Friday, October 7, 2016

TẬP CẬN BÌNH "Đập bỏ lăng" MAO TRẠCH ĐÔNG

TẬP CẬN BÌNH "Đập bỏ lăng" MAO TRẠCH ĐÔNG

https://www.youtube.com/watch?v=wp78uDvbjmo

Bác sĩ riêng của Mao - Lý Chí Thỏa

Bác sĩ riêng của Mao - Lý Chí Thỏa


https://www.youtube.com/watch?v=y6GXpJijvT8&list=RDy6GXpJijvT8#t=209

Bác sĩ riêng của Mao - Lý Chí Thỏa

Bác sĩ riêng của Mao - Lý Chí Thỏa

https://www.youtube.com/watch?v=y6GXpJijvT8

Bác sĩ riêng của Mao - Lý Chí Thỏa

Bác sĩ riêng của Mao - Lý Chí Thỏa

https://www.youtube.com/watch?v=y6GXpJijvT8

Vụ Formosa thách thức chính quyền Việt Nam và các tập đoàn ngoại quốc

Vụ Formosa thách thức chính quyền Việt Nam và các tập đoàn ngoại quốc

mediaCầu cảng nhà máy luyện thép Formosa, Đài Loan, Hà Tĩnh, ngày 04/12/2015.HOANG DINH NAM / AFP
Vụ nhà máy Formosa gây ô nhiễm nặng vùng bờ biển miền Trung Việt Nam và cách xử lý bị cho là không thỏa đáng của chính quyền phải chăng sẽ có nhiều ảnh hưởng về kinh tế. Trong bài phân tích ra ngày 06/10/2016, nhật báo kinh tế Anh Financial Times đã xem vụ tai tiếng liên quan đến một đại công ty ngoại quốc là một thách thức đối với cao vọng của chính quyền Việt Nam, muốn biến đất nước thành một trung tâm gia công cho toàn vùng Đông Nam Á.
Vụ ô nhiễm này được cho là liên quan đến rất nhiều vấn đề lớn đang tồn tại ở Việt Nam trong đó có tâm lý chống Trung Quốc rất nặng nề trong dư luận, thiếu sót trong các quy định về quản lý, và sự thiếu minh bạch trong đời sống công cộng.
Nhật báo Anh trước hết ghi nhận một mẫu số chung giữa vụ tập đoàn Đài Loan Formosa gây ô nhiễm nghiêm trọng với các vụ cưỡng bức và bóc lột lao động đã gay chấn động trong ngành khai thác hải sản tại Đông Nam Á gần đây : Đó là xu hướng các đại tập đoàn ngày càng tập trung vào việc thiết lập cơ sở trong vùng Đông Nam Á, vừa để thủ lợi từ các chính sách thu hút đầu tư của các quốc gia sở tại, vừa chen chân được vào các thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Riêng về vụ Formosa, sau khi đã chấp nhận bồi thường 500 triệu đô la thiệt hại, tập đoàn này sẽ phải đối phó với hàng loạt đơn kiện của ngư dân miền Trung Việt Nam, và nhất là một phong trào phản đối rầm rộ của người dân, mà đỉnh cao là cuộc biểu tình huy động được hàng ngàn người tham gia hôm đã biểu tình hôm 02/10/2016 trước nhà máy của tập đoàn này ở Hà Tĩnh.
Trước đó, từ khi vụ ô nhiễm bị phát giác vào tháng Tư, làm cá chết hàng loạt dọc theo 200 km bờ biển miền Trung, biểu tình đã diễn ra tại các thành phố lớn của Việt Nam phản đối Formosa, một trong những công ty lớn nhất trong số 2000 công ty Đài loan ở Việt Nam. Hàng trăm ngư dân đã đệ đơn kiện tập đoàn này trước tòa án Hà Tĩnh.
Vấn đề đáng nói, theo Financial Times, là chính quyền Việt Nam thoạt đầu đã bênh vực Tập đoàn Đài Loan, giảm nhẹ khả năng Formosa có trách nhiệm trong sự cố và cho rằng các cuộc biểu tình đã bị các thành phần « phản động » tổ chức.
Tuy nhiên, áp lực của quần chúng không giảm, và đến tháng Sáu vừa qua, Formosa đã phải chính thức lên tiếng xin lỗi và thông báo 500 triệu đô la tiền bồi thường thiệt hại, ngay sau khi chính phủ Việt Nam công nhận là theo kết quả điều tra Formosa có trách nhiệm trong sự cố ô nhiễm khí thải chất độc hại ra biển làm cá chết.
Cho dù vậy, chính quyền Việt Nam đã tỏ ý muốn trấn an tập đoàn Formosa, khi hàm ý cho rằng sẽ không đi xa hơn những gì đã quyết vì Việt Nam « đang xây dựng môi trường đầu tư (và) hình ảnh hội nhập cũng như đang tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế ».
Đây cũng là thông điệp mà Hà Nội muốn gởi đến giới đầu tư quốc tế, đang có xu hướng chọn Việt Nam làm cơ sở gia công để tranh thủ nguồn nhân công giá rẻ.
Giáo sư Pavida Pananond về kinh doanh quốc tế tại Trường Kinh Doanh Thammasat (Bangkok) tuy nhiên đã lưu ý rằng vụ Formosa « là một bài học quan trọng cho các tập đoàn đa quốc gia : Họ không còn có thể thoái thác trách nhiệm một cách dễ dàng tại những quốc gia mà tiêu chí về môi trường còn lỏng lẻo ».
Đối với vị giáo sư này, vụ Formosa còn cho thấy là chính quyền các nước tiếp nhận đầu tư không còn có thể chạy theo đầu tư mà không màng đến đời sống, sự an toàn người dân tại chỗ.
Cùng chủ đề

Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo hoạt động theo kiểu mafia ?

Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo hoạt động theo kiểu mafia ?

mediaMột chiến binh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Mossoul, Irak, ngày 23/06/2014.REUTERS/Stringer/Files
Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo thường được coi là một tổ chức huy động tất cả các phương tiện, nguồn lực có trong tay để đạt được mục tiêu về lý tưởng. Người ta coi Daech là hậu duệ của các tổ chức khủng bố xuất hiện từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Tuy nhiên, sau khi viên tướng tình báo Haji Bakr của Irak qua đời năm 2014, qua các tài liệu của ông, người ta phát hiện ra rằng Daech quan tâm trước hết đến hiệu quả hành động còn tôn giáo chỉ là vỏ bọc, là phương tiện để đạt được mục đích.
Giáo sư chuyên ngành quản lý Eric Martel của đại học Paris Sud – Pris-Saclay nhận xét trên trang The Conversation là nếu quan sát kỹ, người ta sẽ thấy Daech là một tổ chức theo kiểu mafia. Thay vì tổ chức theo kiểu quyền lực tập trung, tổ chức khủng bố mới này được chia thành nhiều nhóm hoạt động tự do theo kiểu các gia đình mafia ở Sicilia.
Mafia là gì ?
Trái ngược với những điều thường thấy trên phim ảnh hay tiểu thuyết, mafia không phải là các tổ chức với mục tiêu hàng đầu là buôn lậu ma túy và hành xử tàn bạo. Mafia là một hệ thống các nhóm nhỏ liên kết một cách mềm dẻo, linh hoạt và có khả năng đe dọa khiến người khác sợ hãi. Có hai cấp độ mafia : mafia cấp cao hay còn gọi là mafia “ mang găng tay trắng ” và mafia cấp thấp hay còn gọi là mafia quân sự. Công chúng thường chỉ biết đến mafia cấp thấp với những kẻ giết người, khiến mọi người hoang mang, lo sợ.
Thế nhưng, theo các thẩm phán Ý, mafia cấp cao và mafia cấp thấp luôn hỗ trợ nhau. Mafia cấp thấp được hình thành khi những người quyền cao chức trọng tập hợp và cơ cấu các băng nhóm. Mafia cấp cao tránh cho mafia cấp thấp khỏi bị trừng phạt bằng cách làm chậm tiến độ điều tra, chạy án để các kẻ phạm tội được miễn truy tố, được xử trắng án…
Mafia thường xuất hiện trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế và xã hội đặc biệt khiến hệ thống luật định và thể chế cũng có sự biến chuyển sâu sắc.
Trong những năm 2000, việc Irak bị Mỹ tấn công giống như một lời tuyên chiến với những người Hồi Giáo theo dòng Sunni giữ các trọng trách trong bộ máy nhà nước Irak. Bị loại nhanh chóng ra khỏi các vị trí chủ chốt trong chính phủ, những người này đã chống trả bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức khủng bố ra đời. Nhưng đối với tầng lớp ưu tú trong xã hội, các tổ chức khủng bố này là công cụ nhiều hơn là lý tưởng. Đây chính là mafia Irak.
Rất nhanh chóng, nhiều cựu sĩ quan tình báo của Irak đã nhận thấy Al Qaïda có biểu hiện tôn giáo và đã thâm nhập vào mạng lưới Al Qaïda tại Irak. Sau khi viên tướng tình báo Haji Bakr của Irak qua đời năm 2014, người ta phát hiện ra rằng các cựu nhân viên tình báo của Irak hiện diện khắp nơi trong Tổ chức Daech. Sau đó, họ chuyển sang mô hình chiến tranh tôn giáo và tiến đến một nấc thang mới là kêu gọi hàng loạt người nước ngoài tự nguyện gia nhập tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Lịch sử mafia chỉ cho chúng ta biết điều gì ?
Mafia Ý với lịch sử tồn tại từ một thế kỷ rưỡi nay cho chúng ta thấy 5 điều quan trọng.
1. Mafia quân sự từ công cụ cuối cùng lại lên nắm quyền. Sử dụng bạo lực cho phép mafia quân sự đạt được quyền tự chủ, thậm chí là nắm quyền lãnh đạo mafia cấp cao. Năm 1982, sau cuộc đại chiến lần thứ hai của mafia trên đảo Sicilia khiến 500-1.000 người chết, phe mafia quân sự của ông trùm Corléon đã đảo ngược tình thế, lên nắm quyền thay cho phe của ông trùm mafia Salvo Lima. Đến năm 1993, ông trùm Corléon bị bắt, mafia quân sự rút vào hoạt động kín đáo hơn. Giáo sư Eric Martel đánh giá rất có thể tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo cũng đã đạt được quyền lực theo cách này.
2. Sau khi lên nắm quyền, mafia quân sự lại để bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực gia tăng. Quá tin tưởng vào các biện pháp đe dọa, đặc biệt là có sử dụng bạo lực, mafia quân sự dễ dàng rơi vào cơn lốc xoáy « leo thang tội ác » mà không thể kiểm soát nổi. Những năm 1980 ở Sicilia - thời kỳ hưng thịnh của phe Corléon là những năm đặc biệt bạo lực. Tội ác bùng nổ kéo theo các biện pháp phản ứng mạnh mẽ của nhà nước, và sau đó mafia lại dùng bạo lực đáp trả. Đến năm 1992, sau khi nhiều thành viên mafia bị kết án, ông trùm mafia Salvatore « Toto »Riina đã ra lệnh sát hại thẩm phán Falcone và Borsellino và tiến hành rất nhiều vụ tấn công khủng bố khác.
Còn với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, bạo lực gia tăng đến mức khủng khiếp từ năm 2015. Và cũng giống như Mafia, Daech không có cách gì khác là gia tăng bạo lực nhằm gây khiếp sợ mà không lường hết tác hại ngược của biện pháp này. Các thế lực ở địa phương (Irak, Syria, Iran) và các thế lực siêu lớn mạnh khác đã phản kháng rất mạnh mẽ, dẫn đến sự sụp đổ thành trì của Daech ở Mossul và Raqqa.
3. Bạo lực nhiều có nghĩa là đang trong tình thế bấp bênh. Thẩm phán Falcone đã nói rất rõ ràng : khi mafia hoạt động kín đáo thì lại đạt được nhiều ảnh hưởng nhất trong khu vực. Các vụ giết người chỉ làm lộ thêm những khó khăn, yếu kém trong công tác tổ chức của các băng đảng mafia cũng như mong muốn củng cố quyền lực. Điều này có nghĩa là quyền lực của các băng đảng này đang bị đe dọa và cũng đúng với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Các khó khăn quân sự của Daech từ năm 2015 đi kèm theo bạo lực gia tăng.
4. Rắn bảy đầu. Cứ mỗi khi mafia suy yếu, nhà nước Ý lại tin là đã thắng cuộc. Thế nhưng, lịch sử lại cho thấy cứ sau mỗi lần suy yếu, mafia lại trỗi dậy, cứ bắt được ông trùm mafia này thì lại xuất hiện một ông trùm mafia khác cực kỳ nguy hiểm. Chẳng hạn, sau khi ông trùm Toto Riina bị bắt năm 1993, Ý tin rằng đã triệt hạ được mafia, nhưng sự suy yếu của băng mafia Cosa Nostra khiến băng mafia khét tiếng Ndrangheta calabraise vươn lên. Chính nhờ có sự mềm dẻo, linh hoạt mà hệ thống mafia có sức bền bỉ đáng kinh ngạc. Cũng tương tự như vậy, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã trải qua nhiều thăng - trầm, từ năm 2006 tới nay.
5. Đối tượng tuyển quân. Kẻ thù lớn nhất của mafia là nhà nước Ý, đặc biệt khi nhà nước phối hợp sức mạnh kinh tế và lực lượng cảnh sát. Một trong những chìa khóa thành công của mafia là khả năng tạo « cơ hội » cho thanh niên xuất thân từ tầng lớp khiêm tốn trong xã hội. Mafia và Daech nhắm vào cùng một đối tượng. Tuy nhiên, mối liên hệ với « các binh lính »của hai tổ chức này là hoàn toàn trái ngược nhau. Để bảo toàn lực lượng, mafia chú ý đến hiệu quả của các vụ giết người. Ngược lại, một khi đã gia nhập Daech, các binh lính của tổ chức này sẽ « cầm chắc cái chết » : Daech không tìm cách giữ ngay cả những kẻ khủng bố hiệu quả nhất.
Cùng chủ đề

Truyền thông Mỹ bắt đầu bỏ rơi Donald Trump ?

Truyền thông Mỹ bắt đầu bỏ rơi Donald Trump ?

mediaỨng viên đảng Cộng Hòa Dnald Trump, phát biểu tại Reno, Nevada, Hoa Kỳ, ngày 05/10/2016.Reuters
Càng đến gần cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 08/11/2016, truyền thông Mỹ có vẻ không còn chịu nổi ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump. Trong bài phân tích công bố đầu tháng 10, hãng tin Pháp AFP đã ghi nhận việc báo giới Mỹ bắt đầu mổ xẻ kỹ càng các phát biểu của ông Trump, và sẵn sàng chỉ trích không nể nang, không còn giữ thế « trung lập » vốn có.
Hãng tin Pháp nêu một ví dụ điển hình là tờ báo có uy tín New York Times, thông thường rất chừng mực, nhưng vừa qua đã tố cáo thẳng thừng những lời ‘dối trá’ của Donald Trump. Ngày 24/09 tờ báo đã loan báo ủng hộ ứng viên Hillary Clinton, và hai ngày sau đã bài xã luận không nương tay với ông Donald Trump, một ứng viên « hẹp hòi, huênh hoang, hứa cuội ».
Sau hơn một năm vận động sôi nổi, những lời tố cáo của ông Donald Trump nhắm vào bà Hillary Clinton và ông Obama – như về gốc tích của ông Obama, đã khiến cho đài truyền hình CNN phải từ bỏ đường hướng trung lập và chỉ trích lời lẽ của ông Trump là « không đúng sự thật », trên băng đỏ chạy phía dưới màn hình.
Trong hàng tháng trời, Donald Trump đã được truyền thông Mỹ đưa tin rộng rãi, nhưng giờ thì xu hướng đã có khác đi. Theo Dan Kennedy, giáo sư báo chí tại đại học Northeastern, «Giới truyền thông đã nhận thấy cuộc vận động này không thể được theo dõi và đưa tin như một cuộc vận động tranh cử tổng thống bình thường ».
Lý do là vì Donald Trump « đã lập đi lập lại khá thường xuyên những thông tin thất thiệt, và nó đã trở thành những lời nói dối. Ông cố tình loan truyền những lời nói dối. Chúng tôi chưa bao giờ thấy điều này nơi một ứng viên tổng thống. »’
Phần ông Trump thì luôn miệt thị giới truyền thông, tấn công cá nhân một số nhà báo, nhục mạ phóng viên đến các cuộc mít tinh của ông trước đám đông cử tọa ủng hộ la ó.
Nhà sử học chính trị Allan Lichtman, đại học American University, Washington, phân tích : «Dĩ nhiên không phải lần đầu tiên mà các ứng viên chỉ trích truyền thông báo chí, nhưng chưa ai chỉ trích thậm tệ như Donald Trump, và biến nó thành một phần cơ bản trong thông điệp của ông».
Uy tín của Donald Trump trong giới truyền thông đã xuống đến một mức thấp đến nỗi mà khoảng một chục phương tiện truyền thông truyền thống bảo thủ, đã hoặc kêu gọi không bỏ phiếu cho ứng viên đảng Cộng Hòa « không có khả năng » phục vụ đất nước hoặc tuyên bố thẳng thừng ủng hộ bà Clinton.
Lần đầu tiên trong lịch sử của họ, hai tờ báo bảo thủ Dallas Morning News và Arizona Republic đã lên tiếng ủng hộ một ứng viên đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton. Còn tờ USA Today, trong suốt 34 năm tồn tại vẫn luôn tỏ ra không thiên vị, lần đầu tiên đã kêu gọi độc giả cưỡng lại tiếng hát quyến rũ của một nhà ngụy biện nguy hiểm và bác bỏ ông Donald Trump. Nhưng tờ báo không kêu gọi dồn phiếu cho Hillary Clinton vì theo AFP, không đạt được đồng thuận trong nội bộ.
Tờ Chicago Tribune, rất bảo thủ, cũng đánh giá ứng viên đảng Cộng Hoa không đủ khả nang lãnh đạo đất nước và đã quyết định ủng hộ ứng viên thứ 3 Gary Johnson.
Và theo thói quen của ông, Donald Trump đã phản ứng qua mạng Twitter sau bài xã luận của USA Today : « Người hủy bỏ việc đặt mua dài hạn báo Dallas và Arizona đã rất tinh khôn, bây giờ đến lượt USA Today sắp mất đọc giả ! »
Đối với chuyên gia chính trị Brendan Nyhan, đại học Dartmouth, ứng viên đảng Cộng Hòa đã đẩy các truyền thông đến giới hạn trong việc đưa tin một cách hoàn toàn trung lập : « Trump đã buộc các truyền thông thừa nhận giới hạn của việc đua tin theo kiểu ‘ông ấy/ bà ấy đã nói’, né tránh bằng mọi cách cho thấy thiên về phía nào. »
Trong bối cảnh như thế, Donald Trump đã dựa vào mạng Twitter được ông cho là công cụ lý tưởng để trao đổi trực tiếp với những cử trị của ông. Ông cũng dựa trên những website rất bao thủ. Những người ủng hộ ông đã đẩy được hashtag #TrumpWins (#Trump thắng) lên đầu những chủ đề được bàn thảo nhiều nhất trên Twitter sau cuộc tranh luận đầu tiên với bà Hillary Clinton, 26/09, cho dù bà Clinton được xem là thắng thế trong cuộc đọ sức này qua kết quả một số thăm dò dư luận.
Theo một số nhà quan sát phản ứng giới truyền thông như vậy là tốt, nhưng đã quá ít và quá trễ.Trong hơn một năm họ đã đưa tin nhưng không phán xét và đã giúp Donald Trump thắng dễ dàng trong cuộc bầu sơ bộ.
Ông Allan Lichtman nhận thấy là công thức giúp Donald Trump thành công đến nay chưa đủ để ông giành được thắng lợi cuối cùng mà ông phải vượt qua số ủng hộ cơ bản để thắng và điều này thì ông Trump không thể làm chỉ qua các phương tiện truyền thông thứ yếu.
Cùng chủ đề

Nước Anh đổi hướng chiến lược

Nước Anh đổi hướng chiến lược

mediaThủ tướng Anh Theresa May tại Đại Hội Đảng Bảo Thủ ở Birmingham, ngày 02/10/2016.REUTERS/Toby Melville
Đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh vừa kết thúc phiên hội nghị toàn quốc với bài diễn văn của thủ tướng Theresa May đưa ra một con đường hoàn toàn mới cho nước Anh, mà một số chuyên gia kinh tế đánh giá là từ bỏ chính sách tự do có từ thời Thatcher và gia tăng mức độ kiểm soát của chính phủ vào nền kinh tế.
Thông tín viên Lê Hải - Luân Đôn06/10/2016Nghe
Theo nhận định của thông tín viên RFI Lê Hải từ Luân Đôn, thì có vẻ như giới lãnh đạo nước Anh đã chuẩn bị xong cho con đường phát triển một mình bên ngoài cơ cấu Liên hiệp châu Âu.
Lê HảiChange has got to come, đó là câu chữ mà thủ tướng Theresa May nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài phát biểu của mình, có nghĩa là đã đến lúc cần phải thay đổi. Bà nêu ra các vấn đề cần thay đổi và kết thúc bài diễn văn với lời kêu gọi hãy đi theo bà để thực hiện các thay đổi đó. Một khẩu hiệu khác nữa được dùng để trang trí bục phát biểu là hàng chữ trên nền cờ Anh – một đất nước hoạt động vì mọi người.
Nội dung bài phát biểu không chỉ đơn giản là hướng đến các đảng viên và những người ủng hộ cho tư tưởng Bảo thủ, mà nhắm thẳng vào những người dân lao động bình thường, một động tác mà giới bình luận cho rằng lãnh đạo của đảng Bảo Thủ nay không muốn ở bên cánh hữu mà tiến sâu vào chiếm giữ khu vực trung tâm trong nền chính trị Anh, tức là thu nhận luôn một phần tư tưởng của giới cần lao bên phe cánh tả. Song song đó, từ những ngày trước, chính phủ Anh mới có thêm một cơ quan định hướng chiến lược phát triển cho các ngành công nghiệp, và giờ đây, trong bài diễn văn, bà thủ tướng tuyên bố chính phủ sẽ bước vào chấn chỉnh thị trường nếu thị trường hoạt động sai lệch, một hướng đi có thể coi như là từ bỏ chính sách kinh tế tự do mà đảng Bảo Thủ cũng như nước Anh đã theo đuổi từ thời Thatcher và Reagan.
RFI: Giới kinh tế hầu hết đều đánh giá rằng kinh tế nước Anh sẽ thiệt hại nặng nề sau ngày rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu, vậy mà lúc này bà thủ tướng lại đưa ra một chính sách kinh tế mới thì có quá mạo hiểm hay không?
Lê Hải:Trước hết, bà thủ tướng có vẻ rất tự tin khi trình bày thông điệp của bà. Bà bắt đầu bài phát biểu bằng cách gây cười từ chính bài diễn văn của mình, đang trình bày một cách nghiêm trang, trang trọng đến khó hiểu, lại chen ngang bằng một câu đùa nhắm vào bộ trưởng ngoại giao Boris Johnson, khiến cả hội trường cười phá lên, và hoàn toàn rơi vào tầm kiểm soát của diễn giả. Bài diễn văn cũng được truyền trực tiếp trên mạng Facebook, với vô số ký hiệu ngón tay tán thưởng và quả tim hồng, cùng với lời khen trên báo chí và truyền hình, chắc chắn sẽ giúp lan tỏa tầm ảnh hưởng của nội dung mà bà Theresa May muốn giới thiệu.
Ý của bà thủ tướng là trong lúc nước Anh phải thực hiện ý nguyện của người dân là rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu, thì cũng nên đồng thời phải thay đổi, và ngay từ bây giờ đã phải đi con đường riêng của mình để chỉnh sửa toàn bộ. Hồi đầu tuần, bộ trưởng tài chính Philip Hammond đã tuyên bố từ bỏ kế hoạch thắt lưng buộc bụng để giảm thâm hụt ngân sách vào năm 2020 mà chính phủ trước của đảng Bảo Thủ đã đề ra, hay quyết định trước đó của bà thủ tướng hủy hợp đồng cho phép Trung Quốc đầu tư xây nhà máy điện nguyên tử, tất cả đều cho thấy nước Anh đang đi theo một con đường kinh tế - chính trị hoàn toàn mới, mà bài diễn văn vừa rồi là bản kế hoạch chiến lược về tư duy cụ thể và đầy đủ nhất.
Mới đây quỹ tài chính quốc tế IMF xếp hạng nước Anh là quốc gia đang tăng trưởng nhanh nhất trong khối G7 với tỷ lệ tăng trưởng là 1,8%, và dự báo năm sau mặc dù ảnh hưởng của Brexit nhưng Anh sẽ vẫn tiếp tục giữ tỷ lệ tăng trưởng là 1,1%, cho nên có thể nói chính sách kinh tế mới của nước Anh sẽ bị giới doanh nghiệp chỉ trích nhưng không quá mạo hiểm về kinh tế, mà đồng thời lại lấy được lá phiếu của người lao động. Như vậy xét một cách ngắn hạn thì đây là con đường khôn khéo mà các chiến lược gia đã vạch ra cho bà thủ tướng cũng như là đảng Bảo Thủ.
RFIVấn đề di dân là một trong số các lý do khiến người dân Anh bỏ phiếu Brexit, vậy chương trình hành động của thủ tướng Theresa May sẽ làm gì về chuyện này?
Lê HảiCon số vài trăm ngàn người mỗi năm nhập cư từ các nước Liên Hiệp Châu Âu được coi là điểm nóng trong các cuộc đàm phán Brexit sắp tới đây, nhưng trong nội bộ chính phủ Anh thì có vẻ như là bà thủ tướng đã giao toàn bộ trách nhiệm cho bộ trưởng mới là bà Amber Rudd xử lý. Một loạt các qui định mới đang chuẩn bị được ban hành và bà bộ trưởng sẽ là người gánh chịu áp lực của báo chí và dư luận, cũng như là doanh nghiệp là khu vực chịu thiệt hại nặng khi siết chặt di dân.
Thế nhưng các lập luận chính trị lại nhắm vào sự ủng hộ của dân chúng, ví dụ như là ra qui định về ngành nghề nào mà dân châu Âu có thể được phép vào Anh làm việc để khỏi cướp mất chỗ làm việc của người dân Anh, hay yêu cầu các công ty phải huấn luyện cho người địa phương thích ứng với công việc mới, và đặc biệt là các công ty phải niêm yết số lượng người nước ngoài đang làm việc, và gần đây các trường học phải nhanh chóng nộp số liệu thống kê về tỷ lệ học sinh không mang quốc tịch Anh.
Bài phát biểu của bà Amber Rudd đã được trình bày trong ngày trước đó, trong đại hội toàn quốc của đảng Bảo Thủ, và bị báo chí chỉ trích gay gắt vì mức độ mà họ coi là phân biệt chủng tộc. Và đến bài diễn văn vừa rồi của thủ tướng Theresa May thì bị tờ Guardian đánh giá là đã đổ hết tất cả mọi rắc rối của nước Anh, và đặc biệt là quyết định Brexit vừa rồi, sang cho vấn đề người nước ngoài. Tờ The Times cảnh báo rằng lập luận chính trị này có thể sẽ quay ngược lại gây hại cho con đường chính trị của đảng Bảo Thủ.
Cùng chủ đề