vận động viên Ả Rập Xê Út có được 2 người là nữ : Một người 19 tuổi, là vận động viên điền kinh 800m, sống tại Mỹ và mang hai quốc tịch, còn người kia là một thiếu nữ 18 tuổi, sẽ tham gia thi đấu Judo. Đặc biệt, « cô gái Judo » này không phải được đào tạo chính thức ở một lò thể thao nào, mà là được cha mình dạy lén tại nhà. Hai cô gái vừa nêu đều không đủ tiêu chuẩn tham dự Olympic, nhưng đã được đặc cách và đến tham gia nhờ vào giấy mời đặc biệt của Ủy ban Olympic quốc tế.
Tác giả cho rằng, tín hiệu trên là đáng mừng, nhưng Ủy ban Olympic quốc tế còn phải kiên trì đấu tranh nhằm đảm bảo nguyên tắc « phi giới tính, phi tôn giáo và phi chính trị » của thể thao. Một minh chứng cho thử thách trước mắt đó là việc Liên đoàn bóng đá thế giới đã quyết định cho phép vận động viên nữ Hồi Giáo được mang khăn trùm khi thi đấu sau một đợt vận động hành lang ở Iran và các nước Vùng Vịnh. Lí do mà liên đoàn đưa ra, đó là nhằm tôn trọng « tập quán văn hóa », tức liên đoàn không xem khăn trùm của phụ nữ Hồi Giáo là một « tập quán tôn giáo ».
Tác giả kết luận : Không kiên quyết đảm bảo quyền bình đẳng giới trong thể thao tức là phản lại các mục tiêu tối thượng của thế vận hội Olympic.
Syria : Giờ quyết định đã đến ?
Xung đột tại Syria tiếp tục thu hút chú ý của báo chí Pháp hôm nay.
Nhật báo Cộng sản Pháp L’Humanité có bài : « Cuộc chạy đua vào hố tử thần đang đe dọa Alep », cho biết quân đội Assad và phe nổi dậy quyết tử tại Alep từ hôm thứ Bảy, đến mức mà đặc sứ Liên Hiệp Quốc và Liên Đoàn Ả Rập, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ông Kofi Annan lại phải lên tiếng kêu gọi hai bên giải quyết mâu thuẫn bằng con đường chính trị.
Nhật báo Le Monde thì tố cáo hành vi trấn áp tàn bạo của quân đội Assad và cho biết, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố chấm dứt quan hệ đồng minh chiến lược với chính phủ Assad.
Libération quan tâm đến số phận của những người dân phải tản cư ra khỏi vùng chiến sự để tránh súng đạn đến từ cả hai phía, phe nổi dậy cũng như quân chính phủ. Tờ báo dành hẳn trang nhất chạy tựa : « Còn cách nào khác hơn là bỏ chạy ? », và hai trang phân tích đăng ảnh người nằm chết trên đường thật thảm thương.
Nhật báo cánh Hữu Le Figaro thì tập trung vào tầm quan trọng của thành phố Alep với bài xã luận « Trận Alep, giờ phút quyết định đối với Syria ». Tờ báo nhận định, trên phương diện lịch sử, văn hóa, kinh tế hay chiến lược, thành phố Alep giữ một vai trò quan trọng, mang tính chất biểu tượng cao. Bởi vậy, quân chính phủ cũng như phe nổi dậy quyết dốc toàn lực vào trận đánh mang tính quyết định này. Nếu có thể trấn áp được quân nổi dậy tại Alep, thì ông Assad sẽ cho thế giới thấy rằng việc bắt ông rời khỏi quyền lực là rất khó, và rằng sự ủng hộ của đồng minh Nga luôn có giá trị. Về phần phe nổi dậy, nếu đẩy lùi được quân chính phủ, thì có nghĩa là quân đội chính phủ đã cho thấy không còn khả năng dập tắt được làn sóng nổi dậy tại Syria.
TAGS: KINH TẾ - QUỐC TẾ - TIN HỌC - TRUNG QUỐC - ĐIỂM BÁO

Nhật Bản lo ngại về giới quân sự trong chính quyền Trung Quốc

Nhật Bản lo ngại về giới quân sự trong chính quyền Trung Quốc

Hải quân Trung Quốc duyệt binh tại căn cứ Ngang Thuyền, Hồng Kông, 28/07/2012
Hải quân Trung Quốc duyệt binh tại căn cứ Ngang Thuyền, Hồng Kông, 28/07/2012
REUTERS

Trọng Nghĩa
Trong bản báo cáo quốc phòng thường niên, công bố vào hôm nay, 31/07/2012, chính quyền Nhật Bản một lần nữa đã nêu bật mối quan ngại về các hoạt động không ngừng gia tăng của Hải quân Trung Quốc. Cộng thêm với tình trạng thiếu rõ ràng về việc ai quyết định chính sách quân sự của Trung Quốc, các hoạt động này, theo Tokyo, đang tạo ra các đe dọa về an ninh cho khu vực.

Sách trắng quốc phòng của Nhật Bản ghi nhận là trong thời gian gần đây, các tướng lãnh quân đội Trung Quốc càng lúc càng lên tiếng nhiều hơn về đường lối ngoại giao. Đối với Tokyo, đó là một chuyển biến đáng quan ngại trong quan hệ giữa giới lãnh đạo chính trị - tức là đảng Cộng sản Trung Quốc – với giới lãnh đạo quân đội của nước này.
Theo bản báo cáo, “mức độ ảnh hưởng của giới quân sự trên chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang thay đổi”. Trong một cuộc họp báo vào hôm nay, giới chức quốc phòng Nhật Bản đã nhắc đến các sự kiện như nhiều sĩ quan quân đội cao cấp của Trung Quốc đã lớn tiếng hơn trước, công khai bình luận về các cuộc tập trận quân sự của Mỹ ở các vùng biển trong khu vực...
Tuy nhiên, báo cáo của Nhật Bản cũng ghi nhận một mâu thuẫn trong nội tình Trung Quốc hiện nay : Vào lúc các tưóng lãnh quân đội ngày càng lên tiếng manh mẽ hơn, thì số cán bộ quân đội trong các cơ quan mang tính chất quyết định chính sách lại có chiều hướng giảm bớt. Điều này, theo Tokyo có thể là dấu hiệu cho thấy là trong thực tế, ảnh hưởng của quân đội trên chính trường Trung Quốc chỉ hạn chế.
Vấn đề đặt ra là các hoạt động hải quân của Trung Quốc càng lúc càng gia tăng trong vùng, vào lúc Bắc Kinh có tranh chấp biển đảo với hầu hết các láng giềng, với Nhật Bản ở vùng Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, cũng như với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan ở vùng Biển Đông.
Sách trắng, một lần nữa, đã chỉ trích tính chất “quyết đoán” của các phản ứng của Trung Quốc, liên quan đến tranh chấp chủ quyền với các láng giềng. Theo Tokyo, “các động thái quân sự của Trung Quốc, cùng tình trạng thiếu minh bạch của nước này trong các vấn đề quân sự và an ninh, là điều đáng quan ngại”, đặc biệt trong bối cảnh chi tiêu quốc phòng Trung Quốc đã tăng gấp 30 lần trong hai thập kỷ qua.
Vào lúc các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở vùng biển khu vực trở nên thường xuyên hơn, mối lo ngại là hiện nay, không rõ giới quân sự Trung Quốc có thế lực ra sao trong tiến trình đưa ra quyết định so với đội ngũ lãnh đạo dân sự Trung Quốc.
Đối với ông Toshinori Tanaka, giám đốc văn phòng phân tích chiến lược và tình báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tình hình không rõ ràng tại Trung Quốc đáng lo ngại, vì rất khó mà dự đoán được “các ý định và mục tiêu đằng sau các hành động quân sự của Trung Quốc”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Satoshi Morimoto xác nhận “có một mức độ quan ngại nhất định, không chỉ ở Nhật Bản mà ở toàn bộ khu vực Đông Á, trước hướng đi mà Trung Quốc sẽ theo đuổi”.
TAGS: CHÂU Á - NHẬT BẢN - PHÂN TÍCH - QUÂN SỰ - TRUNG QUỐC

Exxon tìm thấy khí gas ngoài khơi VN

Exxon tìm thấy khí gas ngoài khơi VN

Cập nhật: 12:18 GMT - thứ ba, 31 tháng 7, 2012
Thăm dò khí đốt
Trữ lượng khí chưa được xác định
Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil cho hay đã tìm thấy thêm khí đốt ngoài khơi miền Trung Việt Nam, tuy chưa rõ trữ lượng.
Các nguồn tin dầu khí nói gần một năm sau khi tìm thấy hydrocarbon trong giếng khoan thứ hai, giếng khoan thứ ba của Exxon cũng cho thấy khí.
Được biết giếng khoan thứ ba này - mang tên Cá Voi Xanh-3X, nằm trong lô 118, ngoài khơi Đà Nẵng.
Exxon nói quá trình khoan thăm dò diễn ra thuận lợi từ tháng Năm tới tháng Bảy này.
Từ tháng 5/2011, ExxonMobil đã khoan ba giếng tại lô 118, hai giếng tìm thấy khí.
Lô này nằm ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, thuộc vùng biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Nam, rất gần đường chín đoạn mà Trung Quốc lập ra để đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Đường yêu sách này còn được gọi là đường 'lưỡi bò', bao quanh tới 80% diện tích Biển Đông.

Không bỏ cuộc

Hồi tháng 7/2008, Trung Quốc đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn. Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án.
Ngày 23/6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế tại các lô dầu khí trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, khiến Hà Nội lên tiếng cực lực phản đối.
Chín lô dầu khí nói trên nằm trong một khu vực rộng trên 160.000 cây số vuông, ở độ sâu từ 300-4.000 mét. Trong đó bảy lô nằm trong bể trầm tích mà Trung Quốc gọi là Trung Kiến Nam (Phú Khánh) ngoài khơi miền Trung Việt Nam và hai nằm trong các bể Vạn An và Nam Vi Tây (Tư Chính-Vũng Mây).
Các giếng mà Exxon đào và tìm thấy khí không nằm trong chín lô này.

Thêm về tin này

Nhật lo ngại về TQ trên biển

Nhật lo ngại về TQ trên biển

Cập nhật: 06:25 GMT - thứ ba, 31 tháng 7, 2012
Tàu tuần tra Trung Quốc chạm trán tàu tuần duyên Nhật trên Biển Hoa Đông
Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Trung Quốc trên biển
Bộ Quốc phòng Nhật Bản bày tỏ quan ngại về hoạt động của các chiến hạm của Trung Quốc ở Thái Bình Dương trong một báo cáo thường niên được công bố vào thứ Ba ngày 31/7.
Bản báo cáo dài 484 trang này đã dành 20 trang để nói về việc Trung Quốc tăng cường năng lực cũng như các hoạt động quân sự.

‘Hoạt động thường kỳ’

Theo đó thì sự xuất hiện của các tàu chiến Trung Quốc đang trở thành ‘thường lệ’.
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Tokyo đang lo lắng về một Trung Quốc ngày càng mạnh bạo trong các tranh chấp chủ quyền ở các vùng biển xung quanh, hãng thông tấn Kyodo của Nhật nhận xét.
Một lần nữa, Bạch Thư của Nhật Bản đã mô tả cách hành xử của Trung Quốc trong tranh chấp với các nước láng giềng là ‘mạnh bạo’ – vốn từng làm Bắc Kinh khó chịu trong ấn bản hồi năm ngoái.
Bạch Thư của Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự đoán nhiều khả năng Trung Quốc sẽ mở rộng thêm các hoạt động trên biển, bao gồm các hành động quân sự và huấn luyện, theo cơ chế thường kỳ trên các vùng biển Hoa Đông, Biển Đông và Thái Bình Dương.
"Nếu chúng ta không nắm về quá trình ra quyết định của họ (Trung Quốc) thì chúng ta không thể biết được Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào. Điều này đặt ra yêu cầu chúng ta phải đứng từ góc độ xử lý khủng hoảng để nhìn vào vấn đề"
Một quan chức quốc phòng Nhật Bản
Báo cáo này cũng lưu ý rằng Nhật Bản nên chú ý đến những các hoạt động của tàu Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, nơi cả Bắc Kinh và Đài Loan đều khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Bạch Thư này được công bố trong bối cảnh các tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản. Hồi tháng Sáu năm ngoái, các chiến hạm của họ đã đi qua vùng biển giữa đảo Okinawa và Miyako ra Thái Bình Dương để tập trận.

Thách thức an ninh

Bên cạnh đó, Tokyo cũng quan ngại về sự không rõ ràng trong việc ai chịu trách nhiệm về các chính sách quân sự của Bắc Kinh. Điều này cùng với sự gia tăng các hoạt động quân sự trên biển của Trung Quốc đang đặt ra ‘thách thức an ninh cho khu vực’, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Báo cáo này cho biết họ không rõ phe quân sự Trung Quốc có quyền lực thế nào trong các quyết sách so với các lãnh đạo dân sự của Đảng Cộng sản. Điều này làm cho bên ngoài khó lòng hiểu được các động cơ của quân đội Trung Quốc.
"Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về tính minh bạch được mong đợi ở một cường quốc có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế."
Bạch Thư của Bộ Quốc phòng Nhật Bản
Theo đó thì những bước tiến dài mà quân đội Trung Quốc đã đạt được trên đường nâng cao sức mạnh và hiện đại hóa đã làm quan hệ giữa quân đội và Đảng trở nên ‘phức tạp’ và bên ngoài không biết rõ liệu hiện nay giới quân sự có tiếng nói mạnh hơn hay yếu hơn trong các quyết sách của nước này.
Mặc dù Nhật Bản đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc không đủ minh bạch về quá trình hoạch định chính sách quân sự, nhưng đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng của họ nêu lên vấn đề mối quan hệ giữa các lãnh đạo dân sự và quân sự của Trung Quốc.
Bạch Thư này lưu ý một mặt quân đội Trung Quốc đang ngày càng quả quyết để bảo vệ các lợi ích trên biển, mặt khác ngày càng có ít đại diện của giới quân đội có mặt trong các cơ quan trọng yếu của Đảng Cộng sản để tham gia bàn bạc các quyết định.
“Nếu chúng ta không nắm về quá trình ra quyết định của họ (Trung Quốc) thì chúng ta không thể biết được Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào,” một quan chức quốc phòng Nhật Bản nói với Kyodo, “Điều này đặt ra yêu cầu chúng ta phải đứng từ góc độ xử lý khủng hoảng để nhìn vào vấn đề.”

Trung Quốc phản ứng

Một đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Nhật hiện có tranh chấp với Trung Quốc một chuỗi các đảo trên Biển Hoa Đông
Báo cáo cho biết chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp 30 lần trong khoảng thời gian 24 năm trong bối cảnh liên tục có những lời kêu gọi Bắc Kinh minh bạch hơn về ngân sách quốc phòng.
Thêm vào đó, hải quân nước này cũng đang cố gắng nâng cao năng lực hoạt động ngoài khơi để các tàu chiến của họ có thể thực hiện các sứ mạng vươn xa hơn nữa.
“Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về tính minh bạch được mong đợi ở một cường quốc có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế,” bản báo cáo viết và nhận định rằng điều này có nghĩa là hải quân Trung Quốc sẽ hoạt động nhiều hơn ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông và sẽ ‘thường xuyên tiến ra Thái Bình Dương’.
Trong một bài xã luận có tiêu đề ‘Bạch thư Nhật Bản khơi dậy mối đe dọa Trung Quốc’ được đăng trên trang mạng vào ngày 31/7, Hoàn cầu Thời báo dẫn lời một số nhà quan sát Trung Quốc nhận xét Nhật ‘tiếp tục phóng đại mối đe dọa Trung Quốc để đánh lừa nhân dân của họ và giành sự ủng hộ của Hoa Kỳ’.
"Nhật tiếp tục phóng đại mối đe dọa Trung Quốc để đánh lừa nhân dân của họ và giành sự ủng hộ của Hoa Kỳ."
Lý Khiết, Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc
Báo này dẫn lời ông Lý Khiết Thuộc Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc nhận xét rằng Nhật Bản muốn thổi phồng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ‘để chứng tỏ rằng họ đang bị đe dọa và áp lực từ phía láng giềng’.
“Bạch Thư này tạo cớ cho Nhật bắt đầu xung đột về các hòn đảo và lý do thích hợp để Mỹ trở lại châu Á,” ông Lý nói.
Còn ông Cao Hồng, nhà nghiên cứu về Nhật Bản tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, thì cho rằng Nhật đang muốn làm phức tạp dư luận của cộng đồng quốc tế để biến nỗi sợ của riêng họ thành nỗi sợ của thế giới trước Trung Quốc.

Thêm về tin này

CSIS : Mỹ cần đưa thêm tàu chiến đến Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc

Ngoại trưởng H. Clinton phát biểu tại một hội thảo của CSIS - Center for Strategic and International Studies
Ngoại trưởng H. Clinton phát biểu tại một hội thảo của CSIS - Center for Strategic and International Studies
Theo trang web của chính phủ Hoa Kỳ

Trọng Nghĩa
Vào lúc Hoa Kỳ đang triển khai chiến lược xoay trục sang châu Á, trung tâm tham vấn CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế) tại Washington đã khuyến cáo bộ Quốc phòng Mỹ đưa thêm chiến hạm đến vùng Thái Bình Dương. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán tại Biển Đông, các chuyên gia còn cho rằng Washington phải xác định tốt hơn chiến lược của mình để đối phó với thế lực đang lên của Trung Quốc.

Trong bản báo cáo soạn thảo theo đề nghị của Lầu Năm Góc, công bố hôm 27/07/2012, trung tâm nghiên cứu độc lập CSIS cho biết cụ thể là, Hoa Kỳ nên triển khai một Nhóm tàu đổ độ (Amphibious Ready Group) thứ hai từ vùng Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương, theo như yêu cầu của Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.
Bản báo cáo cũng kêu gọi cho đồn trú thêm ít nhất là một tàu ngầm nguyên tử tấn công khác tại đảo Guam, căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương gần Philippines.
Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo chiến lược "tái cân bằng" lực lượng quân sự Mỹ qua vùng châu Á - Thái Bình Dương hồi tháng Giêng vừa qua, Quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu Lầu Năm Góc phải có một đánh giá độc lập về chính sách châu Á mới của Mỹ. Bản báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế là nhằm đáp ứng yêu cầu này.
Nhận định chung của các tác giả là quân đội Mỹ còn đặt quá nhiều trọng tâm vào vùng Đông Bắc Á, Hàn Quốc và Nhật Bản, để tập trung đối phó với các mối đe dọa trên bán đảo Triều Tiên và tại eo biển Đài Loan. Đối với CSIS, cái nhìn đó có phần chưa chính xác.
Báo cáo viết : « Như đã được chứng minh qua những hành động mới đây của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, và trên khắp các hòn đảo ở Thái Bình Dương, các vấn đề an nguy phát triển nhanh nhất ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Để thành công, chiến lược tái cân bằng lực lượng của Mỹ cần được thúc đẩy nhiều hơn tại những vùng này ».
Bản báo cáo cũng phê phán Bộ Quốc phòng là chưa làm rõ được chiến lược mà họ đã dựa theo đó để thực hiện kế hoạch chuyển quân, cũng như chưa cho thấy mối quan tâm đến việc ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Các tác giả đặt ra câu hỏi là, liệu Lầu Năm Góc đã có chuẩn bị đầy đủ hay chưa để giải trình về sự cần thiết của việc tăng cường lực lượng ở Thái Bình Dương, vào lúc phải đối mặt với 1 nghìn tỷ đô, sẽ bị cắt giảm trong thập kỷ tới.
Ông John Hamre, chủ tịch và giám đốc điều hành của trung tâm CSIS cho rằng một chiến lược châu Á rõ ràng cũng cần thiết như “chính sách quốc phòng rất nhất quán” đã từng định hướng cho Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trước đây. Trong một bức thư gửi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta, đính kèm theo bản báo cáo, ông Hamre xác định : « Lúc này chúng ta cần một khung hành động tương tự cho châu Á trong 30 năm tới đây ».
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã hoan nghênh bản báo cáo này, cho rằng Bộ của ông và nhóm nghiên cứu đều có chung một lập trường « trên việc thấu hiểu những thách thức và cơ hội đối với nhu cầu phát huy lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương».
TAGS: HÀNG HẢI - HOA KỲ - PHÂN TÍCH - QUÂN SỰ - QUỐC TẾ - THÁI BÌNH DƯƠNG - TRUNG QUỐC

Philippines gia tăng quan hệ quân sự với Úc trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông

Philippines gia tăng quan hệ quân sự với Úc trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông

Quân đội Philippines mới nhận được 21 thuyền bay từ Úc, dùng trong việc bảo vệ an ninh bờ biển
Quân đội Philippines mới nhận được 21 thuyền bay từ Úc, dùng trong việc bảo vệ an ninh bờ biển
Ảnh : Quân đội Philippines

Lưu Tường Quang / Thanh Phương
Ngày 24/07/2012, Thượng viện Philippines đã phê chuẩn hiệp ước với Úc quy định về quy chế của quân lính hai nước viếng thăm lẫn nhau. Thỏa thuận này đã được ký kết từ năm 2007, nhưng cho tới nay vẫn chưa được phê chuẩn do tính chất nhạy cảm của nó, bởi vì Hiến pháp Philippines không cho phép quân đội ngoại quốc đồn trú lâu dài tại nước này.

Với hiệp ước nói trên, như vậy là Philippines đã tăng cường quan hệ quân sự với Úc, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông gia tăng. Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang nói về ý nghĩa của thoả thuận này.
Nhà báo Lưu Tường Quang (Sydney)
 
31/07/2012
 
 
TAGS: BIỂN ĐÔNG - PHILIPPINES - PHỎNG VẤN - QUÂN SỰ - ÚC

Monday, July 30, 2012

Việt Nam Tuần Qua

Việt Nam Tuần Qua

Những căng thẳng tại Biển Đông tiếp tục là đề tài thời sự gây nhiều quan tâm cho an ninh của khu vực cũng như cho cả thế giới.
AFP photo
Trụ sở cái gọi là "Thành phố Tam Sa" của TQ trên đảo Phú Lâm, thuộc huyện đảo Hoàng Sa.
Trước những hành động leo thang khiêu khích của Trung Quốc, tuần này cả Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng như phía các nhà lập pháp Mỹ đều đã lên tiếng bày tỏ quan ngại.

Không xứng đáng một cường quốc

Tuyên bố trong cuộc họp báo tại thủ đô Washington chiều thứ Ba 24 tháng 7, nữ phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria Nuland cho biết Hoa Kỳ quan ngại trước các hành động đơn phương của Trung Quốc, dường như để đặt sự việc vào một thế “đã rồi”.
Đoàn 30 tàu đánh cá TQ có tàu ngư chính hộ tống, đã đến đảo Chữa Thập – mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử - của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 15 tháng 7, 2012.
Đoàn 30 tàu đánh cá TQ có tàu ngư chính hộ tống, đã đến đảo Chữa Thập – mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử - của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 15 tháng 7, 2012.China News (news.cn)
Bà cũng nói rằng, vấn đề này đã được nhắc lại nhiều lần là chỉ có thể giải quyết dựa trên đàm phán, đối thoại và ngoại giao giữa các bên.
Bà Victoria cũng nhắc lại lời Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, nhấn mạnh là tranh chấp phải được giải quyết không thông qua hăm dọa, ép buộc hay vũ lực.
Cùng với Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, phía các nhà lập pháp Mỹ cũng bày tỏ sự quan ngại trước các hành động leo thang khiêu khích của Trung Quốc.
Theo Thượng nghị sĩ John McCain, một tiếng nói mạnh mẽ tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã lên tiếng cho rằng Trung Quốc đang có những hành động “khiêu khích không cần thiết” và “không xứng với một cường quốc có trách nhiệm” khi thiết lập đơn vị đồn trú quân sự trên các quần đảo tranh chấp ở biển Đông.
Bắc Kinh gây thất vọng và không xứng đáng với một cường quốc có trách nhiệm.
TNS John McCain
Theo ông John McCain thì các hành động của Trung Quốc như việc chỉ định các đại biểu lập pháp để quản lý những khu vực đang tranh chấp chỉ làm tăng thêm mối lo ngại của các quốc gia châu Á trong việc tuyên bố mở rộng lãnh hải của Trung quốc.
Thượng nghị sĩ McCain nói là Bắc Kinh “gây thất vọng và không xứng đáng với một cường quốc có trách nhiệm”.
Ông McCain cũng nhấn mạnh các quốc gia liên quan trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông nên tìm kiếm một giải pháp hòa bình, đa phương dựa trên luật pháp quốc tế.

Chiến thuật “sự đã rồi”

tam-sa-250.jpg
Hải quân Trung Quốc trong lễ bổ nhiệm các quan chức cho cái gọi là TP Tam Sa. AFP photo.
Nhận định về mục đích của việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động ở Biển Đông như tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa, thiết lập các đơn vị quân đội đồn trú trên các đảo đang có tranh chấp, triển khai một đội tàu đánh cá hùng hậu hàng chục chiếc với sự hộ tống của cảnh sát biển, v.v…; giới phân tích cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách áp dụng chiến thuật “sự đã rồi” nhằm thâu tóm vùng biển được cho là giàu tiềm năng về dầu khí cũng như thủy sản.
Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Đông Á thuộc Học viện Quốc phòng Australia thì ngoài yếu tố chủ quyền và dầu mỏ, các hành động gần đây của Trung Quốc còn phản ánh các yếu tố chính trị được toan tính trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn Việt Hà của Đài Á Châu Tự Do, Giáo sư Carl Thayer phân tích:
Trung Quốc đang gia tăng một cách có tính toán những đe dọa đối với Việt Nam và theo tôi là cả Philippines. Nhưng điều nghiêm trọng hơn là việc Trung Quốc thiết lập đơn vị quân đội đồn trú.
GS Carl Thayer
“Trung Quốc đang gia tăng một cách có tính toán những đe dọa đối với Việt Nam và theo tôi là cả Philippines. Nhưng điều nghiêm trọng hơn là việc Trung Quốc thiết lập đơn vị quân đội đồn trú. Vì đây là quyết định được đưa ra bởi hội đồng quân ủy trung ương, là bộ mặt của những lãnh đạo cao cấp trong quân đội và đảng cộng sản. Và bằng cách trao trách nhiệm của Tam Sa cho quân đội, Trung Quốc đang đẩy vai trò của quân đội lên.”
Đáp câu hỏi rằng liệu với những hành động mới đây của Trung Quốc, nhất là thiết lập các đơn vị quân sự tại Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ có những đáp ứng cụ thể nào không? Giáo sư Carl Thayer cho rằng:
“Trước diễn đàn an ninh khu vực ASEAN, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhấn mạnh chính sách lâu nay của Mỹ là họ muốn vấn đề này được giải quyết không phải bằng đe dọa, lấn chiếm và dùng vũ lực. Đó là một chính sách từ lâu này của Mỹ.
Nhưng dù sau khi Mỹ đã nhấn mạnh như vậy, Trung Quốc giờ đây tiến thêm một bước nữa bằng cách thiết lập quân đồn trú, cho thấy họ dường như không chú ý tới lời nói của Mỹ và khi mỗi nước đưa ra các tuyên bố của mình rồi vẽ đường ranh trên biển thì chỉ làm tăng sức nóng khiến Hoa Kỳ phải đưa ra các hành động của mình, không phải là đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền mà tập trung các ủng hộ về mặt ngoại giao chống lại Trung Quốc, nếu nước này chuyển từ các lời tuyên bố sang các hành động tượng trưng đến việc đưa ra các hành động đe dọa và lấn chiếm.”

Việt Nam tìm cách đối phó

china-protest-july82012-2-250.jpg
Biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 8/7/2012. Photo courtesy of blog NXD.
Về phần mình, trước những gia tăng đe dọa của Trung Quốc, một mặt Việt Nam lên tiếng phản đối, mặt khác tin tức cũng cho thấy là Việt Nam đang tìm cách củng cố khả năng quốc phòng cũng như hợp tác quốc tế để ứng phó với tham vọng của Bắc Kinh.
Tuyên bố trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm thứ Ba 24 tháng 7, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VN, ông Lương Thanh Nghị khẳng định việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa và triển khai các hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN và vô giá trị.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng gửi công hàm đến Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc phải chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, nhằm góp phần vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Cùng với những tuyên bố Ngoại giao, Không quân Việt Nam tuần qua cũng đã chính thức ra mắt phi đội bay Casa 212 với nhiệm vụ tuần tra trên biển.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng chủ trì cuộc họp cùng các bộ và ban ngành liên quan về dự thảo nghị định chính phủ thành lập lực lượng kiểm ngư tại 28 tỉnh, thành ven biển Việt Nam.
Và thưa quý vị, trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc, người Việt Nam yêu nước tiếp tục xuống đường tuần hành, tố cáo âm mưu xâm lược của Bắc Kinh.
Liên tiếp trong ba cuối tuần qua, bất chấp những ngăn cản từ phía chính quyền, hàng trăm người Việt Nam yêu nước vẫn rầm rộ tuần hành trên đường phố Hà Nội, hô vang những khẩu hiệu khơi dậy tinh thần dân tộc, noi gương cha ông sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.

Theo dòng thời sự: