Saturday, May 31, 2014

Biển Đông : Việt Nam lại "chuẩn bị" kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan ?

Biển Đông : Việt Nam lại "chuẩn bị" kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan ?

Carte / RFI

Thụy My
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong bài trả lời phỏng vấn được đăng trên bản tin của hãng Bloomberg hôm nay 31/05/2014 tuyên bố, Việt Nam đã chuẩn bị các chứng cứ để khởi kiện Trung Quốc về việc xâm phạm chủ quyền biển đảo, và đang nghiên cứu thời điểm thuận lợi nhất để nộp đơn kiện. Việt Nam cũng đã gởi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc.

Trả lời hãng tin Bloomberg từ Hà Nội hôm qua, ông Nguyễn Tấn Dũng, 64 tuổi, cho biết : « Chúng tôi đã chuẩn bị và sẵn sàng cho hành động pháp lý. Chúng tôi đang cân nhắc thời điểm thích hợp nhất để tiến hành biện pháp này ». Tuyên bố này được đưa ra bốn ngày sau khi một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa, nơi Bắc Kinh tự tiện cho đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981.
Theo Bloomberg, Thủ tướng Việt Nam đối mặt với áp lực từ người dân đòi hỏi phải có phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Nếu chọn giải pháp khởi kiện, cũng có nguy cơ gây thiệt hại đến nền kinh tế đang lệ thuộc chặt chẽ vào người láng giềng khổng lồ. Trao đổi thương mại hai chiều năm ngoái đạt 50,2 tỉ đô la, chiếm 15% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam, và dự định tăng lên 60% trong năm 2015.
Tuy nhiên giải pháp pháp lý sẽ giúp tăng thêm áp lực tiếp theo đơn kiện của Philippines, nhằm buộc Bắc Kinh chấp nhận để trọng tài quốc tế phân xử về chủ quyền tại Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tăng cường hoạt động để cố kiểm soát vùng biển giàu tài nguyên dầu khí và hải sản. Theo Bloomberg, thành công của Bắc Kinh trong việc chiếm lấy bãi cạn Scarborough càng cho thấy hậu quả đối với các nước từ Nhật Bản cho đến Việt Nam trước yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo, nếu xung đột nổ ra tại Biển Đông, tuyến đường hàng hải nơi mà hai phần ba thương mại toàn cầu phải đi qua, « sẽ không có ai thắng cả, mà tất cả mọi bên đều thua thiệt. Nền kinh tế thế giới sẽ bị tổn thương và thiệt hại không thể kể xiết ». 
Bloomberg nhắc lại, trong cuộc tiếp xúc với Thượng nghị sĩ Mỹ Ben Cardin tuần rồi tại Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam cũng đã kêu gọi Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn lên án Trung Quốc. Ông nói : « Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ có những đóng góp cụ thể và hiệu quả hơn cho hòa bình và ổn định khu vực. Hoa Kỳ là cường quốc toàn cầu đồng thời là cường quốc châu Á-Thái Bình Dương ». 
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh hôm nay tại Diễn đàn An ninh Khu vực Shangri-La yêu cầu « Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, và cùng Việt Nam đàm phán ». Ông cho rằng : « Quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế (…) để không xảy ra xung đột, càng không để xảy ra chiến tranh ». Ông Phùng Quang Thanh nói rõ : « Việt Nam không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo…không chủ động đâm va, phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc ». 
Trả lời báo chí trong cuộc họp báo được thông tín viên của RFI tại Singapore ghi nhận, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cho biết :
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
 
31/05/2014
 
 

« Đưa ra cơ quan tài phán quốc tế thì liệu Trung Quốc có rút giàn khoan không ? Cái này có lẽ là Trung Quốc sẽ cân nhắc thôi. Về phía Việt Nam thì chúng tôi phải cân nhắc, tính toán làm sao cho nó có lợi cả về bảo vệ chủ quyền, nhưng có lợi trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc ; cũng giữ hòa bình ổn định và cũng theo đúng tinh thần của luật pháp quốc tế thôi. Chứ còn việc rút hay không, theo tôi nghĩ thì quyết định đó thuộc về phía Trung Quốc. Nhưng mà chúng tôi thì đề nghị Trung Quốc sớm rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ».
Tiếp tục nỗ lực ngoại giao, phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc hôm 28/05 đã gởi thư cho Tổng thư ký Ban Ki Moon. Lá thư đề nghị cho lưu hành Công hàm phản đối Trung Quốc không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông, như một tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 68.
Trên thực địa, mặc dù đã di chuyển giàn khoan ra xa 23 hải lý, nhưng các tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc vẫn ở lại vị trí cũ và sẵn sàng tấn công tàu Việt Nam. Hôm nay các tàu cá Trung Quốc tập trung từng nhóm khoảng 50 chiếc liên tục bao vây, đâm vào các tàu của ngư dân Việt Nam đang hoạt động xung quanh giàn khoan đặt trái phép này.
TAGS: BIỂN ĐÔNG - CHÂU Á - CHÍNH TRỊ - HD-981 - HOÀNG SA - LÃNH HẢI - NGOẠI GIAO - QUÂN SỰ - TRANH CHẤP - TRUNG QUỐC - VIỆT NAM


Bộ trưởng Hagel sẽ khuyến cáo TQ chớ leo thang thêm tranh chấp trong khu vực

Bộ trưởng Hagel sẽ khuyến cáo TQ chớ leo thang thêm tranh chấp trong khu vực

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel (phải) đến Singapore để dự hội nghị an ninh Shangri-La, 30/5/14
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel (phải) đến Singapore để dự hội nghị an ninh Shangri-La, 30/5/14
CỠ CHỮ 
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho biết ông sẽ gặp một giới chức quân sự cao cấp Trung Quốc tại một hội nghị an ninh ở Singapore và sẽ khuyến cáo giới chức này chớ leo thang hơn nữa các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Á Châu-Thái bình dương.

Hãng tin Bloomberg đêm thứ Năm tường thuật rằng theo kế hoạch, ông Hagel, ngày thứ Bảy sắp tới, sẽ gặp Trung Tướng Vương Quán Trung (Wang Guanzhong), Phó Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc và phái đoàn Trung Quốc đến dự hội nghị an ninh thường niên Shangri-La sẽ diễn ra vào cuối tuần này.

Nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay tới Singapore, Bộ trưởng Hagel nói Hoa Kỳ có lợi ích rất lớn trong việc duy trì các tuyến hàng hải trong khu vực, tiếp tục được mở rộng cho giao thương quốc tế.

Dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết ông dự định sẽ thảo luận “một cách cụ thể ” về các căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong Biển Đông.

Ông nói Hoa Kỳ và Trung Quốc có những lĩnh vực có thể hợp tác với nhau, nhưng mặt khác “cũng có những lĩnh vực hai bên có thể trực diện với nhau, không phải là những lĩnh vực cạnh tranh, mà là những lĩnh vực mà Washington tin rằng Bắc Kinh đang “quá tay khi khơi mào và tạo ra những thách thức và những căng thẳng mới”.

Trung Quốc và Việt Nam đang lâm vào một cuộc xung đột kéo dài, và đã leo thang đáng kể trong tuần qua, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu vào khoan dầu ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam, nơi mà Hà nội cho là lãnh thổ của mình. Căng thẳng tăng cao sau khi một tàu đánh cá Việt Nam bị chìm trong một vụ đụng tàu mà hai bên quy lỗi cho nhau.

Đây là lần thứ năm ông Hagel tới thăm Á Châu-Thái bình dương từ khi ông lên nhậm chức vào tháng Hai năm 2013.

Tại đây, ông dự định sẽ mở 10 cuộc họp song phương với các vị tương nhiệm Á Châu, và tổ chức 2 cuộc họp tay ba, một cuộc họp với Nhật Bản và Nam Triều Tiên, và cuộc họp tay ba thứ nhì là giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản và Australia.

Ông Hagel đang thực hiện một chuyến công du 12 ngày cũng sẽ đưa ông sang thăm Afghanistan, Bỉ, Romania và Pháp.

Nguồn: Bloomberg.com, motthegioi.vn  
 

Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn….

Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn….

CỠ CHỮ 
Ở Việt Nam hầu như ai cũng nghe, ít nhất một lần, câu này trong bài hát Khát vọng tuổi trẻ của Vũ Hoàng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.”

Thật ra, ý này đã có nhiều người nói. Một trong những người ấy là Hồ Chí Minh tại trường Đại học nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng 1, 1955: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?”

Ý ấy cũng lại được Tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức năm 1961: “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn. Hãy hỏi: Bạn có thể làm được gì cho tổ quốc.” (Ask not what your country can do for you - ask what you can do for your country).

Đọc thoáng qua, chúng ta có thể nhận ra ngay, hai câu nói của Hồ Chí Minh và Kennedy rất giống nhau. Dĩ nhiên không phải Kennedy bắt chước Hồ Chí Minh. Một số nhà nghiên cứu Mỹ, gần đây, phát hiệnKennedy được gợi hứng từ câu nói của một hiệu trưởng trường Choate ở Connecticut từ thập niên 1930, nơi Kennedy theo học lúc nhỏ: “Những bạn trẻ yêu trường học của mình đừng bao giờ hỏi ‘Trường ấy làm được gì cho tôi?’ mà nên hỏi ‘Tôi có thể làm được gì cho trường ấy?’”

Xuất phát từ miệng tổng thống của một siêu cường quốc số một phe tư bản thời Chiến tranh lạnh, lại nằm ngay trong bài diễn văn nhậm chức long trọng được cả thế giới theo dõi, câu nói của John F. Kennedy nhanh chóng trở thành danh ngôn và được mọi người yêu thích cũng như nhắc nhở. Ở khắp nơi, người ta dùng câu ấy để giáo dục giới trẻ, để động viên tinh thần xả thân của họ cho những mục đích khác nhau.

Tôi nghe câu nói ấy, từ tiếng Việt và tiếng Anh, đã lâu lắm, không chừng từ những năm còn ngồi ghế trung học. Nhưng thú thật, tôi không thích và cũng không đồng ý. Hơn nữa, còn thấy nó rất dễ bị lạm dụng, do đó, trở thành rất nguy hiểm.

Điểm then chốt trong câu nói ấy là “đất nước” hay “tổ quốc”. Nhưng tổ quốc là gì? Nói một cách tổng quát, đó là một cộng đồng cùng sống trên một mảnh đất và cùng chia sẻ một lịch sử chung, một văn hóa chung, và, ở một mức độ nào đó, một hệ thống kinh tế và một ngôn ngữ chung. Hai yếu tố sau chỉ có giá trị tương đối và càng ngày, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, càng tương đối, ví dụ, ở châu Âu, rất nhiều nước có một hệ thống kinh tế chung nhưng vẫn là những quốc gia độc lập; hoặc ở nhiều nơi trên thế giới, có khá nhiều quốc gia song ngữ hoặc đa ngữ, v.v…

 Còn những cái gọi là chung ở trên thì hoàn toàn không có tính chất tự nhiên. Nguyên nhân của hiện tượng những người sống trên những mảnh đất rất xa nhau, có những hoàn cảnh, đặc điểm và những kinh nghiệm rất khác nhau mà cảm thấy có sự liên hệ chặt chẽ với nhau chủ yếu là từ văn hóa với những huyền thoại chung (ví dụ, ở Việt Nam, chuyện trăm trứng trăm con), những ký ức tập thể chung (ví dụ các truyền thuyết lịch sử, và sau đó, lịch sử) và cuối cùng, những tưởng tượng chung (ví dụ, một nước Việt Nam độc lập với Trung Hoa cũng như các quốc gia khác kể cả chủ nghĩa thực dân). Tất cả những cái chung ấy, thời gian, được lan rộng nhờ phương thức truyền khẩu, sau đó, bằng văn hóa in ấn với những sách và báo. Chính vì vậy, Benedict Anderson gọi tố quốc hay đất nước chỉ là một “cộng đồng tưởng tượng” (imagined community).

Cái cộng đồng tưởng tượng ấy không biết nói; hoặc nếu có, nó chỉ thì thầm, sâu thật sâu, trong tâm hồn của mỗi người. Nhưng phải ai cũng nghe được những tiếng nói ấy. Hầu hết đều nghe tiếng nói của tổ quốc qua các lời tuyên truyền của chính phủ. Nhưng chính phủ không những không phải là tổ quốc mà có khi còn là những kẻ lợi dụng tổ quốc cho các lợi ích của cá nhân, dòng tộc hay đảng phái của mình .

Câu nói của Kennedy và của Hồ Chí Minh chỉ đúng với một điều kiện: Tổ quốc và chính phủ là một. Tuy nhiên, sự đồng nhất ấy hoàn toàn không chính xác. Đồng nhất chính phủ và tổ quốc là một điều gian lận.  Tổ quốc vĩnh cửu trong khi chính phủ chỉ tạm thời.  Tổ quốc là đối tượng để phục vụ trong khi chính phủ là một phương tiện để phục vụ tổ quốc. Tổ quốc bao gồm tất cả mọi công dân, cả người sống lẫn người đã chết, không những trong hiện tại mà còn cả trong quá khứ và tương lai, trong khi chính phủ chỉ bao gồm một số người, trong trường hợp may mắn nhất, đại diện cho những người đang sống. Không ai chọn được tổ quốc, nhưng người ta có thể chọn được chính phủ. Tổ quốc, vốn là nguồn suối của tình yêu và chân lý, bao giờ cũng đúng, trong khi đó, chính phủ, do điều hành bởi những con người cụ thể, rất dễ sai lầm. Trong trường hợp chính phủ sai lầm, việc phê phán những sai lầm ấy là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân. Nếu chính phủ không lắng nghe, mỗi công dân yêu nước cần phải chống lại chính phủ để bảo vệ tổ quốc. Người ta có thể hy sinh chính phủ cho tổ quốc, nhưng bất cứ người nào hy sinh tổ quốc cho chính phủ cũng đều là tội phạm: tội phản quốc.

Với chính phủ, chúng ta không cần tự hỏi là chúng ta đã làm được gì cho chính phủ. Điều đó đã quá hiển nhiên: Ngay cả khi tôi không làm được điều lớn lao, tôi cũng đã làm một vài điều vô cùng cần thiết: Đóng thuế và hoàn tất tất cả các nghĩa vụ khác của mình với tư cách một công dân. Với chính phủ, tôi là chủ nợ hơn là con nợ. Tất cả các dịch vụ do chính phủ cung cấp cũng như lương hướng của tất cả các nhân viên công quyền, kể cả của các lãnh tụ cao nhất cũng đều do tôi và các công dân khác đóng góp. Không có cái gì là miễn phí cả.

Bởi vậy, với chính phủ, câu hỏi hợp lý và quan trọng nhất là: Chính phủ làm được gì cho tôi cũng như bao nhiêu người dân khác? Chính phủ đã hoàn tất các bổn phận được dân chúng phó thác để xứng đáng với những quyền lực và quyền lợi mà chính phủ đã có hay chưa?

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

Con đường nào cho Việt Nam để gỡ thế bí?

Con đường nào cho Việt Nam để gỡ thế bí?

CỠ CHỮ 
Trong bài phát biểu tại Philippines mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu đích danh Trung Quốc là kẻ “vi phạm luật pháp quốc tế”, “xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển”, “đe doạ nghiêm trọng hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông." Sau đó, trong cuộc tiếp xúc với báo chí, ông khẳng định: "Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.”

Nghe những lời tuyên bố hùng hồn ấy, rất nhiều người ở Việt Nam cảm thấy an tâm, và nhiều người đặt hết sự tin tưởng vào Nguyễn Tấn Dũng; họ hy vọng, qua ông, đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua những thách thức hiểm nghèo trong hiện tại.

Tôi cũng hy vọng vậy, nhưng tiếc, tôi lại không thể tin tưởng và an tâm. Tôi không thể không nhớ giữa năm 2011, lúc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên tiến sâu vào hải phận Việt Nam, cắt dây cáp ngầm của tàu thăm dò dầu khí được hải quân Việt Nam bảo vệ, giới lãnh đạo Việt Nam cũng lên tiếng một cách cứng rắn như vậy.
  
Tàu hải giám Trung Quốc ở ngoài khơi tỉnh Phú Yên hôm 26/5/2011Tàu hải giám Trung Quốc ở ngoài khơi tỉnh Phú Yên hôm 26/5/2011

Ngày 7/6, khi đến thăm huyện đảo Cô Tô, Chủ tịch nước (lúc ấy) Nguyễn Minh Triết khẳng định: "Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hi sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày nay. Vì vậy, chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo."

Ngày 8/6, tại Nha Trang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa." Đồng thời, ông khẳng định: “Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình."

Rồi sao nữa? Sau đó, chả có gì xảy ra cả. Tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền trên con đường lưỡi bò của họ; tiếp tục sách nhiễu các tàu đánh cá Việt Nam; tiếp tục bắt nạt chính quyền Việt Nam; và mới đây nhất, đưa giàn khoan HD-981 vào ngay thềm lục địa Việt Nam. Trong suốt thời gian ấy, dân chúng vẫn tiếp tục bị cấm biểu tình, những người tiếp tục kiên cường lên tiếng chống Trung Quốc vẫn bị bôi nhọ, hơn nữa, còn bị bắt bớ và bỏ tù. Không có gì thay đổi, từ cả hai phía: sự hung hãn và ngang ngược của Trung Quốc cũng như sự bất động đầy nhu nhược của Việt Nam.
  
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Bây giờ Nguyễn Tấn Dũng cũng lặp lại những gì chính ông đã nói và Trương Tấn Sang cũng lặp lại những gì người tiền nhiệm của ông, Nguyễn Minh Triết, đã nói. Xin lưu ý một điều: trong cả biến cố tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp vào ngày 26 tháng 5 và ngày 9 tháng 6 năm 2011 cũng như hiện nay, Nguyễn Phú Trọng vẫn im thin thít. Ông không hề phát biểu bất cứ điều gì cả. Chỉ có tin đồn là ông xin qua Trung Quốc để gặp Tập Cận Bình hai lần nhưng không được. Vậy thôi. Không ai nghe được từ ông bất cứ một lời phát biểu nào. Trong khi đó, trên nguyên tắc, chính ông, với tư cách Tổng bí thư đảng, có quyền lực hơn hẳn cả Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Vậy mà ông lại im lặng.

Mai này, nếu có ai đó hỏi Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang tại sao Việt Nam không chịu kiện Trung Quốc ra trước toà án quốc tế hoặc không tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước khác trong thế trận đương đầu với Trung Quốc, không chừng lúc ấy, cả ông Sang và ông Dũng sẽ lại than thở: Đảng chưa cho phép!

Rồi thôi. Đâu lại vẫn vào đó. Việt Nam lại để mặc cho Trung Quốc lấn từ từ. Từ từ. Hơn nữa, nếu chính quyền Việt Nam làm thật những điều họ nói thì họ có thể làm được gì?

Trước hết, về phương diện quân sự, với ngân sách quốc phòng chỉ bằng 1 phần 60 của Trung Quốc, người ta dễ dàng nhận thấy Việt Nam hoàn toàn không phải là đối thủ của Trung Quốc. Không nên dùng cuộc chiến biên giới năm 1979 để vớt vát niềm tin. Trung Quốc bây giờ không phải là Trung Quốc lúc ấy và Việt Nam bây giờ cũng khác hẳn những năm sau 1975, lúc lực lượng phòng không còn rất mạnh khiến Trung Quốc phải e dè không dám sử dụng không quân và cũng là lúc từ bộ đội đến tướng lĩnh đều dày dạn kinh nghiệm chiến đấu.

Bây giờ thì về mọi mặt, Việt Nam đều ở thế yếu. Nếu chiến tranh bùng nổ, liệu có nước nào sẵn sàng ra tay để cứu Việt Nam? Nước duy nhất Việt Nam có thể hy vọng là Mỹ. Nhưng Mỹ chả có lý do gì để giúp Việt Nam khi Việt Nam chưa phải là một người bạn thân thiết của Mỹ. Hơn nữa, nếu chính phủ Mỹ muốn giúp, Quốc hội Mỹ chưa chắc đã đồng ý. Nếu Quốc hội đồng ý, dân chúng Mỹ chưa chắc đã đồng tình. Nếu dân chúng Mỹ không đồng tình, chính phủ Mỹ cũng đành thúc thủ.
  

Về phương diện pháp lý, gần đây, một số người trong giới lãnh đạo Việt Nam úp úp mở mở về việc họ có thể kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc. Trên các diễn đàn mạng, hầu như mọi người đều hoan nghênh sáng kiến ấy. Nhưng theo tôi, đó là một công việc phức tạp mà chính quyền Việt Nam cần phải cân nhắc thật kỹ.

Lý do, rất đơn giản:
  1. Nếu Trung Quốc thua kiện và bị tòa ra án lệnh phải rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa Việt Nam, hoặc xa hơn, rút quân ra khỏi đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa và không được cho các tàu hải giám quấy nhiễu các tàu đánh cá Việt Nam thì chắc chắn Trung Quốc sẽ phớt lờ án lệnh ấy, và, cũng chắc chắn, sẽ chả có ai dám làm gì Trung Quốc.
  2. Nhưng nếu vì lý do nào đó, ví dụ vì cái công hàm do Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, toà án ra phán quyết Việt Nam thua thì chắc chắn Việt Nam sẽ phải tuân theo án lệnh ấy, ngay cả việc thừa nhận con đường lưỡi bò ngang ngược của Trung Quốc. Nếu Việt Nam kháng cự lại án lệnh ấy, Trung Quốc càng có thêm lý do chính đáng để tấn công Việt Nam. Lúc ấy, sẽ chả có ai dám bênh vực Việt Nam cả.
Trong trường hợp thứ nhất, thắng trước tòa, nhưng thật ra, Việt Nam chỉ thắng về phương diện tuyên truyền. Trong trường hợp thứ hai, Việt Nam thua trắng tay.

Như vậy, Việt Nam có thể làm điều gì?

Chính quyền Việt Nam hay nói đến biện pháp giải quyết xung đột bằng ngoại giao. Ừ, thì cũng được. Nhưng nên nhớ điều này: Trên bàn hội nghị, một nhà ngoại giao giỏi là người có một thứ vũ khí gì đó mạnh hơn đối phương. Đừng hy vọng gì Việt Nam có thể dùng ngoại giao để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông khi Việt Nam rõ ràng là đang ở thế yếu, rất yếu. Đừng hy vọng. Vô ích.

Cuối cùng, biện pháp duy nhất Việt Nam có thể làm được là chuẩn bị chiến tranh để chiến tranh không xảy ra. Bằng cách nào? Chỉ có một cách: Sử dụng sức mạnh của quần chúng. Bằng cách nào? Chỉ có một cách: Cho phép dân chúng bày tỏ lòng yêu nước và sự căm ghét ngoại xâm của họ, và tạo nên sự đoàn kết thực sự giữa chính quyền và dân chúng để Trung Quốc thấy là họ không thể khuất phục dân tộc Việt Nam bằng các biện pháp quân sự.

Điều duy nhất khiến Trung Quốc có thể e dè trước Việt Nam không phải là tài trí của giới lãnh đạo, sự tối tân của vũ khí hay sự thiện chiến của quân đội Việt Nam (thật ra, hầu hết bộ đội Việt Nam, từ lính đến tướng, đều không có hoặc có rất ít kinh nghiệm chiến trường!) mà chính là con người Việt Nam vốn nổi tiếng bất khuất.

Bởi vậy, đàn áp dân chúng, không cho dân chúng biểu tình là một cách giấu giếm sức mạnh lớn nhất của mình: Đó là một quyết định dại dột.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

Giới trẻ Lào Cai nghĩ gì về chiến tranh Việt – Trung?

Giới trẻ Lào Cai nghĩ gì về chiến tranh Việt – Trung?

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-05-28
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
lao-cai-305.jpg
Cầu Mông Kiều ở cửa khẩu biên giới Việt - Trung tại Lào Cai.
RFA PHOTO

Đa phần giới trẻ Lào Cai đều có chung hoàn cảnh là sống và tiếp xúc với người Trung Quốc rất nhiều, bởi kĩ nghệ du lịch, bởi lưu thông hàng hóa và bởi những chính sách kích thích du lịch bằng văn hóa Trung Hoa thông qua giáo dục, tuyên truyền, thông qua tiếp xúc, học hỏi một cách thụ động trong quá trình làm ăn, sinh sống và mưu cầu tương lai. Những ngày gần đây, người Trung Quốc không xuất hiện ở Lào Cai, điều này đặt ra nhiều dấu hỏi, và cách nhìn nhận vấn đề của giới trẻ về người Trung Quốc cũng có nhiều điểm mới.

Mối nguy chiến lược

Một bạn trẻ tên Hà, ở thành phố Lào Cai, chia sẻ: “Đợt này ít lắm, không thấy luôn, nghe căng thẳng không thấy Trung Quốc sang. Mình chẳng ưa đâu, ghét nó, bọn Trung Quốc nó sống bẩn lắm, nó tiêu pha khôn lắm, nó sang nó toàn mang hàng nó sang nó ăn, nó chẳng mua sắm gì, nó toàn sang chụp ảnh, quay phim, hỏi han thôi. Ngoài này, nay chẳng thấy đâu, ít lắm rồi. Tụi Trung Quốc nó mà ấy mình (đánh mình) quá thì mình phải ấy lại (đánh lại), mình không thích nó lắm. Người dân mình với Trung Quốc xưa nay làm ăn với nhau thì làm chứ chẳng ưa nhau đâu, Trung Quốc nó sống nó khôn lắm!”
Đợt này ít lắm, không thấy luôn, nghe căng thẳng không thấy Trung Quốc sang. Mình chẳng ưa đâu, ghét nó, bọn Trung Quốc nó sống bẩn lắm.
-Bạn Hà
Theo Hà, hiện tại, ngưởi Trung Quốc không du lịch ở Lào Cai nữa, dường như họ đã có thông báo với nhau về vấn đề tránh du lịch ở Việt Nam, hoặc là nặng nề hơn, điều này cảnh báo một cuộc chiến có thể nổ ra bất kỳ giờ nào.
Bởi lẽ, trước khi phát động chiến tranh, bao giờ nhà cầm quyền của nước chủ động gây chiến cũng tìm cách rút toàn bộ người dân của họ về nước hoặc chuyển sang một nước thứ ba để tránh tình trạng hòn tên mũi đạn của quân đội bắn vào người dân đã nuôi chính quân đội đó. Và chiến tranh đôi khi giống như sóng thần, nó ập đến giờ nào khó mà lường, chỉ có một dấu hiệu cho thấy sắp có sóng thần là biển rút nước ra xa và trở nên im ắng, tĩnh lặng đến lạ thường.
Tình trạng ở Lào Cai hiện tại cũng na ná như thế, nghĩa là mọi sự yên tĩnh đến lạ thường, cảm giác như không hề có đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam trên biển Đông, mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường và hình như người ta đã quên mất rằng có một cái giàn khoan của Trung Quốc cắm ngay trên vùng biển Việt Nam.
lao-cai-2-250.jpg
Cầu Cốc Lếu ở Lào Cai. RFA PHOTO.
Hà tỏ ra lo ngại và chia sẻ rằng theo kinh nghiệm của cha anh, cuộc chiến năm 1979 cũng có quãng thời gian tiền chiến tranh và cảm giác an ninh giống y hiệt hiện tại. Nghĩa là mọi người vẫn vui vẻ làm ăn sinh sống, người Trung Quốc rút hẳn về nước và để lại một không gian toàn là người Việt với nhau, yên tĩnh đến lạ thường, thế rồi cuộc chiến nổ ra, có không biết bao nhân mạng thường dân ngã xuống. Họ chết trong đột ngột và vẫn chưa hết ngạc nhiên vì mới ngày hôm qua còn nghĩ cách lén chạy sang Trung Quốc mua một ít đậu hủ về bán kiếm lãi, hôm nay đã nghe đì đùng súng nổ và thấy giết tróc tràn lan…
Một bạn trẻ khác, tên Vinh, chia sẻ thêm với chúng tôi rằng bạn thấy lo lắng vô cùng nếu chiến tranh Việt – Trung xảy ra. Vì hiện tại, nếu có chiến tranh, nguy cơ chết chóc ở Lào Cai sẽ tăng lên rất cao. Nguy cơ này có nguyên nhân bởi chính sự phát triển mang dáng dấp Trung Hoa và yếu tố bền vững của nó.
Giải thích thêm, Vinh nói rằng Việt Nam và Trung Quốc chỉ cách nhau một con sông Nậm Thi, cũng là phần sông thuộc thượng nguồn sông Hồng, và đoạn sông này rất hẹp, biên giới Việt – Trung chỉ cách nhau một chiếc cầu dài chưa đầy 500 mét, cầu được xây dựng rất kiên cố, theo thông số xây dựng, có thể chịu được sức nổ của khối thuốc TNT 300kg nhưng không bị sập.
Người dân mình với Trung Quốc xưa nay làm ăn với nhau thì làm chứ chẳng ưa nhau đâu, Trung Quốc nó sống nó khôn lắm.
-Bạn Hà
Vinh hy vọng rằng trong quá trình xây dựng, nạn rút ruột công trình đã diễn ra tàn bạo trên chiếc cầu này, có như thế, cầu sẽ dễ dàng bị giật sập nếu có chiến tranh xảy ra. Nhưng rất tiếc, đây là chiếc cầu biên giới được cả hai nhà nước giám sát thi công và nó chuyên tải những xe tải hạng nặng. Chính vì thế, nếu có chiến tranh, đây sẽ là cửa ngõ vô cùng thuận lợi để lính Trung Quốc tràn sang Việt Nam. Đặc biệt là những năm 1979, cầu Cốc Lếu nối giữa thị xã Lào Cai và khu phố mới bây giờ còn rất thấp, chưa được xây kiên cố nên khi quân Trung Quốc tràn sang, bộ đội Việt Nam đã giật sập Cốc Lếu để rút về hướng Bắc Hà, Sapa.
Hiện tại, nếu chiến tranh xảy ra, Trung Quốc không cần băng cầu Cốc Lếu nữa mà chỉ cần đánh thọc từ cửa khẩu Việt Trung sang khu phố mới và chiếm ga Lào Cai, tại đây đường tiến về Hà Nội nằm trong tầm tay. Đó là chưa muốn nói đến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai sắp hoàn thành, tuy chưa thông xe nhưng vẫn là con đường thuận lợi cho thiết giáp, xe quân đội vận hành, hành quân. Đó là mối nguy quá lớn về mặt chiến lược so với những năm 1979.

Không ưa gì người TQ

lao-cai-3-250.jpg
Cầu sắt xe lửa bắc qua sông Nậm Thi, nối hai nước Việt - Trung. RFA PHOTO.
Một bạn trẻ khác tên Nguyễn, chia sẻ, nhìn chung, thế hệ trẻ ở Lào Cai bây giờ ít nghĩ về hiện tình đất nước mà chỉ lo làm giàu. Và trong quá trình làm giàu của họ, không ít lần họ đụng phải những mối quan hệ có yếu tố Trung Quốc. Chính những mối quan hệ này vô hình trung cho các bạn trẻ một cái nhìn sâu sát và chân thực hơn về người Trung Quốc.
Đa phần giới trẻ đều nhận ra có một sự khác biệt quá lớn về văn hóa ứng xử trong cuộc sống và sự tôn trọng danh dự, uy tín giữa người Trung Quốc và người Việt Nam. Đa phần người Trung Quốc không biết nhường nhịn nhau và nếu nuốt được đối phương thì họ sẽ nuốt ngay, có lẽ đó cũng là vết dấu lưu truyền tổ tông của dòng máu đại Hán, dòng máu bành trướng mà họ đang thừa hưởng. Và đáng sợ hơn là phần đông các nhà buôn Trung Quốc không trọng chữ tín.
Nếu như người gốc Hoa ở Việt Nam, còn gọi là người Minh Hương rất biết giữ chữ tín và coi trọng lời hứa cũng như danh dự thì các nhà buôn người Trung Quốc khi sang Việt Nam, họ nói mười chuyện, chỉ nên tin nửa chuyện nếu như nửa chuyện đó liên quan đến mạng sống của họ. Chính vì họ không biết giữ lời hứa nên không có nhà buôn Việt Nam nào khi làm ăn với ngưởi Trung Quốc mà không gặp phải bất trắc, rủi ro.
Có lẽ vì tiếp xúc nhiều với người Trung Quốc nên một mặt, giới trẻ Lào Cai luôn tìm xu hướng để khai thác túi tiền của người Trung Quốc thông qua du lịch, dịch vụ và nhiều thứ có liên quan đến Trung Quốc. Nhưng mặt khác, giới trẻ bây giờ rất xem thường người Trung Quốc. Họ chưa bao giờ thật lòng xem Trung Quốc là bạn. Chính vì thế, nếu có chiến tranh, việc đầu tiên là tình nguyện nhập ngũ hoặc tản cư về Hà Nội, xuôi vào Nam. Lựa chọn này không riêng gì Nguyễn mà nhiều bạn trẻ đều có chung cách lựa chọn như thế khi có chiến tranh Việt - Trung.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Độc giả không muốn nêu tên

nơi gửi hà nội
cái trò sảo quyệt của chính quyền bắc kinh là hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau rồi còn đặt bút vào ký 16 chữ vàng + 4 tốt thế mà lúc nào cũng có ý xâm lược bắt người dân phải sống khổ (còn lâu mới bằng dân việt nam được)tham vọng nhiều "Bình" chếtcó mang đi được không.dân việt không ngán tư tưởng của chính quyền phương bắc đâu
29/05/2014 07:09