Trung Quốc với tham vọng bá chiếm tài nguyên biển
Để duy trì vị thế chính trị đang lên trên trường quốc tế, Bắc Kinh phải đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế như trong thời gian vừa qua. Điều này đòi hỏi một lượng tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, Trung Quốc phải vươn ra biển. Dưới đây là bài viết của nhà nghiên cứu Kailash K. Prasad, thuộc Nhóm chính sách Dehli (Dehli Policy Group) đăng trên The National Interest số ra ngày 6/7 vừa qua.
Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP) đã giành được uy tín lớn từ việc đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách vượt bậc. Sự phát triển nhanh chóng này dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, những người đánh giá cao thành tựu của CCP cũng không thể không tính đến sự đảm bảo một dây chuyền cung cấp năng lượng để duy trì vị thế chính trị hiện đang lên cao nhất như hiện nay. Và điều này dẫn đến việc Bắc Kinh đã yêu cầu lượng dầu mỏ, kim loại và khoáng sản nhiều hơn số lượng mà họ hiện sở hữu, khiến quốc gia này phải ôm tham vọng vươn ra biển xa.
Vì Trung Quốc xây dựng tổ hợp kinh tế có lợi ích chiến lược tại châu Phi và Trung Đông do vậy vấn đề tự do của ngành hàng hải thông qua Ấn Độ Dương và nhiều nơi tại Thái Bình Dương sẽ là mối quan tâm lớn nhất của Bắc Kinh. Không có gì là ngạc nhiên khi nước này lo lắng về việc chia sẻ trách nhiệm an ninh hàng hải gần biên giới với họ.
Khi xem xét đến sức mạnh tương đối của đội tuần tra biển, chủ yếu là sự tham gia của Nhật và Mỹ, Trung Quốc lo ngại rằng trong thời điểm khủng hoảng việc tiếp cận đường vận tải biển quan trọng sẽ bị ngăn chặn. Hoặc tồi tệ hơn Bắc Kinh có thể buộc phải thỏa hiệp về mặt chủ quyền đối với những khu vực mở rộng mà lịch sử cho rằng đã có từ trước nhưng chưa được luật pháp quốc tế cho phép.
Trước đây, Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để thực hiện tham vọng có thể thống trị vùng biển. Xét tương quan lực lượng hiện có trên vùng biển trên ta thấy. Tổng trọng lượng của hạm đội tàu lớn nhất thế giới gồm 21 chiếc là 6,75 triệu tấn. Trừ trọng tải đội tàu của Mỹ thì đội tàu còn lại của thế giới chiếm 46% và rơi vào khoảng 3,63 triệu tấn. Nếu tính về trọng lượng cũng như số lượng, thì số tàu Mỹ hiện có cũng không hẳn đã vượt trội. Trên thực tế, sau 3 thập kỷ hiện đại hóa ngành hàng hải một số tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và có khả năng tấn công bằng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc còn lạc hậu hơn so với của các tàu khác trên thế giới. Họ mới đang học cách sử dụng tên lửa đạn đạo chống tàu ngầm (ASBM). Chỉ có hệ thống ASBM mới mang lại cho Trung quốc khả năng cạnh tranh.
Báo cáo của Bộ quốc phong Mỹ cho biết phạm vi hoạt động của tên lửa này có thể bay xa 1.000 dặm (1 dặm bằng 1,6 km). Ngay cả khi máy bay chiến đấu trang bị cho hải quân thế hệ mới không thể quay trở lại tàu sâu bay nếu chúng được phóng xa hơn so với mục tiêu ban đầu là 600 dặm thì vẫn có thể ngăn chặn sự tiếp cận của đối phương từ bờ biển phía Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong tương lai gần, tham vọng vươn ra biển xanh dường như không thể đạt được. Một tàu sân bay vừa được nâng cấp từ thời kỳ Liên xô cũ, vài tên lửa đạn đạo chống tàu ngầm và một vài tàu ngầm hạt nhân sẽ không cho phép Lực lượng hải quân quân đội giải phóng nhân dân (PLAN) tiến hành diễn tập ngoài khơi bờ biển nước này, thậm chí ngay khi thủy thủ Trung Quốc có thể điều khiển được con tàu mới của họ.
Phần lớn hoạt động của PLAN là ngăn chặn sớm nên tác động chủ yếu của nó là mang lại lợi ích cho đất liền. Hạm đội tàu lớn nhất là Song, Ming và Romeo đều là tàu ngầm hoạt động bằng động cơ điện điêden, bến tầu tiếp đất và vũ khí tầm ngắn khác cũng như vũ khí được trang bị trên bờ sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các quốc gia lân cận đặc biệt là vũ khí tương thích hơn với Trung Quốc và Mỹ.
Trung Quốc cũng rất mong muốn các quốc gia láng giềng chung đường biển đi theo chiến lược hiện đại hóa hải quân. Sự ủng hộ như vậy là rất cần thiết sau khi có sự tổn thất rõ ràng ở Burma- vốn là hành lang năng lượng thay thế của Trung Quốc và điều này làm cho một số người ở bắc kinh suy nghĩ một cách thận trọng về việc thiết lập mối quan hệ tinh tế, và "xa xỉ" để đảm bảo cho nguồn tài nguyên của mình.
Nếu Trung Quốc có thiên hướng về việc tiếp tục chạy đua vũ trang theo kiểu sự kiện đã nhận thấy trên đảo Scarborough phần nhiều sẽ khó có thể thúc đẩy được tham vọng về mặt hải quân của mình. Lực lượng ở xa hơn như Ấn Độ và Ôxtrâylia phải đối mặt với lực lượng PLAN được trang bị nhiều hơn. Lời hùng biện từ Trung Quốc sẽ cung cấp một ít sự bảo đảm. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nhận ra rằng tốt hơn là họ nên cân bằng sự đối trọng với năng lực đang phát triển của Trung Quốc về hải quân thay cho việc các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh sẽ không hành động theo sự bất mãn của họ trên thực tế. Ôxtrâylia cũng bắt đầu giai đoạn hiện đại hóa tàu ngầm với trị giá lên đến 40 tỷ USD. Ấn Độ gần đây cũng đã nhận đợt giao hàng 1 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên Akula của Nga và hiện cũng đang xây dựng tàu ngầm bằng năng lượng hạt nhân của chính nó và tàu sân bay khác. Nhật Bản đang khuếch trương hạm đội tàu ngầm lần đầu tiên trong 36 năm qua. Hàn Quốc cũng đang hiện đại hóa lực lượng hải quân và lục quân của họ.
Cái giá của việc tính toán sai lầm là rất cao và nó cũng rất khó để nhận ra môi trường như vậy sẽ không có lợi cho Trung Quốc. Về mặt hình thức, lực lượng hải quân mạnh sẽ cho phép Bắc Kinh giảm gánh nặng trong việc chạy đua. Tuy nhiên, nếu việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc buộc các nước trong khu vực cũng phải hiện đại hóa và nếu một số nước làng giềng mạnh hơn trong khu vực có khả năng sánh kịp Trung Quốc thì rất khó để nhận thấy lợi thế của PLAN trong việc đạt được mục tiêu dài hạn và sự thống trị ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương khó có thể đạt được. Bất kể sự thua kém nào của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh dễ tổn thương và bị cô lập hơn với một sân sau đầy sự nghi ngờ và cạnh tranh./.
No comments:
Post a Comment