Theo nhật báo Sankei Shimbun, trong hội nghị thường niên được biết với tên gọi Đối thoại Shangri-La, ông Shinzo Abe sẽ không chỉ đích danh Trung Quốc, nước đang tranh chấp lãnh thổ với Nhật và nhiều quốc gia khác trong khu vực, nhưng tiếp tục chiêu dụ các nước ASEAN, thuyết phục họ siết chặt quan hệ với Tokyo.
Koichi Nakano, giáo sư môn khoa học chính trị của đại học Sophia ở Tokyo dự đoán : « Ông Abe có thể nhấn mạnh ý chí của Nhật muốn đóng một vai trò tích cực hơn tại châu Á, dựa trên liên minh chính trị và quân sự với Hoa Kỳ ».
Đây cũng là một cách trả đũa của ông Abe đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hôm 21/5 đã lên án các liên minh quân sự tại châu Á, nơi tình hình đang căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ và là mục tiêu « xoay trục » của chính sách đối ngoại Mỹ.
Nhằm gầy dựng một mặt trận chung đối phó với Bắc Kinh, Tokyo hồi tháng 12/2013 đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ASEAN, với thế mạnh là 14 tỉ euro viện trợ không hoàn lại và cho vay trong vòng 5 năm dành cho 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Miến Điện, Brunei, Cam Bốt, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam). Trong đó bốn nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh yêu sách hầu như toàn bộ.
Đặc biệt gần đây nhất là cuộc xung đột với Hà Nội, qua việc Bắc Kinh ngang nhiên kéo giàn khoan vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Ngay sau sự kiện tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam, Tokyo đã tố cáo đây là một vụ « đặc biệt nghiêm trọng ».
Từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Shinzo Abe đã công khai bày tỏ quan điểm cứng rắn trước Bắc Kinh, vốn đang tranh chấp quyết liệt quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Luôn nhắc đến mục đích hòa bình của Nhật Bản, nhưng song song đó Thủ tướng Abe đã tăng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên kể từ 11 năm qua. Ông mong muốn nước Nhật sát cánh với các nước đồng minh về mặt quân sự, điều mà Hiến pháp hòa bình của Nhật do Hoa Kỳ áp đặt năm 1947 không cho phép.
Theo hãng tin Kyodo, nhân Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ lại kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật lệ quốc tế, tránh các hành động đơn phương trong tranh chấp lãnh thổ. Hôm thứ Ba 27/5 khi trả lời Wall Street Journal, ông Abe tuyên bố : « Chúng tôi không bao giờ dung thứ cho việc dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng ».
Tuy nhiên giáo sư Koichi Nakano cho rằng, Shinzo Abe cần thận trọng trong việc tranh thủ các quốc gia Đông Nam Á. Nếu ông quá nhấn mạnh, các nước ASEAN sẽ có cảm giác phải chọn một trong hai, hoặc Bắc Kinh, hoặc Tokyo.
Koichi Nakano, giáo sư môn khoa học chính trị của đại học Sophia ở Tokyo dự đoán : « Ông Abe có thể nhấn mạnh ý chí của Nhật muốn đóng một vai trò tích cực hơn tại châu Á, dựa trên liên minh chính trị và quân sự với Hoa Kỳ ».
Đây cũng là một cách trả đũa của ông Abe đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hôm 21/5 đã lên án các liên minh quân sự tại châu Á, nơi tình hình đang căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ và là mục tiêu « xoay trục » của chính sách đối ngoại Mỹ.
Nhằm gầy dựng một mặt trận chung đối phó với Bắc Kinh, Tokyo hồi tháng 12/2013 đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ASEAN, với thế mạnh là 14 tỉ euro viện trợ không hoàn lại và cho vay trong vòng 5 năm dành cho 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Miến Điện, Brunei, Cam Bốt, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam). Trong đó bốn nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh yêu sách hầu như toàn bộ.
Đặc biệt gần đây nhất là cuộc xung đột với Hà Nội, qua việc Bắc Kinh ngang nhiên kéo giàn khoan vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Ngay sau sự kiện tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam, Tokyo đã tố cáo đây là một vụ « đặc biệt nghiêm trọng ».
Từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Shinzo Abe đã công khai bày tỏ quan điểm cứng rắn trước Bắc Kinh, vốn đang tranh chấp quyết liệt quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Luôn nhắc đến mục đích hòa bình của Nhật Bản, nhưng song song đó Thủ tướng Abe đã tăng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên kể từ 11 năm qua. Ông mong muốn nước Nhật sát cánh với các nước đồng minh về mặt quân sự, điều mà Hiến pháp hòa bình của Nhật do Hoa Kỳ áp đặt năm 1947 không cho phép.
Theo hãng tin Kyodo, nhân Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ lại kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật lệ quốc tế, tránh các hành động đơn phương trong tranh chấp lãnh thổ. Hôm thứ Ba 27/5 khi trả lời Wall Street Journal, ông Abe tuyên bố : « Chúng tôi không bao giờ dung thứ cho việc dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng ».
Tuy nhiên giáo sư Koichi Nakano cho rằng, Shinzo Abe cần thận trọng trong việc tranh thủ các quốc gia Đông Nam Á. Nếu ông quá nhấn mạnh, các nước ASEAN sẽ có cảm giác phải chọn một trong hai, hoặc Bắc Kinh, hoặc Tokyo.
No comments:
Post a Comment