Thursday, February 20, 2014

Chiến lược mới khắc chế Trung Quốc (1)

Chiến lược mới khắc chế Trung Quốc (1)

VietnamDefence - Tên lửa bờ biển chống hạm triển khai ở tây Thái Bình Dương dự kiến được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ này.

>> Chiến lược mới khắc chế Trung Quốc (2)


Trong một trong những bài phát biểu về việc xây dựng học thuyết chiến lược của Mỹ vào tháng 1/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng, các lợi ích của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế và an ninh quốc gia liên quan mật thiết đến các quá trình có tính chất khác nhau đang diễn ra trong không gian giữa phần tây Thái Bình Dương, Nam Á và Ấn Độ Dương. Ông nói rằng, Mỹ sẽ chú ý sát sao đến khu vực này và do đó sẽ thay đổi chiến thuật sử dụng quân đội Mỹ và đồng minh một khi bùng nổ xung đột vũ trang trong khu vực.

Sự cần thiết của những thay đổi đó ở Đông Á đã được mô tả trong sách báo khoa học, trong đó khả năng của Mỹ giành giật bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực này đã bị nghi ngờ. Trong vòng mấy năm liền, một số chuyên gia đã chứng minh rằng, Trung Quốc bằng cách triển khai các vũ khí có khả năng ngăn chặn tiếp cận các khu vực (anti-access/area-denial, A2/AD) có lợi ích quan trọng sống còn đối với Mỹ và đồng minh đã làm thay đổi cán cân chiến lược tại khu vực tây Thái Bình Dương theo hướng có lợi cho mình. Theo các nhà phân tích khác, nhờ sự tiến bộ trong lĩnh vực vũ khí, các cường quốc khu vực có thể đe dọa nghiêm trọng vị thế bác chủ của người Mỹ, kể cả ở cấp độ toàn cầu.

Do đó, quân đội Mỹ đang phải đưa ra các khái niệm mới cho phép bảo đảm sự cân bằng chiến lược-quân sự trong lĩnh vực lực lượng vũ trang thông thường. Một trong các khái niệm đó là “Tác chiến không-biển” (Air Sea Battle, ASB) hợp nhất các nỗ lực của Hải quân và Không quân Mỹ trong bảo vệ các căn cứ Mỹ trong khu vực trước mối đe dọa của các cuộc tấn công tên lửa, làm thay đổi cán cân sức mạnh trong lĩnh vực vũ khí tiến công, cải thiện các hoạt động dưới mặt nước, khắc phục những sơ hở của các hệ thống vệ tinh chỉ huy, kiểm soát, trinh sát và quan sát, cải thiện sự phối hợp giữa các quân, binh chủng, hoàn thiện khả năng trinh sát điện tử và tiến hành các chiến dịch tác chiến không gian mạng.

Phương thức chính để thực hiện khái niệm này sẽ là tích hợp Hải, Lục, Không quân, phương tiện vũ trụ, các đơn vị chiến tranh mạng để răn đe, kiềm chế và khi cần thì tiêu diệt các lực lượng của đối phương có sử dụng các vũ khí tiên tiến để chống tiếp cận và phong tỏa khu vực (A2/AD).

Mặc dù các vũ khí mặt đất như thế đóng vai trò lớn trong chiến lược A2/AD, nhưng vai trò của chúng trong khái niệm “Tác chiến không-biển” hiện chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hơn nữa, chúng có thể tăng cường mạnh mẽ và với chi phí không đáng kể khả năng của quân đội Mỹ trong khu vực nàyMột trong những cách tiếp cận là phát triển các vũ khí tương tự rẻ tiền để buộc Trung Quốc phải tăng mạnh chi phí quân sự và trong trường hợp hệ thống kiềm chế thất bại và xung đột chuyển sang giai đoạn công khai thì giúp làm giảm thiệt hại mà Trung Quốc có thể gây ra cho các nước châu Á.

Hiệu quả sử dụng tên lửa chống hạm ở châu Á-Thái Bình Dương
Do những thay đổi nêu trên trong các chiến lược của Mỹ và Trung Quốc, vấn đề sử dụng tên lửa chống hạm triển khai trên mặt đất trở (tên lửa bờ biển) nên bức thiết. Nếu như quân đội Mỹ đóng trong khu vực sẽ có khả năng tiềm tàng sử dụng các tên lửa này, chúng có thể được sử dụng để thực hiện một dải rộng các nhiệm vụ chiến đấu, từ bảo vệ lợi ích của các quốc gia đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực cho đến thiết lập sự phong tỏa kẻ xâm lược tiềm tàng một khi chiến sự nổ ra.

Hiện nay, trong khu vực có gần 45 loại tên lửa chống hạm trong trang bị quân đội Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Brunei. Tính năng kỹ-chiến thuật của một số loại phổ dụng nhất và dự kiến đưa vào trang bị được nêu trong bảng.

Tính năng kỹ-chiến thuật của một số loại tên lửa chống hạm phổ dụng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương

Loại tên lửaNước sản xuất
Tầm bắn, kmHệ dẫnNước sử dụng
Phương thức phóng
MM-38 ExocetPháp              40 Quán tính, tự dẫn radar bán chủ độngIndonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái LanTừ tàu nổi/ mặt đất
MM-40 Exocet    Pháp70 Quán tính, tự dẫn radar bán chủ độngBrunei, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan   Từ tàu nổi/ mặt đất
PJ-10 BrahMos    Ấn Độ/Nga300-500Quán tính, radar chủ động/thụ động, dẫn theo các hệ thống định vịẤn Độ, dự kiến bán cho các nước Cận Đông và châu PhiTừ tàu nổi/mặt đất/tàu ngầm
Otomat/Teseo                  Italia60-180Quán tính, kênh truyền dữ liệu riêng, radar chủ độngBangladesh, MalaysiaTừ tàu nổi/mặt đất
ASM-2 (Type-93, Type-96)    Nhật Bản           100Quán tính, kênh truyền dữ liệu riêng, kênh ảnh nhiệtNhật BảnTừ mặt đất/máy bay
YJ-2 Ưng Kích/CSS-N-8 Saccade/C-802Trung Quốc120Quán tính, radar chủ độngTrung Quốc, PakistanTừ tàu nổi/mặt đất/máy bay/tàu ngầm
P-15/P-15MLiên Xô/Nga40-80Kênh ảnh nhiệt, quán tính, máy lái tự động, thiết bị đo cao vô tuyếnẤn Độ, Indonesia, Bắc Triều Tiên, Việt NamTừ mặt đất
RBS-15Thụy Điển100-200Quán tính, thiết bị đo cao vô tuyến, radar chủ độngĐài LoanTừ tàu nổi/mặt đất/máy bay
HF-3/MB-3Đài Loan130 Quán tính, tự dẫn radar chủ độngĐài LoanTừ tàu nổi/mặt đất
NSM (Naval Strike Missile)Nauy3-200Quán tính và hiệu chỉnh theo tín hiệu GPSCó thể được xuất khẩu sang các nước Đông ÁTừ tàu nổi/mặt đất
                  
Các nhà phân tích của công ty RAND đã đánh giá hiệu quả sử dụng tên lửa chống hạm căn cứ vào các khả năng kỹ thuật của chúng và tác động của chiến lược của Mỹ đối với hoạt động phong tỏa tiếp cận của hải quân Trung Quốc một khi họ muốn tiến hành tác chiến chống các đồng minh và đối tác của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cách tiếp cận chính của các nhà phân tích là quan điểm, theo đó việc kiềm chế tối đa hải quân Trung Quốc trong hải phận Trung Quốc (tức là tên lửa bờ biển sẽ được triển khai trên chuỗi đảo thứ nhất phong tỏa Trung Quốc tiếp cận xa hơn vào Thái Bình Dương) sẽ có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động tác chiến của hải quân Trung Quốc trong khu vực.

Họ thừa nhận là cách tiếp cận đối với việc kiềm chế hải quân Trung Quốc chỉ bằng tên lửa bờ biển là không hiệu quả, vì thế họ đã phân tích vai trò mà loại vũ khí này sẽ có trong chiến lược kiềm chế tổng thể.

Theo RAND, việc sử dụng tên lửa bờ biển sẽ gây khó khăn nghiêm trọng cho quân đội và hải quân Trung Quốc khi bùng nổ một cuộc xung đột công khai với các quốc gia đồng minh và đối tác của Mỹ. Đây là loại vũ khí cơ động cao (ngoại trừ các trường hợp chúng được triển khai cố định) và sử dụng nó tương đối đơn giản. Do đó, hải quân Trung Quốc sẽ phải sử dụng nhiều nguồn lực quân sự hơn để phát hiện và chặn đánh các tên lửa bờ biển. Ngoài ra, các tên lửa  bờ biển sẽ là sự trợ giúp lớn nếu Mỹ và đồng minh quyết định phong tỏa đường biển từ xa đối với Trung Quốc.

Các chuyên gia RAND đã tiến hành phân tích tổng thể vai trò của loại vũ khí trên trong chiến lược kiềm chế quân sự đối với Trung Quốc. Người ta cho rằng, trong quá trình trang bị cho lực lượng Mỹ có thể được triển khai ở các nước đồng minh và đối tác của Mỹ ở Đông Á, Mỹ sẽ chỉ phải chi khoản tiền tương đối nhỏ cho các tên lửa bờ biển . Để chúng hoạt động bình thường, ngoài lính Mỹ, sẽ cần có sự tham gia của quân đội các nước có các tên lửa chống hạm này được triển khai trên lãnh thổ. Cũng sẽ cần tiếp cận các hệ thống của các quốc gia này để bảo đảm việc nhận dạng mục tiêu, điều khiển tên lửa trên cơ sở thông tin nhận được, hoạt động của các đơn vị tên lửa chống hạm.

Dự kiến, các hệ thống nêu trên trên cơ sở các thành phần của Mỹ và sở tại sẽ bảo vệ tất cả các eo biển mà Trung Quốc có thể tiếp cận. Ngoài tên lửa bờ biển, trong trường hợp tiến hành phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc, người ta sẽ phải sử dụng các phương tiện ngăn chặn và khám xét tàu buôn như trực thăng hay tàu tuần duyên của các nước trong khu vực. Trong trường hợp đó, nếu trong quá trình thảo luận chiến lược, người ta chọn sử dụng các tên lửa bờ biển của các nước sở tại, chứ không phải của Mỹ thì người ta sẽ phải tích hợp chúng vào một hệ thống chỉ huy/điều khiển thống nhất.

Trong quá trình phân tích khả năng thiết lập sự phong tỏa đối với Trung Quốc, các chuyên gia đã nghiên cứu kỹ lượng khả năng tên lửa bờ biển bảo vệ mỗi eo biển mà hải quân Trung Quốc có thể đột phá qua để tiến vào Thái Bình Dương một khi chiến sự nổ ra.

Các eo biển Malacca, Sunda và Lombok 
Eo biển Malacca tương đối hẹp có ý nghĩa chiến lược. Các nước ở ngay sát eo biển này là Indonesia và Malaysia có các kho tên lửa bờ biển khá đồ sộ có thể chặn đánh hiệu quả các mục tiêu trên suốt chiều dài 730 km của eo biển này. Mặc dù các đơn vị tên lửa bờ biển có thể bị tiêu diệt, nhưng quân đội Trung Quốc sẽ khó tiêu diệt chắc chắn các vũ khí này mà không huy động đến lục quân vì các bệ phóng tên lửa bờ biển có kích thước nhỏ. Các tên lửa bờ biển có tầm bắn xa như C-802 của Indonesia (một biến thể của tên lửa chống hạm YF-2 của Trung Quốc), có khả năng đề kháng hiệu quả nhất. C-802 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 120 km, tức là tên lửa bờ biển có tầm bắn xa nhất được triển khai trong khu vực. Tên lửa chống hạm PJ-10 BrahMos là sản phẩm liên doanh Nga-Ấn, có thể tăng tầm tiêu diệt tàu địch lên đến 1.500 km.

Tuy nhiên, việc đóng eo biển Malacca không bảo đảm duy trì sự phong tỏa đường biển ổn định đối với Trung Quốc trong khu vực này. Để bảo đảm phong tỏa, cần áp dụng các biện pháp tương tự ở các eo biển Sunda và Lombok. Do các eo biển này có chiều rộng tương đối nhỏ, các chuyên gia không thấy có khó khăn gì trong việc bảo vệ các eo biển này bằng tên lửa bờ biển.

Nhật Bản, Đài Loan và Philippines 
Nếu Đài Loan và Philippines bị lôi cuốn vào cuộc xung đột dự kiến, các tên lửa bờ biển được triển khai trên lãnh thổ của họ cũng sẽ là phương tiện hạn chế sự tự do hành động của hải quân Trung Quốc. Chẳng hạn, một tên lửa đặt trên đảo Đài Loan và có bán kính hoạt động 100 km, cùng với các tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 200 km, sẽ cho phép kiểm soát di chuyển của tàu bè ở phía nam đảo Okinawa. Một phương án khác bảo vệ khu vực này là bố trí các tên lửa chống hạm có bán kính tác chiến 200 km trên đảo Ryukyu. Không gian giữa Okinawa và Nhật Bản có thể khóa kín bằng tên lửa chống hạm có tầm 100 km bố trí trên lãnh thổ Nhật Bản. Eo biển Luzon, khu vực đảo Borneo và Philippines có thể bảo vệ bằng các tên lửa chống hạm triển khai trên đảo Đài Loan và lãnh thổ Malaysia và/hoặc Philippines.

Tuy vậy, theo các chuyên gia, trong trường hợp đó, không được bảo vệ là vùng nước nằm giữa Australia và Indonesia. Vấn đề này có thể có thể giải quyết bằng cách sử dụng tên lửa chống hạm PJ-10 BrahMos triển khai trên bờ biển Indonesia và/hoặc Australia.

Hàn Quốc và Nhật Bản
Hải quân Trung Quốc cũng có thể sử dụng eo biển Triều Tiên để quá cảnh tàu bè giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Eo biển này có thể phong tỏa dễ dàng bằng các tên lửa bờ biển có bán kính tác chiến 100-200 km bố trí trên lãnh thổ hai nước này. Theo các chuyên gia, để bảo đảm mức độ an ninh tối ưu cho eo biển này, cần đồng thời sử dụng các tên lửa bờ biển có trong trang bị của quân đội hai nước này.

(Xem tiếp phần 2)
Nguồn: VPK, № 46 (514), ngày 27.11.2013.
 PrintPrintShare on Zing MeGo.vnPrintPrintPrintChia sẻ bài này lên Yahoo Messenger
E-mailPrint
 

No comments:

Post a Comment