Thursday, February 20, 2014

Chiến lược mới khắc chế Trung Quốc (2)

Chiến lược mới khắc chế Trung Quốc (2)

VietnamDefence - Tên lửa bờ biển chống hạm triển khai ở tây Thái Bình Dương dự kiến được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ này.

>> Chiến lược mới khắc chế Trung Quốc (1)

Phương án tối ưu bố trí tên lửa chống hạm


Các chuyên gia cho rằng, bố trí một cách tạm thời tên lửa bờ biển trên tất cả các vùng lãnh thổ nêu trên chống hạm sẽ là tương đối dễ dàng. Trái lại, việc bố trí loại vũ khí này một cách thường trực sẽ gây ra phản ứng tiêu cực của từ phía Trung Quốc và có thể tác động tiêu cực đến các loại đàm phán Mỹ-Trung.

Để bảo đảm hoạt động bình thường cho các tên lửa bờ biển với tư cách phương tiện kiềm chế, cần có sự hợp tác chặt chẽ với những nước mà các tên lửa này được bố trí, đây cũng là yếu tố mà theo các chuyên gia, Mỹ không nên làm căng thẳng quan hệ với Trung Quốc vì nó.

Do đó, phương án tối ưu nhất sử dụng tên lửa chống hạm là chuẩn bị các vị trí dự kiến sẽ phóng tên lửa đi, và bố trí các kho chứa loại vũ khí này trên lãnh thổ các nước châu Á hoặc là chuẩn bị cho việc cơ động khẩn cấp tên lửa bờ biển từ Mỹ.

Các eo biển cần phong tỏa để kiềm chế hải quân Trung Quốc

Hàng loạt tên lửa chống hạm có thể bố trí không chỉ trên mặt đất mà cả ở các dạng khác, cho phép tăng thêm độ linh hoạt sử dụng chúng. Đồng thời, cũng đặt ra vấn đề động viên và xây dựng một cơ quan chỉ huy hiệu quả các đơn vị tên lửa chống hạm triển khai trong các điều kiện khác nhau.

Theo các chuyên gia, tối ưu là sơ đồ động viên và cơ động các đơn vị tên lửa phòng không Patriot do Mỹ phát triển. Biên chế tối thiểu của một đơn vị Patriot gồm 2 bệ phóng với 4 ống phóng mỗi bệ, 8 xe bảo đảm, radar, đài điều khiển, thiết bị bổ trợ cần cho hệ thống hoạt động bình thường, kíp chiến đấu tương ứng. Tất cả các thành phần này có thể cơ động bằng 5 máy bay vận tải C-5 hay 7 chiếc C-17. Cũng có thể sử dụng tàu cao tốc để cơ động hệ thống Patriot.

Xét đến trình độ phát triển cao của thị trường tên lửa chống hạm các loại, kể cả loại bố trí trên mặt đất, các chuyên gia cho rằng, cơ cấu đơn vị tên lửa chống hạm như mô tả ở trên có thể được áp dụng cho bất kỳ loại tên lửa chống hạm nào mà không phải mất nhiều công sức.

Đánh giá ảnh hưởng của tình hình quốc tế đối với chiến lược sử dụng tên lửa bờ biển để kiềm chế hải quân Trung Quốc, các nhà phân tích nhận định rằng, không phải tất cả các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều thực sự là đồng minh và/hoặc đối tác của Mỹ. Ví dụ nổi bật nhất là Indonesia, quốc gia đang củng cố quan hệ với Trung Quốc mặc dù vẫn tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Có thể việc phải thuyết phục các nước này cho phép triển khai tên lửa bờ biển trên lãnh thổ của họ sẽ là khó khăn lớn đối với chính sách đối ngoại Mỹ trong khu vực.

Việc hợp tác xây dựng một hệ thống phòng thủ chung bằng tên lửa bờ biển có thể cải thiện lớn sự phối hợp giữa Mỹ và các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương trong lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia. Ngoài ra, còn một vấn đề bức thiết là liệu các nước này có thể sử dụng hiệu quả tên lửa bờ biển để phong tỏa hải quân Trung Quốc hay không. Các chuyên gia cho rằng, do quân đội Mỹ không có đủ kinh nghiệm và cơ sở vật chất-kỹ thuật để sử dụng hiệu quả tối đa tên lửa bờ biển nên việc hợp tác với các nước châu Á trên hướng này có thể rất khó khăn.

Hiện nay, Không quân và Hải quân Mỹ có các phương tiện có thể kiềm chế các ý đồ của hải quân Trung Quốc mà không phải dùng đến lục quân. Tuy nhiên, phần lớn các phương tiện đó là loại đắt tiền và việc bố trí chúng có thể gặp khó khăn bởi sự cản trở của Trung Quốc. Tên lửa bờ biển phóng từ các bệ phóng có kích thước tương đối nhỏ triển khai ở địa hình khó khăn có khả năng cải thiện lớn hệ thống răn đe, kiềm chế của Mỹ mà không dùng đến vũ khí trang bị đắt tiền. Việc sử dụng các tên lửa này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiệm vụ tuần tra bằng các lực lượng của Không quân và Hải quân Mỹ. Việc triển khai ồ ạt các bệ phóng trên lãnh thổ các nước đồng minh và/hoặc đối tác của Mỹ sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các hệ thống chỉ huy/kiểm soát và các cơ quan tình báo Trung Quốc.

Sử dụng tên lửa bờ biển trong khuôn khổ chiến lược “Tác chiến không-biển” sẽ cho phép gia tăng mạnh khả năng của Mỹ đối kháng với chiến lược chống tiếp cận khu vực (A2-AD) của Trung Quốc. Nó cũng sẽ tạo điều kiện cho việc hợp tác với các nước châu Á-Thái Bình Dương trong việc triển khai và sử dụng vũ khí này, các chuyên gia RAND nhận định.

Bản báo cáo đáng sợ
Ý tưởng sử dụng tên lửa bờ biển của Mỹ và các đồng minh/đối tác ở châu Á-Thái Bình Dương như một yếu tố kiềm chế quan trọng đặc biệt bức thiết trong bối cảnh tiềm lực của hải quân Trung Quốc gia tăng.

Các phương tiện răn đe hạt nhân của hải quân Trung Quốc đã lần đầu tiên trong lịch sử nước này đạt đến khả năng sẵn sàng chiến đấu ban đầu. Bản báo cáo với thông tin này đã được một tiểu ban chuyên trách về Trung Quốc của Quốc hội Mỹ công bố.

Theo bản dự thảo của báo cáo do Ủy ban về Kinh tế và an ninh Mỹ-Trung (US-China Economic and Security Review Commission), một tên lửa đường đạn nhiên liệu rắn phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 của Trung Quốc có thể đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu ban đầu vào cuối năm 2013. Tầm bắn của SLBM này dự đoán là 4.000 hải lý (7.408 km).

Cùng với tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn (SSBN) lớp Type 094 (Tấn), JL-2 sẽ đe dọa trực tiếp lãnh thổ Mỹ. Hiện nay, hải quân Trung Quốc có 3 SSBN lớp Tấn,  dự định đặt đóng 2 tàu đến năm 2020.

Trong báo cáo có nêu các thông tin cho biết, Trung Quốc đang phát triển 2 lớp tàu ngầm hạt nhân mới là tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa/ngư lôi lớp Type 095 và SSBN lớp Type 096. Dự kiến, SSBN lớp Type 096 sẽ tăng mạnh tầm hoạt đông, sức cơ động, tính bí mật và hiệu quả của các phương tiện răn đe hạt nhân Trung Quốc.

Các cơ sở của quân đội Mỹ trên đảo Guam sắp tới sẽ nằm trong tầm đe dọa của tên lửa mặt đất Trung Quốc, các chuyên gia nhấn mạnh.

Mặc dù hiện nay Trung Quốc chưa thể sử dụng tên lửa hành trình mặt đất, hải quân Trung Quốc, theo các chuyên gia, đang nghiên cứu khả năng tấn công mục tiêu mặt đất bằng tên lửa hành trình phóng từ biển. Đóng vai trò đặc biệt trong tình huống đó là các tàu ngầm Type 095 và các tàu khu trục tên lửa lớp 052D (Lữ Dương III). Nó sẽ tạo thuận lợi cho Trung Quốc tấn công các mục tiêu ở tây Thái Bình Dương, kể cả trên đảo Guam.

Như đã nêu trong báo cáo nói trên, không quân Trung Quốc đã mua 15 máy bay ném bom mới H-6K (biến thể cải tiến của H-6). H-6K có thể mang các tên lửa hành trình tấn công mặt đất và có tầm bay xa hơn biến thể trước. Các tên lửa hành trình phóng từ máy bay sẽ cho phép không quân Trung Quốc tấn công hầu như tất cả các mục tiêu ở tây Thái Bình Dương.

Theo báo cáo, Trung Quốc đang phát triển biến thể cải tiến của tên lửa đường đạn chống hạm DF-21D. Tầm bắn dự đoán của nó là 810 hải lý (1.500 km). Vì thế, nó sẽ không thể tiêu diệt mục tiêu ở đảo Guam vốn cách lãnh thổ Trung Quốc 1.600 hải lý (3.000 km).

Trong số những điểm mới của hải quân Trung Quốc, các nhà phân tích đặc biệt chú ý đến việc đóng hoàn thiện tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh, mà từ tàu này tiêm kích J-15 Flying Shark đã thực hiện cất/hạ cánh. Tháng 6/2013, trong quá trình tập trận, tốp phi công máy bay trên hạm và sĩ quan điều khiển cất/hạ cánh trên tàu sân bay đã  tiến hành thực nghiệm, còn vào tháng 9/2013, đã tiến hành các lần kiểm tra cất/hạ cánh cho các máy bay trên tàu này. Dự đoán, việc huấn luyện thủy thủ đoàn sẽ tiếp tục đến khi hải quân Trung Quốc nhận vào trang bị trung đoàn không quân trên hạm trang bị J-15 đầu tiên vào năm 2015-2016.

Báo cáo cũng đưa thông tin về các loại tàu mới khác của Trung Quốc. Năm 2012, Trung Quốc đã đưa vào biên thế 2 lớp tàu nổi mới là khu trục hạm Lữ Dương III và frigate Giang Đảo (Type 056). Họ đã nối lại việc đóng tàu khu trục tên lửa lớp Lữ Dương II, tiếp tục đóng hàng loạt frigate tên lửa Giang Khải II (Type 054А).

Các nhà phân tích cho rằng, phần lớn các tàu này sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2015. Đến lúc đó, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thứ hai thế giới về số lượng tàu chiến lớn được hạ thủy, còn vào năm 2020, bất kể Hải quân Mỹ tăng số lượng tàu đóng, Trung Quốc sẽ là nước đóng tàu chiến lớn nhất thế giới và hàng năm sẽ sản xuất số lượng tàu ngầm và tàu nổi lớn nhất.

Quan điểm của các chuyên gia trình bày trong báo cáo là: trong 5-10 năm tới, hoạt động chuẩn bị chiến tranh của Trung Quốc sẽ làm thay đổi lớn cán cân chiến lược ở châu Á. Cùng với việc củng cố quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc đang tăng cường khả năng của họ tấn công các căn cứ và tàu Mỹ và đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương.
Nguồn: VPK, № 46 (514), ngày 27.11.2013.
 PrintPrintShare on Zing MeGo.vnPrintPrintPrintChia sẻ bài này lên Yahoo Messenger
E-mailPrint
 

No comments:

Post a Comment