Phát biểu vào hôm qua, 14/02/2014 trước các sinh viên một học viện quốc phòng tại Manila, Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh phụ trách các chiến dịch của Hải quân Mỹ, đã nhấn mạnh là Hoa Kỳ sẽ tôn trọng hiệp định phòng thủ ký kết giữa hai nước : « Dĩ nhiên là chúng tôi sẽ giúp các bạn. Tôi không biết là hình thức giúp đỡ cụ thể sẽ như thế nào. (Nhưng) tôi muốn nói là chúng tôi có trách nhiệm vì chúng ta có một hiệp ước ».
Theo hãng tin Pháp AFP, tuyên bố của Đô đốc Greenert là một trong những lời ủng hộ mạnh mẽ nhất của Mỹ đối với Philippines từ trước tới nay, và đã được đưa ra vào lúc lo ngại gia tăng về khả năng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để khẳng định chủ quyền trên hầu hết Biển Đông.
Philippines và Hoa Kỳ đã có hiệp ước phòng thủ ký năm 1951, mà theo các giới chức, buộc hai nước bảo vệ nhau trong trường hợp bị ngoại bang tấn công.
Quan điểm chính thức của Hoa Kỳ là không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông còn liên quan đến cả Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Tuy nhiên Đô đốc Greenert xác định rằng ông muốn gởi đi một « thông điệp rõ ràng... theo đó cách hành xử hung hăng bên ngoài các chuẩn mực quốc tế là đi ngược lại với trật tự tốt ».
Đô đốc Greenert còn nói thêm : « Có thể là các bạn đã thấy một số tuyên bố của giới làm chính sách của chúng tôi đi theo đường hướng đó. Các bạn sẽ thấy nhiều hơn nữa từ phía chúng tôi ».
Ông Greenert cũng tiết lộ rằng Hải quân Mỹ sẽ gia tăng sự hiện diện tại vùng Tây Thái Bình Dương, từ mức 50 tàu hiện nay, lên thành 60 tàu vào năm 2020.
Viên Tư lệnh Hải quân Mỹ đồng thời hoan nghênh việc Philippines đã yêu cầu một tòa án Liên Hiệp Quốc bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn Biền Đông. Ông Greenert thúc giục Manila phải tiếp tục công việc này cho đến khi có kết quả cho dù Trung Quốc không tham gia vào tiến trình này.
Các phát biểu của Đô đốc Hải quân Mỹ tại Philippines đã nhắc lại hai yếu tố có thể gọi là mới trong chính sách Biển Đông của Hoa Kỳ, đã được các giới chức lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ nhắc đi nhắc lại trong thời gian gần đây.
Đó là công khai tố cáo tính chất phi pháp của đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông để đòi hỏi chủ quyền, điều đã được Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương nêu bật trong cuộc điều trần trước Hạ viện Mỹ vào tuần trước, và công khai ủng hộ vụ Manila kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc.
Riêng đối với Bắc Kinh, ngay từ tháng 12 năm ngoái, trong chuyến thăm Philippines, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo Trung Quốc là không nên thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Lời cảnh cáo đó sau đó đã được nhiều quan chức Mỹ khác nhắc lại mà gần đây nhất là tuyên bố hôm 09/02 của Tướng Carlisle, Tư lệnh Không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương.
Theo hãng tin Pháp AFP, tuyên bố của Đô đốc Greenert là một trong những lời ủng hộ mạnh mẽ nhất của Mỹ đối với Philippines từ trước tới nay, và đã được đưa ra vào lúc lo ngại gia tăng về khả năng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để khẳng định chủ quyền trên hầu hết Biển Đông.
Philippines và Hoa Kỳ đã có hiệp ước phòng thủ ký năm 1951, mà theo các giới chức, buộc hai nước bảo vệ nhau trong trường hợp bị ngoại bang tấn công.
Quan điểm chính thức của Hoa Kỳ là không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông còn liên quan đến cả Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Tuy nhiên Đô đốc Greenert xác định rằng ông muốn gởi đi một « thông điệp rõ ràng... theo đó cách hành xử hung hăng bên ngoài các chuẩn mực quốc tế là đi ngược lại với trật tự tốt ».
Đô đốc Greenert còn nói thêm : « Có thể là các bạn đã thấy một số tuyên bố của giới làm chính sách của chúng tôi đi theo đường hướng đó. Các bạn sẽ thấy nhiều hơn nữa từ phía chúng tôi ».
Ông Greenert cũng tiết lộ rằng Hải quân Mỹ sẽ gia tăng sự hiện diện tại vùng Tây Thái Bình Dương, từ mức 50 tàu hiện nay, lên thành 60 tàu vào năm 2020.
Viên Tư lệnh Hải quân Mỹ đồng thời hoan nghênh việc Philippines đã yêu cầu một tòa án Liên Hiệp Quốc bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn Biền Đông. Ông Greenert thúc giục Manila phải tiếp tục công việc này cho đến khi có kết quả cho dù Trung Quốc không tham gia vào tiến trình này.
Các phát biểu của Đô đốc Hải quân Mỹ tại Philippines đã nhắc lại hai yếu tố có thể gọi là mới trong chính sách Biển Đông của Hoa Kỳ, đã được các giới chức lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ nhắc đi nhắc lại trong thời gian gần đây.
Đó là công khai tố cáo tính chất phi pháp của đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông để đòi hỏi chủ quyền, điều đã được Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương nêu bật trong cuộc điều trần trước Hạ viện Mỹ vào tuần trước, và công khai ủng hộ vụ Manila kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc.
Riêng đối với Bắc Kinh, ngay từ tháng 12 năm ngoái, trong chuyến thăm Philippines, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo Trung Quốc là không nên thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Lời cảnh cáo đó sau đó đã được nhiều quan chức Mỹ khác nhắc lại mà gần đây nhất là tuyên bố hôm 09/02 của Tướng Carlisle, Tư lệnh Không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương.
No comments:
Post a Comment