Địa chỉ Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ có thể sẽ buộc phải đi cùng với một tên gọi hết sức khó chịu đối với chính quyền Bắc Kinh. Hôm qua, các dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ đã gửi thư yêu cầu con đường mang một tên mới : Giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba.
Các dân biểu Mỹ cho rằng, việc thay tên đường vào dịp 25 năm biến cố Thiên An Môn sẽ mang lại một sự cổ vũ lớn đối với những nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Trung Quốc, vào thời điểm mà Bắc Kinh đang cố gắng cấm ngặt mọi thông tin nhắc gợi đến các cuộc biểu tình của sinh viên năm 1989, bị chính quyền đàn áp trong máu, khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Trong lá thư của các dân biểu gửi đến thị trưởng Washington Vincent Gray và chính quyền thủ đô Washington, có đoạn : « Biện pháp khiêm tốn này chắc chắn sẽ mang lại niềm hy vọng cho người dân Trung Quốc, khát khao được hưởng các quyền con người căn bản và một nền dân chủ thực sự, và điều này cũng nhắc nhở với những kẻ đàn áp rằng họ ở phía bóng tối của Lịch sử ».
Nhà văn Lưu Hiểu Ba bị cầm tù lần đầu tiên sau khi tham gia phong trào Thiên An Môn. Năm 2009, một lần nữa ông bị kết án 11 năm tù vì tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, sau khi cùng chấp bút bản Tuyên ngôn nổi tiếng « Hiến chương 08 » (công bố ngày 10 tháng 12 năm 2008), kêu gọi đảng Cộng sản Trung Quốc cải cách chính trị. Nhà văn Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel năm 2010.
Đại sứ quán Trung Quốc, được khánh thành năm 2009, nằm tại khu vực tây bắc của thủ đô Washington. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thành phố Washington đã từng đổi tên con đường trước Đại sứ quán Liên Xô thành Andrei Sakharov, để vinh danh nhà ly khai Nga.
Các dân biểu Mỹ cho rằng, việc thay tên đường vào dịp 25 năm biến cố Thiên An Môn sẽ mang lại một sự cổ vũ lớn đối với những nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Trung Quốc, vào thời điểm mà Bắc Kinh đang cố gắng cấm ngặt mọi thông tin nhắc gợi đến các cuộc biểu tình của sinh viên năm 1989, bị chính quyền đàn áp trong máu, khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Trong lá thư của các dân biểu gửi đến thị trưởng Washington Vincent Gray và chính quyền thủ đô Washington, có đoạn : « Biện pháp khiêm tốn này chắc chắn sẽ mang lại niềm hy vọng cho người dân Trung Quốc, khát khao được hưởng các quyền con người căn bản và một nền dân chủ thực sự, và điều này cũng nhắc nhở với những kẻ đàn áp rằng họ ở phía bóng tối của Lịch sử ».
Nhà văn Lưu Hiểu Ba bị cầm tù lần đầu tiên sau khi tham gia phong trào Thiên An Môn. Năm 2009, một lần nữa ông bị kết án 11 năm tù vì tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, sau khi cùng chấp bút bản Tuyên ngôn nổi tiếng « Hiến chương 08 » (công bố ngày 10 tháng 12 năm 2008), kêu gọi đảng Cộng sản Trung Quốc cải cách chính trị. Nhà văn Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel năm 2010.
Đại sứ quán Trung Quốc, được khánh thành năm 2009, nằm tại khu vực tây bắc của thủ đô Washington. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thành phố Washington đã từng đổi tên con đường trước Đại sứ quán Liên Xô thành Andrei Sakharov, để vinh danh nhà ly khai Nga.
No comments:
Post a Comment