Friday, January 31, 2014

Galil thay AK-47 trong quân đội Việt Nam

Galil thay AK-47 trong quân đội Việt Nam

VietnamDefence - Việt Nam quyết định sản xuất súng Israel để thay thế cho AK.
Công ty Israel Weapon Industries (IWI), trước đây là phân hãng Magen của công ty Israel Military Industries Ltd. (IMI) của Israel sắp khai trương ở Việt Nam nhà máy sản xuất súng trường tiến công Galil.

Trong tương lai, Galil sẽ thay thế súng AK-47 hiện có trong trang bị của quân đội Việt Nam.

Hãng tin Nga dẫn nguồn kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam của Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, nhà máy sản xuất súng Galil đang được xây dựng trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 100 triệu USD với hãng IWI. Hợp đồng được ký trong cuộc đấu thầu có cả sự tham gia của Nga và Trung Quốc.

Hình ảnh súng trường Galil ACE đã xuất hiện công khai lần đầu tiên ở Việt Nam trong bản tin thời sự về chuyến thăm của Thượng tướng Nguyễn Thành Cung đến Nhà máy Z111 ở Thanh Hóa phát sóng lúc 20h ngày 1/1/2014.

АK-47 sẽ được thay thế bằng Galil ACE 31 và ACE 32. Bản thân Galil cũng được phát triển dựa trên cơ sở AK.

Trước đó, vào tháng 1/2014, tập đoàn Kalashnikov đã ký hợp đồng với Mỹ và Canada, theo đó hàng năm sẽ cung cấp cho các nước này đến 200.000 khẩu súng trong vòng 5 năm tới.

Báo chí Nga mới đây đưa tin, súng AK thế hệ 5 là АK-12 đã thử nghiệm xong vào tháng 11/2013 và sẽ được nhận vào trang bị của quân đội Nga vào mùa xuân này.

Tính năng kỹ-chiến thuật của Galil ACE 31 và Galil ACE 32

Tính năngGalil ACE 31 Galil ACE 32
Cỡ đạn 7.62x39 M43
Nguyên lý hoạt độngChích khí thuốc, khóa nòng quay
Tổng chiều dài (báng mở/báng đóng), mm730 / 650895 / 815
Chiều dài nòng215380
Trọng lượng, kg2,953,4
Xạ tốc, phát/phút~ 650
Dung lượng hộp đạn, viên 30
       
Galil ACE 32
Galil ACE 31


Thượng tướng Nguyễn Thành Cung tới thăm nhà máy Z111 ở Thanh Hóa
Galil ACE 31 là biến thể carbine (ngắn nòng) của Galil ACE 32 với chiều dài nòng súng chỉ 215mm, khối lượng 3,05kg, còn lại hoàn toàn giống Galil ACE 32
Galil ACE 32 sử dụng đạn 7,62x39mm M43 của Liên Xô/Nga với nòng súngdài 380mm. Galil ACE 32 có trọng lượng 3,4kg, xạ  tốc 650 phát/phút
Các gá Picatinny cho phép lắp thêm cho Galil ACE 31 các phụ kiện như kính ngắm Mepro, tay cầm phụ, đèn pin, ống tiêu thanh...
Ngoài ra, còn có thể gắn thêm súng phóng lựu kẹp nòng tương tự như súng Tar-21 của Hải quân đánh bộ Việt Nam
Galil ACE 32 và ACE 32 đều dùng hộp tiếp đạn của AK
Galil ACE 32 dễ sử dụng, huấn luyện, bảo quản vì về ở bản, cấu tạo của Galil không khác nhiều so với AK, lại có những ưu điểm của súng trường tiến công hiện đại nên sẽ là giải pháp thay thế AK tối ưu cho quân đội Việt Nam

Tuy nhiên, việc Việt Nam chọn các biến thể mới của loại súng đã phát triển cách đây hơn 30 năm cho thấy, quân đội Việt Nam chọn giải pháp có tính tiến hóa, thực tiễn, hiệu quả thay vì giải pháp có tính cách mạng trong trang bị vũ khí cơ bản cho bộ binh.
Nguồn: ĐV, QPVN, Interfax, VZ, 31.1.2014.

Năm mới chúc Trung Quốc thế nào?

Năm mới chúc Trung Quốc thế nào?

Trần Minh Thảo
Côn đồ hay lưu manh?
Bằng mọi cách (bất chấp tốt xấu, đúng sai) làm cho thế giới phải biết, phải thường xuyên nhắc đến tên mình thì không nước nào giỏi bằng Trung Quốc. Bằng nhiều cách làm cho loài người ghê sợ, khinh bỉ cũng không ai giỏi hơn Trung Quốc.
Chỉ kể một số vụ gần đây thôi đã thấy được điều đó:
Gắn phù hiệu “made in China” cho chim trời trên không phận tranh chấp với Hàn Quốc và Nhật Bản – người viết học lỏm cách dùng chữ tinh quái của báo The Economist, phiên bản châu Á (China creates an ADIZ for fish – vùng nhận diện phòng không cho cá) khi viết về lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc (xem bản đồ bên dưới) mà nhà nghiên cứu người Úc Carl Thayer phải nói Trung Quốc là cướp biển; tập trận bắn đạn thật trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; đưa tàu tuần tra vào vùng biển chủ quyền của quốc gia khác, v.v.
clip_image002
Hàn, Nhật, Mỹ đã sổ toẹt đường lưỡi bò trên không đó bằng việc cho phi cơ quân sự bay vào vùng “chim trời của Trung Quốc” mà không báo trước. Trung Quốc nói đã biết ngay có máy bay B52 của Mỹ xâm nhập vùng nhận diện phòng không trên Senkaku. Biết nhưng chẳng làm gì được.
Trong vụ vùng nhận diện phòng không này, Mỹ còn “bôi tro trét trấu” vào mặt bành trướng khi khuyên các hãng máy bay dân dụng khai báo lịch bay vào vùng ADIZ với nhà cầm quyền Trung Quốc, hàm ý: Trung Quốc né máy bay quân sự nhưng sẵn sàng bắn hạ máy bay dân dụng (Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã từng bắn hạ máy bay dân dụng Hàn Quốc, giết chết toàn bộ phi hành đoàn và hành khách gần 300 người). Người Mỹ căn dặn dân thường: tránh mặt “bọn côn đồ” kẻo thiệt mạng đấy.
Đối ngoại thường giở thói quen “côn đồ lưu manh” thì đối nội cũng dùng một sách. Hô hào chống tham nhũng nhưng khi có người đòi hỏi nhà cai trị phải kê khai tài sản thì lại bị phạt tù với tội danh tụ tập đông người (Nhà Luật học Hứa Chí Vĩnh bị tuyên bốn năm tù), hô hào dân chủ nhưng khi người dân đòi dân chủ thì buộc tội trốn thuế, đòi hỏi người dân phải yêu nước nhưng khi người dân thể hiện lòng yêu nước thì nói đó là âm mưu thù địch…
Đã lấy thịt đè người lại lu loa: lãnh thổ, lãnh hải bị lấn chiếm thì đúng là vừa côn đồ lại lưu manh quen thói. Đó là thói xua quân xâm lược nước người lại vỗ ngực đi khai hoá, trừng phạt, giúp đỡ, viện trợ… Có quốc gia nào được Đại Hán khai hoá, viện trợ mà nên người: Việt Nam? Bắc Triều Tiên? Tây Tạng? Tân Cương? Mãn Châu? Cứ lấy dẫn chứng nhà nước Cộng hoà Nhân dân Triều Tiên thì thấy rõ trò giống thầy đến nỗi có người bịa chuyện xử tử bằng chó đói là dư luận tin ngay: Đã là xã hội chủ nghĩa như học trò Bắc Triều tiên thì không gì là không thể.
Người Việt Nam hiểu thế nào về lời chúc này của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Chúc mừng Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc về những thành tựu trong cải cách, phát triển kinh tế, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng Đảng và chính quyền liêm chính trong năm qua, chúc mừng nhân dân Trung Quốc nhân dịp Năm Mới Giáp Ngọ và chúc nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục giành được những thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc” trong khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ đáp lại: “Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chúc mừng nhân dân Việt Nam nhân dịp Tết Nguyên đán, khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt Nam, chúc mừng những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong năm qua” (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc).
So sánh hai lời chúc, dân Việt hiểu được tại sao lễ tưởng niệm 40 mất Hoàng Sa bị “côn đồ phá hỏng” hoặc côn đồ quấy phá lễ tang người bỏ đảng để chống Bắc xâm Lê Hiếu Đằng.
Tại sao nhà nước bành trướng là nhà nước côn đồ lưu manh, có người nói là nhà nước Chí Phèo?
Vắn tắt: nhà nước xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là nhà nước man rợ nhưng thường vỗ ngực là nhà nước có truyền thống văn hoá cao. Nhà nước ấy “rạch mặt ăn vạ” với dân bên trong rồi quen thói “rạch mặt ăn vạ” với thế giới bên ngoài.
Giấc mơ Trung Quốc
Phải chăng ông Tập Cận Bình có giấc mơ biến Trung Quốc côn đồ thành nhà nước văn minh sánh vai với thế giới? Hay ông mơ biến Trung Quốc côn đồ thành siêu cường thống trị thế giới?
Thực ra ông không mơ gì cao xa, giấc mơ của ông là đảng của ông (nhóm lợi ích) vĩnh viễn thống trị Trung Quốc mà giấc mơ chỉ là chiêu bài mị dân, dùng chủ nghĩa dân tộc Đại Hán phục vụ lợi ích của tập đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Giấc mơ Trung Quốc là giấc mơ của cả đất nước và cũng là giấc mơ của mỗi người dân. Vào giữa thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, văn hóa tiên tiến và hòa hợp. Và giấc mơ Trung Quốc, cụ thể là sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, sẽ thành hiện thực”.(Giấc mơ Trung Hoa hay giấc mơ Tập Cận Bình?). Đó là giấc mơ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chứ không phải là của nhân dân Trung Quốc; “quốc gia xã hội chủ nghĩa” là quốc gia của Đảng Cộng sản, không phải là quốc gia của nhân dân Trung Quốc.
Chỉ cần Đảng Trung Quốc thắng lợi để làm chỗ dựa vững chắc cho các đảng anh em là đủ. Đó là thực chất của cuộc điện đàm chúc tụng giữa hai Tổng Bí thư Trung Việt.
Chúc gì cho Trung Quốc?
Người Việt Nam yêu nước chúc Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (mà thực chất là nhà nước côn đồ trị) như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong cuộc điện đàm hay chúc nhân dân Trung Quốc sớm thoát khỏi thứ nhà nước côn đồ lưu manh?
T. M. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Anh kêu gọi giải pháp ‘dựa trên luật lệ’ ở Biển Đông

Anh kêu gọi giải pháp ‘dựa trên luật lệ’ ở Biển Đông

Ngoại trưởng Anh William Hague kêu gọi tất cả các bên trong tranh chấp theo đuổi giải pháp hòa bình và hợp tác tuân theo luật pháp quốc tế
Ngoại trưởng Anh William Hague kêu gọi tất cả các bên trong tranh chấp theo đuổi giải pháp hòa bình và hợp tác tuân theo luật pháp quốc tế
CỠ CHỮ 
Vương quốc Anh kêu gọi những giải pháp "dựa trên luật lệ" chứ không phải là "dựa trên sức mạnh" đối với những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Tây Philippines (hay Biển Đông), nơi Trung Quốc gần đây đã quyết liệt hơn trong tuyên bố chủ quyền của mình.

Phát biểu trước các nhà ngoại giao ở Manila, Philippines hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Anh William Hague kêu gọi tất cả các bên trong tranh chấp theo đuổi những giải pháp hòa bình và hợp tác tuân theo luật pháp quốc tế.

Ông Hague nói mặc dù nước Anh không liên quan đến tranh chấp ở vùng biển này, Anh cũng như mọi quốc gia khác có lợi ích đối với những giải pháp “hòa bình dựa trên luật lệ.”

Trung Quốc gần đây đã có những hành động quyết liệt nhằm khẳng định chủ quyền ở biển Đông khi bắt đầu áp dụng quy định hạn chế đánh bắt cá mới, đòi tàu nước ngoài phải xin phép chính quyền địa phương Trung Quốc để hoạt động trong vùng biển.

Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Nguồn: Inquirer.net

Trung Quốc xem xét việc tuyên bố Vùng phòng không trên Biển Đông

Trung Quốc xem xét việc tuyên bố Vùng phòng không trên Biển Đông

Quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Trung Quốc muốn sử dụng làm trung tâm cho vùng phòng không bao trùm Biển Đông
Quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Trung Quốc muốn sử dụng làm trung tâm cho vùng phòng không bao trùm Biển Đông
DR

Trọng Nghĩa
Phải chăng Bắc Kinh đang xúc tiến việc thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không mới, lần này trên Biển Đông ? Theo tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun vào hôm nay, 31/01/2014, đấy chính là kế hoạch đang được giới chức quân sự Trung Quốc cao cấp xem xét. Các chuyên gia phân tích nhận định : Một khi được tuyên bố, quyết định này sẽ làm căng thẳng trong khu vực bùng lên dữ dội.

Trích dẫn một số nguồn tin xin giấu tên, trong đó có các quan chức Trung Quốc, bản tin của tờ Asahi, nhật báo rất có uy tín tại Nhật Bản, nêu rõ : Các chuyên viên thuộc không quân Trung Quốc đã soạn xong bản dự thảo về Vùng phòng không trên Biển Đông, lấy quần đảo Hoàng Sa làm trung tâm từ đó mở rộng ra để bao phủ hầu như toàn bộ Biển Đông.
Bản dự thảo đã được trình lên giới chức quân sự cấp cao của Trung Quốc để xem xét kể từ tháng 05/2013. Theo báo Asahi, chính quyền Bắc Kinh hiện chỉ cân nhắc quy mô lớn nhỏ của khu vực này, và thời điểm công bố quyết định.
Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả tại những vùng rất xa bờ biển Trung Quốc, trực tiếp tranh chấp với Đài Loan và 4 nước Đông Nam Á xung quanh Biển Đông : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Thông tin về việc Trung Quốc chuẩn bị tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông được đưa ra không đầy hai tháng sau khi nước này làm dấy lên các mối quan ngại khi đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm cả vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Bắc Kinh đang tranh chấp với Tokyo. Các nước từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, cho đến Philippines, Đài Loan… đã lên tiếng bác bỏ quyết định của Trung Quốc, đồng thời không ngần ngại cho phi cơ quân sự bay vào khu vực này, bất chấp các đòi hỏi thông báo trước từ phía Bắc Kinh.
Khả năng Trung Quốc áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông cũng được tiết lộ vào lúc khu vực ngày càng lo ngại trước các động thái hung hăng của Bắc Kinh trong việc buộc nước khác chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, và liên tục cử hải quân xuống tập trận và tuần tra tại khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
TAGS: BIỂN ĐÔNG - CHÂU Á - KHÔNG PHẬN - TRUNG QUỐC

Nhật Bản lên kế hoạch chận bắt phi cơ Trung Quốc tiến vào Senkaku

Nhật Bản lên kế hoạch chận bắt phi cơ Trung Quốc tiến vào Senkaku

Ảnh chiếc phi cơ Trung Quốc đã từng bay vào không phận Nhật ngày  13/12/ 2012.
Ảnh chiếc phi cơ Trung Quốc đã từng bay vào không phận Nhật ngày 13/12/ 2012.
REUTERS/11th Regional Coast Guard Headquarters-Japan Coast Guard

Trọng Nghĩa
Nhằm đối phó với phi cơ của Không quân hay Tuần duyên Trung Quốc « thâm nhập vào không phận Nhật Bản », chính quyền Tokyo đã lên kế hoạch ứng phó. Theo nguồn tin từ nhật báo Sankei Shimbun ngày 29/01/2014, các biện pháp bao gồm cả việc ép buộc phi cơ phạm luật hạ cánh xuống sân bay Nhật Bản và bắt giữ phi công.

Các biện pháp này rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh – hồi cuối năm ngoái - đã tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao gồm cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, nhưng bị Trung Quốc tranh chấp.
Theo kế hoạch do quân đội Nhật soạn thảo, khi chiến đấu cơ Trung Quốc J-10 bay vào vùng phòng không của Nhật Bản, Tokyo sẽ ra lệnh cho phi đội máy bay tiêm kích F-15 tại căn cứ ở Naha (Okinawa), lập tức bay lên ngăn chận.
Còn trong trường hợp phi cơ Trung Quốc đến gần quần đảo Shenkaku/Điếu Ngư, các chiến đấu cơ F-15 sẽ nghênh chiến và buộc phi cơ Trung Quốc đáp xuống đảo Ishigaki hay Miyako. Đây là hai phi trường gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhất.
Sau khi đáp xuống, cảnh sát Okinawa có nhiệm vụ bắt giữ phi công Trung Quốc, với tội danh vi phạm ‘không phận Nhật Bản’.
Trong trường hợp phi công Trung Quốc nhảy ra khỏi máy bay khi bị chận lại, thì Lực lượng Tuần duyên Nhật sẽ phối hợp với quân đội để bắt giữ.
Quyết định của Nhật Bản dĩ nhiên đã bị Trung Quốc cực lực đả kích. Tờ Hoàn cầu Thời báo Trung Quốc ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên mà Nhật Bản có kế hoạch nhắm thẳng vào máy bay Trung Quốc. Điều này làm dấy lên lo ngại là phi cơ quân sự hai bên va chạm nhau trên không, làm xung đột bùng lên.
TAGS: CHÂU Á - NHẬT BẢN - TRANH CHẤP - TRUNG QUỐC

BIỂN ĐÔNG

BIỂN ĐÔNG
 
Quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Trung Quốc muốn sử dụng làm trung tâm cho vùng phòng không bao trùm Biển Đông
31/01/2014 TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc xem xét việc tuyên bố Vùng phòng không trên Biển Đông

Phải chăng Bắc Kinh đang xúc tiến việc thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không mới, lần này trên Biển Đông ?
Tàu khoan Joides Resolution, của tổ chức National Science Foundation nghiên cứu thăm dò dầu khí tại Biển Đông (joidesresolution.org)
28/01/2014 BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc tham gia chương trình quốc tế thăm dò dầu khí Biển Đông

Một chuyến hải trình nghiên cứu khoa học quốc tế để thăm dò dầu khí trên Biển Đông đã xuất phát từ Hồng Kông ngày 28/01/2014, với sự tham gia lần đầu tiên của Trung Quốc. Chuyến hải trình này là nằm trong khuôn khổ Chương trình Khám phá Đại dương Quốc tế IODP, do Hoa Kỳ khởi xướng từ thập niên 1960, mà đợt mới nhất sẽ kéo dài 10 năm, từ 2013 đến 2023.
Việt Nam cần một chính sách Biển Đông minh bạch và dứt khoát
27/01/2014 TẠP CHÍ VIỆT NAM

Việt Nam cần một chính sách Biển Đông minh bạch và dứt khoát

Bước leo thang mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông là quyết định buộc tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào Biển Đông. "Vùng cấm tàu cá" là bước tiếp theo trong chiến lược thôn tính Biển Đông mà Bắc Kinh khởi sự từ năm 1974 khi xua quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam. Theo giới phân tích, muốn chặn mưu đồ của Trung Quốc, Việt Nam phải có một chính sách Biển Đông rõ ràng, công khai và dứt khoát để được hậu thuẫn của khu vực và quốc tế.
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
26/01/2014 TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG

Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đi tuần tra tại Biển Đông

Theo nguồn tin báo chí Trung Quốc, một đội gồm ba tàu chiến cỡ lớn của Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc vừa hoàn tất một tuần lễ đi tuần tra tại hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm được truyền thông Trung Quốc nêu bật là đích thân Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đã đi theo chỉ huy cuộc tuần tra, và đã lên thị sát từng hòn đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông từ Hoàng Sa cho đến Trường Sa.
Quân đội Mỹ biểu dương lực lượng ở khu vực châu Á
26/01/2014 HOA KỲ -CHÂU Á

Giới chuyên gia Mỹ: Washington cần hành động để tránh xung đột ở Biển Đông và Hoa Đông

Trong năm 2013, Hoa Kỳ đã nhiều lần lưu ý các nước có biển ở Châu Á về nguy cơ của việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Đồng thời, Washington cũng kêu gọi các nước liên quan đạt được những thỏa thuận nhằm giảm rủi ro và tránh xung đột.
Danh sách 15.888 người ký tên được kèm theo lá thư về Hoàng Sa gởi đến Liên Hiệp Quốc ngày 24/01/2014.
25/01/2014 VIỆT NAM - HOÀNG SA

Trên 15.000 ngàn chữ ký vì Hoàng Sa gởi đến Liên Hiệp Quốc

Chỉ trong vòng một tuần lễ, đã có 15.588 người từ nhiều nơi trên thế giới ký tên vào lá thư gởi cho Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lá thư được gởi đi trưa 24/01/2014 từ Paris, nhằm nhắc nhở trước thế giới « Hoàng Sa là của Việt Nam », và kêu gọi đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý Quốc tế.
Tàu sân bay  Trung Quốc Liêu Ninh tiến về bến cảng ở Thanh Đảo sau khi xuống 'chạy thử'  ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 01/01/2014.
23/01/2014 BIỂN ĐÔNG

Hải quân Trung Quốc tập trận ở Biển Đông

Không ngày nào mà Trung Quốc không có động thái khiêu khích mới liên quan đến Biển Đông.
Luật gia Lê Hiếu Đằng - RFI /Capdevielle
22/01/2014 VIỆT NAM

Luật gia Lê Hiếu Đằng từ trần

Luật gia Lê Hiếu Đằng, cựu lãnh tụ sinh viên từng bị kết án tử hình thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là khuôn mặt đấu tranh hàng đầu cho dân chủ và nhân quyền, chống bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông ; vừa qua đời vào khoảng 19 giờ hôm nay 22/01/2014 tại Saigon ở tuổi 70.
Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa  hiện do Trung Quốc chiếm giữ (DR)
21/01/2014 TRUNG QUỐC - VIỆT NAM

Tàu Trung Quốc sẽ tuần tra thường xuyên Biển Đông từ đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

Tờ báo China Ocean News, do Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc xuất bản, hôm nay, 21/01/2014, loan tin là Trung Quốc sẽ đặt một tàu tuần tra dân sự trọng tải 5.000 tấn trên một trong những đảo chính mà Bắc Kinh đang kiểm soát trên Biển Đông.
Chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã chính thức đưa vào sử dụng ngày 25/9/2012.
20/01/2014 TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG

Diều hâu Trung Quốc và hội chứng đánh chiếm Trường Sa

Trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc rồi Philippines liên tục loan tin về một kế hoạch của quân đội Trung Quốc nhằm đánh chiếm một hòn đảo lớn do ...

Thursday, January 30, 2014

Philippines đã sẵn sàng trước những đe dọa từ Trung Quốc?

Philippines đã sẵn sàng trước những đe dọa từ Trung Quốc?

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-01-29
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Giáo sư Renato Cruz de Castro, giảng dạy môn quan hệ quốc tế, thuộc trường đại học De La Salle, Philippines thuyết trình về tình hình biển Đông tại Hà Nội năm 2011
Giáo sư Renato Cruz de Castro, giảng dạy môn quan hệ quốc tế, thuộc trường đại học De La Salle, Philippines thuyết trình về tình hình biển Đông tại Hà Nội năm 2011
Courtesy East See Studies
Tiếp theo sau việc chính quyền đảo Hải Nam của Trung Quốc đưa ra quy định về khai thác hải sản trên biển Đông, khiến nhiều nước trong khu vực lên tiếng phản đối, vào ngày 13 tháng giêng vừa qua, tờ báo China Daily Mail lại có một bài viết về khả năng Trung Quốc chiếm đảo Pagasa mà Việt Nam gọi là Thị Tứ, hiện do Philippines kiểm soát, trên quần đảo Trường Sa. Học giả Philippines nghĩ gì về những đe dọa mới của Trung Quốc nhắm vào nước này? Việt Hà phỏng vấn Giáo sư Renato Cruz de Castro, giảng dạy môn quan hệ quốc tế, thuộc trường đại học De La Salle, Philippines, về vấn đề này. Trước hết nhận xét về bài báo, Giáo sư de Castro nói:
GS. Renato Cruz de Castro: không có gì mới, quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đã được huấn luyện để chuẩn bị cho việc họ gọi là giải phóng đảo Pagasa từ năm 2010. Họ đã gửi ra những tín hiệu. Vào tháng 8 năm 2010 họ đã có một cuộc tập trận lớn với giả định là họ lấy một hòn đảo đang được kiểm soát bởi nước khác. Họ đã gửi ra tín hiệu cho chính phủ của Tổng thống Aquino một tháng trước khi ông chính thức nhậm chức. Họ đã có sẵn kế hoạch và họ cứ liên tục gửi thông điệp là họ có khả năng và chiến thuật hợp lý để lấy đảo đó. Cho nên nó không mới. Có thể là người nào đó trong Bộ Quốc phòng hay Bộ Ngoại giao đã quyết định truyền ra bài báo đó để gửi ra thông điệp này lần nữa. Nó giống như một cuộc chiến tâm lý.
Không có gì mới, quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đã được huấn luyện để chuẩn bị cho việc họ gọi là giải phóng đảo Pagasa từ năm 2010
GS. Renato Cruz de Castro
Việt Hà: Nếu điều này xảy ra, liệu Philippines có khả năng ứng phó?
GS. Renato Cruz de Castro: chúng tôi có thể làm gì nếu Trung Quốc quyết định chiếm đảo? Chúng tôi không có khả năng quân sự để thách thức Trung Quốc. Nếu điều đó diễn ra thì chúng tôi phải lãnh đạn.
Thủy quân lục chiến Philippines chuẩn bị lên tàu cho cuộc tập trận. (ảnh minh họa) AFP
Thủy quân lục chiến Philippines chuẩn bị lên tàu cho cuộc tập trận. (ảnh minh họa) AFP
Việt Hà: Ông có tin là Trung Quốc có thể thực hiện điều mà họ nói trong bài báo này?
GS. Renato Cruz de Castro: nó có thể xảy ra. Bởi vì trong lịch sử Trung Quốc thường gửi thông điệp, giống như trong chiến tranh Triều Tiên họ gửi thông điệp tới Ấn Độ rằng họ sẽ sử dụng vũ lực và vào năm 1962 họ gửi thông điệp nữa. Vấn đề là bạn thấy những thông điệp đó và nghĩ rằng đó chỉ là lời hù dọa không có thực. Nó giống như một con dao hai lưỡi, nó làm bạn lo sợ nhưng đó cũng là lời cảnh báo có thực. Họ có đủ khả năng để làm điều họ nói nhưng họ đang chờ thời cơ mà thôi.
Nó sẽ đặt Mỹ vào điểm nóng vì hiệp ước phòng vệ quốc phòng chung giữa hai nước nói rõ rằng bất cứ những tấn công nào nhắm vào các tàu của nhà nước Philippines trên biển Thái Bình Dương sẽ bị coi là tấn công vào nước Mỹ
GS. Renato Cruz de Castro
Việt Hà: Theo ông thì lúc nào là thời cơ cho họ và nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến thời cơ này?
GS. Renato Cruz de Castro: Lý tưởng nhất là trước khi Philippines thực hiện hiện đại hóa quân đội, chuyển trọng tâm chiến lược. Từ năm 2015, ngân quỹ sẽ từ từ chuyển từ an ninh nội địa sang bảo vệ lãnh thổ. Có thể là từ giờ tới 2015. Tất nhiên họ có một số nhân tố cần phải xem xét. Một trong những nhân tố là Mỹ sẽ phản ứng thế nào. Đó là nhân tố X. Nó sẽ đặt Mỹ vào điểm nóng vì hiệp ước phòng vệ quốc phòng chung giữa hai nước nói rõ rằng bất cứ những tấn công nào nhắm vào các tàu của nhà nước Philippines trên biển Thái Bình Dương sẽ bị coi là tấn công vào nước Mỹ.
Việt Hà: Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát tại Scarborough Shoal vào năm 2012, năm 2013 là bãi Cỏ Mây cũng do Philippines kiểm soát, và bây giờ bài báo này lại nói đến khả năng lấy một đảo lớn do Philippines kiểm soát tại Trường Sa, nơi Trung Quốc đang có tranh chấp với nhiều nước. Tại sao họ chỉ nhắm vào Philippines liên tục như vậy?
GS. Renato Cruz de Castro: chúng tôi nhận được sự đối xử ‘đặc biệt’ từ Trung Quốc sau khi chúng tôi gửi hồ sơ kiện lên tòa án quốc tế về luật biển của Liên hiệp quốc. Và họ sẽ tiếp tục làm nữa. Bài báo này chỉ là một trong nhiều hành động, tiếp theo sau việc Hải nam ra quy định về đánh bắt cá, cho phép Trung Quốc kiểm soát đến 80% diện tích biển Đông, bắt tàu cá nước ngoài phải đăng ký với Trung Quốc nếu không muốn bị bắt giữ. Họ đang gây thêm sức ép.
Việt Hà: nếu điều mà họ dọa thực sự xẩy ra thì nó ảnh hưởng đến Philippines thế nào?
Bây giờ đây là một cảnh báo dành cho Washington điều gì sẽ xảy đến, và cho thấy Mỹ sẽ thế nào nếu điều gì xảy đến với một đồng minh chiến lược. Vào lúc này thì chúng tôi hy vọng là Mỹ và có thể Nhật bản sẽ làm gì đó
GS. Renato Cruz de Castro
GS. Renato Cruz de Castro: Nếu điều này xảy ra thì đó sẽ là một cú sốc lớn đối với lực lượng quân đội của Philippines và chính phủ Philippines. Họ sẽ phải thực sự xem xét chuyển từ an ninh nội địa sang phòng vệ bên ngoài. Lịch sử cho thấy cú sốc về chiến lược khiến một quốc gia có khả năng đáp ứng với thực tế đang diễn ra. Những gì đang diễn ra ở Philippine hiện nay là có một sự chậm trễ trong việc chuyển dịch từ an ninh nội địa sang bảo vệ lãnh thổ trong lực lượng vũ trang của Philippines, bên cạnh đó là những bế tắc giữa Phillippines và Mỹ trong việc đàm phán để gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại đây.
Cho nên một khi cú sốc đó xẩy ra thì nó sẽ khiến chính phủ phải tích cực thực hiện những gì mà họ đáng nhẽ phải làm. Có thể họ sẽ phải thay đổi hiến pháp để cho phép Mỹ đóng quân tại đây. Chính phủ sẽ phải tăng mạnh ngân sách quốc phòng. Hiến pháp hiện tại không cho phép như vậy vì luôn đặt ưu tiên vào giáo dục. Có thể Philippines cần một cú sốc từ bên ngoài.
Việt Hà: Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến an ninh khu vực nói chung?
GS. Renato Cruz de Castro: nếu điều đó xảy ra thì đó sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng vũ lực với một nước thành viên gốc của ASEAN và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng vũ lực với một đồng minh an ninh của Mỹ. Điều này sẽ đặt Mỹ vào vị trí nóng. Nhật bản sẽ nghĩ Mỹ để Trung Quốc sử dụng vũ lực với Philippines thì Mỹ cũng có thể để Trung Quốc dùng vũ lực với Nhật Bản.
Bây giờ đây là một cảnh báo dành cho Washington điều gì sẽ xảy đến, và cho thấy Mỹ sẽ thế nào nếu điều gì xảy đến với một đồng minh chiến lược. Vào lúc này thì chúng tôi hy vọng là Mỹ và có thể Nhật bản sẽ làm gì đó. Có thể Philippines sẽ chào đón sự có mặt của Nhật bản cho an ninh trong khu vực. điều này đã được Ngoại trưởng Philippines tuyên bố vào năm 2012. Philippines chào đón Nhật bản tiếp nhận vai trò tích cực hơn trong việc duy trì an ninh trong khu vực. Tôi nghĩ là họ có khả năng làm điều này nhưng họ đang gặp khó khăn vì những ràng buộc trong hiến pháp của họ. Nhưng theo tôi thì mọi sự đang dần thay đổi.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.