Monday, February 17, 2014

Nhà báo và ngày 17 tháng 2

Nhà báo và ngày 17 tháng 2

Mặc Lâm - RFA 
2014-02-15

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
chinese-pow
Tù binh Trung Quốc trong trận biên giới 1979
Courtesy of chinhdangvublogspot
Trước kỷ niệm chiến tranh biên giới phía bắc 5 ngày, tác giả Hoàng An Vĩnh  có bài viết “Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979?”
Không phải đến bây giờ nhà báo Việt Nam mới thấm thía nỗi đau này. Từ năm 2009, sau hàng tháng trời chuẩn bị tư liệu và có mặt tại nhiều tỉnh biên giới phía bắc, nhà báo Huy Đức đã có bài phóng sự mang tên Biên Giới Tháng Hai. Bài phóng sự đầy mồ hôi của tác giả lẫn máu lệ của đồng bào chiến sĩ biên giới đã bị gở bỏ vào ngày 9 tháng 2 sau hai tiếng đồng hồ nằm trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị.
Từ khi chiến tranh biên giới 1979 bùng nổ hàng ngàn bài báo đã được nằm trang trọng trên các tờ báo đảng và người dân sau nhiều năm vẫn đinh ninh trong trí nhớ về tội ác của quân xâm lược Trung Quốc. Người dân không thể nào nghĩ khác hơn với bốn từ “Trung Quốc xâm lược” mặc cho nhà nước nhiều lần răn đe không được dùng những từ này.
chinese-tank
Bộ đội Việt Nam bên chiếc xe tăng của Lộ quân thứ 8, Trung Quốc
Kể từ sau bài viết bị gở bỏ của Huy Đức, Ban tuyên giáo Trung ương đã có một lập luận khác mà ông Nguyễn Thế Kỷ, phó trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương vừa trả lời với BBC rằng “Trong hiện tại khi hai bên đang cố gắng có thiện chí để thiết lập quan hệ tốt hơn thì thường người ta cũng có cân nhắc xem ngồi với nhau thì có nên kể lại những chuyện ngày xưa hay không?”.
Nhà báo Ngọc Bái, người có mặt tại chiến trường Vị Xuyên từ những ngày đầu cuộc chiến cho biết cảm giác của ông trước những lời biện hộ này, ông nói:
-Thực ra cuộc chiến tranh này người ta muốn quên đi và chính muốn quên đi về mặt chủ trương thì cũng là quên đi thân phận của người lính. Những người trực tiếp tham gia ở đấy bây giờ hầu hết đều không lấy gì làm sung sướng lắm. Dùng chữ quên cũng là một cách dùng nhưng mà hầu hết người ta không muốn nhắc đến cái cuộc chiến tranh này có nghĩa là những thiệt thòi của những người lính.
Nhà báo lão thành Đoàn Vương Thanh từng làm việc cho TTXVN thẳng thừng hơn khi nói rằng mọi sự chẳng qua là chữ “sợ” ông nói:
-Họ sợ nhiều thứ quá, suy cho đến cùng thì họ sợ thằng Tàu. Cái thời Lý Thường Kiệt giải phóng được hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây rồi đấy chứ nhưng sau đó trả lại ngay các cụ ngày xưa sáng suốt như thế chứ không tham. Thế nhưng bây giờ nó chiếm được cái Hoàng Sa bốm mươi năm rồi nó cứ bảo của nó mà không bao giờ hé ra cái hy vọng là nó sẽ trả, mà thực ra nó trả cũng không phải dễ.
Các bố nhà mình nghĩ sao khi các bố bảy tám mươi tuổi cả rồi? Nếu có đánh xâm lược thì con cháu nó đánh chứ các bố có phải ra trận đâu mà các bố sợ thế? Quá trình lịch sử hàng ngàn năm đô hộ Bắc thuộc cũng như những năm gần đây nhưng mà họ không nhận ra cái đó cứ leo lẻo mười sáu chữ vàng này khác. Ông Việt Nam thì cứ bị mê mê hoặc hoặc. Người cầm đầu đảng Việt Nam năm nay bảy mươi mấy tuổi rồi thế còn sống bao lâu nữa mà ông ấy không nhận ra con đường đi cho dân tộc để rồi có cái cách làm. Các ông thừa cách làm.
Ông lú là phải thôi. Lú là vì ăn cháo lú mà cháo lú đây nó nấu bằng nhiều thứ sâm nhung bổ thận của Trung Quốc.
Nhà báo Lê Phú Khải phóng viên Đài truyền hình Trung ương chia sẻ suy nghĩ của ông về chủ trương im lặng trước các yếu tố mang tính Trung Quốc, ông nói:
-Theo tôi thì nó quá rõ ràng rồi. Mình phụ thuộc vào Trung Quốc thì thật sự không rút ra được phải dựa vào họ để tồn tại một thể chế đã lỗi thời cho nên họ điều khiển mình thế thôi. Nều không có họ thì chế độ này khó tồn tại khó đứng vững. Ông Nguyễn Cơ Thạch đã nói rồi, đi với phương Tây thì mất đảng nhưng đi với Trung Quốc thì mất nước và bây giờ rõ ràng là đi với Trung Quốc thì mất nước. Điều này Nguyễn Cơ Thạch đã nói từ lâu rồi, nói từ Đại hội trước ông Thạch đã đư ý kiến đó rồi. Nếu cứ giữ chế độ xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc thì nó sẽ lấn mình.
Cái mà đảng Cộng sản cần vượt qua bây giờ là quay về với nhân dân, về với đất nước và như thế thì đảng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân. Còn nếu như thế này thì càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc thôi. Bài toán rõ ràng và nhưng người hiểu biết đều nhận thấy như thế. Vấn đề là đảng có dám vượt qua nỗi sợ nhân dân hay không? Nhân dân sẵn sàng tha thứ miển là đảng Cộng sản phải bảo vệ quyền lợi đất nước, bảo vệ lãnh thổ. Hiện nay có nỗi sợ lớn nhất là nỗi sợ nhân dân, sợ mọi phía. Đảng mà sợ nhân dân thế thì mất nước thôi.
Trước dịp kỷ niệm 17 tháng Hai nhà báo Đào Tuấn đã âm thầm tiếp bước Huy Đức lên nhiều tỉnh phía bắc ghi lại những điều mà 35 năm sau ngày đau thương ấy. Đào Tuấn gom góp công trình của mình trong ba bài viết mang tên Hoa đào biên viễn. Bài viết chia làm ba phần mỗi phần một câu chuyện khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi với những số phận của cuộc chiến bị bỏ quên.
Khi tác giả chia sẻ với ông Dương Vương Tường, nguyên Bí thư tỉnh Cao Bằng đã thố lộ, thứ nhất ông cho biết chính ông và rất nhiều người bất ngờ vì không ai nghĩ “anh em đồng chí lại trở mặt tấn công nhau”, hai nữa ông Tường còn khuyên nhà báo Đào Tuấn phải cẩn thận trong loạt bài này:
-Đánh phá như thế nó giết chóc như thế nó gây thiệt hại mình lớn như thế nhưng mà mình có nói được gì nhiều đâu? Chẳng thấy tổng kết, chẳng thấy rút kinh nghiệm chẳng thấy gì cả, dân người ta chẳng biết như thế nào. Cái này Trung Quốc nó cũng nói rồi không bạn vĩnh viễn chỉ có bạn nhất thời thôi. Có thể hôm nay bạn mai là thù. Bây giờ mình không được xóa...các ông viết lại đưa lên báo đưa lên đài phải cẩn thận để xem trung ương chỉ đạo như thế nào....

chinese
Bộ đội Trung Quốc trong chiến tranh 1979 - Courtesy of militaryhistorynow.com
Năm 2009 nhà báo Huy Đức đã ghi lại cuộc thảm sát có thể gọi là tội ác chiến tranh của quân đội Trung Quốc:
“Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.”
5 Năm sau cũng tại cái giếng ấy nhà báo Đào Tuấn ghi lại:
“Ở Tổng Chúp có tấm bia ghi lại vụ thảm sát này. Tấm bia giờ vẫn còn sau 35 năm, dù chiếc giếng cạn, nơi năm xưa chứa đầy xác phụ nữ, trẻ em bị hành quyết bằng rìu bổ củi giờ đã lấp đầy cây lá.”
Nhà báo Ngọc Bái chia sẻ tội ác của quân Trung Quốc vì chính ông đã chứng kiến gần như toàn bộ cuộc chiến đau thương ấy, ông nói:
-Những hy sinh không kể được bằng lời. Tôi thấy những người lính trẻ nhiều người đã đổ máu xuống mảnh đất đó để không đặt dược cái gì cả. Ở trên Vị Xuyên thì từ tướng lĩnh cho tới các sĩ quan thuộc cấp cho đến người lính họ sống vô cùng kham khổ. Tôi cũng có thời gian tương đối dài ở trên đó, được chứng kiến cuộc chiến tranh nó ác liệt lắm.
Phải nói bọn Trung Quốc nó rất dã man đúng là phải nói là tội nhân chiến tranh. Thật ra họ cũng là công cụ thôi, vì chính là công cụ cho nên nó rất mù quáng, không phân biệt được đâu là phải trái cả. Họ sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và thấy đó là một sự thích thú.
Nhà báo Đoàn Vương Thanh nói về những bài viết của đồng nghiệp trẻ của ông, không riêng gì tác giả Đào Tuấn để rồi rút ra kết luận việc dẹp ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới của chính quyền:
-Tôi có theo dõi và mời đọc qua một bài của ông Đào Tuấn nhưng đã đọc nhiều bài của những người khác kể cả những người đã tường thuật trận chiến ở Vị Xuyên. Họ dẹp kỷ niệm này đi là vô lối rồi. Nếu như thế thì họ dẹp luôn đi kỷ niệm Hai bà Trưng, Hai bà Trưng cũng chống Tàu chứ? Dẹp luôn ông Trần Hưng Đạo ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, cũng là kháng Tàu chứ? Dẹp luôn giỗ của ông Lý Thường Kiệt nữa đi hay là trận Ngọc Hồi của ông Quang Trung chẳng hạn...trong khi đó thì họ lại dẹp cái kỷ niệm của xương máu sáu mươi vạn người Việt Nam đáng lẽ phải kỷ niệm một cách trọng thể và sâu rộng và giới thiệu nhiều mặt mới đúng nhưng bởi vì có cái Thành Đô nó kìm hãm rồi! Có cái vòng kim cô rồi và họ sợ mất quyền lợi thôi cũng vì nhóm lợi ích cả.

anti-china-protest
Nhân sĩ, trí thức Việt Nam biểu tình tố cáo Trung Quốc xâm lược - Courtesy of thelastcolumnist.com
Nhà báo Lê Phú Khải nhìn vấn đề ở một góc rộng hơn khi nhà nước lập lờ đối với dân chúng về yếu tố Trung Quốc kể cả vấn để biển đảo và chủ quyền quốc gia.
-Đây là cách đu dây né tránh để tồn tại chứ nếu thẳng thừng ra thì những người hy sinh vì đất nước thì phải kỷ niệm cho họ một cách rõ ràng chứ không thể cứ úp úp mở mở một cách lén lút như thế. Lúc được lúc không thì nhân dân có quyền đặt câu hỏi chứ. Cụ thể người ta chưa biết nhưng người ta có quyền hỏi tại sao những người hy sinh  cho đất nước lại không được kỷ niệm. Trong khi những người hy sinh chống Pháp, chống Mỹ thì được kỷ niệm mà những người đánh Trung Quốc, đánh giặc Tàu xâm lược lại không được kỷ niệm? Đây là vấn đề lớn nhất của đất nước hiện nay, bảo vệ chủ quyền và bảo vệ nển độc lập thực sự.
Tờ Thế Giới Mới là nơi duy nhất của mạng lưới báo chí chính thống đăng đầy đủ bài viết của Đào Tuấn. Không những thế bài viết của Ngọc Uyên trên tờ báo này cũng làm người đọc ngẩn ngơ về cái tựa: Phút bi tráng ở Pò Hèn ngày 17 tháng 2 năm 1979.

No comments:

Post a Comment