Nobel Y học 2016 : Tiến sĩ Nhật Ohsumi và tế bào tự hủy
Giáo sư Nhật Bản Yoshinori Ohsumi, Nobel Y học 2016.Mandatory credit Kyodo/via REUTERS
Mùa Nobel 2016 đã mở đầu với Nobel Y học. Khôi nguyên năm nay là giáo sư Nhật Bản Yoshinori Ohsumi và công trình nghiên cứu hiện tượng « tế bào tự phân hủy và tái tạo ». Cơ chế « thực bào » giúp tìm hiểu hiện tượng tế bào tái sinh hay tự hủy và cách thức cơ thể thích ứng khi nhịn đói hay bị nhiễm trùng.
Theo tuyên bố của Ủy ban Nobel Y Học Thụy Điển khi công bố giải thưởng cao quý nhất được trông đợi hàng năm tại Stockholm, thì việc « biến đổi gen của hiện tượng tế bào tự hủy có liên can đến nhiều căn bệnh như ung thư và hệ thống thần kinh ».
Hiện tượng này được khám phá trong thập niên 1960. Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện một số tế bào tự phân hủy các chất sống của chính mình qua một bào quan gọi là lysosome.
Kiến thức về hiện tượng « tái tạo hay tự hủy » này rất còn hạn chế cho đến thập niên 1990. Vào thời điểm này, giáo sư Yoshinori Ohsumi đã chứng minh một cách « sáng chói » qua thí nghiệm với men và nhận diện được « gen » điều hành hiện tượng « autophagie ». Sau đó, Yoshinori Ohsumi khám phá ra các « cơ chế vận hành ngấm ngầm bên dưới » mà thật ra là do cơ thể con người thực hiện.
Khám phá của giáo sư Yoshinori Ohsumi cho phép tìm hiểu vì sao tế bào bình thường lại biến đổi thành tế bào ung thư hay tự hủy trong trường hợp tế bào thần kinh, gây bệnh Parkinson.
Sinh quán tại Fukuoka, giáo sư Yoshinori Ohsumi năm nay 71 tuổi. Đậu tiến sĩ năm 1974 ở đại học Tokyo. Sau ba năm nghiên cứu ở đại học Rockefeller, New York, ông hồi hương và lập phòng thí nghiệm riêng ở Tokyo. Từ năm 2009, ông giảng dạy tại đại học Tokyo.
Khi được viện Karolinska điện thọai báo tin trước, giáo sư Yoshinori Ohsumi tỏ ra khá ngạc nhiên, không ngờ công trình của mình được ân thưởng.
Cùng chủ đề
No comments:
Post a Comment