Tờ báo nhận định, tài gỡ mìn của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vẫn không thay đổi được tình hình. Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc bị bắt nạt và ngày càng quan ngại trước các yêu sách lãnh thổ ngày càng mạnh của Trung Quốc, ông John Kerry đã cố gắng đàm phán với chủ tịch nước Tập Cận Bình, nhưng cũng vô ích, thậm chí Hoa Kỳ cũng đã đe dọa rằng, các quần đảo đang tranh chấp với Nhật là nằm trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh, quy định Mỹ được phép can thiệp bảo vệ Nhật khi có một nước thứ ba tấn công. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn bỏ ngoài tai những cảnh cáo trên.
Hoa Kỳ luôn hy vọng hợp tác tốt với Bắc Kinh, đồng minh có trọng lượng duy nhất của Bình Nhưỡng nhằm thuyết phục chế độ Kim Jong-un giải trừ chương trình hạt nhân. Ngoại trưởng John Kerry nhận định sau cuộc hội đàm vừa qua : đàm phán với chủ tịch nước Tập Cận Bình rất mang tính « xây dựng, tích cực và tôi lấy làm vui mừng vì đã có dịp bàn luận chi tiết về các thách thức của chính quyền Bình Nhưỡng ».
Thế nhưng, ngoại trưởng John Kerry đã không thành công trong việc giải quyết hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng tại Biển Đông. Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông, thậm chí cả những lãnh hải rất xa với vùng duyên hải của mình, gây lo ngại đặc biệt cho Philippines và Việt Nam. Thế nhưng, căng thẳng nhất vẫn là tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa hai đại cường kinh tế Châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc.
Trên truyền hình Trung Quốc, một bộ phim nhiều tập mang tên : « Kỵ sĩ chống Nhật » miêu tả lại cảnh quân Nhật xâm lược Trung Quốc trong những năm 1930, chúng ta sẽ thấy bạo lực hận thù của Trung Quốc đối với Nhật vẫn còn quá lớn. Đó là một cao thủ võ lâm với sức mạnh siêu phàm cắn xé vụn thi thể của những người lính Nhật trong một bể máu. Thế nhưng, một cuộc chiến khác, với vai chính là các nhà ngoại giao Trung Quốc, cũng được phô bày trên màn ảnh.
Tại khắp các thủ đô, các nhà ngoại giao Trung Quốc vốn nổi tiếng là kín đáo, giờ đây lại bắt đầu làm mưa làm gió. Trong một mục được đăng trên tờ Daily Telegraph, đại sứ quán Trung Quốc tại Luân Đôn đã nêu lên hình ảnh nhân vật xấu Lord Voldemort trong truyện Harry Potter để lên án những khuynh hướng quân phiệt của thủ tướng Nhật.
Cuối cùng, bài báo nhận định, Trung Quốc ngày càng tự tin hơn vào chính mình, đang sử dụng nghệ thuật « quyền lực mềm » và trở thành « đối thủ » đáng gờm đối với Hoa Kỳ trong khu vực, bất chấp chính sách « xoay trục » sang Châu Ácủa Mỹ.
Căng thẳng Tokyo - Seoul làm lung lay chính sách « xoay trục » của Mỹ
Nhìn sang tranh chấp lãnh hải giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tờ Le Figaro tiếp tục phân tích, giữa Tokyo và Seoul, quá khứ đã qua nhưng hận thù vẫn còn đó. Tình hình này làm lung lay chiến lược « xoay trục » của Mỹ tại vùng Đông-Bắc Á. Ngoại trưởng John Kerry phải đóng vai trò làm lính cứu hỏa để dập bớt đám cháy đang âm ỉ trong hai đồng minh chính của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Khi công du tại Seoul vào thứ năm vừa qua, Ngoại trưởng John Kerry đã kêu gọi Hàn Quốc và Nhật Bản cùng nhau bỏ qua những xung khắc « có từ quá khứ để đối mặt với những thách thức chiến lược hiện tại ». « Chúng ta cần phải duy trì một sự phối hợp mạnh mẽ giữa ba bên, đặc biệt là trước mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên ». Tuần trước đó, Ngoại trưởng Mỹ cũng gửi cùng một thông điệp đến người đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kíhida, khi ông công du tại Washington.
Trong một bài diễn văn, Thủ tướng Nhật Abe mang khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc mong muốn trang bị cho Nhật một quân đội thật sự. Điều này làm tái phát những vết thương cũ của Hàn Quốc thời kỳ bán đảo Triều Tiên thuộc địa từ năm 1910-1945, bất kể hiệp ước bình thường hóa quan hệ được ký kết vào năm 1965. Từ khi nhậm chức cách đây một năm, nữ Tổng thống Park Geun-hye vô cùng cương quyết.
Bà đã loại trừ mọi cuộc họp thượng đỉnh với Thủ tướng Abe, chừng nào ông vẫn chưa thể hiện thái độ ăn năn về những tội ác mà Nhật đã gây ra trong quá khứ. Séoul đòi hỏi Thủ tướng Nhật phải có lời xin lỗi. Thái độ cứng rắn của nữ tổng thống Hàn Quốc đe dọa chiến lược « xoay trục » của Tổng thống Obama tại Châu Á nhằm chống lại đe dọa của Bình Nhưỡng và đặc biệt là ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đồng minh quan trọng, bởi vì Mỹ đặt nhiều căn cứ quân sự tại đây.
Tại Seoul, ông Kerry tái khẳng định sự kiên định của Washington trong việc « tái cân bằng » lực lượng ngoại giao và quân sự tại Á châu, để kêu gọi các đồng minh của mình nỗ lực hòa giải với nhau. Ông cũng nhận thấy là không phải dễ để làm được điều ấy.
Dân số : Ấn Độ chịu nhiều chính sách hà khắc
Báo La Croix ra hôm nay quan tâm đến tình trạng dân số tại Ấn Độ. Dân số tại nước này hiện là 1,21 tỷ người nhưng số liệu này ít khi nào chúng ta thấy xuất hiện trên trang nhất các tờ báo và ít khi là đề tài tranh luận chính trị. Khi đề cập đến chủ đề này, truyền thông luôn ca ngợi và xem đó là dấu hiệu của một sự hùng mạnh. Thế nhưng, Ấn Độ đang là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. Dự tính đến năm 2025, nước này sẽ soán ngôi của Trung Quốc. Một số chuyên gia thì xem đây là một sự hứa hẹn phục hưng kinh tế, nhờ vào một dân số trẻ trên thị trường lao động. Thế nhưng, bùng nổ dân số cũng gây ra nhiều áp lực lên môi trường, cơ sở hạ tầng, tài nguyên hay tổ chức xã hội.
Ấn Độ đã thiết lập chương trình kế hoạch hóa gia đình từ năm 1952 và sau đó là việc cần phải quảng bá nhanh chóng kiễu mẫu gia đình có hai con. Chiến dịch khốc liệt nhất diễn ra vào năm 1976-1977 đã gây thương tổn cho dân chúng cả nước. Trong vòng một năm, 5 triệu dân nghèo Ấn Độ bị cưỡng bức triệt sản.
Tại đất nước này, việc điều chỉnh sinh sản vấp phải một số rào cản tâm lý về văn hóa, tôn giáo và kinh tế. Vấn đề dân số chính là một điều cấm kỵ xã hội. Trong tâm thức người Ấn Độ, nếu phải sinh con ít hơn thì ít ra phải có được con trai. Kết quả là việc lựa chọn giới tính phôi thai bất hợp pháp một cách tàn bạo đã diễn ra, với 500 000 phôi thai nữ bị phá hàng năm. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng bất cân bằng dân số và sẽ trở nên nghiêm trọng với tỷ lệ 914 phụ nữ/1000 đàn ông vào năm 2011.
Giờ đây, chính sách kiểm soát sinh sản dựa trên trách nhiệm cá nhân, thông qua các cuộc vận động tuyên truyền và những quyền lợi cho những công dân « gương mẫu ». Bộ trưởng Y tế và Gia đình khuyên dân chúng nên « xem ti vi thay vì sinh con ». Bộ này cũng khuyến cáo người dân nên triệt sản, dùng vòng tránh thai hay bao cao su.
Trên thực tế, hai lựa chọn cuối cùng được rất ít người Ấn Độ sử dụng bởi vì họ có cái nhìn ngờ vực về hai biện pháp này. 37% người Ấn Độ đã lập gia đình lựa chọn triệt sản và biện pháp này hoàn toàn miễn phí. Chính sách quốc gia khuyên người dân nên kết hôn trễ hơn, giãn khoảng cách sinh con đầu lòng và con thứ hai. Sự đô thị hóa và thu nhập gia tăng cũng góp phần hạn chế sinh sản.
Người Pháp vẫn mơ ước một gia đình đông con
Trong khi đó, nhìn sang Pháp, nhật báo Le Figaro đăng bài : « Người Pháp vẫn mơ ước một gia đình đông con ». Gần phân nửa người Pháp muốn có ba con, thậm chí là bốn con. 68% trong số đó không có được nhiều con như họ ao ước ban đầu. Theo chuyên gia Laurent Toumelon thuộc Viện Dân số quốc gia Pháp Ined: “Tại Pháp, muốn có nhiều con được xem là tốt và kỳ thị đối với những gia đình đông con tương đối thấp khi so sánh với các nước Châu Âu khác. Ví dụ, tại Đức, cha mẹ nào có trên hai con mà ít phương tiện để nuôi dạy chúng thì bị xem như cha mẹ tệ ».
Tuy nhiên, theo báo Le Figaro, sinh sang đứa con thứ ba bắt đầu nảy sinh một số vấn đề. Trên thực tế, 48% hộ gia đình có hai con và chỉ có 23% hộ có ba con. Để giải thích cho sự chênh lệch giữa ao ước và thực tế của họ thì 1/3 hộ nêu lên lý do như tuổi quá già bởi vì độ tuổi trung bình của người mẹ lúc sinh con vào năm 2010 là 30 tuổi. Ngoài ra, còn có các vấn đề khác như nhà cửa chật hẹp, chi phí giáo dục con cái cao, khó khăn trong việc dung hòa giữa công việc và đời sống gia đình, thiếu nhà trẻ và phương tiện trông trẻ. Tương lai xã hội-kinh tế u ám cũng làm cho người Pháp ngại sinh nhiều con.
Bỉ : Nước đầu tiên cho phép trẻ em được trợ tử
Liên quan đến thời sự tại Bỉ, các nhật báo Le Monde và Libération đều quan tâm đến việc Bỉ là quốc gia đầu tiên cho phép trợ tử cho trẻ vị thành niên, không giới hạn tuổi tác. Hôm qua, Quốc Hội vừa thông qua đạo luật này, đối với trẻ em mắc bệnh không thể cứu chữa được.
Sau khi nghe quyết định này, các vị giám mục Bỉ gọi đây là một « bước đi quá lố ». « Đó là việc cấm giết người, điều làm nên nền tảng của xã hội loài người ».
Một số chuyên gia độc lập cho rằng, đạo luật này chưa được trình lên Ủy ban nhà nước nên vẫn còn chứa một số ẩn khuất. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai cha mẹ trẻ em không đồng thuận trong quyết định trợ tử và ai sẽ giải quyết tranh chấp ?
Tuy nhiên, theo báo Le Monde, những người đề nghị luật này nhận định rằng đạo luật chứa khá nhiều « điều kiện nghiêm ngặt ». Trẻ em cần dùng đến trợ tử cần chứng tỏ một « tình trạng y khoa không lối thoát, sẽ sớm dẫn đến tử vong ». Ngoài ra, đó phải là trẻ đau đớn liên tục và không chịu đựng được. Cha mẹ và người « trợ tử » phải đồng thuận với nhau.
Đông đá xác chết để hy vọng được phục sinh. Và để kết thúc mục điểm báo, chúng tôi xin điểm qua một bài trên tờ Le Monde nói về hàng trăm người chết muốn làm đông đá xác của mình vì hy vọng sẽ được sống lại trong tương lai. Đó chính là tại Sheffield, Anh. Một hiệp hội đã đề nghị chuyển các xác chết này sang Mỹ vì tại đó, việc làm này là hoàn toàn hợp pháp.
Hoa Kỳ luôn hy vọng hợp tác tốt với Bắc Kinh, đồng minh có trọng lượng duy nhất của Bình Nhưỡng nhằm thuyết phục chế độ Kim Jong-un giải trừ chương trình hạt nhân. Ngoại trưởng John Kerry nhận định sau cuộc hội đàm vừa qua : đàm phán với chủ tịch nước Tập Cận Bình rất mang tính « xây dựng, tích cực và tôi lấy làm vui mừng vì đã có dịp bàn luận chi tiết về các thách thức của chính quyền Bình Nhưỡng ».
Thế nhưng, ngoại trưởng John Kerry đã không thành công trong việc giải quyết hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng tại Biển Đông. Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông, thậm chí cả những lãnh hải rất xa với vùng duyên hải của mình, gây lo ngại đặc biệt cho Philippines và Việt Nam. Thế nhưng, căng thẳng nhất vẫn là tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa hai đại cường kinh tế Châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc.
Trên truyền hình Trung Quốc, một bộ phim nhiều tập mang tên : « Kỵ sĩ chống Nhật » miêu tả lại cảnh quân Nhật xâm lược Trung Quốc trong những năm 1930, chúng ta sẽ thấy bạo lực hận thù của Trung Quốc đối với Nhật vẫn còn quá lớn. Đó là một cao thủ võ lâm với sức mạnh siêu phàm cắn xé vụn thi thể của những người lính Nhật trong một bể máu. Thế nhưng, một cuộc chiến khác, với vai chính là các nhà ngoại giao Trung Quốc, cũng được phô bày trên màn ảnh.
Tại khắp các thủ đô, các nhà ngoại giao Trung Quốc vốn nổi tiếng là kín đáo, giờ đây lại bắt đầu làm mưa làm gió. Trong một mục được đăng trên tờ Daily Telegraph, đại sứ quán Trung Quốc tại Luân Đôn đã nêu lên hình ảnh nhân vật xấu Lord Voldemort trong truyện Harry Potter để lên án những khuynh hướng quân phiệt của thủ tướng Nhật.
Cuối cùng, bài báo nhận định, Trung Quốc ngày càng tự tin hơn vào chính mình, đang sử dụng nghệ thuật « quyền lực mềm » và trở thành « đối thủ » đáng gờm đối với Hoa Kỳ trong khu vực, bất chấp chính sách « xoay trục » sang Châu Ácủa Mỹ.
Căng thẳng Tokyo - Seoul làm lung lay chính sách « xoay trục » của Mỹ
Nhìn sang tranh chấp lãnh hải giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tờ Le Figaro tiếp tục phân tích, giữa Tokyo và Seoul, quá khứ đã qua nhưng hận thù vẫn còn đó. Tình hình này làm lung lay chiến lược « xoay trục » của Mỹ tại vùng Đông-Bắc Á. Ngoại trưởng John Kerry phải đóng vai trò làm lính cứu hỏa để dập bớt đám cháy đang âm ỉ trong hai đồng minh chính của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Khi công du tại Seoul vào thứ năm vừa qua, Ngoại trưởng John Kerry đã kêu gọi Hàn Quốc và Nhật Bản cùng nhau bỏ qua những xung khắc « có từ quá khứ để đối mặt với những thách thức chiến lược hiện tại ». « Chúng ta cần phải duy trì một sự phối hợp mạnh mẽ giữa ba bên, đặc biệt là trước mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên ». Tuần trước đó, Ngoại trưởng Mỹ cũng gửi cùng một thông điệp đến người đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kíhida, khi ông công du tại Washington.
Trong một bài diễn văn, Thủ tướng Nhật Abe mang khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc mong muốn trang bị cho Nhật một quân đội thật sự. Điều này làm tái phát những vết thương cũ của Hàn Quốc thời kỳ bán đảo Triều Tiên thuộc địa từ năm 1910-1945, bất kể hiệp ước bình thường hóa quan hệ được ký kết vào năm 1965. Từ khi nhậm chức cách đây một năm, nữ Tổng thống Park Geun-hye vô cùng cương quyết.
Bà đã loại trừ mọi cuộc họp thượng đỉnh với Thủ tướng Abe, chừng nào ông vẫn chưa thể hiện thái độ ăn năn về những tội ác mà Nhật đã gây ra trong quá khứ. Séoul đòi hỏi Thủ tướng Nhật phải có lời xin lỗi. Thái độ cứng rắn của nữ tổng thống Hàn Quốc đe dọa chiến lược « xoay trục » của Tổng thống Obama tại Châu Á nhằm chống lại đe dọa của Bình Nhưỡng và đặc biệt là ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đồng minh quan trọng, bởi vì Mỹ đặt nhiều căn cứ quân sự tại đây.
Tại Seoul, ông Kerry tái khẳng định sự kiên định của Washington trong việc « tái cân bằng » lực lượng ngoại giao và quân sự tại Á châu, để kêu gọi các đồng minh của mình nỗ lực hòa giải với nhau. Ông cũng nhận thấy là không phải dễ để làm được điều ấy.
Dân số : Ấn Độ chịu nhiều chính sách hà khắc
Báo La Croix ra hôm nay quan tâm đến tình trạng dân số tại Ấn Độ. Dân số tại nước này hiện là 1,21 tỷ người nhưng số liệu này ít khi nào chúng ta thấy xuất hiện trên trang nhất các tờ báo và ít khi là đề tài tranh luận chính trị. Khi đề cập đến chủ đề này, truyền thông luôn ca ngợi và xem đó là dấu hiệu của một sự hùng mạnh. Thế nhưng, Ấn Độ đang là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. Dự tính đến năm 2025, nước này sẽ soán ngôi của Trung Quốc. Một số chuyên gia thì xem đây là một sự hứa hẹn phục hưng kinh tế, nhờ vào một dân số trẻ trên thị trường lao động. Thế nhưng, bùng nổ dân số cũng gây ra nhiều áp lực lên môi trường, cơ sở hạ tầng, tài nguyên hay tổ chức xã hội.
Ấn Độ đã thiết lập chương trình kế hoạch hóa gia đình từ năm 1952 và sau đó là việc cần phải quảng bá nhanh chóng kiễu mẫu gia đình có hai con. Chiến dịch khốc liệt nhất diễn ra vào năm 1976-1977 đã gây thương tổn cho dân chúng cả nước. Trong vòng một năm, 5 triệu dân nghèo Ấn Độ bị cưỡng bức triệt sản.
Tại đất nước này, việc điều chỉnh sinh sản vấp phải một số rào cản tâm lý về văn hóa, tôn giáo và kinh tế. Vấn đề dân số chính là một điều cấm kỵ xã hội. Trong tâm thức người Ấn Độ, nếu phải sinh con ít hơn thì ít ra phải có được con trai. Kết quả là việc lựa chọn giới tính phôi thai bất hợp pháp một cách tàn bạo đã diễn ra, với 500 000 phôi thai nữ bị phá hàng năm. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng bất cân bằng dân số và sẽ trở nên nghiêm trọng với tỷ lệ 914 phụ nữ/1000 đàn ông vào năm 2011.
Giờ đây, chính sách kiểm soát sinh sản dựa trên trách nhiệm cá nhân, thông qua các cuộc vận động tuyên truyền và những quyền lợi cho những công dân « gương mẫu ». Bộ trưởng Y tế và Gia đình khuyên dân chúng nên « xem ti vi thay vì sinh con ». Bộ này cũng khuyến cáo người dân nên triệt sản, dùng vòng tránh thai hay bao cao su.
Trên thực tế, hai lựa chọn cuối cùng được rất ít người Ấn Độ sử dụng bởi vì họ có cái nhìn ngờ vực về hai biện pháp này. 37% người Ấn Độ đã lập gia đình lựa chọn triệt sản và biện pháp này hoàn toàn miễn phí. Chính sách quốc gia khuyên người dân nên kết hôn trễ hơn, giãn khoảng cách sinh con đầu lòng và con thứ hai. Sự đô thị hóa và thu nhập gia tăng cũng góp phần hạn chế sinh sản.
Người Pháp vẫn mơ ước một gia đình đông con
Trong khi đó, nhìn sang Pháp, nhật báo Le Figaro đăng bài : « Người Pháp vẫn mơ ước một gia đình đông con ». Gần phân nửa người Pháp muốn có ba con, thậm chí là bốn con. 68% trong số đó không có được nhiều con như họ ao ước ban đầu. Theo chuyên gia Laurent Toumelon thuộc Viện Dân số quốc gia Pháp Ined: “Tại Pháp, muốn có nhiều con được xem là tốt và kỳ thị đối với những gia đình đông con tương đối thấp khi so sánh với các nước Châu Âu khác. Ví dụ, tại Đức, cha mẹ nào có trên hai con mà ít phương tiện để nuôi dạy chúng thì bị xem như cha mẹ tệ ».
Tuy nhiên, theo báo Le Figaro, sinh sang đứa con thứ ba bắt đầu nảy sinh một số vấn đề. Trên thực tế, 48% hộ gia đình có hai con và chỉ có 23% hộ có ba con. Để giải thích cho sự chênh lệch giữa ao ước và thực tế của họ thì 1/3 hộ nêu lên lý do như tuổi quá già bởi vì độ tuổi trung bình của người mẹ lúc sinh con vào năm 2010 là 30 tuổi. Ngoài ra, còn có các vấn đề khác như nhà cửa chật hẹp, chi phí giáo dục con cái cao, khó khăn trong việc dung hòa giữa công việc và đời sống gia đình, thiếu nhà trẻ và phương tiện trông trẻ. Tương lai xã hội-kinh tế u ám cũng làm cho người Pháp ngại sinh nhiều con.
Bỉ : Nước đầu tiên cho phép trẻ em được trợ tử
Liên quan đến thời sự tại Bỉ, các nhật báo Le Monde và Libération đều quan tâm đến việc Bỉ là quốc gia đầu tiên cho phép trợ tử cho trẻ vị thành niên, không giới hạn tuổi tác. Hôm qua, Quốc Hội vừa thông qua đạo luật này, đối với trẻ em mắc bệnh không thể cứu chữa được.
Sau khi nghe quyết định này, các vị giám mục Bỉ gọi đây là một « bước đi quá lố ». « Đó là việc cấm giết người, điều làm nên nền tảng của xã hội loài người ».
Một số chuyên gia độc lập cho rằng, đạo luật này chưa được trình lên Ủy ban nhà nước nên vẫn còn chứa một số ẩn khuất. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai cha mẹ trẻ em không đồng thuận trong quyết định trợ tử và ai sẽ giải quyết tranh chấp ?
Tuy nhiên, theo báo Le Monde, những người đề nghị luật này nhận định rằng đạo luật chứa khá nhiều « điều kiện nghiêm ngặt ». Trẻ em cần dùng đến trợ tử cần chứng tỏ một « tình trạng y khoa không lối thoát, sẽ sớm dẫn đến tử vong ». Ngoài ra, đó phải là trẻ đau đớn liên tục và không chịu đựng được. Cha mẹ và người « trợ tử » phải đồng thuận với nhau.
Đông đá xác chết để hy vọng được phục sinh. Và để kết thúc mục điểm báo, chúng tôi xin điểm qua một bài trên tờ Le Monde nói về hàng trăm người chết muốn làm đông đá xác của mình vì hy vọng sẽ được sống lại trong tương lai. Đó chính là tại Sheffield, Anh. Một hiệp hội đã đề nghị chuyển các xác chết này sang Mỹ vì tại đó, việc làm này là hoàn toàn hợp pháp.
No comments:
Post a Comment