Thursday, May 29, 2014

GIẶC ĐÃ ÙA VÀO NHÀ VIỆT NAM

GIẶC ĐÃ ÙA VÀO NHÀ VIỆT NAM

Huỳnh Tâm
5-2013

Hình bên: Một nữ tù binh Việt Nam còn mặc quần áo bệnh xá, bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể,chúng đang gọi điện báo cho đồng bọn đến tiếp tục cưỡng dâm. Người nữ tù binh này được giải vây và cứu thoát. Ảnh: NF3.86

 “…Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. Đảng CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam…”

Những hình ảnh tài liệu trong bài này chắc chắn gây chấn động mạnh cho độc giả vì nó vô cùng tàn khốc. Nhưng đây là dẫn chứng duy nhất để tố cáo những hành vi man rợ của quân đội Trung Quốc đối với các nữ tù binh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới Việt Trung kéo dài từ năm 1979 cho đến năm 1989. Đảng CSVN đã giấu nhẹm tất cả mọi tin tức liên quan đến cuộc chiến này. Tác giả Huỳnh Tâm viết bài này thay cho những nén hương gởi đến vong hồn những nữ tù bình Việt Nam đã hy sinh và chết một cách ô nhục cho Tổ Quốc Việt Nam mà không được một ai ghi nhớ. Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có cảnh tượng thảm thương như thế này.

CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG : 2-1979 - MỘT CUỘC CHIẾN CỐ TÌNH BỊ LÃNG QUÊN HAY LÀ SỰ PHẢN BỘI CỦA ĐẢNG CSVN ?

Thụy Giang
15-02-2013

Đáng lẽ ngày này phải có lễ kỷ niệm, bởi vì đó là ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam tàn phá biên giới giết hại nhân dân Việt Nam.  Đó là một dấu mốc mà nhân dân Việt Nam đời đời khắc cốt, ghi xương.  Đáng ra phải có lễ kỷ niệm, nhưng vì sao vậy? Đó là do sức ép của nhà cầm quyền Trung Cộng đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Trung Quốc vừa ăn cướp vừa bịt miệng  nạn nhân với những mỹ từ nào là “16 chữ vàng” nào là “4 tốt”.

Hơn 1/3 thế kỷ trước đây, vào sáng sớm ngày 17 tháng 2, 1979 Trung Cộng bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới đất liền với Việt Nam thuộc địa phận 6 tỉnh  từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). 

Và sau một tháng Trung Cộng rút lui khi cả hai bên đều thiệt hại nặng nề về người, phía Việt Nam còn bị tổn thất nặng về tài sản do bị phá hoại tại những tỉnh, làng mạc, khu vực mà lính Trung Cộng đã chiếm đóng hoặc trên đường lui quân. Một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng thảm khốc.

CHIẾN DỊCH NĂM 1979: CHIẾN TRANH KHÔNG QUY ƯỚC

Edward C. O’Dowd
Marine Corps University, Quantico
Ngô Bắc dịch
09.04.2012
Tách ra khỏi sự ồn ào và hỗn độn của cuộc chiến giữa các lực lượng quy ước của QĐGPNDTQ và QĐNDVN, cả hai bên đều đã thực hiện các chiến dịch chiến tranh phi quy ước dữ dội và mãnh liệt.  Các hoạt động này bao gồm từ việc phái các kẻ đột kích và các nhân viên tình báo vượt qua biên giới đến sự khai triển và điều khiển các phong trào du kích quy mô.  Chúng dàn trải chiến tranh từ biên giới Trung-Việt đi xa và đặt cơ bản cho cuộc xung đột tiếp tục ít nhất hơn mười năm nữa.

Trong năm 1979, biên giới Trung Quốc – Việt Nam được bỏ trống nhiều nơi.  Các nhóm bộ tộc người Thái (Tai), Nùng, Dao (Yao), và Mèo (Hmong) thường qua lại giữa các ngôi nhà thuộc đại gia đình mở rộng của họ, và các nhà mậu dịch Việt Nam (Kinh), Lào, và Trung Quốc di chuyển qua lại biên giới để kiếm tiền.  Biên giới cũng không phải là một rào cản đối với các nhân viên tình báo và các nhân viên của các hoạt động đặc biệt 109 của bên này hay bên kia.

CHIẾN DỊCH NĂM 1979: SỰ ĐÁP ỨNG CỦA VIỆT NAM

Edward C. O’Dowd
Marine Corps University, Quantico
Ngô Bắc dịch
09.04.2012

Các sư đoàn Việt Nam đã dụng độ với cuộc tấn kích của Trung Quốc, mặc dù bị thương tổn nặng nề, tiếp tục giao chiến khi Trung Quốc khởi sự cuộc lui quân của nó vào ngày 5 Tháng Ba.

Chỉ riêng ở chiến trường Lạng Sơn là có các đơn vị mới được điều động để cứu giúp các đơn vị bị đánh nhừ tử ở tiền tuyến: các Sư Đoàn 337, 327, và 338, vốn được giữ ở gần Chi Lăng, phía nam Lạng Sơn, để ngặn chặn một sự chọc thủng phòng tuyến của Trung Quốc, sau cùng đã được tung ra để chiến đâu.

Sư Đoàn 337 đã có sự giao tiếp vào ngày 2 Tháng Ba, khi nó gắng sức chặn đứng bộ phận của cuộc tiến quân của Trung Quốc vào Lạng Sơn tại khu vực của khe sông cạn Khánh Khê [?].  Việc gia nhập của nó thì quá trễ để ảnh hưởng đến trận đánh phòng thủ Lạng Sơn, nhưng giờ đây cuộc phản công của Việt Nam đã khởi sự.  Sư Đoàn 337, được cải danh thành Sư Đoàn 390, và Sư Đoàn 338 đã tấn công quân Trung Quốc khi chúng quay gót trở về đi băng qua biên giới tại Chi Mã. 89

CHIẾN DỊCH NĂM 1979: CUỘC TẤN CÔNG VÀO QUẢNG NINH

Edward C. O’Dowd
Marine Corps University, Quantico
Ngô Bắc dịch
09.04.2012


Hình bên: Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến
Trung Quốc đã tập trung cuộc tấn kích của nó vào ba tỉnh lỵ của Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, nhưng nó cũng thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các thị trấn nhỏ khác thuộc các tỉnh miền bắc Việt Nam (xem Bản Đồ 2).  Các sự tường thuật cho thấy rằng QĐGPNDTQ đã tấn công ít nhất ở cấp đại đội đánh vào ba mươi chín địa điểm dọc theo biên giới dài 1,281 cây số.79 Nhưng nếu các cuộc tấn công lớn nhất trong các cuộc đột kích này, các cuộc tấn công của QĐGPNDTQ vào các tỉnh lỵ, đã diễn ra một cách tệ hại, các cuộc tấn công nhỏ hơn được đánh giá ra sao?

CHIẾN DỊCH NĂM 1979: MẶT TRẬN LẠNG SƠN, MẶT TRẬN CAO BẰNG, MẶT TRẬN LÀO CAI

Edward C. O’Dowd
Marine Corps University, Quantico
Ngô Bắc dịch
09.04.2012

CHUẨN BỊ CUỐI CÙNG

Trong Tháng Mười 1978, QĐGPNDTQ đã khởi sự một loạt các cuộc thăm dò các vị trí của Việt Nam liên tục cho đến ngày 15 Tháng Hai 1979.  Phía Trung Quốc có chủ định dùng các hoạt động này để thu lượm tin tức tình báo, dọa nạt các binh sĩ QĐNDVN, và để đánh lạc hướng sự chú ý đến mục đích hoạt động chính của Trung Quốc cho chiến dịch sắp xẩy ra.

Các cuộc thăm dò đầu tiên được thực hiện tại các khu vực xuyên qua đó QĐGPNDTQ sau này sẽ di chuyển trong cuộc xâm lăng hôm 17 Tháng Hai.  Các mục tiêu diện địa chính yếu của cuộc xâm lăng sẽ là các tỉnh Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng và Lạng Sơn, và chín trong mười cuộc thăm dò đầu tiên đã được thực hiện chống lại QĐNDVN tại các tỉnh này.

CHIẾN DỊCH NĂM 1979: VẤN ĐỀ LÃNH ĐẠO VÀ TỔ CHỨC CHỈ HUY

Edward C. O’Dowd
Marine Corps University, Quantico
Ngô Bắc dịch
09.04.2012

Khoảng giữa Tháng Mười Hai 1978, trạm chỉ huy tiền phương của Quân Khu Quảng Châu đã được thành lập, và cục chính trị tại bộ chỉ huy (Guangzhou junqu qianzhi zhengzhibu) đã cung cấp sự hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc về các vấn đề mới phát sinh trong khi các sự chuẩn bị cho chiến tranh vẫn được tiếp tục.  Nhưng các chính ủy của các đơn vị QĐGPNDTQ được bố trí đã đối diện với các vấn đề to lớn trong việc sắp đặt các binh sĩ của họ vào tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 12 Tháng Mười Hai, Tổng Cục chính Trị [TCCT, tiếng Anh là General Political Department: GPD, chú của người dịch] của QĐNDTQ đánh đi một thông tư mật cho tất cả các đơn vị.  “Các Chỉ Thị từ Tổng Cục Chính Trị về công tác chính trị hướng dẫn các đơn vị binh sĩ trong các hoạt động quân sự” này (Zong zhenzhibu guanyu zouhao budui zai junshi xingdongzhong zhengzhi gongzuode zhishi) nói rõ rằng các đơn vị phải thực hiện các nỗ lực tức thời để tăng cường hệ thống cán bộ của đơn vị và phải điền khuyết mọi phần vụ cán bộ còn trống ở cấp đại đội và trung đội. 32

CHIẾN DỊCH NĂM 1979: CÁC SỰ BỐ TRÍ BINH SĨ

Edward C. O’Dowd
Marine Corps University, Quantico
Ngô Bắc dịch
09.04.2012

Trong khi các nhà lãnh đạo đảng và các nhà ngoại giao Trung Hoa và Việt Nam đang trong tư thế điều đình, và đang cân nhắc trong các tháng giữa năm 1978, quân đội của cả hai bên đều đã chuẩn bị cho chiến tranh.

Vào giữa Tháng Bảy, Sư Đoàn 3 của Việt Nam di chuyển đến Lạng Sơn và bắt đầu tổ chức các sự phòng vệ của nó, đào hào chiến đấu. 16 Sư Đoàn 3 được thành lập hồi đầu thập niên 1960 trong Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhì chống lại Hoa Kỳ, khi nó là một trở ngại bền bỉ chống lại “chương trình bình định” tại các tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi thuộc Nam Việt Nam.  Các sĩ quan và binh sĩ của nó là các chiến sĩ dày dạn, và nhiều người trong họ, xuyên qua sự can dự của họ vào các cuộc tấn công quan trọng của Bắc Việt trong các năm 1972 và 1975, có kinh nghiệm về các cuộc hành quân trên quy mô rộng lớn.

TƯỚNG GIÁP VÀ CUỘC CHIẾN VIỆT - TRUNG 2-1979 *

Trần Hồng Tâm 
31-01-2013
trích từ "Đừng Bốc Phét Nữa"
Tôi là một gã Bắc kỳ. Từ lớp vỡ lòng đến đại học tôi được học dưới cái gọi là “mái trường XHCN”. Anh tôi là một bộ đội phục viên. Cháu ruột là đại tá trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh đang tại chức. Tôi đi nghĩa vụ quân sự 3 năm, mang quân hàm trung úy, chức đại đội phó, có tham gia một vài trận đánh ở chiến trường Campuchia.

Dài dòng một chút để các bạn hiểu: tôi không liên hệ gì đến Việt Nam Cộng Hòa. Tôi không hận thù, không chống cộng. Tôi chỉ muốn được chia sẻ chút suy nghĩ của mình trước những thậm từ mà thiên hạ đang sử dụng để tung hô tướng Giáp:“mãi mãi là một biểu tượng sống động của trí tuệ”; “Thiên tài quân sự”; “Đại trí, đại nhân, đại dũng”; “Vị tướng huyền thoại”; “Nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại”; “Một nhân cách lớn”.

Có thật vậy không?

CHIẾN DỊCH NĂM 1979: CHIẾN TRƯỜNG - ĐỊA DƯ VÀ ĐỊA HÌNH

Edward C. O’Dowd
Marine Corps University, Quantico
Ngô Bắc dịch
09.04.2012

Ngày nay Trung Hoa tuyên bố rằng cuộc xâm nhập năm 1979 của nó vào Việt Nam là một cuộc hành quân tự vệ nhỏ được thực hiện bởi ít nghìn lính phòng vệ biên giới đã mau chóng chiếm giữ các mục tiêu của họ rồi rút lui. 1

Điều này không đúng sự thực.  Chiến dịch năm 1979 đã là một hoạt động quân sự to lớn liên can đến mười một đoàn quân Trung Hoa (jun, tương đương với một quân đoàn của Hoa Kỳ (U. S. corps) thuộc các lực lượng bộ binh chính quy, dân quân, và các đơn vị hải và không quân, tổng cộng ít nhất 450,000 binh sĩ.  Khác xa với một sự đột nhập nhỏ băng qua biên giới, nó tương đương với kích thước của cuộc tấn công mà với nó Trung Hoa đã tạo ra một tác động lớn lao khi tiến bước vào Cuộc Chiến Tranh Hàn Quốc trong Tháng Mười Một năm 1950. 2 Hơn nữa, các hoạt động chiến tranh phi quy ước xẩy ra cùng với chiến dịch năm 1979 đã vưon tới các khu vực vượt quá biên giới Trung Hoa – Việt Nam.

DIỄN TIẾN XUNG ĐỘT VIỆT TRUNG TỪ 1975 - 1979

trích từ "Hồi Kết Cuộc Của Mối Tình Hữu Nghị Bất Khả Hủy Diệt"
Nicholas Khoo
Ngô Bắc chuyển ngữ

Sự gia tăng trong việc hợp tác Sô Viết – Việt Nam đã dẫn tới một sự gia tăng liên tục trong xung đột Trung Quốc – Việt Nam. Trong khi cuộc xung đột âm ỷ quanh một số vấn đề tranh chấp song phương, Trung Quốc đã không biến các vấn đề song phương này thành một xét nghiệm để quyết đoán về các quan hệ Sô Viết - Việt Nam; đúng hơn, mối quan ngại là vị trí của Việt Nam đứng về phía Liên Bang Sô Viết.

Một khi Việt Nam đưa ra quyết định tự đứng vào hàng ngũ với Liên Bang Sô Viết trong quý đầu tiên của năm 1978, cuộc xung đột Trung Quốc – Việt Nam trên các vấn đề song phương đã leo thang.  Trong Tháng Hai 1979, phía Trung Quốc đã phóng ra một cuộc chiến tranh biên giới đánh Việt Nam.

No comments:

Post a Comment