Nhật chế tạo tên lửa chiến lược
VietnamDefence - Cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á-Thái Bình Dương bước sang giai đoạn mới. Nhật Bản sẽ có tên lửa đường đạn.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản sắp bắt tay phát triển tên lửa đường đạn có tầm bắn 400-500 km để bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku, JDPress cho biết.
Tên lửa mới sẽ bắt đầu được phát triển ngay trong năm 2014, lần phóng thử đầu tiên được ấn định vào năm 2020. Với các tên lửa này, chính phủ Nhật sẽ giải quyết nhiệm vụ phòng thủ quần đảo Senkaku, bởi vậy họ dự định triển khai tên lửa mới ở hòn đảo phía nam là Okinawa để ngăn chặn Trung Quốc xâm lấn Senkaku. Kế hoạch chi tiết của dự án sẽ hoàn thành vào tháng 7/2013.
Hiện tại, Nhật không có các loại vũ khí tiến công tầm xa, trong đó có máy bay ném bom và tàu sân bay.
Theo dự báo của Bộ Quốc phòng Nhật, các tên lửa mới sẽ có thể vượt qua khoảng cách 500 km trong khoảng 5 phút.
Trước đó, có tin Bộ Quốc phòng Nhật cũng dự tính khởi động phát triển tên lửa đường đạn tầm xa vào năm 2016. Nhưng do dự án này có thể mâu thuẫn với điều 9 Hiến pháp Nhật (“hoạt động của lực lượng vũ trang của đất nước về chính thức chỉ hạn chế ở phòng thủ quốc gia”), Bộ này đã phải từ bỏ kế hoạch.
Việc Nhật quyết định phát triển tên lửa đường đạn là một tín hiệu mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc trong bối cảnh tàu và máy bay Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển quanh Senkaku.
Thực tế, đây là bước đi đầu tiên của Nhật Bản trở lại vai trò cường quốc quân sự khu vực, thậm chí trở thành cường quốc hạt nhân. Bởi lẽ, có lẽ, thật khó tin Nhật Bản phát triển tên lửa đường đạn chỉ có tầm 400-500 km để trực tiếp tác chiến tại vùng biển Senkaku. Tên lửa đường đạn chủ yếu dùng để tấn công mặt đất và có sứ mệnh răn đe chiến lược, không phù hợp để tấn công mục tiêu điểm hay mục tiêu cơ động trê biển cỡ nhỏ vì sai số vòng tròn xác suất của tên lửa này khá lớn, tới nhiều trăm mét trở lên. Bởi vậy, đây chỉ là vỏ bọc để Nhật Bản phát triển tên lửa có tầm bắn một vài ngàn kilômet trở lên, tức là tên lửa tầm trung để làm nhiệm vụ răn đe chiến lược đối với cả Trung Quốc, Bắc và Nam Triều Tiên, Đài Loan, thậm chí cả Nga. Nhật đã có sẵn trong tay công nghệ tên lửa tầm xa (họ có công nghệ tên lửa đẩy vũ trụ) nên nhiệm vụ chế tạo tên lửa đường đạn tầm xa là hoàn toàn khả thi.
Bước tiếp theo, nếu quan hệ Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng đến mức cao độ, có thể là Nhật sẽ phát triển vũ khí hạt nhân. Theo đánh giá của các chuyên gia, với công nghệ hạt nhân tiên tiến và lượng nhiên liệu hạt nhân dồi dào, Nhật có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng từ 1-3 tháng.
Như vậy, với tên lửa đường đạn tầm xa và vũ khí hạt nhân, Nhật Bản sẽ khôi phục sự cân bằng sức mạnh vốn đang nghiêng về phía Trung Quốc.
Một điều đáng chú ý nữa là quyết định phát triển tên lửa đường đạn của Nhật chắc chắn phải được Mỹ bật đèn xanh. Nó cho thấy Mỹ muốn tự lo cho an ninh của mình nhiều hơn, qua đó giảm gánh nặng cho Mỹ, hoặc Nhật Bản đã không còn tuyệt đối tin Mỹ sẽ can thiệp bảo vệ Nhật và Senkaku một khi nổ ra chiến tranh Trung-Nhật vì tranh chấp xung quanh quần đảo này.
Dù sao chăng nữa, nếu thật sự Nhật Bản sẽ phát triển tên lửa đường đạn, điều này sẽ tiềm ẩn những hậu quả sâu xa đối với an ninh khu vực Đông Á và đối đầu Trung-Nhật.
Tên lửa mới sẽ bắt đầu được phát triển ngay trong năm 2014, lần phóng thử đầu tiên được ấn định vào năm 2020. Với các tên lửa này, chính phủ Nhật sẽ giải quyết nhiệm vụ phòng thủ quần đảo Senkaku, bởi vậy họ dự định triển khai tên lửa mới ở hòn đảo phía nam là Okinawa để ngăn chặn Trung Quốc xâm lấn Senkaku. Kế hoạch chi tiết của dự án sẽ hoàn thành vào tháng 7/2013.
Hiện tại, Nhật không có các loại vũ khí tiến công tầm xa, trong đó có máy bay ném bom và tàu sân bay.
Theo dự báo của Bộ Quốc phòng Nhật, các tên lửa mới sẽ có thể vượt qua khoảng cách 500 km trong khoảng 5 phút.
Trước đó, có tin Bộ Quốc phòng Nhật cũng dự tính khởi động phát triển tên lửa đường đạn tầm xa vào năm 2016. Nhưng do dự án này có thể mâu thuẫn với điều 9 Hiến pháp Nhật (“hoạt động của lực lượng vũ trang của đất nước về chính thức chỉ hạn chế ở phòng thủ quốc gia”), Bộ này đã phải từ bỏ kế hoạch.
Việc Nhật quyết định phát triển tên lửa đường đạn là một tín hiệu mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc trong bối cảnh tàu và máy bay Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển quanh Senkaku.
Thực tế, đây là bước đi đầu tiên của Nhật Bản trở lại vai trò cường quốc quân sự khu vực, thậm chí trở thành cường quốc hạt nhân. Bởi lẽ, có lẽ, thật khó tin Nhật Bản phát triển tên lửa đường đạn chỉ có tầm 400-500 km để trực tiếp tác chiến tại vùng biển Senkaku. Tên lửa đường đạn chủ yếu dùng để tấn công mặt đất và có sứ mệnh răn đe chiến lược, không phù hợp để tấn công mục tiêu điểm hay mục tiêu cơ động trê biển cỡ nhỏ vì sai số vòng tròn xác suất của tên lửa này khá lớn, tới nhiều trăm mét trở lên. Bởi vậy, đây chỉ là vỏ bọc để Nhật Bản phát triển tên lửa có tầm bắn một vài ngàn kilômet trở lên, tức là tên lửa tầm trung để làm nhiệm vụ răn đe chiến lược đối với cả Trung Quốc, Bắc và Nam Triều Tiên, Đài Loan, thậm chí cả Nga. Nhật đã có sẵn trong tay công nghệ tên lửa tầm xa (họ có công nghệ tên lửa đẩy vũ trụ) nên nhiệm vụ chế tạo tên lửa đường đạn tầm xa là hoàn toàn khả thi.
Bước tiếp theo, nếu quan hệ Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng đến mức cao độ, có thể là Nhật sẽ phát triển vũ khí hạt nhân. Theo đánh giá của các chuyên gia, với công nghệ hạt nhân tiên tiến và lượng nhiên liệu hạt nhân dồi dào, Nhật có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng từ 1-3 tháng.
Như vậy, với tên lửa đường đạn tầm xa và vũ khí hạt nhân, Nhật Bản sẽ khôi phục sự cân bằng sức mạnh vốn đang nghiêng về phía Trung Quốc.
Một điều đáng chú ý nữa là quyết định phát triển tên lửa đường đạn của Nhật chắc chắn phải được Mỹ bật đèn xanh. Nó cho thấy Mỹ muốn tự lo cho an ninh của mình nhiều hơn, qua đó giảm gánh nặng cho Mỹ, hoặc Nhật Bản đã không còn tuyệt đối tin Mỹ sẽ can thiệp bảo vệ Nhật và Senkaku một khi nổ ra chiến tranh Trung-Nhật vì tranh chấp xung quanh quần đảo này.
Dù sao chăng nữa, nếu thật sự Nhật Bản sẽ phát triển tên lửa đường đạn, điều này sẽ tiềm ẩn những hậu quả sâu xa đối với an ninh khu vực Đông Á và đối đầu Trung-Nhật.
No comments:
Post a Comment