Tác giả nhắc lại việc vừa qua Trung Qu ốc liên tiếp có những động thái « khiêu khích » trên Biển Đông, nào là việc cho thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả hai quần đảo đang có tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, nào là thành lập lực lượng đồn trú trên đảo, sau đó là chính thức bổ nhiệm tư lệnh và chính ủy của lực lượng này. Tất cả các quốc gia có tranh chấp chủ quyền như Việt Nam, Philippines, Malaisia và Brunei đều đã lên tiếng phản đối Trung Quốc đã «xâm phạm chủ quyền của họ ». Tất cả đều cảm thấy bị anh bạn láng giềng hùng mạnh Trung Hoa lấn lướt.
Bàn về động cơ các hành động trên của Trung Quốc, tác giả cho rằng, điều mà Bắc Kinh nhắm đến chính là nguồn tài nguyên thủy sản, dầu hỏa và khí đốt trong khu vực tranh chấp. Qua việc thành lập Tam Sa, Trung Quốc muốn áp đặt điều mà nước này cho là thuộc về họ và họ có quyền hành động theo ý mình. Biết có nhiều lợi thế hơn nếu đàm phán song phương, nên Bắc Kinh luôn đề nghị các bên liên quan tiến hành thương lượng tay đôi. Thế nhưng, các nước láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc hiểu rõ đàm phán song phương là bất lợi, bởi vậy cả đều yêu cầu thương thảo trên diễn đàn đa phương.
Trong thế tranh chấp không cân đối về lực lượng này, các nước nhỏ đã kêu gọi đến sự trung gian của Mỹ, một cường quốc Thái Bình Dương khác. Tác giả nhận định, điều trớ trêu của lịch sử là chính Trung Quốc đã đẩy Việt Nam về phía cựu thù Hoa Kỳ. Các nước có tranh chấp khác cũng đồng quan điểm với Việt Nam là cầu cứu đến Mỹ để được bảo vệ và để gây sức ép buộc Trung Qu ốc tôn trọng luật chơi.
Thế là, Hoa K ỳ đã có cơ hội trở lại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Mấy tháng rồi, nước này còn không ngừng tăng cường liên minh quân sự và tăng cường triển khai hải quân trong khu vực. Như vậy, tác giả nhận định, cách hành xử lấn lướt của Trung Quốc đang biến khu vực này thành « nơi đối đầu tiềm năng » với Hoa Kỳ.
Tác giả gọi cuộc đối đầu này « Chiến tranh Thái Bình Dương » và nhấn mạnh nó có tầm quan trọng đặc biệt hơn là người ta tưởng. Tác giả cảnh báo : « Trong vùng biển ấm áp này đang hình thành một cuộc chiến tranh lạnh ».
Trung Quốc ngày càng mất lòng láng giềng
Đi sâu hơn vào chi tiết, Le Monde có bài phân tích chạy tựa : « Tham vọng của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông gây quan ngại cho các nước láng giềng ». Tờ báo nhắc lại, giai đoạn sáu tháng cuối năm 2011, Trung Quốc có vẻ dịu giọng hơn để lấy lại thiện cảm của các nước láng giềng trong bối cảnh các nước này đang muốn dùng Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc. Thế nhưng, kể từ tháng 6, sau khi Việt Nam thông qua luật biển có liên quan đến Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc bắt đầu tái khởi động việc leo thang căng thẳng. Tờ báo nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, ở hai nước, những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa đang ra sức gây sức ép lên chính quyền để họ « không bán » đất đai lãnh thổ.
Tình hình gay cấn đến mức mà hội nghị thượng đỉnh Asean vừa qua tại Phnom Penh, đã không ra được tuyên bố chung vì Cam Bốt, nước giữ quyền chủ tịch luân phiên Asean và là đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã từ chối đưa vấn đề tranh chấp lãnh hãi trên Biển Đông vào tuyên bố. Đây là trường hợp duy nhất từ 45 năm nay kể từ khi Hiệp hội 10 nước Đông Nam Châu Á này ra đời.
Tờ báo nhận định, nếu như nguồn lợi dầu hỏa và khí đốt là « cái đinh » của sự tranh chấp, thì trong hiện tại, các cuộc đụng độ chủ yếu chỉ dừng ở mức là « những xung đột liên quan đến đánh bắt cá ». Ngư dân Trung Quốc ngày càng tiến xa hơn ngư trường truyền thống của mình để đi vào đánh bắt ở những vùng có tranh chấp, bởi vì ngư trường truyền thống của họ ngày càng cạn kiệt. Tàu đánh cá của người Trung Qu ốc còn được hộ tống bới lực lượng tuần dương của nhà nước. Đến mức mà Philippines và Việt Nam phải tăng chi tiêu quốc phòng để phòng bị.
Tuy vậy, viễn cảnh không đến nổi quá u ám. Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế ICG (International Crisis Group) nhận định : « Một cuộc xung đột lớn sẽ không nổ ra. Các nước có liên quan có thể sẽ tìm được những biện pháp cụ thể cho việc cùng quản lí tài nguyên dầu hỏa, khí đốt và nguồn lợi thủy sản, và sẽ tìm được điểm đồng thuận để triển khai một cơ chế nhằm giảm thiểu hoặc tránh để xảy ra rắc rối ».
Hoa Kỳ : Bầu trời kinh tế tiếp tục u ám
Đến với nền kinh tế số một thế giới, nhật báo Le Figaro có bài : « Đến lượt tăng trưởng của Hoa Kỳ bị hụt hơi ».
Tờ báo cho biết, theo số liệu công bố hôm qua của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng trong quí hai năm 2012 của nước này chỉ đạt 1,5%, tức giảm đi 0,5% so với quí một. Nguyên nhân là do lĩnh vực tiêu thụ giảm. Chi tiêu của người dân trong quí 2 chỉ tăng 1,5% so với 2,4% của quí một. Đối với các loại sản phẩm dài hạn, như xe hơi chẳng hạn, sức mua cũng sụt giảm xuống mức ngang bằng với quí 1 năm 2011.
Kết quả này gây lo lắng cho giới đầu tư và nhà cầm quyền, trong bối cảnh Châu Âu đang nghiêng ngã vì nợ công còn Châu Á thì đang giảm đà tăng trưởng. Thị trường mong mõi sự can thiệp của Cục dự trữ Liên Bang (FED). Thế mà, tờ báo nhận định, không chắc gì trong cuộc họp vào thứ ba và thứ tư tuần tới, FED sẽ cho tái vận hành một số biện pháp đặc biệt để giảm lãi xuất dài hạn và để thúc đẩy tăng trưởng.
Theo số liệu của Trường Đại Học Michigan, lòng tin của người Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ một năm nay. Một nhà kinh tế nhận định, con số tăng trưởng 1,5% là quá ít để có thể làm giảm thất nghiệp, mối quan tâm số một của người Mỹ quan tâm nhất trong hiện tại. Theo ước tính của FED, tăng trưởng tối thiểu phải là 2% mới tạm đủ để ngăn chặn đà lớn mạnh của nạn thất nghiệp.
Hiện tại, chỉ số thất nghiệp ở Mỹ lên đến 8,2%, một mức được cho là « cao bất bình thường ». Trong bối cảnh đó, một nhà kinh tế dự phóng tương lai mờ mịt phía trước cho nền kinh tế Mỹ : « Tôi không thấy có quá nhiều khả năng tình hình sẽ cải thiện trong quí hai ».
Vận động viên Hồi Giáo làm sao để thi đấu trong mùa Ramadan ?
Olympic Luân Đôn diễn ra đúng mùa Ramadan của người Hồi Giáo. Trong bối cảnh đó, các vận động viên theo đạo Hồi phải làm sao ? Vẫn tuân thủ đúng luật Hồi Giáo là không ăn uống trước khi mặt trời lặn ư ? Hay tạm gát lại chuyện tôn giáo vì thành tích thể thao ? Nhật báo Libération chú ý đến chủ đề này qua bài viết chạy dòng tựa khá dí dỏm : « Bao tử trống không, nhưng vẫn chạy nhanh ».
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1980, thế vận hội Olympic mùa hè diễn ra đúng ngay tháng Ramadan của người Hồi Giáo (Từ 20/7 đến 20/8). Năm nay, có đến 3 500 vận động viên Hồi Giáo tham dự Olympic Luân Đôn, tức chiếm 25% tổng số vận động viên tham dự. Việc không ăn ban ngày đã là một vấn đề, việc không uống trong ngày giữa thời tiết mùa hè nóng bức thì thật là khổ sở hơn cho các vận động viên Hồi Giáo. Nhất là vào mùa này, ở Luân Đôn, mặt trời mọc lúc 3h31 sáng và mãi đến gần 9h tối mới lặn.
Khi bầu chọn Luân Đôn cho Olympic năm nay, nhiều nước và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền Hồi Giáo đã lên tiếng phản đối sự trùng khớp thời gian này và yêu cầu dời lịch Olympic. Nhưng Ủy ban Olymopic quốc tế đã từ chối và cho rằng, sự kiện Olympic là thuần túy thể thao, còn chuyện tôn giáo là chuyện tín ngưỡng cá nhân của vận động viên.
Tuy vậy, Luân Đôn đã có chuẩn bị cho sự việc này. Tờ báo cho biết, ở những khu vực có trận đấu, thức ăn luôn được chuẩn bị cho bất kì vận động viên Hồi Giáo nào muốn dùng cho đỡ đói. Còn các nhà hàng cũng mở cửa phục vụ suốt đêm để các vận động viên Hồi Giáo có thể thoải mái tẩm bổ sau một ngày nhịn ăn nhịn uống.
Tổ chức Hồi giáo của một số nước như Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Maroc và Algéri đã giúp đỡ vận động viên nước mình bằng cách cấp giấy tạm hoãn việc tuân thủ Ramadan và sẽ ăn bù sau mùa thi đấu. Còn các vận động viên của những nước Hồi Giáo nghiêm khắc hơn như Iran sẽ buộc phải giữ đúng qui định của tôn giáo mình. Các vận động viên Hồi giáo của Pháp thì được tự do. Đa số họ quyết định sẽ ăn bù tháng Ramadan sau mùa đấu.
Các bác sĩ có kinh nghiệm trong việc chuyên điều trị những vấn đề tổn thương của vận động viên Hồi Giáo trong mùa Ramadan cũng đã lên tiếng. Theo họ, vấn đề không quá nghiêm trọng như người ta nghĩ, bởi nếu các vận động viên Hồi Giáo ban đêm ăn uống đủ, có vận động cơ thể đúng qui định, ngủ đủ giấc, thì sẽ không có nguy hiểm gì cho sức khỏe. Các chuyên gia này còn cho biết, trong những trận đấu ngắn như chạy bộ 100m chẳng hạn, thì vận động viên tuân thủ Ramadan vẫn có thể đạt thành tích tối đa. Đối với những môn thi đấu đường trường như chạy marathon thì thành tích thi đấu sẽ bị hạn chế.
Thế nhưng, đa số vận động viên Hồi Giáo của những môn thể thao này đã tuyên bố sẽ ăn bù tháng Ramadan sau mùa đấu. Trong khi đó, một vài chuyên gia lại cho rằng, chính việc tuân thủ mùa chay khi thi đấu sẽ cho các vận động viên Hồi Giáo thêm sức mạnh tinh thần để giành chiến thắng.
Vấn đề tôn giáo và thể thao này sẽ tiếp tục được đặt ra trong mùa Cúp bóng đá thế giới năm 2014. Khi ấy, các trận đấu cũng lại trùng với tháng Ramadan. Thế nhưng, Libération cảnh báo, Cúp thế giới 2014 sẽ diễn ra tại Braxin, điều kiện thời tiết nóng bức của nước này sẽ khiến các cầu thủ phải vất vã hơn nhiều so với Olympic Luân Đôn.
Luân Đôn thay đổi diện mạo
Nhân mùa Olympic, nhật báo Công Giáo La Croix có bài tìm hiểu về diện mạo mới của thủ đô nước Anh với hàng tựa : « Y phục mới của Luân Đôn ». Tờ báo cho biết, từ năm 2 000, diện mạo của Luân Đôn không ngừng thay đổi với sự xuất hiện của đến 10 tòa cao ốc hơn 150m. Tòa mới nhất tên là Shard vừa được khánh thành vào ngày 5 tháng 7 này, cao đến 315m, tức cao nhất Châu Âu. Trong thời gian 10 năm tới đây, 26 dự án cao ốc khác sẽ được thực hiện ở Luân Đôn.
Sự phát triển nhanh chóng đó, theo tờ báo, trước tiên là nhờ sự lớn mạnh của thị trường tài chính Luân Đôn, nơi được xem là « thủ đô tài chính Châu Âu ». Nhiệm kỳ của cựu thủ tướng Anh John Major và Tony Blair đã đánh dấu bước huy hoàng của lĩnh vực tài chính. Đến mức mà ngành tài chính đã vượt công nghiệp và chế biến, để trở thành nguồn thu hút vốn và giúp đất nước tăng trưởng nhanh chóng.
Liên quan đến việc xây dựng cao ốc, tờ báo cho biết, chính quyền không theo một nguyên tắc cứng rắn nào, mà sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để có quyết định, dựa vào những yếu tố cụ thể về môi trường, văn hóa hay kiến trúc. Cũng như việc, năm 1996, chính quyền Luân Đôn đã từ chối cho xây dựng một cao ốc 386m với lí do là nó không tương thích với bố cục của thành phố.
Các dự án cao ốc tại Luân Đôn thường phải qua sự « sàng lọc » của người dân và của lãnh đạo tại khu vực xây dựng. Thái tử Charles đã từng đấu tranh thành công trong việc cho ngưng xây một tòa nhà cao tầng trong một khu giàu có thuộc phía Tây Luân Đôn vì cho rằng nó làm hư kiến trúc mỹ quan của khu vực.
Đến với vùng phía Đông Luân Đôn, tờ báo cho biết, khu vực này biến đổi chậm hơn và ít căn bản hơn. Đây là khu vực vốn vĩ dành cho công nhân và người nhập cư, đã dần được đô thị hóa với các quán bar, nhà hàng, phòng triển lãm… Tuy nhiên, quá trình phát triển vẫn còn chậm. Khu vực này tiếp đón sự kiện Olympic năm nay.
Đây là khu kém phát triển, nhà ở không được hoặc ít được trang bị chống lạnh, phần lớn đã cũ kỉ, cơ sở hạ tầng công cộng thì ít được sữa chữa. La Croix cho rằng, sự kiện Olympic lần này có lẽ cũng không thể giúp cải thiện điều kiện sống của người trong khu vực phía đông Luân Đôn. Như vậy, bên cạnh sự phát triển của những tòa cao ốc lộng lẫy, cái nghèo cũng đang từng bước lấn tới ở Luân Đôn.
Bàn về động cơ các hành động trên của Trung Quốc, tác giả cho rằng, điều mà Bắc Kinh nhắm đến chính là nguồn tài nguyên thủy sản, dầu hỏa và khí đốt trong khu vực tranh chấp. Qua việc thành lập Tam Sa, Trung Quốc muốn áp đặt điều mà nước này cho là thuộc về họ và họ có quyền hành động theo ý mình. Biết có nhiều lợi thế hơn nếu đàm phán song phương, nên Bắc Kinh luôn đề nghị các bên liên quan tiến hành thương lượng tay đôi. Thế nhưng, các nước láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc hiểu rõ đàm phán song phương là bất lợi, bởi vậy cả đều yêu cầu thương thảo trên diễn đàn đa phương.
Trong thế tranh chấp không cân đối về lực lượng này, các nước nhỏ đã kêu gọi đến sự trung gian của Mỹ, một cường quốc Thái Bình Dương khác. Tác giả nhận định, điều trớ trêu của lịch sử là chính Trung Quốc đã đẩy Việt Nam về phía cựu thù Hoa Kỳ. Các nước có tranh chấp khác cũng đồng quan điểm với Việt Nam là cầu cứu đến Mỹ để được bảo vệ và để gây sức ép buộc Trung Qu ốc tôn trọng luật chơi.
Thế là, Hoa K ỳ đã có cơ hội trở lại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Mấy tháng rồi, nước này còn không ngừng tăng cường liên minh quân sự và tăng cường triển khai hải quân trong khu vực. Như vậy, tác giả nhận định, cách hành xử lấn lướt của Trung Quốc đang biến khu vực này thành « nơi đối đầu tiềm năng » với Hoa Kỳ.
Tác giả gọi cuộc đối đầu này « Chiến tranh Thái Bình Dương » và nhấn mạnh nó có tầm quan trọng đặc biệt hơn là người ta tưởng. Tác giả cảnh báo : « Trong vùng biển ấm áp này đang hình thành một cuộc chiến tranh lạnh ».
Trung Quốc ngày càng mất lòng láng giềng
Đi sâu hơn vào chi tiết, Le Monde có bài phân tích chạy tựa : « Tham vọng của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông gây quan ngại cho các nước láng giềng ». Tờ báo nhắc lại, giai đoạn sáu tháng cuối năm 2011, Trung Quốc có vẻ dịu giọng hơn để lấy lại thiện cảm của các nước láng giềng trong bối cảnh các nước này đang muốn dùng Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc. Thế nhưng, kể từ tháng 6, sau khi Việt Nam thông qua luật biển có liên quan đến Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc bắt đầu tái khởi động việc leo thang căng thẳng. Tờ báo nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, ở hai nước, những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa đang ra sức gây sức ép lên chính quyền để họ « không bán » đất đai lãnh thổ.
Tình hình gay cấn đến mức mà hội nghị thượng đỉnh Asean vừa qua tại Phnom Penh, đã không ra được tuyên bố chung vì Cam Bốt, nước giữ quyền chủ tịch luân phiên Asean và là đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã từ chối đưa vấn đề tranh chấp lãnh hãi trên Biển Đông vào tuyên bố. Đây là trường hợp duy nhất từ 45 năm nay kể từ khi Hiệp hội 10 nước Đông Nam Châu Á này ra đời.
Tờ báo nhận định, nếu như nguồn lợi dầu hỏa và khí đốt là « cái đinh » của sự tranh chấp, thì trong hiện tại, các cuộc đụng độ chủ yếu chỉ dừng ở mức là « những xung đột liên quan đến đánh bắt cá ». Ngư dân Trung Quốc ngày càng tiến xa hơn ngư trường truyền thống của mình để đi vào đánh bắt ở những vùng có tranh chấp, bởi vì ngư trường truyền thống của họ ngày càng cạn kiệt. Tàu đánh cá của người Trung Qu ốc còn được hộ tống bới lực lượng tuần dương của nhà nước. Đến mức mà Philippines và Việt Nam phải tăng chi tiêu quốc phòng để phòng bị.
Tuy vậy, viễn cảnh không đến nổi quá u ám. Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế ICG (International Crisis Group) nhận định : « Một cuộc xung đột lớn sẽ không nổ ra. Các nước có liên quan có thể sẽ tìm được những biện pháp cụ thể cho việc cùng quản lí tài nguyên dầu hỏa, khí đốt và nguồn lợi thủy sản, và sẽ tìm được điểm đồng thuận để triển khai một cơ chế nhằm giảm thiểu hoặc tránh để xảy ra rắc rối ».
Hoa Kỳ : Bầu trời kinh tế tiếp tục u ám
Đến với nền kinh tế số một thế giới, nhật báo Le Figaro có bài : « Đến lượt tăng trưởng của Hoa Kỳ bị hụt hơi ».
Tờ báo cho biết, theo số liệu công bố hôm qua của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng trong quí hai năm 2012 của nước này chỉ đạt 1,5%, tức giảm đi 0,5% so với quí một. Nguyên nhân là do lĩnh vực tiêu thụ giảm. Chi tiêu của người dân trong quí 2 chỉ tăng 1,5% so với 2,4% của quí một. Đối với các loại sản phẩm dài hạn, như xe hơi chẳng hạn, sức mua cũng sụt giảm xuống mức ngang bằng với quí 1 năm 2011.
Kết quả này gây lo lắng cho giới đầu tư và nhà cầm quyền, trong bối cảnh Châu Âu đang nghiêng ngã vì nợ công còn Châu Á thì đang giảm đà tăng trưởng. Thị trường mong mõi sự can thiệp của Cục dự trữ Liên Bang (FED). Thế mà, tờ báo nhận định, không chắc gì trong cuộc họp vào thứ ba và thứ tư tuần tới, FED sẽ cho tái vận hành một số biện pháp đặc biệt để giảm lãi xuất dài hạn và để thúc đẩy tăng trưởng.
Theo số liệu của Trường Đại Học Michigan, lòng tin của người Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ một năm nay. Một nhà kinh tế nhận định, con số tăng trưởng 1,5% là quá ít để có thể làm giảm thất nghiệp, mối quan tâm số một của người Mỹ quan tâm nhất trong hiện tại. Theo ước tính của FED, tăng trưởng tối thiểu phải là 2% mới tạm đủ để ngăn chặn đà lớn mạnh của nạn thất nghiệp.
Hiện tại, chỉ số thất nghiệp ở Mỹ lên đến 8,2%, một mức được cho là « cao bất bình thường ». Trong bối cảnh đó, một nhà kinh tế dự phóng tương lai mờ mịt phía trước cho nền kinh tế Mỹ : « Tôi không thấy có quá nhiều khả năng tình hình sẽ cải thiện trong quí hai ».
Vận động viên Hồi Giáo làm sao để thi đấu trong mùa Ramadan ?
Olympic Luân Đôn diễn ra đúng mùa Ramadan của người Hồi Giáo. Trong bối cảnh đó, các vận động viên theo đạo Hồi phải làm sao ? Vẫn tuân thủ đúng luật Hồi Giáo là không ăn uống trước khi mặt trời lặn ư ? Hay tạm gát lại chuyện tôn giáo vì thành tích thể thao ? Nhật báo Libération chú ý đến chủ đề này qua bài viết chạy dòng tựa khá dí dỏm : « Bao tử trống không, nhưng vẫn chạy nhanh ».
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1980, thế vận hội Olympic mùa hè diễn ra đúng ngay tháng Ramadan của người Hồi Giáo (Từ 20/7 đến 20/8). Năm nay, có đến 3 500 vận động viên Hồi Giáo tham dự Olympic Luân Đôn, tức chiếm 25% tổng số vận động viên tham dự. Việc không ăn ban ngày đã là một vấn đề, việc không uống trong ngày giữa thời tiết mùa hè nóng bức thì thật là khổ sở hơn cho các vận động viên Hồi Giáo. Nhất là vào mùa này, ở Luân Đôn, mặt trời mọc lúc 3h31 sáng và mãi đến gần 9h tối mới lặn.
Khi bầu chọn Luân Đôn cho Olympic năm nay, nhiều nước và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền Hồi Giáo đã lên tiếng phản đối sự trùng khớp thời gian này và yêu cầu dời lịch Olympic. Nhưng Ủy ban Olymopic quốc tế đã từ chối và cho rằng, sự kiện Olympic là thuần túy thể thao, còn chuyện tôn giáo là chuyện tín ngưỡng cá nhân của vận động viên.
Tuy vậy, Luân Đôn đã có chuẩn bị cho sự việc này. Tờ báo cho biết, ở những khu vực có trận đấu, thức ăn luôn được chuẩn bị cho bất kì vận động viên Hồi Giáo nào muốn dùng cho đỡ đói. Còn các nhà hàng cũng mở cửa phục vụ suốt đêm để các vận động viên Hồi Giáo có thể thoải mái tẩm bổ sau một ngày nhịn ăn nhịn uống.
Tổ chức Hồi giáo của một số nước như Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Maroc và Algéri đã giúp đỡ vận động viên nước mình bằng cách cấp giấy tạm hoãn việc tuân thủ Ramadan và sẽ ăn bù sau mùa thi đấu. Còn các vận động viên của những nước Hồi Giáo nghiêm khắc hơn như Iran sẽ buộc phải giữ đúng qui định của tôn giáo mình. Các vận động viên Hồi giáo của Pháp thì được tự do. Đa số họ quyết định sẽ ăn bù tháng Ramadan sau mùa đấu.
Các bác sĩ có kinh nghiệm trong việc chuyên điều trị những vấn đề tổn thương của vận động viên Hồi Giáo trong mùa Ramadan cũng đã lên tiếng. Theo họ, vấn đề không quá nghiêm trọng như người ta nghĩ, bởi nếu các vận động viên Hồi Giáo ban đêm ăn uống đủ, có vận động cơ thể đúng qui định, ngủ đủ giấc, thì sẽ không có nguy hiểm gì cho sức khỏe. Các chuyên gia này còn cho biết, trong những trận đấu ngắn như chạy bộ 100m chẳng hạn, thì vận động viên tuân thủ Ramadan vẫn có thể đạt thành tích tối đa. Đối với những môn thi đấu đường trường như chạy marathon thì thành tích thi đấu sẽ bị hạn chế.
Thế nhưng, đa số vận động viên Hồi Giáo của những môn thể thao này đã tuyên bố sẽ ăn bù tháng Ramadan sau mùa đấu. Trong khi đó, một vài chuyên gia lại cho rằng, chính việc tuân thủ mùa chay khi thi đấu sẽ cho các vận động viên Hồi Giáo thêm sức mạnh tinh thần để giành chiến thắng.
Vấn đề tôn giáo và thể thao này sẽ tiếp tục được đặt ra trong mùa Cúp bóng đá thế giới năm 2014. Khi ấy, các trận đấu cũng lại trùng với tháng Ramadan. Thế nhưng, Libération cảnh báo, Cúp thế giới 2014 sẽ diễn ra tại Braxin, điều kiện thời tiết nóng bức của nước này sẽ khiến các cầu thủ phải vất vã hơn nhiều so với Olympic Luân Đôn.
Luân Đôn thay đổi diện mạo
Nhân mùa Olympic, nhật báo Công Giáo La Croix có bài tìm hiểu về diện mạo mới của thủ đô nước Anh với hàng tựa : « Y phục mới của Luân Đôn ». Tờ báo cho biết, từ năm 2 000, diện mạo của Luân Đôn không ngừng thay đổi với sự xuất hiện của đến 10 tòa cao ốc hơn 150m. Tòa mới nhất tên là Shard vừa được khánh thành vào ngày 5 tháng 7 này, cao đến 315m, tức cao nhất Châu Âu. Trong thời gian 10 năm tới đây, 26 dự án cao ốc khác sẽ được thực hiện ở Luân Đôn.
Sự phát triển nhanh chóng đó, theo tờ báo, trước tiên là nhờ sự lớn mạnh của thị trường tài chính Luân Đôn, nơi được xem là « thủ đô tài chính Châu Âu ». Nhiệm kỳ của cựu thủ tướng Anh John Major và Tony Blair đã đánh dấu bước huy hoàng của lĩnh vực tài chính. Đến mức mà ngành tài chính đã vượt công nghiệp và chế biến, để trở thành nguồn thu hút vốn và giúp đất nước tăng trưởng nhanh chóng.
Liên quan đến việc xây dựng cao ốc, tờ báo cho biết, chính quyền không theo một nguyên tắc cứng rắn nào, mà sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để có quyết định, dựa vào những yếu tố cụ thể về môi trường, văn hóa hay kiến trúc. Cũng như việc, năm 1996, chính quyền Luân Đôn đã từ chối cho xây dựng một cao ốc 386m với lí do là nó không tương thích với bố cục của thành phố.
Các dự án cao ốc tại Luân Đôn thường phải qua sự « sàng lọc » của người dân và của lãnh đạo tại khu vực xây dựng. Thái tử Charles đã từng đấu tranh thành công trong việc cho ngưng xây một tòa nhà cao tầng trong một khu giàu có thuộc phía Tây Luân Đôn vì cho rằng nó làm hư kiến trúc mỹ quan của khu vực.
Đến với vùng phía Đông Luân Đôn, tờ báo cho biết, khu vực này biến đổi chậm hơn và ít căn bản hơn. Đây là khu vực vốn vĩ dành cho công nhân và người nhập cư, đã dần được đô thị hóa với các quán bar, nhà hàng, phòng triển lãm… Tuy nhiên, quá trình phát triển vẫn còn chậm. Khu vực này tiếp đón sự kiện Olympic năm nay.
Đây là khu kém phát triển, nhà ở không được hoặc ít được trang bị chống lạnh, phần lớn đã cũ kỉ, cơ sở hạ tầng công cộng thì ít được sữa chữa. La Croix cho rằng, sự kiện Olympic lần này có lẽ cũng không thể giúp cải thiện điều kiện sống của người trong khu vực phía đông Luân Đôn. Như vậy, bên cạnh sự phát triển của những tòa cao ốc lộng lẫy, cái nghèo cũng đang từng bước lấn tới ở Luân Đôn.
No comments:
Post a Comment