Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez, hôm xẩy ra sự cố, có 14 chiếc tàu đánh cá Philippines hoạt động trong khu vực. Một trong ba chiếc tàu tuần duyên của Trung Quốc có mặt tại chỗ đã dùng vòi rồng bắn vào hai chiếc tàu Philippines khi hai chiếc này ở cách bãi Scarborough khoảng 30, 40 mét. Bị tuần duyên Trung Quốc xua đuổi, đoàn tàu cá Philippines đã phải rời khỏi khu vực và trở về bến an toàn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố « cực lực phản đối các hành động của Trung Quốc nhằm cấm không cho ngư dân Philippines hành nghề tại vùng biển Bajo de Masinloc của Philippines ». Bajo de Masinloc là tên Philippines đặt cho bãi Scarborough Shoal, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Bộ Ngoại giao Philippines đã khẳng định trở lại chủ quyền của Manila trên bãi Scarborough, « một phần lãnh thổ không thể tách rời của Philippines ».
Như thông lệ, phía Trung Quốc đã bác bỏ lời phản đối của Philippines, cho rằng khu vực bãi Scarborough Shoal thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trong một bản thông cáo, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila tuyên bố bác bỏ « cái gọi là lời phản đối » từ phía Philippines, và yêu cầu Manila làm việc với phía Trung Quốc để giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn và đàm phán song phương ».
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã bênh vực cho các hành động của tàu tuần duyên Trung Quốc, cho rằng các chiếc tàu này chỉ hành xử quyền thực thi luật pháp trên một khu vực thuộc chủ quyền Trung Quốc. Bắc Kinh đã tố cáo ngược lại là chính các tàu đánh cá Philippines là thành phần gây rối.
Bãi Scarborough nằm ở phía Bắc Biển Đông, chỉ cách đảo Luzon của Philippines 220 km (tức 135 hải lý, nghĩa là nằm bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines), trong khi lại cách vùng đất liền gần nhất của Trung Quốc là đảo Hải Nam đến 650 km.
Cho dù vậy, chính quyền Bắc Kinh đã tự nhận chủ quyền trên khu vực bãi cạn Scarborough, và kể từ tháng Tư năm 2012, họ đã cho tầu tuần tra đến xua đuổi tàu Philippines ra khỏi khu vực này, mặc nhiên chiếm cứ bãi đá đó cho đến nay.
Ngoài việc nêu bật sự cố ngày 27 tháng Giêng vừa qua, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm nay còn cho biết thêm là chính quyền Manila còn được báo cáo về chín vụ tàu tuần tra Trung Quốc sách nhiễu ngư dân Philippines từ năm ngoái đến nay.
Theo ông Hernandez, ngay cả khi tàu cá Philippines chạy vào khu vực Scarborough để tránh bão, họ cũng bị tàu Trung Quốc đuổi đi. Cách hành xử thô bạo này của Trung Quốc tại vùng bãi Scarborough cũng tương tự như họ vẫn làm với ngư dân Việt Nam tại vùng quần đảo Hoàng Sa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố « cực lực phản đối các hành động của Trung Quốc nhằm cấm không cho ngư dân Philippines hành nghề tại vùng biển Bajo de Masinloc của Philippines ». Bajo de Masinloc là tên Philippines đặt cho bãi Scarborough Shoal, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Bộ Ngoại giao Philippines đã khẳng định trở lại chủ quyền của Manila trên bãi Scarborough, « một phần lãnh thổ không thể tách rời của Philippines ».
Như thông lệ, phía Trung Quốc đã bác bỏ lời phản đối của Philippines, cho rằng khu vực bãi Scarborough Shoal thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trong một bản thông cáo, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila tuyên bố bác bỏ « cái gọi là lời phản đối » từ phía Philippines, và yêu cầu Manila làm việc với phía Trung Quốc để giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn và đàm phán song phương ».
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã bênh vực cho các hành động của tàu tuần duyên Trung Quốc, cho rằng các chiếc tàu này chỉ hành xử quyền thực thi luật pháp trên một khu vực thuộc chủ quyền Trung Quốc. Bắc Kinh đã tố cáo ngược lại là chính các tàu đánh cá Philippines là thành phần gây rối.
Bãi Scarborough nằm ở phía Bắc Biển Đông, chỉ cách đảo Luzon của Philippines 220 km (tức 135 hải lý, nghĩa là nằm bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines), trong khi lại cách vùng đất liền gần nhất của Trung Quốc là đảo Hải Nam đến 650 km.
Cho dù vậy, chính quyền Bắc Kinh đã tự nhận chủ quyền trên khu vực bãi cạn Scarborough, và kể từ tháng Tư năm 2012, họ đã cho tầu tuần tra đến xua đuổi tàu Philippines ra khỏi khu vực này, mặc nhiên chiếm cứ bãi đá đó cho đến nay.
Ngoài việc nêu bật sự cố ngày 27 tháng Giêng vừa qua, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm nay còn cho biết thêm là chính quyền Manila còn được báo cáo về chín vụ tàu tuần tra Trung Quốc sách nhiễu ngư dân Philippines từ năm ngoái đến nay.
Theo ông Hernandez, ngay cả khi tàu cá Philippines chạy vào khu vực Scarborough để tránh bão, họ cũng bị tàu Trung Quốc đuổi đi. Cách hành xử thô bạo này của Trung Quốc tại vùng bãi Scarborough cũng tương tự như họ vẫn làm với ngư dân Việt Nam tại vùng quần đảo Hoàng Sa.
No comments:
Post a Comment