Mỹ cứng rắn hơn về Biển Đông : Cơ hội tốt cho Việt Nam
Việt Nam là nước bị đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông gây hại nhiều nhất
Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh càng lúc càng có thêm các hành động bị coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Đối với giới quan sát, sự kiện lập trường của Washington được tái khẳng định một cách mạnh mẽ là một cơ hội tốt mà các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cần phải tranh thủ để kháng lại áp lực từ phía Trung Quốc.
Từ cuối năm 2013, ý đồ thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc đã bộc lộ rõ nét qua hai sự kiện liên quan đến cả vùng biển lẫn vùng không phận của khu vực.
Đầu tiên hết là việc Bắc Kinh cho áp dụng kể từ ngày 01/01/2014, lệnh buộc tàu cá ngoại quốc phải xin phép trước nếu muốn vào hoạt động trong vùng biển mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền – tức là đa phần diện tích của Biển Đông. Quyết định này, theo nhiều nhà phân tích, chủ yếu nhắm vào ngư dân Việt Nam vốn thường xuyên đến đánh bắt tại khu vực ngư trường truyền thống của mình là quần đảo Hoàng Sa – bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1974, và đang bị Bắc Kinh dùng làm bản doanh để khống chế vùng Biển Đông.
Bắc Kinh với ý đồ chiếm lĩnh cả bầu trời Biển Đông
Bên cạnh quyết định liên quan đến vùng biển kể trên, Trung Quốc cũng không che giấu ý định thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bên trên Biển Đông, tương tự như những gì họ đã làm trên Biển Hoa Đông. Sau khi kế hoạch này bị báo chí Nhật Bản vạch trần (Asahi Simbun ngày 31/01/2014), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức chính thức lên tiếng cải chính.
Thế nhưng theo các nhà phân tích, việc Bắc Kinh thiết lập một vùng phòng không trên Biển Đông là một khả năng hoàn toàn hiện thực, căn cứ vào tuyên bố tháng 11/2013 của một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, theo đó họ sẽ thiết lập các vùng nhận dạng phòng không khác theo kiểu khu vực trên Biển Hoa Đông « vào một thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất các công việc chuẩn bị ».
Hai yếu tố kể trên đã khiến các nước trong khu vực hết sức lo ngại, và từ cuối năm ngoái, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ đã cùng với các đồng minh trong khu vực liên tiếp lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về tác hại của các quyết định kể trên đối với tình hình ổn định và an ninh trong vùng.
Mặt trận mới của Mỹ : Tấn công đường lưỡi bò và ủng hộ vụ kiện của Philippines
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đã tranh thủ mọi cuộc gặp với các tác nhân tại châu Á, từ Philippines, Nhật Bản, cho đến Indonesia, ASEAN, và cả với Trung Quốc để nhắc lại quan điểm kiên quyết chống đối của Washington đối với một vùng phòng không mà Bắc Kinh muốn đơn phương tuyên bố tại Biển Đông.
Quan điểm cứng rắn của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã được một loạt các tướng lãnh trong quân đội Hoa Kỳ phụ họa, từ tướng Herbert ‘Hawk’ Carlisle, Tư lệnh Không quân Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Mỹ Bloomberg hôm mồng 09/02/2014 tại Singapore, cho đến phát biểu của Đô đốc Admiral Jonathan Greenert Tư lệnh Hành quân của Hải Quân Hoa Kỳ tại Philippines ngày 13/02/2014 vừa qua.
Theo giới quan sát, ngoài thái độ kiên quyết chống một vùng phòng không mới của Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ lần này đã thẳng thừng đả kích tấm bản đồ đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đang sử dụng để áp đặt yêu sách của họ trên Biển Đông, đồng thời công khai tuyên bố ủng hộ việc Philippines kiện các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tất cả các yếu tố kể trên đều đã được ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương nêu bật trước Hạ Viện Mỹ ngày 05/02 vừa qua, khi ông cảnh cáo Trung Quốc rằng không nên tìm cách thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Việt Nam cần ủng hộ Philippines và làm rõ quy chế các đảo trên Biển Đông
Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia quen thuộc về Biển Đông tại trường Đại học Maine (Hoa Kỳ), thái độ cứng rắn trở lại của Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông, là một cơ hội tốt cho Việt Nam để thúc đẩy các hồ sơ chủ quyền của mình, vì sự dấn thân mạnh mẽ trở lại của Mỹ sẽ có sức lôi kéo đối với các nước ASEAN đang còn e ngại Trung Quốc.
Tuy nhiên để tranh thủ cơ hội tốt này, theo Giáo sư Long, Việt Nam phải mạnh dạn tiến thêm hai bước, một là tích cực hơn trong việc hưởng ứng vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc trong tư cách « nước làm chứng », và hai là xác định rõ và công bố quan điểm của Việt Nam về các thực thể địa lý trên Biển Đông, theo đó không một hòn đảo hay bãi đá, rạn san hô nào có hải phận 12 hải lý.
Theo Giáo sư Long, chỉ bằng cách nhấn mạnh đến sự khác biệt của mình trước các đòi hỏi tham lam và quá lố của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh đến mối đe dọa đối với an ninh khu vực của việc Trung Quốc khống chế vùng Hoàng Sa thì Việt Nam mới thúc đẩy được hồ sơ Biển Đông theo chiều hướng có lợi cho mình.
Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long trước hết nêu bật ba nguyên do thúc đẩy Mỹ tỏ thái độ cứng rắn trở lại trên vấn đề Biển Đông trong thời gian gần đây.
Đầu tiên hết là việc Bắc Kinh cho áp dụng kể từ ngày 01/01/2014, lệnh buộc tàu cá ngoại quốc phải xin phép trước nếu muốn vào hoạt động trong vùng biển mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền – tức là đa phần diện tích của Biển Đông. Quyết định này, theo nhiều nhà phân tích, chủ yếu nhắm vào ngư dân Việt Nam vốn thường xuyên đến đánh bắt tại khu vực ngư trường truyền thống của mình là quần đảo Hoàng Sa – bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1974, và đang bị Bắc Kinh dùng làm bản doanh để khống chế vùng Biển Đông.
Bắc Kinh với ý đồ chiếm lĩnh cả bầu trời Biển Đông
Bên cạnh quyết định liên quan đến vùng biển kể trên, Trung Quốc cũng không che giấu ý định thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bên trên Biển Đông, tương tự như những gì họ đã làm trên Biển Hoa Đông. Sau khi kế hoạch này bị báo chí Nhật Bản vạch trần (Asahi Simbun ngày 31/01/2014), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức chính thức lên tiếng cải chính.
Thế nhưng theo các nhà phân tích, việc Bắc Kinh thiết lập một vùng phòng không trên Biển Đông là một khả năng hoàn toàn hiện thực, căn cứ vào tuyên bố tháng 11/2013 của một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, theo đó họ sẽ thiết lập các vùng nhận dạng phòng không khác theo kiểu khu vực trên Biển Hoa Đông « vào một thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất các công việc chuẩn bị ».
Hai yếu tố kể trên đã khiến các nước trong khu vực hết sức lo ngại, và từ cuối năm ngoái, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ đã cùng với các đồng minh trong khu vực liên tiếp lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về tác hại của các quyết định kể trên đối với tình hình ổn định và an ninh trong vùng.
Mặt trận mới của Mỹ : Tấn công đường lưỡi bò và ủng hộ vụ kiện của Philippines
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đã tranh thủ mọi cuộc gặp với các tác nhân tại châu Á, từ Philippines, Nhật Bản, cho đến Indonesia, ASEAN, và cả với Trung Quốc để nhắc lại quan điểm kiên quyết chống đối của Washington đối với một vùng phòng không mà Bắc Kinh muốn đơn phương tuyên bố tại Biển Đông.
Quan điểm cứng rắn của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã được một loạt các tướng lãnh trong quân đội Hoa Kỳ phụ họa, từ tướng Herbert ‘Hawk’ Carlisle, Tư lệnh Không quân Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Mỹ Bloomberg hôm mồng 09/02/2014 tại Singapore, cho đến phát biểu của Đô đốc Admiral Jonathan Greenert Tư lệnh Hành quân của Hải Quân Hoa Kỳ tại Philippines ngày 13/02/2014 vừa qua.
Theo giới quan sát, ngoài thái độ kiên quyết chống một vùng phòng không mới của Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ lần này đã thẳng thừng đả kích tấm bản đồ đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đang sử dụng để áp đặt yêu sách của họ trên Biển Đông, đồng thời công khai tuyên bố ủng hộ việc Philippines kiện các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tất cả các yếu tố kể trên đều đã được ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương nêu bật trước Hạ Viện Mỹ ngày 05/02 vừa qua, khi ông cảnh cáo Trung Quốc rằng không nên tìm cách thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Việt Nam cần ủng hộ Philippines và làm rõ quy chế các đảo trên Biển Đông
Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia quen thuộc về Biển Đông tại trường Đại học Maine (Hoa Kỳ), thái độ cứng rắn trở lại của Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông, là một cơ hội tốt cho Việt Nam để thúc đẩy các hồ sơ chủ quyền của mình, vì sự dấn thân mạnh mẽ trở lại của Mỹ sẽ có sức lôi kéo đối với các nước ASEAN đang còn e ngại Trung Quốc.
Tuy nhiên để tranh thủ cơ hội tốt này, theo Giáo sư Long, Việt Nam phải mạnh dạn tiến thêm hai bước, một là tích cực hơn trong việc hưởng ứng vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc trong tư cách « nước làm chứng », và hai là xác định rõ và công bố quan điểm của Việt Nam về các thực thể địa lý trên Biển Đông, theo đó không một hòn đảo hay bãi đá, rạn san hô nào có hải phận 12 hải lý.
Theo Giáo sư Long, chỉ bằng cách nhấn mạnh đến sự khác biệt của mình trước các đòi hỏi tham lam và quá lố của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh đến mối đe dọa đối với an ninh khu vực của việc Trung Quốc khống chế vùng Hoàng Sa thì Việt Nam mới thúc đẩy được hồ sơ Biển Đông theo chiều hướng có lợi cho mình.
Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long trước hết nêu bật ba nguyên do thúc đẩy Mỹ tỏ thái độ cứng rắn trở lại trên vấn đề Biển Đông trong thời gian gần đây.
No comments:
Post a Comment