Sunday, January 26, 2014

Cuộc thám hiểm sao chổi đầu tiên

Cuộc thám hiểm sao chổi đầu tiên

Phi thuyền Rosetta vừa "thức dậy" sau 10 năm để bắt đầu cuộc thăm dò nghiên cứu sao chổi.
Phi thuyền Rosetta vừa "thức dậy" sau 10 năm để bắt đầu cuộc thăm dò nghiên cứu sao chổi.
Ảnh: ESA - AOES Medialab

Trọng Thành
Sau cuộc du hành 7 tỷ km trong mười năm, phi thuyền Rosetta vừa tỉnh dậy. Tín hiệu đầu tiên của phi thuyền này đã được trạm tiếp sóng của Nasa ở Goldstone (Hoa Kỳ) nhận dạng vào lúc 18 giờ 18 phút ngày 20/01/2014. Đây là phi thuyền đầu tiên thực hiện một sứ mạng nghiên cứu dài ngày và sâu về sao chổi.

Nhiệm vụ của phi thuyền là nghiên cứu sao chổi Tchourioumov-Guerassimenko trong vòng 18 tháng. Phi thuyền sở dĩ phải ngủ đông trong vòng 10 năm liền, vì vị trí của nó ở quá xa mặt trời để có thể thu được nguồn năng lượng cần thiết. Cuộc du hành 10 năm của phi thuyền Rosetta vô cùng gian truân. Thoạt tiên phi thuyền phải lợi dụng lực hấp dẫn của trái đất và của hỏa tinh để di chuyển được đến vùng vành đai của hệ mặt trời, nơi “cư trú” của sao chổi Tchourioumov-Guerassimenko.
Nhiệm vụ của Rosetta mang tính cách mạng trên nhiều bình diện. Đây là lần đầu tiên một phi thuyền tiếp cận sát được một sao chổi đến như vậy. Trong thời gian 18 tháng nghiên cứu, Rosetta sẽ quay xung quanh sao chổi, theo hình ngôi sao, và quỹ đạo của phi thuyền sẽ liên tục được điều chỉnh, để nó có thể đến gần sao chổi nhất.
Trên Rosetta có trang bị cả một modul tiếp đất, mang tên Philae. Khối hình lục lăng có 10 thiết bị này sẽ được ném xuống bề mặt của sao chổi để tiến hành lấy mẫu bề mặt và trong lòng sâu của sao chổi này. Philae sẽ lấy các mẫu ở độ sâu khoảng 30 cm dưới bề mặt, đồng thời các phương tiện của modul này sẽ phân tích thành phần khí của sao chổi, mật độ, hàm lượng các bon, những yếu tố cần thiết cho cuộc sống…
Lợi ích của việc nghiên cứu sao chổi có đường kính 4 km với nhiều băng đá này, chính là để mang lại các thông tin sơ bộ để giúp cho việc hiểu được nguồn gốc hình thành của hệ mặt trời chúng ta. Các sao chổi hình thành cùng lúc với hệ mặt trời, nhưng chúng nằm lại ở phần ngoại vi của hệ này, và bị đông cứng lại. Việc tìm hiểu thành phần của sao chổi cho phép biết được trạng thái của các hành tinh hệ mặt trời vào thời điểm mà chúng ra đời.
Các sao chổi rất phong phú về chất tiền biotic, như các axit amin : các yếu tố là nguồn gốc của sự sống…. Việc Rosetta nghiên cứu về sao chổi có thể sẽ cung cấp cho chúng ta một số dự liệu hiểu được nguồn gốc của sự sống trên trái đất. Phi thuyền Rosetta cũng sẽ quan sát sao chổi biến chuyển như thế nào trong quá trình tiếp cận hoặc rời xa mặt trời.
Tuy nhiên, các nhà khoa học còn phải chờ đợi đến tháng 5 tới để phi thuyền đến gần sao chổi Tchourioumov-Guerassimenko. Và phải đến tháng 8, modul Philae mới hạ cánh được xuống sao chổi và gửi thong tin về các trạm của cơ quan không gian châu Âu trái đất, qua phi thuyền. Tất cả thong tin đều được thực hiện của viễn thong, vì trong cuộc du hành này, không có bất cứ mẫu vật thật nào trở về được trái đất. Cuộc du hành của Rosseta và Philae là một đi không trở lại.
TAGS: KHOA HỌC - THÁM HIỂM - VŨ TRỤ

No comments:

Post a Comment