Tuy nhiên, theo giới chuyên gia Mỹ, trong năm qua, Hoa Kỳ chưa làm được nhiều việc và trong năm 2014, nguy cơ đối đầu quân sự hoặc xung đột vẫn rất cao. Theo hướng này, ngày 23/01 vừa qua, các chuyên gia của viện Brookings đưa ra một số khuyến nghị đối với chính quyền của Tổng thống Barack Obama, nhằm tránh các xung đột ở vùng biển Châu Á.
Về các tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á đã đưa ra những đề xuất cho việc xây dựng một bộ luật ứng xử và đã được Hoa Kỳ khuyến khích. Theo các chuyên gia Mỹ, thế là đủ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra một số tín hiệu thể hiện mong muốn có một chính sách đối ngoại tốt đẹp với các nước láng giềng. Điều này tại cơ hội cho việc đánh giá, thẩm định ý đồ của Bắc Kinh.
Tình hình tại biển Hoa Đông tiếp tục xấu, đi cùng với việc trỗi dậy của các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo càng làm gia tăng nguy cơ xung đột hoặc xẩy ra các sự cố ngoài ý muốn.
Mối quan tâm của Hoa Kỳ trước các diễn biến tại Trung Đông làm cho Châu Á nghĩ rằng Washington lơ là chính sách « xoay trục », tái cân bằng lực lượng. Bắc Kinh tranh thủ gây hoang mang, nghi ngờ về khả năng Washington can thiệp khi xẩy ra những hành động khiêu khích đối với các đồng minh của Mỹ tại Châu Á. Tránh để cho tình hình tiếp tục xấu đi và ngăn ngừa nguy cơ xung đột, các chuyên gia của viện Brookings đưa ra bốn khuyến nghị đối với Tổng thống Obama.
Trước tiên là Mỹ phải đẩy mạnh các cam kết đối với các đồng minh tại Châu Á. Diễn văn về chính sách Châu Á của cố vấn an ninh Susan Rice, chuyến công du Bắc Á hồi tháng 12/2013 của Phó Tổng thống Joe Biden và phản ứng nhanh chóng của Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel về vùng phòng không Trung Quốc là rất cần thiết đối với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ. Nhưng mặt khác, Washington cũng cần nhấn mạnh với các đồng mình và đối tác là không nên dựa vào những cam kết này để khai thác tình hình căng thẳng trong khu vực.
Điểm thứ hai là Mỹ cần gia tăng nỗ lực trao đổi, tiếp xúc với các đồng minh, sử dụng các kênh thông tin hiện có với Nhật Bản và Hàn Quốc, để làm giảm những phát biểu kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, như trường hợp quan hệ Nhật-Hàn, chấm dứt các hành động khiêu khích, như chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abé, ngày 26/12 vừa qua.
Trong quan hệ với Trung Quốc, các chuyên gia của viện Brookings đề nghị đích thân Tổng thống Obama nên nhắc lại với Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết của ông ta về « một kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc ». Nếu Trung Quốc tuyên bố không có ý định nhượng bộ về các lợi ích của Bắc Kinh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, thì Hoa Kỳ phải nhấn mạnh đến những hậu quả có thể xẩy ra, nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi các lợi ích của mình bằng các biện pháp quân sự.
Cuối cùng, giới chuyên gia khuyến nghị Nhà Trắng chỉ định một quan chức cấp cao phụ trách an ninh với ba nhiệm vụ : Trước tiên là thúc đẩy thiết lập một khuôn khổ bảo đảm an ninh trên biển, với sự tham gia hoặc cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc và các nước Châu Á khác ngoài vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Tiếp đến, là nhận diện những cơ chế quản lý xung đột và các quy trình có thể áp dụng ở hai vùng biển nói trên. Thứ ba là xác định những cơ hội để nâng cao khả năng của hải quân Mỹ trong việc bảo đảm an ninh những tuyến đường biển, vận chuyển năng lượng mà Trung Quốc và nhiều quốc gia trong khu vực phụ thuộc.
Các chuyên gia nhấn mạnh, leo thang căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, kể cả các xung đột có hạn chế giữa hai nước này, trong một số hoàn cảnh cụ thể, sẽ buộc Washington phải đứng về phía Tokyo. Đó là một thất bại, đồng thời cũng là thách thức đối với ngoại giao Hoa Kỳ. Do vậy, giới lãnh đạo cấp cao Mỹ cần phải có một chiến lược và sự chú ý đầy đủ, nếu muốn tránh tình trạng môi trường an ninh khu vực ngày càng xấu đi.
Về các tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á đã đưa ra những đề xuất cho việc xây dựng một bộ luật ứng xử và đã được Hoa Kỳ khuyến khích. Theo các chuyên gia Mỹ, thế là đủ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra một số tín hiệu thể hiện mong muốn có một chính sách đối ngoại tốt đẹp với các nước láng giềng. Điều này tại cơ hội cho việc đánh giá, thẩm định ý đồ của Bắc Kinh.
Tình hình tại biển Hoa Đông tiếp tục xấu, đi cùng với việc trỗi dậy của các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo càng làm gia tăng nguy cơ xung đột hoặc xẩy ra các sự cố ngoài ý muốn.
Mối quan tâm của Hoa Kỳ trước các diễn biến tại Trung Đông làm cho Châu Á nghĩ rằng Washington lơ là chính sách « xoay trục », tái cân bằng lực lượng. Bắc Kinh tranh thủ gây hoang mang, nghi ngờ về khả năng Washington can thiệp khi xẩy ra những hành động khiêu khích đối với các đồng minh của Mỹ tại Châu Á. Tránh để cho tình hình tiếp tục xấu đi và ngăn ngừa nguy cơ xung đột, các chuyên gia của viện Brookings đưa ra bốn khuyến nghị đối với Tổng thống Obama.
Trước tiên là Mỹ phải đẩy mạnh các cam kết đối với các đồng minh tại Châu Á. Diễn văn về chính sách Châu Á của cố vấn an ninh Susan Rice, chuyến công du Bắc Á hồi tháng 12/2013 của Phó Tổng thống Joe Biden và phản ứng nhanh chóng của Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel về vùng phòng không Trung Quốc là rất cần thiết đối với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ. Nhưng mặt khác, Washington cũng cần nhấn mạnh với các đồng mình và đối tác là không nên dựa vào những cam kết này để khai thác tình hình căng thẳng trong khu vực.
Điểm thứ hai là Mỹ cần gia tăng nỗ lực trao đổi, tiếp xúc với các đồng minh, sử dụng các kênh thông tin hiện có với Nhật Bản và Hàn Quốc, để làm giảm những phát biểu kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, như trường hợp quan hệ Nhật-Hàn, chấm dứt các hành động khiêu khích, như chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abé, ngày 26/12 vừa qua.
Trong quan hệ với Trung Quốc, các chuyên gia của viện Brookings đề nghị đích thân Tổng thống Obama nên nhắc lại với Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết của ông ta về « một kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc ». Nếu Trung Quốc tuyên bố không có ý định nhượng bộ về các lợi ích của Bắc Kinh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, thì Hoa Kỳ phải nhấn mạnh đến những hậu quả có thể xẩy ra, nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi các lợi ích của mình bằng các biện pháp quân sự.
Cuối cùng, giới chuyên gia khuyến nghị Nhà Trắng chỉ định một quan chức cấp cao phụ trách an ninh với ba nhiệm vụ : Trước tiên là thúc đẩy thiết lập một khuôn khổ bảo đảm an ninh trên biển, với sự tham gia hoặc cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc và các nước Châu Á khác ngoài vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Tiếp đến, là nhận diện những cơ chế quản lý xung đột và các quy trình có thể áp dụng ở hai vùng biển nói trên. Thứ ba là xác định những cơ hội để nâng cao khả năng của hải quân Mỹ trong việc bảo đảm an ninh những tuyến đường biển, vận chuyển năng lượng mà Trung Quốc và nhiều quốc gia trong khu vực phụ thuộc.
Các chuyên gia nhấn mạnh, leo thang căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, kể cả các xung đột có hạn chế giữa hai nước này, trong một số hoàn cảnh cụ thể, sẽ buộc Washington phải đứng về phía Tokyo. Đó là một thất bại, đồng thời cũng là thách thức đối với ngoại giao Hoa Kỳ. Do vậy, giới lãnh đạo cấp cao Mỹ cần phải có một chiến lược và sự chú ý đầy đủ, nếu muốn tránh tình trạng môi trường an ninh khu vực ngày càng xấu đi.
No comments:
Post a Comment