Trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm qua 10/07/2012 sau khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton một mặt tuyên bố đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, mặt khác đã tỏ ý mong muốn các nước ASEAN đẩy nhanh tiến độ đàm phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Một cách gián tiếp bác bỏ lời kêu gọi của bà Clinton, trong cuộc họp giữa các Ngoại trưởng ASEAN với Ngoại trưởng Trung Quốc, Bắc Kinh đã cảnh báo các nước Đông Nam Á là nên tránh thảo luận về vấn đề căng thẳng Biển Đông.
Ngay từ hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã tuyên bố thẳng rằng hội nghị Ngoại trưởng ASEAN « không phải là nơi thích hợp » để thảo luận về Biển Đông. Ông Lưu Vi Dân cho rằng « cố tình thổi phồng vấn đề Nam Hải ( Biển Đông ) trên thực tế là phớt lờ mưu cầu phát triển, thúc đẩy hợp tác của các nước trong khu vực, cố tình quấy nhiễu quan hệ Trung Quốc-ASEAN. ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nói thêm rằng Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, mà chỉ là giữa Trung Quốc với một số quốc gia ASEAN. Báo chí chính thức của Trung Quốc như tờ Nhân dân Nhật báo hay tờ Hoàn cầu Thời báo hôm nay cũng đăng những bài với nội dung như vậy.
Washington đã nhiều lần tuyên bố rằng duy trì hòa bình và bảo đảm tự do lưu thông hàng hải ở vùng Biển Đông là một vấn đề « lợi ích quốc gia » đối với Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Clinton đã nhắc lại điều này khi tuyên bố tại Tokyo ngày 08/07 : « Cũng như mọi quốc gia, chúng tôi có một lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng công pháp quốc tế ở Biển Đông. Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng các nước châu Á Thái Bình Dương nên cộng tác với nhau giải quyết bằng con đường ngoại giao những tranh chấp, tránh những hù dọa và xung đột ».
Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn nói rõ là họ không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng việc Ngoại trưởng Clinton kêu gọi thảo luận về vấn đề này tại Diễn đàn Khu vực ASEAN đi ngược lại chủ trương của Trung Quốc là chỉ giải quyết vấn đề tranh chấp biển đảo trên cơ sở song phương.
Nhân cuộc họp Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ngày mai tại Phnom Penh, Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ có dịp gặp đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì và chắc chắn vấn đề Biển Đông sẽ là một trong những trọng tâm của cuộc gặp gỡ này.
Theo lời một viên chức chính phủ Mỹ tại Bắc Kinh hôm thứ bảy vừa qua, tại Diễn đàn ARF, Ngoại trưởng Clinton cũng sẽ tìm cách làm dịu căng thẳng ở Biển Đông. Nhưng rõ ràng là những căng thẳng này sẽ khó mà dịu đi khi nào mà Trung Quốc và ASEAN vẫn chưa đồng ý với nhau về một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Một cách gián tiếp bác bỏ lời kêu gọi của bà Clinton, trong cuộc họp giữa các Ngoại trưởng ASEAN với Ngoại trưởng Trung Quốc, Bắc Kinh đã cảnh báo các nước Đông Nam Á là nên tránh thảo luận về vấn đề căng thẳng Biển Đông.
Ngay từ hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã tuyên bố thẳng rằng hội nghị Ngoại trưởng ASEAN « không phải là nơi thích hợp » để thảo luận về Biển Đông. Ông Lưu Vi Dân cho rằng « cố tình thổi phồng vấn đề Nam Hải ( Biển Đông ) trên thực tế là phớt lờ mưu cầu phát triển, thúc đẩy hợp tác của các nước trong khu vực, cố tình quấy nhiễu quan hệ Trung Quốc-ASEAN. ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nói thêm rằng Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, mà chỉ là giữa Trung Quốc với một số quốc gia ASEAN. Báo chí chính thức của Trung Quốc như tờ Nhân dân Nhật báo hay tờ Hoàn cầu Thời báo hôm nay cũng đăng những bài với nội dung như vậy.
Washington đã nhiều lần tuyên bố rằng duy trì hòa bình và bảo đảm tự do lưu thông hàng hải ở vùng Biển Đông là một vấn đề « lợi ích quốc gia » đối với Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Clinton đã nhắc lại điều này khi tuyên bố tại Tokyo ngày 08/07 : « Cũng như mọi quốc gia, chúng tôi có một lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng công pháp quốc tế ở Biển Đông. Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng các nước châu Á Thái Bình Dương nên cộng tác với nhau giải quyết bằng con đường ngoại giao những tranh chấp, tránh những hù dọa và xung đột ».
Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn nói rõ là họ không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng việc Ngoại trưởng Clinton kêu gọi thảo luận về vấn đề này tại Diễn đàn Khu vực ASEAN đi ngược lại chủ trương của Trung Quốc là chỉ giải quyết vấn đề tranh chấp biển đảo trên cơ sở song phương.
Nhân cuộc họp Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ngày mai tại Phnom Penh, Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ có dịp gặp đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì và chắc chắn vấn đề Biển Đông sẽ là một trong những trọng tâm của cuộc gặp gỡ này.
Theo lời một viên chức chính phủ Mỹ tại Bắc Kinh hôm thứ bảy vừa qua, tại Diễn đàn ARF, Ngoại trưởng Clinton cũng sẽ tìm cách làm dịu căng thẳng ở Biển Đông. Nhưng rõ ràng là những căng thẳng này sẽ khó mà dịu đi khi nào mà Trung Quốc và ASEAN vẫn chưa đồng ý với nhau về một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
No comments:
Post a Comment