Trung Quốc đưa tàu ra Hoàng Sa tuần tra thường xuyên
Bắc Kinh sẽ đưa một tàu tuần tra dân sự nặng 5.000 tấn tới hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam gọi là Phú Lâm, và Trung Quốc đã thành lập thành phố Tam Sa trên hòn đảo này.
Tờ Tin tức Hải dương Trung Quốc thuộc Cục Hải dương nước này hôm nay đưa tin rằng Bắc Kinh sẽ ‘dần thiết lập một cơ chế tuần tra thường xuyên trên thành phố Tam Sa để cùng nhau bảo vệ các lợi ích trên biển”.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, một nhà sử học nghiên cứu về tranh chấp biển Đông, cho biết ông ‘không ngạc nhiên’ về tuyên bố mới nhất này của Trung Quốc.
“Trung Quốc từ trước tới nay luôn luôn tuyên bố thế này rồi tuyên bố thế khác. Trung Quốc tuyên bố như thế để thể hiện ý đồ của Trung Quốc là thâu tóm biển Đông trong phạm vi toàn bộ đường lưỡi bò, chứ không chỉ có vấn đề Hoàng Sa mà thôi. Họ đã biến các vùng không có tranh chấp, thành tranh chấp, làm sao có lợi cho Trung Quốc, và cứ thế, suốt từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay”.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cũng tán đồng quan điểm của ông Nhã, cho rằng hành động của Trung Quốc ‘nằm trong một âm mưu chung’.
Tờ báo của Trung Quốc không đưa tin khi nào thì các cuộc tuần tra bắt đầu mà chỉ cho biết rằng sẽ tập trung vào các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ khẩn cấp ‘một cách nhanh chóng, đúng trình tự và hiệu quả trước các sự cố bất ngờ trên biển”.
Các cuộc tuần tra trên biển Đông thường được tiến hành bởi các tàu dân sự, dù hải quân Trung Quốc thường tiến hành các cuộc diễn tập tại vùng biển tranh chấp này.
Báo chí Trung Quốc đưa tin, hôm 20/1, một đội tàu đã rời quân cảng Hải Nam để bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự.
Cuộc thao diễn thường niên với sự tham gia của 2 tàu khu trục và phi cơ đổ bộ lưỡng cư cùng 3 trực thăng với các lính thủy đánh bộ.
Chỉ huy đội tàu này cho biết cuộc diễn tập sẽ chú trọng vào việc thử nghiệm khả năng tác chiến của tàu chiến, tàu ngầm cũng như lực lượng không quân.
Việt Nam chưa lên tiếng về tuyên bố đưa tàu ra tuần tra thường xuyên ở Hoàng Sa, nhưng mới đây, Hà Nội đã phản đối việc Bắc Kinh yêu cầu các tàu cá phải xin phép trước khi đánh bắt cá tại vùng biển Đông.
Về phản ứng của chính quyền trong nước, ông Nhã nói:
“Lịch sử cho thấy rằng là với một nước nhỏ như Việt Nam ở bên cạnh một nước lớn như Trung Quốc thì vấn đề đường lối ngoại giao và chính trị phải khôn ngoan rồi. Đó là điều rõ. Tôi nghĩ chính quyền hiện nay phải học những bài học của cha ông mình. Đối với người dân Việt Nam, trong lịch sử, họ rất kiên cường. Bất cứ ai mà coi thường, vô cảm với vấn đề này [biển Đông] thì đến một lúc nào đó người ta sẽ không chấp nhận đâu. Người Trung Quốc nên hiểu lịch sử Việt Nam hơn”.
Ngày 19/1 đánh dấu 40 năm xảy ra trận hải chiến ở Hoàng Sa làm 74 chiến sỹ thuộc quân lực Việt Nam cộng hòa tử trận mà sau đó Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ quần đảo này.
Một hoạt động kỷ niệm ngày này đã diễn ra ở trung tâm Hà Nội, nhưng những người tham gia cho biết rằng họ ‘đã bị cản trở’.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói với VOA Việt Ngữ rằng cuộc tưởng niệm nhằm nhắc nhở mọi người rằng ‘Hoàng Sa lúc nào cũng ở trong trái tim của những người dân yêu nước Việt Nam’.
Tờ Tin tức Hải dương Trung Quốc thuộc Cục Hải dương nước này hôm nay đưa tin rằng Bắc Kinh sẽ ‘dần thiết lập một cơ chế tuần tra thường xuyên trên thành phố Tam Sa để cùng nhau bảo vệ các lợi ích trên biển”.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, một nhà sử học nghiên cứu về tranh chấp biển Đông, cho biết ông ‘không ngạc nhiên’ về tuyên bố mới nhất này của Trung Quốc.
“Trung Quốc từ trước tới nay luôn luôn tuyên bố thế này rồi tuyên bố thế khác. Trung Quốc tuyên bố như thế để thể hiện ý đồ của Trung Quốc là thâu tóm biển Đông trong phạm vi toàn bộ đường lưỡi bò, chứ không chỉ có vấn đề Hoàng Sa mà thôi. Họ đã biến các vùng không có tranh chấp, thành tranh chấp, làm sao có lợi cho Trung Quốc, và cứ thế, suốt từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay”.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cũng tán đồng quan điểm của ông Nhã, cho rằng hành động của Trung Quốc ‘nằm trong một âm mưu chung’.
Tờ báo của Trung Quốc không đưa tin khi nào thì các cuộc tuần tra bắt đầu mà chỉ cho biết rằng sẽ tập trung vào các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ khẩn cấp ‘một cách nhanh chóng, đúng trình tự và hiệu quả trước các sự cố bất ngờ trên biển”.
Các cuộc tuần tra trên biển Đông thường được tiến hành bởi các tàu dân sự, dù hải quân Trung Quốc thường tiến hành các cuộc diễn tập tại vùng biển tranh chấp này.
Đối với người dân Việt Nam, trong lịch sử, họ rất kiên cường. Bất cứ ai coi thường, vô cảm với vấn đề này [biển Đông] thì đến một lúc nào đó người ta sẽ không chấp nhận đâu. Người Trung Quốc nên hiểu lịch sử Việt Nam hơn.
Cuộc thao diễn thường niên với sự tham gia của 2 tàu khu trục và phi cơ đổ bộ lưỡng cư cùng 3 trực thăng với các lính thủy đánh bộ.
Chỉ huy đội tàu này cho biết cuộc diễn tập sẽ chú trọng vào việc thử nghiệm khả năng tác chiến của tàu chiến, tàu ngầm cũng như lực lượng không quân.
Việt Nam chưa lên tiếng về tuyên bố đưa tàu ra tuần tra thường xuyên ở Hoàng Sa, nhưng mới đây, Hà Nội đã phản đối việc Bắc Kinh yêu cầu các tàu cá phải xin phép trước khi đánh bắt cá tại vùng biển Đông.
Về phản ứng của chính quyền trong nước, ông Nhã nói:
“Lịch sử cho thấy rằng là với một nước nhỏ như Việt Nam ở bên cạnh một nước lớn như Trung Quốc thì vấn đề đường lối ngoại giao và chính trị phải khôn ngoan rồi. Đó là điều rõ. Tôi nghĩ chính quyền hiện nay phải học những bài học của cha ông mình. Đối với người dân Việt Nam, trong lịch sử, họ rất kiên cường. Bất cứ ai mà coi thường, vô cảm với vấn đề này [biển Đông] thì đến một lúc nào đó người ta sẽ không chấp nhận đâu. Người Trung Quốc nên hiểu lịch sử Việt Nam hơn”.
Ngày 19/1 đánh dấu 40 năm xảy ra trận hải chiến ở Hoàng Sa làm 74 chiến sỹ thuộc quân lực Việt Nam cộng hòa tử trận mà sau đó Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ quần đảo này.
Một hoạt động kỷ niệm ngày này đã diễn ra ở trung tâm Hà Nội, nhưng những người tham gia cho biết rằng họ ‘đã bị cản trở’.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói với VOA Việt Ngữ rằng cuộc tưởng niệm nhằm nhắc nhở mọi người rằng ‘Hoàng Sa lúc nào cũng ở trong trái tim của những người dân yêu nước Việt Nam’.
No comments:
Post a Comment