Trong cuộc hội đàm tại Manila, Ngoại trưởng Úc và Philippines đã thảo luận về hồ sơ Biển Đông và nhấn mạnh rằng các căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng, trong đó có Philippines, là do các tranh chấp về biển đảo.
Ngoại trưởng Bishop khẳng định, Úc ủng hộ Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN trong việc thúc đẩy đàm phán để có được một bộ luật ứng xử, nhằm xử lý các tranh chấp. Bà nói : « Về truờng hợp Biển Đông, chúng tôi ủng hộ các mục tiêu của ASEAN trong việc ký kết với Trung Quốc một bộ luật ứng xử và chúng tôi hy vọng hồ sơ này sẽ sớm đạt được các tiến bộ. Chúng tôi kêu gọi các bên tránh làm gia tăng căng thẳng ».
Ngoại trưởng Úc nhấn mạnh, Canberra không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông và kêu gọi giải quyết một cach hòa bình các tranh chấp này.
Theo bà Bishop, Biển Đông có một vị trí quan trọng đối với Úc vì 60% hàng xuất khẩu và 40% hàng nhập khẩu của nước này được vận chuyển qua đây.
Philippines cũng như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan, có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông, trong khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố có chủ quyền đối với 80% diện tích vùng biển này.
Trong thời gian qua, Philippines tìm kiếm thêm sự ủng hộ của quốc tế, trước các đòi hỏi phi lý của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Albert Del Rosario cho biết Philippines buộc phải nhờ tới trọng tài Liên Hiệp Quốc để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc vì không còn cách nào khác.
Mặt khác, Ngoại trưởng Rosario cũng nhấn mạnh là hai nước cần thúc đẩy hợp tác quốc phòng, nhất là sau khi thỏa thuận về quy chế của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ Philippines đã được ký kết và có hiệu lực từ năm 2012.
Cho đến nay, quân đội Úc đã tham gia đào tạo quân sự cho Philippines, hỗ trợ về huấn luyện. Thỏa thuận còn cho phép quân đội hai nước tiến hành tập trận chung trên lãnh thổ Philippines.
Ngoại trưởng Bishop khẳng định, Úc ủng hộ Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN trong việc thúc đẩy đàm phán để có được một bộ luật ứng xử, nhằm xử lý các tranh chấp. Bà nói : « Về truờng hợp Biển Đông, chúng tôi ủng hộ các mục tiêu của ASEAN trong việc ký kết với Trung Quốc một bộ luật ứng xử và chúng tôi hy vọng hồ sơ này sẽ sớm đạt được các tiến bộ. Chúng tôi kêu gọi các bên tránh làm gia tăng căng thẳng ».
Ngoại trưởng Úc nhấn mạnh, Canberra không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông và kêu gọi giải quyết một cach hòa bình các tranh chấp này.
Theo bà Bishop, Biển Đông có một vị trí quan trọng đối với Úc vì 60% hàng xuất khẩu và 40% hàng nhập khẩu của nước này được vận chuyển qua đây.
Philippines cũng như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan, có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông, trong khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố có chủ quyền đối với 80% diện tích vùng biển này.
Trong thời gian qua, Philippines tìm kiếm thêm sự ủng hộ của quốc tế, trước các đòi hỏi phi lý của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Albert Del Rosario cho biết Philippines buộc phải nhờ tới trọng tài Liên Hiệp Quốc để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc vì không còn cách nào khác.
Mặt khác, Ngoại trưởng Rosario cũng nhấn mạnh là hai nước cần thúc đẩy hợp tác quốc phòng, nhất là sau khi thỏa thuận về quy chế của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ Philippines đã được ký kết và có hiệu lực từ năm 2012.
Cho đến nay, quân đội Úc đã tham gia đào tạo quân sự cho Philippines, hỗ trợ về huấn luyện. Thỏa thuận còn cho phép quân đội hai nước tiến hành tập trận chung trên lãnh thổ Philippines.
No comments:
Post a Comment