Friday, February 28, 2014

Philippines kêu gọi Việt Nam cùng đưa TQ ra tòa quốc tế

Philippines kêu gọi Việt Nam cùng đưa TQ ra tòa quốc tế

CỠ CHỮ 
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.

Tháng Giêng năm ngoái, giới chức Philippines đã đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế liên quan tới vụ tranh chấp ở vùng biển được cho là có trữ lượng dầu khí lớn.

Trung Quốc từng tuyên bố rằng nước này chấp nhận vụ kiện mà Bắc Kinh cho là mưu toan của Philippines nhằm hợp thức hóa việc chiếm đóng các đảo của Trung Quốc ở biển Đông.

Tuy nhiên, tòa án vẫn tiến hành vụ xử và đã yêu cầu Philippines đệ trình các bằng chứng và lý lẽ pháp lý trước ngày 30/3.

Trưởng đoàn luật sư Philippines Francis Jardeleza đã kêu gọi Việt Nam và Malaysia hoặc cùng tham gia với Manila hoặc nộp đơn kiện riêng chống lại Trung Quốc.

Theo ông Jardeleza, các nước nhỏ chỉ có một cơ hội về mặt pháp lý để bảo vệ lãnh thổ của mình một cách hòa bình trước siêu cường của châu Á.

Luật sư này nói rằng Philippines muốn dùng pháp quyền để chứng minh rằng mọi hành động và tuyên bố nhận chủ quyền của Trung Quốc là vô giá trị.

Ngoài Philippines, Trung Quốc và Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng có các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.

Trong một diễn biến khác, hôm 28/2, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói rằng ông và Thủ tướng Malaysia Najeeb Abdul Razak đã đồng ý hậu thuẫn giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp ở biển Đông.

Hà Nội chưa lên tiếng về lời kêu gọi của Manila, nhưng trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm ngoái, khi được hỏi về việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói rằng đó là ‘thẩm quyền của Philippines’ và rằng Việt Nam ‘tôn trọng Philippines”.

Trong khi đó, ông Paul Reichler, luật sư đại diện của chính quyền Manila trước tòa trọng tài quốc tế, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng quyền lợi của Việt Nam ‘hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa’.

Nguồn: Reuters, AP, VOA

Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa tại Lào và Cam Bốt ?

Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa tại Lào và Cam Bốt ?
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (T) và Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (P) chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác song phương tại Phnom Penh ngày 31/03/2012.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (T) và Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (P) chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác song phương tại Phnom Penh ngày 31/03/2012.
Reuters
Trọng Nghĩa
Vào lúc Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng đặt toàn bộ Biển Đông dưới quyền khống chế của Bắc Kinh, phớt lờ chủ quyền được tuyên bố của Việt Nam đối với hai vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trên đất liền cũng diễn ra một tình hình đáng ngại khác cho Việt Nam : Trung Quốc càng lúc càng tăng cường thế lực tại Lào và Cam Bốt, hai nước láng giềng cho đến nay là đồng minh truyền thống, nằm trong vòng ảnh hưởng của Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là uy thế ngày càng lớn của Trung Quốc tại Lào và Cam Bốt phải chăng đang trở thành một mối đe dọa cho Việt Nam, đặc biệt trong lãnh vực an ninh, vì nếu Lào và Cam Bốt thực sự rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh, thì rõ ràng là Việt Nam đã lọt vào trong gọng kềm của Trung Quốc.
Phải nói là trong thời gian qua, Trung Quốc không ngừng gia tăng các khoản viện trợ và đầu tư vào Lào và Cam Bốt. Các khoản trợ giúp của Bắc Kinh cho Phnom Penh đã từng được nêu bật cách nay hai năm sau khi Cam Bốt không ngần ngại chiều theo quan điểm của Trung Quốc và đối kháng với Việt Nam và Philippines trong hồ sơ Biển Đông. Riêng những khoản đầu tư của Trung Quốc vào Lào ít được nói tới dù rất đáng kể.
Cuối 2013, Trung Quốc vượt qua Việt Nam để thành nhà đầu tư số một ở Lào
Tuy nhiên, ngày 30/01/2014, Đại sứ Trung Quốc tại Lào Quan Hòa Bình (Guan Huaping) cho biết là tổng trị giá đầu tư của Trung Quốc tại Lào vào cuối năm 2013 đã đạt mức 5,1 tỷ đô la, qua mặt Việt Nam trong tư cách là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào.
Cho đến giữa năm 2013, Việt Nam còn là nhà đầu tư số một tại Lào với khoảng 5 tỷ đô la, theo sau là Thái Lan với 4,8 tỷ, còn Trung Quốc chỉ đứng thứ ba với 4 tỷ.
Việc Trung Quốc vượt qua Việt Nam trong vai trò nhà đầu tư lớn nhất tại Lào không phải là điều đáng ngạc nhiên trong bối cảnh từ hơn một chục năm nay Bắc Kinh không ngừng nỗ lực dùng lá bài kinh tế để chiêu dụ các nước Đông Nam Á nói chung, và hai nước Lào và Cam Bốt nói riêng.
Trong một công trinh nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc với Lào và Cam Bốt vừa được Viện Thống nhất Quốc gia của Hàn Quốc tại Seoul công bố (Carlyle A. Thayer, “China’s Relations with Laos and Cambodia", in Jung Ho Bae and Jae H. Ku, eds., China’s Internal and External Relations and Lessons for Korea and Asia), Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc đã nêu bật một số lý do chính thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường đầu tư vào hai nước Đông Nam Á này cả kinh tế lẫn chính trị :
« Trung Quốc đã làm như vậy chủ yếu vì lý do kinh tế : Họ tìm cách tiếp cận vào các sản phẩm nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên rất cần cho nền kinh tế đang phát triển nhanh của họ, đồng thời tìm cách phát triển một thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc. Đa phần viện trợ phát triển và đầu tư của Trung Quốc được hướng vào lãnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng và công nghiệp khai khoáng ở cả Lào lẫn Cam Bốt ».
Mặt khác, theo giáo sư Thayer, Trung Quốc cũng muốn tỉnh Vân Nam của họ hội nhập được vào khu vực Đông Nam Á lục địa, do đó, đầu tư và viện trợ của Bắc Kinh cũng tập trung vào việc thành lập một mạng lưới giao thông từ miền Nam Trung Quốc tỏa xuống vùng Đông Nam Á.
Động cơ chính trị : Thông qua Lào và Cam Bốt để tác động lên ASEAN
Bên cạnh quyền lợi kinh tế, theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh cũng có động cơ chính trị. Ông giải thích :
« Trung Quốc tìm cách phát triển mối quan hệ thân thiện với Lào và Campuchia để thu hút sự ủng hộ cho một loạt chính sách quan trọng của Bắc Kinh. Ví dụ, tất cả các thỏa thuận hợp tác song phương dài hạn mà Trung Quốc đã ký kết với các thành viên ASEAN trong những năm 1999-2000 đều có điều khoản liên quan đến chính sách Một nước Trung Quốc duy nhất.
ASEAN đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Yếu tố đó đã nâng cao tầm quan trọng của Lào và Cam Bốt trong một khuôn khổ đa phương. Lợi ích của Trung Quốc là làm sao có được quan hệ tốt với Lào và Cam Bốt (và với tất cả các thành viên ASEAN khác) để họ làm cầu nối cho ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Quốc.
Trong năm 2012 chẳng hạn, khi Cam Bốt làm chủ tịch ASEAN, Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng của mình trên chính quyền Phnom Penh để tác động đến cuộc thảo luận về Biển Đông trong khối ASEAN. Cam Bốt đã được khen thưởng vì đã hợp tác. Sắp tới đây, vào năm 2016, đến lượt Lào lên làm chủ tịch ASEAN ».
Đối với Giáo sư Thayer, dù rất hữu hảo với Trung Quốc để tranh thủ các quyền lợi về kinh tế, nhưng Lào và Cam Bốt vẫn cố gắng duy trì quyền độc lập tự chủ của mình. Trong lãnh vực này, Lào có vẻ thành công hơn Cam Bốt. Giáo sư Thayer phân tích :
« Lào dường như đã thành công hơn Cam Bốt trong việc duy trì quyền tự chủ của mình nhờ sự hiện diện mạnh mẽ về kinh tế của Thái Lan và Việt Nam… Cam Bốt thì gặp khó khăn nhiều hơn vì quan hệ với Thái Lan thì bị các tranh chấp biên giới khuấy động, trong lúc bang giao với Việt Nam thì lại là một vấn đề chính trị gây tranh cãi trong nước. Chính quyền của đảng Nhân dân Cam Bốt của ông Hun Sen đã không theo đuổi được một chính sách cân bằng mà đã trở thành phụ thuộc vào Trung Quốc. »
Ảnh hưởng không ngừng gia tăng của Trung Quốc tại hai láng giềng phía Tây và Tây Nam Việt Nam phải chăng là một mối đe dọa cho nền an ninh của Việt Nam ? Trả lời phỏng vấn của RFI bằng thư điện tử, Giáo sư Thayer cho rằng trong lãnh vực an ninh thuần túy, xu thế đó không phải là điều đáng ngại đối với Việt Nam.
Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn :
RFI : Giáo sư có nghĩ rằng việc quan hệ được tăng cường giữa Trung Quốc với Cam Bốt và Lào đang là (hoặc sẽ là) một mối đe dọa đến an ninh của Việt Nam hay không ?
Thayer : Quan hệ song phương của Trung Quốc với Cam Bốt và Lào không tạo nên một mối đe dọa an ninh trực tiếp nào đối với Việt Nam hiện nay, và trong tương lai, tình hình hoàn toàn có thể sẽ cũng như vậy.
Cả Cam Bốt lẫn Lào đều tìm cách bảo đảm cho mình một quyền tự do hành động nhất định. Quan hệ giữa Cam Bốt và Lào với Trung Quốc, trong một chừng mực nào đó, cũng sẽ được điều hòa thông qua khối ASEAN mà cả hai nước này đều là thành viên.
Hai mục tiêu của Bắc Kinh tại Cam Bốt và Lào
Trung Quốc tìm kiếm lợi ích kinh tế tại Cam Bốt và Lào. Riêng tại Lào, Trung Quốc phải cạnh tranh với Thái Lan và Việt Nam.
Bắc Kinh cũng hy vọng là không nước nào đề ra một chính sách đối ngoại thiếu thân thiện và chống lại lợi ích của Trung Quốc. Cho đến giờ không có bằng chứng nào cho thấy là Bắc Kinh đã gây áp lực để buộc Phnom Penh hay Vientiane phải chọn lựa giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Quan hệ quân sự của Trung Quốc với Cam Bốt và Lào rất hạn chế, do đó không tạo thành một mối đe dọa cho Việt Nam. Sĩ quan quân đội Trung Quốc có mặt trên cả lãnh thổ Cam Bốt lẫn Lào để quản lý các chương trình hợp tác quốc phòng. Số lượng của của họ không đông lắm, nên không có gì là đáng ngại cho Việt Nam.
Trong thực tế, Việt Nam có mối quan hệ hợp tác quốc phòng tương đối mạnh mẽ với cả hai nước Lào và Cam Bốt trong lãnh vực đào tạo sĩ quan.
Lào giữ một vị trí đặc biệt trong mối quan hệ an ninh với Trung Quốc bỏi vì hai bên chia sẻ một đường biên giới chung và đều phải đối phó với các mối đe dọa xuyên quốc gia. Tuy nhiên, đấy cũng là tình hình giữa Lào và Việt Nam.
Cam Bốt đang hướng trở lại Việt Nam
Ngoại trừ thời kỳ cách nay hai năm, khi Cam Bốt - trong tư cách là Chủ tịch ASEAN - đã tìm cách ngăn không cho nhắc đến vấn đề Biển Đông trong Thông cáo chung của các Ngoại trưởng ASEAN, Cam Bốt không còn bị Trung Quốc sử dụng như một con tốt chính trị nhằm gây thiệt hại cho Việt Nam.
Có những dấu hiệu cho thấy là Trung Quốc bắt đầu giữ khoảng cách với Thủ tướng Hun Sen do kết quả kém cỏi của Đảng Nhân dân Cam Bốt trong cuộc bầu cử Quốc hội mới đây. Bắc Kinh không muốn là tình trạng bất ổn định tại Cam Bốt lan rộng và đe dọa các lợi ích kinh tế của Trung Quốc.
Bắc Kinh như đang kín đáo điều chỉnh sách lược để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp đảng Nhân dân Cam Bốt bỏ rơi ông Hun Sen, hay trong trường hợp lãnh tụ đối lập Sam Rainsy lật đổ chế độ của đảng Nhân dân Cam Bốt.
Thủ tướng Hun Sen dường như đã nhận thấy sự thay đổi đó, và đã chuyển hướng quay sang tìm kiếm một quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản và tăng cường trở lại quan hệ với Việt Nam.
RFI : Nhiều người cho rằng Trung Quốc hiện đang áp dụng một chính sách ép Việt Nam từ hai phía, trên biển là từ Biển Đông, còn trên bộ là củng cố thế lực tại hai nước sát cạnh Việt Nam là Lào và Cam Bốt. Ý kiến của giáo sư ra sao ?
Thayer : Vấn đề thực sự nghiêm trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc là tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên tại vùng Biển Đông. Không thấy có dấu hiệu là Trung Quốc đang tìm cách kềm chế Việt Nam, trái lại, Bắc Kinh còn đẩy mạnh thêm quan hệ với Hà Nội. Trung Quốc thường tìm cách làm dịu các chính sách hay hành động nào của Việt Nam mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của họ.
Mục tiêu lớn của Bắc Kinh là làm sao kết nối các tỉnh miền Nam Trung Quốc với vùng lục địa Đông Nam Á. Trung Quốc lợi dụng sức mạnh kinh tế của mình và mong muốn phát triển của cả ba nước Lào, Cam Bốt và Việt Nam để thực hiện mục tiêu trên.
Tuy nhiên, trong phương trình đó, lại có sự tồn tại của Mỹ trong tư cách là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam và Cam Bốt.
Phản ứng bất bình của người dân trước cung cách làm ăn của Trung Quốc
RFI : Giáo sư đánh giá thế nào về phản ứng của Việt Nam trước đà vươn lên của Trung Quốc tại Lào và Cam Bốt ? Bởi vì Hà Nội tất nhiên là đã thấy rõ sự gia tăng nhanh chóng của ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Lào và Cam Bốt ?
Thayer : Việt Nam nhận thức rất rõ về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Cam Bốt và Lào. Thế nhưng, ảnh hưởng của Trung Quốc cũng gia tăng khắp nơi, và Việt Nam hiểu rõ xu thế đó.
Đối với Lào, Việt Nam có duy trì các mối quan hệ hữu hảo giữa hai đảng cầm quyền. Các tầng lớp chính trị Lào cũng tìm cách duy trì mối quan hệ lịch sử với Việt Nam. Cho dù trong Đảng Nhân dân Cách mạng Lào có một số quan điểm cho rằng đất nước này sẽ có lợi nhiều hơn nếu đứng hẳn về phía Trung Quốc, nhưng các thành phần này đã không thắng được phía chủ trương tìm kiếm một sự cân bằng trong mối quan hệ với Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Cũng cần phải lưu ý rằng hiện đang có một làn sóng ngầm - hoặc một phản ứng ngược - của một bộ phận quan trọng trong dân chúng ở cả Lào lẫn Cam Bốt, chống lại công việc kinh doanh của người Trung Quốc tại hai quốc gia này.
Nguyên nhân bắt nguồn từ cung cách làm ăn thô bạo của các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có việc lấy đất của người dân, và đưa lao động Trung Quốc đến làm việc ở các nước đó.
Việt Nam có vai trò đối trọng với thế lực Trung Quốc tại Lào và Cam Bốt
RFI : Tầm mức quan trọng hiện nay của Việt Nam tại hai nước láng giềng Lào và Cam Bốt là như thế nào ?
Thayer : Việt Nam rất quan trọng đối với Lào và Cam Bốt về phương diện kinh tế, vì lẽ Việt Nam là một tác nhân kinh tế lớn trong khu vực. Gần đây, lượng hàng hóa Việt Nam đổ vào Cam Bốt đã tăng vọt nhờ vào khủng hoảng biên giới giữa Cam Bốt và Thái Lan.
Việt Nam cũng rất quan trọng đối với hai láng giềng trên bình diện an ninh do các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia dọc theo đường biên giới chung giữa hai bên.
Sau cùng, Việt Nam quan trọng đối với Lào và Cam Bốt trong vai trò một đối trọng tiềm tàng cho hai nước này trước Trung Quốc.
Suy cho cùng, cả ba nước đều là thành viên của ASEAN và đã xây dựng một kiểu liên minh đặc biệt (bao gồm cả Miến Điện) để vận động toàn khối dành cho họ một cách đối xử đặc biệt trong tư các là các nước kém phát triển của ASEAN.
Cả ba nước đều chia sẻ một quan tâm chung đến tình trạng tốt của vùng hạ nguồn sông Mêkông và sự phát triển của khu vực được gọi là Đại Tiểu vùng sông Mêkông.
TỪ KHÓA : AN NINH - ASEAN - CAM BỐT - CHÂU Á - KINH TẾ - LÀO - TẠP CHÍ - TRUNG QUỐC - VIỆT NAM - ĐÔNG NAM Á

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ‘cải chính’ thông tin về vùng phòng không

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ‘cải chính’ thông tin về vùng phòng không

Trung Quốc không loại trừ khả năng thiết lập các vùng phòng không khi cần thiết. Một góc bản đồ Biển Đông.
Trung Quốc không loại trừ khả năng thiết lập các vùng phòng không khi cần thiết. Một góc bản đồ Biển Đông.
Google

Trọng Nghĩa
Sau Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua, 27/02/2014 đến lượt Bộ Quốc phòng nước này lên tiếng (gọi là) « cải chính » nguồn tin được tiết lộ gần đây, theo đó Không quân Trung Quốc đã có kế hoạch thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Cách cải chính của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không khác lập luận của Bộ Ngoại giao, cho rằng trước mắt thì không, nhưng trong tương lai thì Bắc Kinh vẫn có quyền tiến hành việc này.

Theo các nguồn tin báo chí Trung Quốc, trong buổi họp báo hàng tháng, ông Dương Vũ Quân (Yang Yujun), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng vấn đề thiết lập một vùng nhận dạng phòng không tùy thuộc vào mức độ của mối đe dọa đến từ bầu trời, điều mà Bắc Kinh không thấy tại Biển Đông.
Đối với một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, điều cần ghi nhận là « Trung Quốc đang tin tưởng vào sự ổn định của tình hình Biển Đông nói chung, và quan hệ giữa Trung Quốc với các nước bao quanh vùng biển này ».
Thế nhưng, theo ông Dương Vũ Quân, Trung Quốc không loại trừ khả năng thiết lập các vùng phòng không khi cần thiết : « Là một quốc gia có chủ quyền, Trung Quốc có quyền thành lập các khu vực phòng không ».
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra những nhận định kể trên khi trả lời câu hỏi về vụ tờ báo Nhật Asahi Shimbun gần đây đã trích dẫn nguồn tin từ nhiều quan chức Trung Quốc cho biết là Trung Quốc đã phác thảo kế hoạch thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không trên Biển Đông, tương tự như họ đã làm trên Biển Hoa Đông vào tháng 11 năm ngoái.
Đối với Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rõ ràng nguồn tin trên là tin vịt, do các thành phần cực hữu Nhật Bản tung ra để đánh lạc hướng dư luận.
Điều đáng ghi nhận là chính Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân, ngày 23/11/2013 vừa qua, đã tuyên bố rằng « Trung Quốc sẽ thiết lập những vùng nhận dạng phòng không khác vào thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất công cuộc chuẩn bị ».
Chính tuyên bố này, cộng thêm với phát biểu tương tự của ông Tần Cương, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã làm dấy lên các phản ứng dữ dội, từ phía Mỹ, Nhật, Úc, cho đến một số nước Đông Nam Á, đi đầu là Philippines.
TAGS: BIỂN ĐÔNG - CHÂU Á - TRUNG QUỐC - VÙNG PHÒNG KHÔNG

Thursday, February 27, 2014

Ukraina : Nanh vuốt của Nga, tiền của Mỹ

Ukraina : Nanh vuốt của Nga, tiền của Mỹ

Tàu chiến Nga thả neo tại cảng Sebastopol, Crimée, Ukraina, ngày 27/02/2014
Tàu chiến Nga thả neo tại cảng Sebastopol, Crimée, Ukraina, ngày 27/02/2014
REUTERS

Thanh Hà
Pháp vẫn bất lực trong mục tiêu đẩy lui thất nghiệp. Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc và lần đầu tiên một công dân kiện chính quyền. Thủ tướng Nhật ngày càng lộ rõ chân tướng diều hâu. Mỹ và NATO chuẩn bị cho thời kỳ hậu Karzai tại Afghanistan. Một lần nữa, hồ sơ Ukraina vẫn hiện diện nhiều trên trang quốc tế của các tờ báo Pháp hôm nay.

Ukraina : Nanh vuốt của Nga, tiền của Mỹ 
Vào lúc Ukraina công bố thành phần chính phủ mới ngay trên quảng trường Maidan, Le Monde ấn bản mới được cập nhật trên mạng cho hay ở khu vực miền tây nước Nga, Matxcơva đặt quân đội trong tình trạng báo động, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình tại bán đảo Crimée. Vùng này thuộc chủ quyền Ukraina, nhưng đồng thời là căn cứ quân sự của Hải quân Nga tại Hắc Hải.
Giới phân tích xem quyết định bất ngờ trên đây của Nga là một động thái mở đường cho việc can thiệp quân sự trong trường hợp cần thiết. Trước phản ứng của Matxcơva, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thông báo Washington sẵn sàng bảo lãnh đến 1 tỷ đô la tiền nợ của Ukraina và ông cho biết là Liên Hiệp Châu Âu đang nghiên cứu khả năng hỗ trợ Ukraina khoảng 1,5 tỷ đô la cũng dưới hình thức bảo lãnh tương tự.
Đối với Bruxelles, thách thức đặt ra trên hồ sơ Ukraina giờ đây là tránh làm phụ lòng thành phần thân Châu Âu : Sau những tuyên bố hỗ trợ tiến trình chuyển đổi chính trị tại quốc gia sát cạnh nước Nga ngày, thì đã đến lúc Liên Hiệp Châu Âu phải đưa ra những hành động cụ thể. Tới nay, các nhà lãnh đạo Châu Âu chưa hề thông báo sẽ giúp đỡ tài chính Ukraina như thế nào và khoản hỗ trợ đó là bao nhiêu. Bruxelles, theo Le Monde, mới chỉ đưa ra những mục tiêu như trợ giúp Ukraina xây dựng một Nhà nước pháp quyền, vực dậy một nền kinh tế đang bên bờ vực thẳm. Tờ báo lo ngại « Liên Hiệp Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế sẽ đặt điều kiện gắt gao, trước khi bỏ tiền ra giúp Ukraina ».
Nhưng trong mọi kịch bản, tương lai của Ukraina một phần vẫn trong tay Vladimir Putin. Châu Âu cũng như Mỹ tuy tỏ thái độ đứng về phía người biểu tình Ukraina, nhưng cả Bruxlles lẫn Washington sẽ không vì Kiev mà làm phật lòng Matxcơva. Thành công hay thất bại của cuộc cách mạng từ quảng trường Maidan tùy thuộc vào thái độ hợp tác hay không của Nga với các đối tác phương Tây, cho dù ai cũng biết rằng một nước Ukraina ổn định và tự do sẽ là một cơ hội tốt cho chính bản thân nước Nga.
Trả lời báo Le Figaro, cựu đại sứ Pháp tại Ukraina, Philippe de Suremain, cũng đưa ra quan điểm tương tự, khi cho rằng « một nước Ukraina dân chủ là thách thức lớn của ông Putin, (…) nhưng ngoài thái độ bực bội nhất thời, điện Kremlin hiểu được rằng, đưa Ukraina thoát khỏi khủng hoảng là giải pháp có lợi hơn cả (…) » Chính vì vậy, cựu đại sứ Pháp tại Ukraina cho rằng, « Bruxelles cần nhanh chóng tìm ra một thỏa hiệp với Matxcơva, tránh biến Ukraina thành một điểm đối đầu. Ukraina nằm giữa Liên Hiệp Châu Âu với nước Nga phải là một điểm hội ngộ giữa Đông và Tây ».
Làn gió dân tộc chủ nghĩa Nhật Bản 
Nhìn sang Châu Á, Libération phân tích về làn gió dân tộc chủ nghĩa đang thổi tới « thượng tầng cơ quan quyền lực Nhật Bản » : Chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe ngày càng trở nên « cực đoan » do ảnh hưởng của các nhóm cực hữu. Việc Tokyo tăng cường luật an ninh quốc phòng, ban hành luật bảo vệ bí mật quốc gia, chuẩn bị sửa đổi luật để bán vũ khí … không chỉ khiến đồng minh Mỹ bực mình, mà còn bắt đầu gây lo ngại ngay trong hàng ngũ đảng cầm quyền của ông Abe.
Nhưng theo phân tích của phóng viên báo Libération, Thủ tướng Abe có những tính toán của riêng ông. Cuộc bầu cử Thống đốc Tokyo hôm đầu tháng cho thấy ứng cử viên thuộc cánh diều hâu và có khuynh hướng cựu hữu đã về hạng tư, thu hút hơn 600.000 lá phiếu. Phần lớn những người bỏ phiếu ủng hộ ứng cử viên này là thanh niên trong độ tuổi từ 20 đến 30. Theo phân tích của giáo sư Toru Yoshida, giảng dậy tại đại học Hokkaido, một phần giới trẻ Nhật Bản cảm thấy an ninh quốc gia bị đe dọa trước hiểm hỏa tiềm tàng từ phía Bắc Triều Tiên, trước sự cạnh tranh ngày càng dữ dội của Trung Quốc trong thế giới mở rộng. Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai của thế giới.
Đáng chú ý hơn cả là từ mùa thu 2013, ngày càng có nhiều bài vở, sách báo với những nội dung chống Trung Quốc, bài Hàn Quốc, như thể là một phần dư luận không còn mặc cảm hay xấu hổ khi công khai thể hiện tâm trạng đó. Thủ tướng Shinzo Abe không hề lên tiếng hay tỏ thái độ muốn ngăn chặn các làn sóng dân tộc chủ nghĩa kiểu này. Theo đánh giá của giáo sư Yoshida, các nhóm dân tộc chủ nghĩa ngày càng có ảnh hưởng lớn đối với ông Abe. Một số các nhà trí thức trong hàng ngũ đảng bảo thủ đang bồi sức cho ngọn gió dân tộc chủ nghĩa đó lớn mạnh hơn. Trong khi đó thì cánh tả trên chính trường Nhật Bản lại hoàn toàn im hơi lặng tiếng.
Ô nhiễm không khí :Trung Quốc và vụ kiện đầu tiên 
Báo chí chính thức Trung Quốc công khai lên tiếng về nạn « Ô nhiễm kỷ lục tại Bắc Kinh », «Một công dân Trung Quốc đệ đơn kiện chính quyền vì ô nhiễm không khí » gây nguy hại cho sức khỏe con người. La Croix và Le Monde đăng những bức ảnh một lớp sương mù dày đặc bao phủ lên thành phố Bắc Kinh. Dân chúng thủ đô được kêu gọi ở yên trong nhà, ít ra đường chừng nào tốt chừng nấy.
Le Monde chú ý đến sự kiện lần đầu tiên một công dân Trung Quốc sinh sống tại Hà Bắc vừa đâm đơn kiện cơ quan đặc trách vấn đề môi trường. Bên nguyên đơn đòi được bồi thường 10.000 nhân dân tệ thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra. Đáng chú ý hơn nữa là tin trên do chính Tân hoa xã loan tải. Hãng thông tấn Trung Quốc còn cho biết thêm là một số các cơ quan đặc trách về môi trường tán đồng việc đưa vấn đề này ra trước công chúng, với hy vọng là đơn kiện nói trên sẽ đánh động dư luận một cách rộng rãi về những tác hại của vấn đề và về nhu cầu cấp bách giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí đã kéo dài.
Hà Bắc cũng như Bắc Kinh đang nỗ lực giảm thiểu lượng khí CO2 từ các nhà máy công nghiệp thải ra. Tháng 10 năm ngoái thành phố Bắc Kinh dành hẳn một ngân sách hơn 47 tỷ nhân dân tệ, tương đường với gần 7 tỷ đô la để thay thế các trung tâm điện lực sử dụng than đá bằng những nhà máy điện hiện đại hơn, ít làm ô nhiễm môi trường hơn. Vấn đề đặt ra theo như nhận định của một chuyên gia được báo La Croix trích dẫn là cho dù Bắc Kinh có giải quyết được vấn đề nghiêm trọng này đi chăng nữa thì hiện tượng ô nhiễm tại Trung Quốc vẫn sẽ còn nguyên vẹn, bởi vì các nhà máy gây ô nhiễm nhất vẫn sẽ còn tiếp tục hoạt động ở những vùng khác, ít thu hút chú ý của quốc tế hơn. 
Thất nghiệp tại Pháp : Thất bại của chính phủ 
Trở lại tình hình nước Pháp, thống kê về thất nghiệp trong tháng 01/2014 cho thấy số người không có việc làm vẫn leo thang. Các tờ báo, từ tả sang hữu, đều không khoan nhượng với chính phủ.
Tờ Le Monde trung lập mệnh danh Bộ trưởng Lao động Pháp Michel Sapin là ông « Bộ trưởng không bao giờ biết giữ lời hứa » : Trong 21 tháng vừa qua, kể từ khi đảng Xã Hội lên cầm quyền, đã có thêm 375.000 người bị sa thải. Vậy mà ông Sapin vẫn một mực bác bỏ mọi cáo buộc cho là chính phủ Pháp đã thất bại trong cam kết tạo công việc làm cho người dân. Sau khi đã hứa « đảo ngược tình huống » vào cuối năm 2013, bây giờ ông Sapin nói đến mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp trước cuối năm 2014.
Le Figaro thân hữu chạy tựa : « Thất nghiệp, chính phủ giảm bớt tham vọng ». Libération thiên tả không khoan nhượng khi cho rằng « mục tiêu đảo ngược tình hình của ông François Hollande thêm xa vời ». « Thất nghiệp : chính phủ vẫn chưa trúng đích ». Báo cộng sản L'Humanité châm biếm : Trong lĩnh vực lao động, « không một cánh én nơi chân trời ».
Báo công giáo La Croix không bình luận nhưng đưa ra chân dung những người bị mất việc đã may mắn hội nhập được trở lại vào thị trường lao động với nhận xét : Họ tự tìm lấy việc làm. Tờ báo ngụ ý những biện pháp chống thất nghiệp của chính phủ không mấy hữu hiệu.
Huyền thoại Paco di Lucia, một ngôi sao vừa tắt 
Trong lĩnh vực văn hóa, các tờ báo Pháp đều dành nhiễu chỗ để nhìn lại sự nghiệp đồ sộ hơn 50 năm của nghệ sĩ ghi ta, Paco di Lucia. Ông vừa qua đời vì bệnh tim, thọ 66 tuổi. Như nhận xét của Libération, di Lucia là « nhạc sĩ tây bán cầm vĩ đại nhất mọi thời đại ». Ông cũng là người đã có công đưa dòng nhạc flamenco của Tây Ban Nha đến với thế giới bên ngoài. Hơn thế nữa, với ông, giai điệu flamenco không chỉ đơn thuần là một dòng nhạc giải trí, dễ nghe và dễ nhớ mà còn là một nghệ thuật sắc sảo, thâm thúy và tinh vi. Tờ báo trích lời những bậc thầy trong giới ghi ta so sánh : « Paco di Lucia có một vị trí như Picasso trong hội họa và Miles Davis ở thể loại nhạc jazz ». Về cái chết đột ngột của bậc thầy trong làng nhạc ghi ta, báo Le Figaro nói tới « vì sao sáng chói trên bầu trời flamenco » vừa tắt.
L'Humanité tóm tắt sự nghiệp của huyền thoại di Lucia như sau : Ông là người đã kết nối hai dòng nhạc jazz và flamenco mà không hề phản bội những gì tinh túy nhất trong sáng nhất trong nghệ thuật âm nhạc truyền thống Tây Ban Nha. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, cả cuộc đời, ông chỉ làm bạn với cây đàn ghi ta. Thành công và danh vọng không đánh lạc hướng con người đầy nhiệt huyết như Paco di Lucia. Một nghệ sĩ nổi tiếng trong làng tây bán cầm khác là Carlos Santana đã từng nhận xét như sau về thiên tài ghi ta Paco di Lucia : «Ông không chỉ là một cây đại thụ của dòng nhạc flamenco mà còn là một bậc thầy của nghệ thuật âm nhạc. Tiếng đàn thánh thót thoát ra từ cây đàn dưới những ngón tay thần diệu của ông xuất phát từ trái tim tràn ngập tình yêu Paco di Lucia dành cho âm nhạc và cho nhân loại ».
TAGS: CHÂU ÂU - HOA KỲ - KHỦNG HOẢNG - MỸ - NGA - QUỐC TẾ - UKRAINA - ĐIỂM BÁO


Shoigu: Nga có thể mở căn cứ quân sự ở Việt Nam

Shoigu: Nga có thể mở căn cứ quân sự ở Việt Nam

VietnamDefence - Nga có thể xây dựng một mạng lưới căn cứ quân sự ở nước ngoài, từ Singapore cho đến Nicaragua.
Nga đang đàm phán về việc mở các căn cứ quân sự ở Việt Nam, Venezuela, Nicaragua, Singapore, quần đảo Seychelles và Cuba, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố với các nhà báo tại Moskva hôm 26/2/2014.

“Chúng tôi đang dự định tăng số lượng căn cứ quân sự. Ngoài Việt Nam và Cuba, chúng tôi dự định mở rộng số lượng căn cứ sang các nước như Venezuela, Nicaragua, quần đảo Seychelles, Singaporer và các nuwocs khác”, Đại tướng Shoigu nói.

Ông nhấn mạnh rằng, việc đàm phán đang được tiến hành và Nga đang tiến gần đến việc ký kết các văn bản.

Theo ông Shoigu, việc đàm phán không chỉ liên quan đến việc lập các căn cứ quân sự, mà cả việc đơn giản hóa việc tàu Nga ra vào cảng của các nước này, cũng như khả năng tiếp dầu cho máy bay ném bom chiến lược Nga.

“Chúng tôi đang bay nhiều, nhưng để bay nhiều cần có các căn cứ tiếp dầu, cần để các máy bay tiếp dầu Il-78 của chúng tôi chờ các máy bay đó hoặc ở xích đạo, hoặc ở những nơi khác”, ông Shoigu nói.

Trước đây, ở Cuba và Việt Nam từng có các căn cứ quân sự Liên Xô.

Tại bán đảo Cam Ranh của Việt Nam, trong 23 năm từng tồn tại trạm bảo đảm hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô/Nga và là căn cứ quân sự ở nước ngoài lớn nhất của Hải quân Nga. Sau khi căn cứ Cam Ranh hoàn thành sứ mệnh, Nga đã chính thức trao trả căn cứ cho Việt Nam vào tháng 5/2002.

Tại Cuba, Liên Xô/Nga duy trì Nhóm chuyên gia quân sự ở Cuba (GSVSK) từ năm 1962-1993.


Nguồn: VZ, 26.2.2014.
 PrintPrintShare on Zing MeGo.vnPrintPrintPrintChia sẻ bài này lên Yahoo Messenger
E-mailPrint

Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc (1)

Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc (1)

VietnamDefence - Giữa lúc căng thẳng dâng cao tại những khu vực như biển Hoa Đông và biển Đông, Trung tâm nghiên cứu Quân sự Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ đã công bố một báo cáo chuyên sâu về hệ thống các tín hiệu đe dọa chiến tranh của Trung Quốc trong lịch sử.
Tàu hải quân Trung Quốc (AFP)
>> Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc (2)

>> Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc (3)


Nghiên cứu được công bố vào tháng 4 vạch ra kịch bản cho những tín hiệu liên quan đến tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.
Được viết bởi hai tác giả Paul H.B. Godwin và Alice L. Miller, báo cáo có tên China’s Forbearance Has Limits: Chinese Threat and Retaliation Signaling and Its Implications for a Sino-American Military Confrontation(tạm dịch: Giới hạn nhẫn nại của Trung Quốc: Tín hiệu đe dọa và trả đũa của Trung Quốc cùng hàm ý trong cuộc đối đầu Trung - Mỹ) không chỉ nghiên cứu về các tín hiệu mà còn cả về tiến trình ra quyết định và quản lý khủng hoảng của nước này.

Tín hiệu chiến tranh

Các tín hiệu cảnh báo chiến lược thường ngụ ý về nguy cơ gia tăng xung đột bao gồm các quyết định chính trị và tuyên bố của các lãnh đạo cấp cao, bình luận chính thức hoặc không chính thức của giới truyền thông Trung Quốc.

Trong những trường hợp nêu trên, những tín hiệu cảnh báo chiến lược có thể bao gồm các lời lẽ cường điệu liên quan đến lãnh thổ và lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Ví dụ, khi đề cập đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mới đây, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi quần đảo này là “lợi ích cốt lõi”, một dấu hiệu về việc Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực trong tranh chấp. Trước đây, Trung Quốc cũng nhiều lần úp mở về việc xem biển Đông, nơi mà nước đưa ra các yêu sách chủ quyền phi lý, là “lợi ích cốt lõi”. 

Cảnh báo của các nước khác 

Hầu hết các quốc gia, kể cả Mỹ, cũng áp dụng một hệ thống các tuyên bố leo thang nhằm cảnh báo việc sử dụng vũ lực và răn đe kẻ thù trong các vụ tranh chấp và khủng hoảng song ít phức tạp hơn, thông qua các tuyên bố công khai từ người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho đến Tổng thống.

Washington có thể leo thang các tuyên bố vốn không đề cập trực tiếp hay ngấm ngầm đến việc sử dụng vũ lực như: “không có lựa chọn nào được loại bỏ”. Nếu cần phải gia tăng sự răn đe, Washington có thể biến đổi một chút thành “mọi lựa chọn đều được xem xét”.

Từ đây, Washington có thể đề cập cụ thể hơn “lựa chọn quân sự đang được xem xét”. Cuối cùng, nếu những cảnh báo trước đó không được lưu ý, Washington có thể tuyên bố họ “không còn lựa chọn nào khác ngoài vũ lực”.
 
Trong thời gian gần đây, mỗi khi căng thẳng tăng cao ở biển Hoa Đông cũng như biển Đông, người ta thường nghe thấy một số tướng lãnh “diều hâu” ở Trung Quốc đăng đàn đưa ra những tuyên bố ngạo mạn, chẳng hạn như Trung Quốc “sẽ không đứng nhìn” các nước khác gặm nhấm lãnh thổ Trung Quốc, hoặc nước này, nước kia “đừng đùa với lửa” và “sự kiên nhẫn của Trung Quốc có giới hạn”…

Trong nhiều ví dụ, Bắc Kinh áp dụng một hệ thống các tín hiệu đe dọa và trả đũa nhằm mục đích răn đe đối thủ tiến hành những hành động đi ngược lại với quyền lợi của Trung Quốc bằng cách đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự. Và nếu, việc đe dọa thất bại, những phát biểu có mức độ đe dọa ngày càng gia tăng được dùng để giải thích và biện hộ việc sử dụng vũ lực của Bắc Kinh.

Hệ thống răn đe này được áp dụng trong những cuộc chiến lớn của Trung Quốc, như cuộc chiến Triều Tiên 1950, tranh chấp biên giới Ấn-Trung 1961-1962, tranh chấp biên giới Xô-Trung năm 1968-1969, và cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979.

Bắc Kinh áp dụng hệ thống thông qua một trật tự được phân chia kỹ lưỡng các lời phản đối chính thức, bình luận trên báo chí chính thức và tuyên bố của lãnh đạo.  
     
Nếu cuộc khủng hoảng tồn tại và những quan điểm về quyền lợi của Bắc Kinh không được làm thỏa mãn, các tuyên bố của họ sẽ leo thang theo trật tự và có thể bao gồm lời ngụ ý đầu tiên về việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được mục tiêu. Cách tiếp cận này trước sau như một vẫn được thực thi bất chấp những thay đổi chóng mặt về trật tự thế giới, sự phổ biến của các phương tiện ngoại giao và sự phát triển của truyền thông.

Sư răn đe chiến lược

Hệ thống răn đe của Trung Quốc vốn phù hợp với quá trình hiện đại hóa sức mạnh quân sự của nước này. Trong báo cáo mới nhất về quân đội Trung Quốc được Lầu Năm Góc gửi đến Quốc hội Mỹ vào đầu tháng 5, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lần đầu tiên đưa vào một câu: “Giới lãnh đạo Trung Quốc xem một quân đội hiện đại là sự răn đe then chốt nhằm ngăn chặn hành động của các thế lực bên ngoài vốn có thể làm tổn hại lợi ích Trung Quốc, hoặc cho phép Trung Quốc phòng vệ chống lại những hành động đó nếu sự răn đe không phát huy tác dụng”.

Theo trung tá lục quân Mỹ Dennis Blasko, cựu tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh, trên tạp chí Jane’s Defence Weekly mới đây, các phân tích quốc tế về quá trình hiện đại hóa quy ước của quân đội Trung Quốc trước nay thường tập trung vào năng lực chiến đấu của các vũ khí, khí tài mà ít lưu ý đến mục đích đầu tiên nhằm răn đe. Việc Lầu Năm Góc đưa câu trên vào đã thừa nhận một yếu tố quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc: xây dựng năng lực chiến thắng một cuộc chiến là nhiệm vụ cốt lõi của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) song mục đích đầu tiên của những năng lực này là ngăn chặn chiến tranh.

Hệ thống răn đe được Trung Quốc sử dụng nằm đạt được mục tiêu chính trị mà không cần phải trải qua một cuộc chiến. Ghi nhận toàn bộ phản ứng của Trung Quốc trước mỗi cuộc chiến lớn của nước này từ năm 1949 đến nay, các tác giả của báo cáo China’s Forbearance Has Limits, đã tổng kết về bốn bước leo thang của Trung Quốc mỗi khi Bắc Kinh muốn tiến hành chiến tranh:

- Kết hợp các hành động ngoại giao và chính trị với sự chuẩn bị quân sự một cách có hệ thống khi tín hiệu leo thang đến cấp thẩm quyền cao hơn. Những sự chuẩn bị này thường được công khai và đưa vào những thông điệp ngoại giao và chính trị nhằm ngăn chặn nước đối địch thực hiện hành động mà Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa.

- Tuyên bố tại sao Trung Quốc có lý do để sử dụng vũ lực nếu cần thiết. Thông điệp nhắm đến cả trong nước và quốc tế. Về bản chất, Bắc Kinh tuyên bố họ đối đầu một mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh và lợi ích mà nếu không thể kết liễu, sẽ cần đến việc sử dụng vũ lực.

- Khẳng định việc sử dụng vũ lực không phải là giải pháp mong muốn của Bắc Kinh với mối đe dọa phía trước song họ buộc phải sử dụng nếu kẻ đối đầu không lưu tâm đến những cảnh báo được gửi đi. Tóm lại, chiến lược đánh tín hiệu của Bắc Kinh nhằm tạo dựng cơ sở để biện minh cho việc sử dụng vũ lực. Những tín hiệu này sẽ giúp Bắc Kinh vẽ ra hình ảnh một đất nước mong muốn hòa bình chỉ triển khai quân đội khi phòng thủ và khi bị kẻ thù khiêu khích.

- Nhấn mạnh rằng sự nhẫn nại và kiềm chế của Trung Quốc không nên được xem là sự yếu ớt và Trung Quốc sẵn sàng triển khai lực lượng nếu cần thiết. 

(Còn tiếp)

Nguồn: Sơn Duân // TNO, 28.5.2013.
 PrintPrintShare on Zing MeGo.vnPrintPrintPrintChia sẻ bài này lên Yahoo Messenger
E-mailPrint