Trong cuộc chiến tại sân bay mà quân đội Kiev đã giành được quyền kiểm soát sau đó, tờ báo cho biết, những người Tchechnia đã đứng về phe ly khai chiến đấu chống quân đội Ukraina. Câu hỏi mà tờ báo đặt ra là, tân tổng thống đắc cử vào chủ nhật vừa qua (25/05/2014) Petro Porochenko phải có chiến lược như thế nào để đối mặt với đám quân ly khai, nổi loạn mà không gây oán hận trong dân chúng ? Một trong những ưu tiên của Kiev là tránh để cho quân tiếp ứng cho phe ly khai tràn vào vùng Donbass. Do đó, Kiev tăng cường kiểm soát tại biên giới với Nga để cản trở thành phần ly khai tràn vào Ukraina.
Thế nhưng, từ vài tuần nay, biên giới này là vô cùng mong manh. Trong 45 thành phần ly khai bị thương đang được chăm sóc tại bệnh viện thành phố, chỉ vỏn vẹn có 8 người là dân Donetsk, theo viên kiểm sát trưởng. Còn lại là dân đến từ Nga, vùng Crimée tự trị và Tchechnia…Những chiến binh Tchechnia thừa nhận đến Ukraina từ một tuần nay bằng cách thông qua một thành phố Nga là Rostov-sur-le-Don. Họ tự xưng là « sư đoàn hoang dã », khẳng định độc lập. Đối với họ, việc vượt biên giới sang Ukraina là quá dễ. Một trong số này khẳng định là đã nhận được mệnh lệnh của lãnh đạo tộc người Tchechnia để đến Ukraina. Tuy nhiên, ông Kadyrov, lãnh đạo dân tộc này phủ nhận hoàn toàn tuyên bố trên.
Thành phố Donetsk vẫn trong vòng lẫn quẩn bất ổn chính trị, đường phố vắng tanh và thỉnh thoảng lại vang lên tiếng súng, lựu đạn và các cuộc đụng độ giữa phe ly khai thân Nga và Kiev vẫn tiếp tục.
Tổng thống Putin, nói một đường làm một nẻo
Tờ Le Monde tiếp tục phân tích trong một bài viết khác đề tựa : « Mặc dù dịu giọng, điện Kremlin vẫn gây bất ổn cho đất nước Ukraina ».
Theo bài báo, chủ nhân điện Kremlin luôn miệng kêu gọi đàm phán hòa bình giữa chính quyền Kiev và quân nổi dậy. Thế nhưng, thiện chí đấy của Tổng thống Putin cũng gây khá ngạc nhiên vì vào mùa đông năm 1999-2000, ông đã ra lệnh san bằng Grozny, thủ phủ của Tchechnia, vùng đất mơ ước được độc lập. Do đó, tờ báo nhận định, đối thoại chưa chắc sẽ xảy ra với những lãnh đạo phong trào miền đồng Ukraina trong quá khứ.
Igor Strelkov, lãnh đạo đội quân phiến loạn, là quân nhân Nga, thuộc tổ chức tình báo quân đội Nga GRU. Ông đã tham gia cuộc chiến trong vòng 10 năm tại Tchechnia (1999-2009). Theo một tổ chức phi chính phủ ONG Memorial, ông sẽ bị buộc tội vì nhiều hành vi vòi tiền đối với thường dân Tchechnia. Một nhân vật thứ hai thân Nga là Alexandre Borodaï, thủ tướng tự phong của vùng Donbass, là một cựu phóng viên của tờ báo Zavtra của Nga, một tờ báo cộng sản và cực kỳ theo dân tộc chủ nghĩa.
Thông tin vốn được kiểm duyệt gắt gao tại Nga. Do đó, điện Kremlin không ngừng bôi nhọ lãnh đạo Ukraina qua các câu chuyện trên đài báo và giờ đây, sự thật lần lượt được tiết lộ. Điện Kremlin vẫn luôn tung tin rằng giới cầm quyền Kiev là những tay phát xít, chủ nghĩa dân tộc. Thế nhưng, kết quả bầu cử tổng thống vừa qua tại Ukraina cho thấy là điện Kremlin bịa đặt. Kết quả là lãnh đạo phong trào theo chủ nghĩa dân tộc Pravyi Sektor chỉ giành được 1% phiếu bầu và thắng lợi đã thuộc về tỷ phú sô-cô-la Petro Porochenko. Thế mà kênh truyền hình Nga Pervy Kanal vẫn mị dân và loan tin rằng ông Sektor chiến thắng ông Poronchenko với 37% phiếu bầu còn ông Petro Porochenko chỉ có 29%.
Ai Cập : cử tri không mặn mà với bầu cử tổng thống
Dễn biến bầu cử tại Ai Cập là đề tài cũng được nhiều báo quan tâm. Các tờ báo đều có đồng nhận định là cử tri lơ là, không mặn mà gì đi bỏ phiếu. Tỷ lệ vắng mặt khá cao. Nhật báo Libération có bài viết : « Tướng Al-Sissi kéo dài cuộc bỏ phiếu để tránh mất mặt ». Tờ báo nhận định, cử tri vắng mặt quá nhiều có thể sẽ làm cho tổng thống tương lai đắc cử ít vẻ vang hơn người tiền nhiệm là ông Morsi vào năm 2012.
Trong số những người tẩy chay cuộc bầu cử, theo báo Libération, có nhiều thành phần khác nhau. Đó là những người quá chán ngán về chính trị tại nước này và họ không còn tin vào giá trị lá phiếu của họ, hay là thanh niên thất vọng vì các chính sách đưa ra không đáp ứng được mong đợi của cuộc cách mạng vào năm 2011.
Về phần mình, nhật báo Le Figaro tập trung vào thái độ của đảng đối lập tại Ai Cập. Đảng này lấy làm hài lòng vì ít cử tri đi bỏ phiếu và xem đó như một chiến thắng nho nhỏ cho phía đối lập.
Còn nhật báo Le Monde đăng bài : « Chế độ Ai Cập khó khăn lôi kéo cử tri ». Bài báo này tập trung vào nhiều giải pháp được chính quyền đưa ra để kéo dài cuộc bầu cử nhằm vớt vát được phần nào số lượng cử tri đi bầu. Ví dụ như thủ tướng ban hành thêm ngày thứ hai để ngưười dân đi bầu. Công nhân viên nhà nước được nghỉ làm ngày này. Thủ tướng cũng truyền lệnh cho chủ các công ty tư nhân làm như vậy để cho phép tối đa dân chúng có thể làm tròn « nghĩa vụ » công dân. Về phần mình, Ủy ban bầu cử cũng quyết định đóng các phòng phiếu trễ hơn một giờ. Tờ Le Monde cũng trích lời một người dân. Mohamed, khoảng chừng 20 tuổi nhận định, họ không đi bỏ phiếu không đồng nghĩa với việc tẩy chay bầu cử mà bở vì họ đã biết trước kết quả. Cho nên, đi bầu để làm gì chứ ?
Pháp : tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao
Liên quan đến thời sự tại Pháp, nhật báo Le Figaro quan tâm đến nạn thất nghiệp vẫn không giảm, theo như tựa trên phụ trang kinh tế tờ báo : « Thất nghiệp giảm tại Châu Âu nhưng ngoại trừ Pháp ».
Theo tờ báo, số người xin việc vẫn tăng rõ rệt trong tháng Tư. 14 800 người đã ghi danh tại tổ chức Pôle emploi trong tháng Tư tại Pháp. Với hơn 440 000 người thất nghiệp mới từ khi tổng thống Hollande đắc cử, Pháp bị coi là cầm đèn đỏ trong các nước Châu Âu. Để so sánh, ta thấy rằng, trong quý đầu tiên, Anh có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất từ 5 năm nay. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp còn cao nhưng Bồ Đào Nha, Ý hay Hy Lạp có tỷ lệ thất nghiệp giảm đi thấy rõ. Nước láng giềng Đức cũng đạt được một mức độ gần như ai cũng có việc làm. Truớc tình hình này, Bộ trưởng Lao động François Rebsamen trấn an, chính sách của chính phủ rồi sẽ sinh hóa trái. Chính phủ dự định giảm nhẹ thuế cho những chủ thuê mướn các công việc làm tại nhà để góp phần tạo việc làm cho người dân.
Nên ghi chép trên máy tính hay viết tay tại giảng đường ?
Xã hội ngày càng phát triển và giờ đây tại giảng đường đại học, hầu hết ai cũng có một máy vi tính xách tay đi cùng. Câu hỏi mà nhật báo Le Monde hôm nay đặt ra là : Nên ghi chép bằng máy vi tính hay viết tay truyền thống ?
Tốc độ thâm nhập của máy tính vào các trường đại học còn tùy thuộc vào từng cơ sở và điều kiện vật chất của từng gia đình. Tuy nhiên, gần đây, máy tính trở thành công cụ khá phổ biến của sinh viên dùng để ghi chép bài học.
Renauld Dorandeu, giáo sư trường đại học Paris-Dauphine, nhận thấy là đánh máy đỡ mỏi hơn là viết tay. Tuy nhiên, câu hỏi mà các giáo viên đặt ra là : loại ghi chép nào có lợi cho việc học ? Câu trả lời vẫn còn rất hiếm cho câu hỏi này. Đó chính là lý do vì sao mà nghiên cứu gần đây của hai giáo sư trường đại học California tại Los Angeles đã thu hút được nhiều quan tâm. Hai ông chứng tỏ rằng, sinh viên ghi chép bằng tay có kết quả khá hơn sinh viên viết bài trên máy vi tính. Tại Pháp, một số giáo sư cũng có cùng nhận định, bởi vì, khi sinh viên đánh máy, họ có khuynh hướng ghi chép từng từ một một cách máy móc, và cố gắng viết hết những lời thầy cô nói thậm chí những điều không quan trọng, trong khi khi viết tay, sinh viên không thể viết hết từng câu chữ của thầy cô. Do đó, họ bắt buộc phải suy nghĩ và lập luận để viết một cách cô đọng và có kết cấu hợp lý còn đánh máy thì sinh viên chẳng nhớ gì cho lắm. Giáo viên nhận thấy ngày nay, các bài làm của sinh viên thiếu mạch lạc. Chuyển thể từ suy nghĩ sang chữ viết của sinh viên cũng có vấn đề hơn trước đây.
Báo Le Monde phỏng vấn nhiều chuyên gia, có người thuận, người chống đối với việc viết bài trên máy tính. Ví dụ, tại trường Insead, chuyên dạy MBA, từ lâu máy vi tính bị cấm tại giảng đường, đơn giản vì tiếng gõ bàn phím gây ồn làm phiền người khác và người ta cũng suy nghĩ đến hiệu quả sư phạm của hai loại hình ghi chép này. Phó hiệu trưởng trường này nhận định, viết tay làm sinh viên nhớ bài lâu hơn vì phải suy luận, phân tích về những lời thầy cô giảng, trước khi đặt bút viết vào vở trong khi đánh máy thì ghi chép một cách tự động, không suy nghĩ gì mấy.
Còn giáo sư Jean-Marc Perronne, thuộc đại học Haute-Alsace nhận xét : sinh viên sinh ra đã sử dụng bàn phím. Máy vi tính đã thâm nhập vào tận ADN. Một thời gian, ông đã cấm sử dụng máy tính nhưng sau đó ông đã đổi ý vì cho rằng, cần phải tận dụng công nghệ tiên tiến để làm buổi học phong phú hơn. Về phần kết quả thì ông không thấy tiến bộ nào rõ rệt.
Trái lại, giám đốc trường Toulouse Business School cho biết, ông đã buộc sinh viên phải dùng máy tính trong giờ học. Theo ông, khả năng viết tốc ký là một khả năng mà rất nhiều công ty tương lai đòi hỏi, những công việc đòi hỏi phải di chuyển nhiều. Cho nên, ông muốn phát triển kỹ năng này cho sinh viên. Một chuyên gia khác không thấy thuyết phục về kết quả của hai giáo sư Mỹ nêu trên. Theo ông, cho dù viết tay hay đánh máy thì lao động trí tuệ vẫn không thay đổi.
Bảo vệ luận án tiến sĩ trong vòng 180 giây
Để kết thúc mục điểm báo, xin điểm qua bài viết trên tờ Le Monde nói về cuộc thi bảo vệ luận án tiến sĩ trong vòng 180 giây tại Pháp.
Thứ ba vừa qua (27/05/2013), 8 thí sinh thuộc các trường đại học trong vùng l’Ile-de-France tề tựu tại tại giảng đường của trường đại học Paris 5 - Descartes để tham gia cuộc thi chung kết vùng bảo vệ luận án tiến sĩ của mình chỉ trong vòng 3 phút trước một ban giám khảo bao gồm các giáo sư đại học lẫn nhà báo và đại diện các công ty. Mục đích của các thí sinh là để lãnh một trong các giải thưởng từ 500 euro đến 1000 euro và đặc biệt là một chiếc vé tham dự trận chung kết quốc gia sẽ diễn ra vào ngày 10/06 tới. Ba người được chọn trong trận chung kết sẽ được đến Canada vào cuối tháng chín để bảo vệ màu cờ sắc áo của Pháp.
Theo nhận định của các thí sinh, công trình nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm nhưng chỉ tóm gọn vỏn vẹn trong 180 giây để giới thiệu. Do đó, các thí sinh phải sử dụng ngôn ngữ vô cùng cô đọng, súc tích và đơn giản để công chúng và những ngành nghiên cứu khác đều hiểu được.
Thế nhưng, từ vài tuần nay, biên giới này là vô cùng mong manh. Trong 45 thành phần ly khai bị thương đang được chăm sóc tại bệnh viện thành phố, chỉ vỏn vẹn có 8 người là dân Donetsk, theo viên kiểm sát trưởng. Còn lại là dân đến từ Nga, vùng Crimée tự trị và Tchechnia…Những chiến binh Tchechnia thừa nhận đến Ukraina từ một tuần nay bằng cách thông qua một thành phố Nga là Rostov-sur-le-Don. Họ tự xưng là « sư đoàn hoang dã », khẳng định độc lập. Đối với họ, việc vượt biên giới sang Ukraina là quá dễ. Một trong số này khẳng định là đã nhận được mệnh lệnh của lãnh đạo tộc người Tchechnia để đến Ukraina. Tuy nhiên, ông Kadyrov, lãnh đạo dân tộc này phủ nhận hoàn toàn tuyên bố trên.
Thành phố Donetsk vẫn trong vòng lẫn quẩn bất ổn chính trị, đường phố vắng tanh và thỉnh thoảng lại vang lên tiếng súng, lựu đạn và các cuộc đụng độ giữa phe ly khai thân Nga và Kiev vẫn tiếp tục.
Tổng thống Putin, nói một đường làm một nẻo
Tờ Le Monde tiếp tục phân tích trong một bài viết khác đề tựa : « Mặc dù dịu giọng, điện Kremlin vẫn gây bất ổn cho đất nước Ukraina ».
Theo bài báo, chủ nhân điện Kremlin luôn miệng kêu gọi đàm phán hòa bình giữa chính quyền Kiev và quân nổi dậy. Thế nhưng, thiện chí đấy của Tổng thống Putin cũng gây khá ngạc nhiên vì vào mùa đông năm 1999-2000, ông đã ra lệnh san bằng Grozny, thủ phủ của Tchechnia, vùng đất mơ ước được độc lập. Do đó, tờ báo nhận định, đối thoại chưa chắc sẽ xảy ra với những lãnh đạo phong trào miền đồng Ukraina trong quá khứ.
Igor Strelkov, lãnh đạo đội quân phiến loạn, là quân nhân Nga, thuộc tổ chức tình báo quân đội Nga GRU. Ông đã tham gia cuộc chiến trong vòng 10 năm tại Tchechnia (1999-2009). Theo một tổ chức phi chính phủ ONG Memorial, ông sẽ bị buộc tội vì nhiều hành vi vòi tiền đối với thường dân Tchechnia. Một nhân vật thứ hai thân Nga là Alexandre Borodaï, thủ tướng tự phong của vùng Donbass, là một cựu phóng viên của tờ báo Zavtra của Nga, một tờ báo cộng sản và cực kỳ theo dân tộc chủ nghĩa.
Thông tin vốn được kiểm duyệt gắt gao tại Nga. Do đó, điện Kremlin không ngừng bôi nhọ lãnh đạo Ukraina qua các câu chuyện trên đài báo và giờ đây, sự thật lần lượt được tiết lộ. Điện Kremlin vẫn luôn tung tin rằng giới cầm quyền Kiev là những tay phát xít, chủ nghĩa dân tộc. Thế nhưng, kết quả bầu cử tổng thống vừa qua tại Ukraina cho thấy là điện Kremlin bịa đặt. Kết quả là lãnh đạo phong trào theo chủ nghĩa dân tộc Pravyi Sektor chỉ giành được 1% phiếu bầu và thắng lợi đã thuộc về tỷ phú sô-cô-la Petro Porochenko. Thế mà kênh truyền hình Nga Pervy Kanal vẫn mị dân và loan tin rằng ông Sektor chiến thắng ông Poronchenko với 37% phiếu bầu còn ông Petro Porochenko chỉ có 29%.
Ai Cập : cử tri không mặn mà với bầu cử tổng thống
Dễn biến bầu cử tại Ai Cập là đề tài cũng được nhiều báo quan tâm. Các tờ báo đều có đồng nhận định là cử tri lơ là, không mặn mà gì đi bỏ phiếu. Tỷ lệ vắng mặt khá cao. Nhật báo Libération có bài viết : « Tướng Al-Sissi kéo dài cuộc bỏ phiếu để tránh mất mặt ». Tờ báo nhận định, cử tri vắng mặt quá nhiều có thể sẽ làm cho tổng thống tương lai đắc cử ít vẻ vang hơn người tiền nhiệm là ông Morsi vào năm 2012.
Trong số những người tẩy chay cuộc bầu cử, theo báo Libération, có nhiều thành phần khác nhau. Đó là những người quá chán ngán về chính trị tại nước này và họ không còn tin vào giá trị lá phiếu của họ, hay là thanh niên thất vọng vì các chính sách đưa ra không đáp ứng được mong đợi của cuộc cách mạng vào năm 2011.
Về phần mình, nhật báo Le Figaro tập trung vào thái độ của đảng đối lập tại Ai Cập. Đảng này lấy làm hài lòng vì ít cử tri đi bỏ phiếu và xem đó như một chiến thắng nho nhỏ cho phía đối lập.
Còn nhật báo Le Monde đăng bài : « Chế độ Ai Cập khó khăn lôi kéo cử tri ». Bài báo này tập trung vào nhiều giải pháp được chính quyền đưa ra để kéo dài cuộc bầu cử nhằm vớt vát được phần nào số lượng cử tri đi bầu. Ví dụ như thủ tướng ban hành thêm ngày thứ hai để ngưười dân đi bầu. Công nhân viên nhà nước được nghỉ làm ngày này. Thủ tướng cũng truyền lệnh cho chủ các công ty tư nhân làm như vậy để cho phép tối đa dân chúng có thể làm tròn « nghĩa vụ » công dân. Về phần mình, Ủy ban bầu cử cũng quyết định đóng các phòng phiếu trễ hơn một giờ. Tờ Le Monde cũng trích lời một người dân. Mohamed, khoảng chừng 20 tuổi nhận định, họ không đi bỏ phiếu không đồng nghĩa với việc tẩy chay bầu cử mà bở vì họ đã biết trước kết quả. Cho nên, đi bầu để làm gì chứ ?
Pháp : tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao
Liên quan đến thời sự tại Pháp, nhật báo Le Figaro quan tâm đến nạn thất nghiệp vẫn không giảm, theo như tựa trên phụ trang kinh tế tờ báo : « Thất nghiệp giảm tại Châu Âu nhưng ngoại trừ Pháp ».
Theo tờ báo, số người xin việc vẫn tăng rõ rệt trong tháng Tư. 14 800 người đã ghi danh tại tổ chức Pôle emploi trong tháng Tư tại Pháp. Với hơn 440 000 người thất nghiệp mới từ khi tổng thống Hollande đắc cử, Pháp bị coi là cầm đèn đỏ trong các nước Châu Âu. Để so sánh, ta thấy rằng, trong quý đầu tiên, Anh có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất từ 5 năm nay. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp còn cao nhưng Bồ Đào Nha, Ý hay Hy Lạp có tỷ lệ thất nghiệp giảm đi thấy rõ. Nước láng giềng Đức cũng đạt được một mức độ gần như ai cũng có việc làm. Truớc tình hình này, Bộ trưởng Lao động François Rebsamen trấn an, chính sách của chính phủ rồi sẽ sinh hóa trái. Chính phủ dự định giảm nhẹ thuế cho những chủ thuê mướn các công việc làm tại nhà để góp phần tạo việc làm cho người dân.
Nên ghi chép trên máy tính hay viết tay tại giảng đường ?
Xã hội ngày càng phát triển và giờ đây tại giảng đường đại học, hầu hết ai cũng có một máy vi tính xách tay đi cùng. Câu hỏi mà nhật báo Le Monde hôm nay đặt ra là : Nên ghi chép bằng máy vi tính hay viết tay truyền thống ?
Tốc độ thâm nhập của máy tính vào các trường đại học còn tùy thuộc vào từng cơ sở và điều kiện vật chất của từng gia đình. Tuy nhiên, gần đây, máy tính trở thành công cụ khá phổ biến của sinh viên dùng để ghi chép bài học.
Renauld Dorandeu, giáo sư trường đại học Paris-Dauphine, nhận thấy là đánh máy đỡ mỏi hơn là viết tay. Tuy nhiên, câu hỏi mà các giáo viên đặt ra là : loại ghi chép nào có lợi cho việc học ? Câu trả lời vẫn còn rất hiếm cho câu hỏi này. Đó chính là lý do vì sao mà nghiên cứu gần đây của hai giáo sư trường đại học California tại Los Angeles đã thu hút được nhiều quan tâm. Hai ông chứng tỏ rằng, sinh viên ghi chép bằng tay có kết quả khá hơn sinh viên viết bài trên máy vi tính. Tại Pháp, một số giáo sư cũng có cùng nhận định, bởi vì, khi sinh viên đánh máy, họ có khuynh hướng ghi chép từng từ một một cách máy móc, và cố gắng viết hết những lời thầy cô nói thậm chí những điều không quan trọng, trong khi khi viết tay, sinh viên không thể viết hết từng câu chữ của thầy cô. Do đó, họ bắt buộc phải suy nghĩ và lập luận để viết một cách cô đọng và có kết cấu hợp lý còn đánh máy thì sinh viên chẳng nhớ gì cho lắm. Giáo viên nhận thấy ngày nay, các bài làm của sinh viên thiếu mạch lạc. Chuyển thể từ suy nghĩ sang chữ viết của sinh viên cũng có vấn đề hơn trước đây.
Báo Le Monde phỏng vấn nhiều chuyên gia, có người thuận, người chống đối với việc viết bài trên máy tính. Ví dụ, tại trường Insead, chuyên dạy MBA, từ lâu máy vi tính bị cấm tại giảng đường, đơn giản vì tiếng gõ bàn phím gây ồn làm phiền người khác và người ta cũng suy nghĩ đến hiệu quả sư phạm của hai loại hình ghi chép này. Phó hiệu trưởng trường này nhận định, viết tay làm sinh viên nhớ bài lâu hơn vì phải suy luận, phân tích về những lời thầy cô giảng, trước khi đặt bút viết vào vở trong khi đánh máy thì ghi chép một cách tự động, không suy nghĩ gì mấy.
Còn giáo sư Jean-Marc Perronne, thuộc đại học Haute-Alsace nhận xét : sinh viên sinh ra đã sử dụng bàn phím. Máy vi tính đã thâm nhập vào tận ADN. Một thời gian, ông đã cấm sử dụng máy tính nhưng sau đó ông đã đổi ý vì cho rằng, cần phải tận dụng công nghệ tiên tiến để làm buổi học phong phú hơn. Về phần kết quả thì ông không thấy tiến bộ nào rõ rệt.
Trái lại, giám đốc trường Toulouse Business School cho biết, ông đã buộc sinh viên phải dùng máy tính trong giờ học. Theo ông, khả năng viết tốc ký là một khả năng mà rất nhiều công ty tương lai đòi hỏi, những công việc đòi hỏi phải di chuyển nhiều. Cho nên, ông muốn phát triển kỹ năng này cho sinh viên. Một chuyên gia khác không thấy thuyết phục về kết quả của hai giáo sư Mỹ nêu trên. Theo ông, cho dù viết tay hay đánh máy thì lao động trí tuệ vẫn không thay đổi.
Bảo vệ luận án tiến sĩ trong vòng 180 giây
Để kết thúc mục điểm báo, xin điểm qua bài viết trên tờ Le Monde nói về cuộc thi bảo vệ luận án tiến sĩ trong vòng 180 giây tại Pháp.
Thứ ba vừa qua (27/05/2013), 8 thí sinh thuộc các trường đại học trong vùng l’Ile-de-France tề tựu tại tại giảng đường của trường đại học Paris 5 - Descartes để tham gia cuộc thi chung kết vùng bảo vệ luận án tiến sĩ của mình chỉ trong vòng 3 phút trước một ban giám khảo bao gồm các giáo sư đại học lẫn nhà báo và đại diện các công ty. Mục đích của các thí sinh là để lãnh một trong các giải thưởng từ 500 euro đến 1000 euro và đặc biệt là một chiếc vé tham dự trận chung kết quốc gia sẽ diễn ra vào ngày 10/06 tới. Ba người được chọn trong trận chung kết sẽ được đến Canada vào cuối tháng chín để bảo vệ màu cờ sắc áo của Pháp.
Theo nhận định của các thí sinh, công trình nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm nhưng chỉ tóm gọn vỏn vẹn trong 180 giây để giới thiệu. Do đó, các thí sinh phải sử dụng ngôn ngữ vô cùng cô đọng, súc tích và đơn giản để công chúng và những ngành nghiên cứu khác đều hiểu được.
No comments:
Post a Comment