Theo hãng tin PTI của Ấn Độ hôm nay, 15/07/2012, một quan chức cao cấp của chính phủ Hà Nội vừa nói với các phóng viên Nhật Bản viếng thăm Việt Nam rằng sắp tới đây sẽ có thông báo chính thức về việc triển hạn hợp đồng thăm dò dầu khí với tập OVL ở lô 128.
Tập đoàn OVL đã ký hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam ở hai lô 127 và 128. Nhưng cách đây 3 năm, tập đoàn dầu khí Ấn Độ đã trả lại lô 127 cho Việt Nam sau khi thấy là ở lô này không có nhiều dầu khí. Tập đoàn OVL cũng dự định rút khỏi lô 128 vì sợ phải trả tiền phạt do không thể bắt đầu việc thăm dò dầu khí đúng theo thời hạn mà phía Việt Nam ấn định. Nhưng OVL đã đồng ý xét lại quyết định rút khỏi lô 128 nếu PetroVietnam trìển hạn hợp đồng.
Trung Quốc đã từng phản đối dự án của tập đoàn OVL thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128, cho rằng những lô này là nằm trong vùng thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Hà Nội đã bác bỏ những lời phản đối đó, khẳng định hai lô nói trên là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Về phía Ấn Độ cũng tuyên bố không lùi bước trước những lời cảnh cáo của Trung Quốc về việc hợp tác dầu khí với Việt Nam. Bất chấp những phản đối của Trung Quốc, vào tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ đã ký hiệp định hợp tác dầu khí với Việt Nam.
Không những tìm cách ngăn chận việc thăm dò dầu khí của công ty Ấn Độ, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC trong tháng này đã công bố mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí trên Biển Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nằm chồng lên cả các lô mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí, trong đó có cả lô 128 mà Việt Nam muốn triển hạn hợp đồng thăm dò với Ấn Độ.
Quyết định triển hạn hợp đồng với tập đoàn dầu khí Ấn Độ được đưa ra giữa lúc căng thẳng trên Biển Đông gia tăng, với việc Hoa Kỳ, Ấn Độ và một số quốc gia ASEAN kêu gọi Trung Quốc giải quyết các tranh chấp chủ quyền thông qua đàm phán với các nước có liên quan theo đúng công pháp quốc tế.
Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN vừa qua ở Phnom Penh, Cam Bốt, Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna đã tuyên bố rằng tự do lưu thông hàng hải và tiếp cận các tài nguyên ở Biển Đông phải được bảo đảm theo đúng công pháp quốc tế.
Như vậy là về mặt quan điểm cũng như về mặt quyền lợi, Ấn Độ đứng về phía Việt Nam. Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay, Hà Nội rất cần những đồng minh như New Dehli vì sự hiện diện của tập đoàn dầu khí Ấn Độ ở khu vực này sẽ khiến Bắc Kinh e dè phần nào. Việc triển hạn hợp đồng thăm dò dầu khí ở lô 128 coi như là một lời thách thức mới của phía Việt Nam đối với Trung Quốc.
Tập đoàn OVL đã ký hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam ở hai lô 127 và 128. Nhưng cách đây 3 năm, tập đoàn dầu khí Ấn Độ đã trả lại lô 127 cho Việt Nam sau khi thấy là ở lô này không có nhiều dầu khí. Tập đoàn OVL cũng dự định rút khỏi lô 128 vì sợ phải trả tiền phạt do không thể bắt đầu việc thăm dò dầu khí đúng theo thời hạn mà phía Việt Nam ấn định. Nhưng OVL đã đồng ý xét lại quyết định rút khỏi lô 128 nếu PetroVietnam trìển hạn hợp đồng.
Trung Quốc đã từng phản đối dự án của tập đoàn OVL thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128, cho rằng những lô này là nằm trong vùng thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Hà Nội đã bác bỏ những lời phản đối đó, khẳng định hai lô nói trên là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Về phía Ấn Độ cũng tuyên bố không lùi bước trước những lời cảnh cáo của Trung Quốc về việc hợp tác dầu khí với Việt Nam. Bất chấp những phản đối của Trung Quốc, vào tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ đã ký hiệp định hợp tác dầu khí với Việt Nam.
Không những tìm cách ngăn chận việc thăm dò dầu khí của công ty Ấn Độ, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC trong tháng này đã công bố mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí trên Biển Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nằm chồng lên cả các lô mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí, trong đó có cả lô 128 mà Việt Nam muốn triển hạn hợp đồng thăm dò với Ấn Độ.
Quyết định triển hạn hợp đồng với tập đoàn dầu khí Ấn Độ được đưa ra giữa lúc căng thẳng trên Biển Đông gia tăng, với việc Hoa Kỳ, Ấn Độ và một số quốc gia ASEAN kêu gọi Trung Quốc giải quyết các tranh chấp chủ quyền thông qua đàm phán với các nước có liên quan theo đúng công pháp quốc tế.
Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN vừa qua ở Phnom Penh, Cam Bốt, Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna đã tuyên bố rằng tự do lưu thông hàng hải và tiếp cận các tài nguyên ở Biển Đông phải được bảo đảm theo đúng công pháp quốc tế.
Như vậy là về mặt quan điểm cũng như về mặt quyền lợi, Ấn Độ đứng về phía Việt Nam. Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay, Hà Nội rất cần những đồng minh như New Dehli vì sự hiện diện của tập đoàn dầu khí Ấn Độ ở khu vực này sẽ khiến Bắc Kinh e dè phần nào. Việc triển hạn hợp đồng thăm dò dầu khí ở lô 128 coi như là một lời thách thức mới của phía Việt Nam đối với Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment