Hà Nội: Biểu tình chống TQ nhân kỷ niệm chiến tranh biên giới
Người biểu tình chống Trung Quốc đặt hoa tại một ngôi chùa ở Hà Nội kỷ niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979
HÀ NỘI — Khoảng 100 người tuần hành trong trung tâm thủ đô Hà Nội hôm Chủ nhật để kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, diễn ra chỉ trong một thời gian ngắn nhưng là một cuộc chiến đẫm máu.
Những người biểu tình chống Trung quốc tuần hành quanh bờ hồ trong trung tâm thủ đô Hà Nội vào sáng Chủ nhật để kỷ niệm ngày này cách nay 35 năm, quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lăng miền bắc Việt Nam kéo dài gần 1 tháng.
Những người tham gia cuộc biểu tình cầm hoa, và buộc dải băng trên đầu với dòng chữ “Nhân Dân Không Quên.”
Binh sĩ Trung Quốc tràn qua biên giới ngày 17 tháng 2 năm 1979, một thời gian ngắn sau khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia, lúc đó Campuchia nằm dưới sự lãnh đạo của Khmer Đỏ đồng minh của Trung Quốc.
Người ta tin rằng khoảng 21.000 người của cả 2 phía đã chết trong cuộc chiến này, mặc dù cả 2 chính phủ đều không đưa ra số liệu chính thức.
Cuộc chiến này cho đến giờ vẫn còn là một đề tài rất nhạy cảm ở Việt Nam do quan hệ ngoại giao tế nhị với Trung Quốc. Một sinh viên 20 tuổi, Kim Bích Ngọc cho biết các giáo viên đã cảnh cáo là cô sẽ bị đuổi ra khỏi đại học nếu tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Sinh viên Ngọc nói:
“Chính phủ không muốn nhân dân Việt Nam biết điều đó vì họ sợ nó sẽ ảnh hưởng đến bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Người biểu tình, thoạt tiên, định đến đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, vị Hoàng đế biểu tượng của đất nước, nhưng khu vực quanh tượng đài đông nghẹt thành viên của các câu lạc bộ khiêu vũ và thể dục nhịp điệu.
Nhiều người biểu tình nói họ tin rằng chính phủ đã sắp xếp các sinh hoạt này để họ không thể tụ tập ở đó.
Trong đoàn biểu tình có anh Nguyễn Trí Dũng con của ông Nguyễn Văn Hải hay blogger Điếu Cày.
Ông Nguyễn Văn Hải đã tham gia các cuộc biểu tình từ năm 2008, phản đối Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông là vùng biển mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Ông Hải hiện đang thụ án tù 12 năm vì bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước.
Anh Dũng nói anh tin rằng chính phủ Việt Nam không muốn dân chúng biết về cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Anh cho biết:
“Tôi đã phải tự tìm kiếm lịch sử đích thực (về cuộc chiến này) trên Internet. Tôi đến đây ngày hôm nay để thừa nhận lịch sử đích thực đó. Tôi đã không được học bất cứ điều gì ở trường về cuộc chiến này. Tôi, thậm chí, không biết rằng đã có cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc vào thời gian đó.”
Mặc dù chính phủ Việt Nam đôi lúc quả có phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, nhưng tường thuật của truyền thông về quan hệ ngoại giao giữa 2 nước bị kiểm soát chặt chẽ.
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Anh Dũng nói anh tin rằng đó là lý do khiến chính phủ không muốn giới thanh thiếu niên biết về cuộc chiến tranh đó. Anh nói:
“Tôi nghĩ, vì họ sợ nói lên sự thật để giới trẻ biết .. chính phủ lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc.”
Các cuộc biểu tình tương tự thường bị cảnh sát giải tán với hàng chục người biểu tình bị bắt giữ.
Mặc dù bị cảnh sát mặc quân phục lẫn cảnh sát mặc thường phục theo sát, người biểu tình cuối cùng cũng đã đến đặt hoa tại một ngôi chùa và trở về nhà.
Những người biểu tình chống Trung quốc tuần hành quanh bờ hồ trong trung tâm thủ đô Hà Nội vào sáng Chủ nhật để kỷ niệm ngày này cách nay 35 năm, quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lăng miền bắc Việt Nam kéo dài gần 1 tháng.
Những người tham gia cuộc biểu tình cầm hoa, và buộc dải băng trên đầu với dòng chữ “Nhân Dân Không Quên.”
Binh sĩ Trung Quốc tràn qua biên giới ngày 17 tháng 2 năm 1979, một thời gian ngắn sau khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia, lúc đó Campuchia nằm dưới sự lãnh đạo của Khmer Đỏ đồng minh của Trung Quốc.
Người ta tin rằng khoảng 21.000 người của cả 2 phía đã chết trong cuộc chiến này, mặc dù cả 2 chính phủ đều không đưa ra số liệu chính thức.
Cuộc chiến này cho đến giờ vẫn còn là một đề tài rất nhạy cảm ở Việt Nam do quan hệ ngoại giao tế nhị với Trung Quốc. Một sinh viên 20 tuổi, Kim Bích Ngọc cho biết các giáo viên đã cảnh cáo là cô sẽ bị đuổi ra khỏi đại học nếu tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Sinh viên Ngọc nói:
“Chính phủ không muốn nhân dân Việt Nam biết điều đó vì họ sợ nó sẽ ảnh hưởng đến bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Người biểu tình, thoạt tiên, định đến đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, vị Hoàng đế biểu tượng của đất nước, nhưng khu vực quanh tượng đài đông nghẹt thành viên của các câu lạc bộ khiêu vũ và thể dục nhịp điệu.
Nhiều người biểu tình nói họ tin rằng chính phủ đã sắp xếp các sinh hoạt này để họ không thể tụ tập ở đó.
Trong đoàn biểu tình có anh Nguyễn Trí Dũng con của ông Nguyễn Văn Hải hay blogger Điếu Cày.
Ông Nguyễn Văn Hải đã tham gia các cuộc biểu tình từ năm 2008, phản đối Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông là vùng biển mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Ông Hải hiện đang thụ án tù 12 năm vì bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước.
Anh Dũng nói anh tin rằng chính phủ Việt Nam không muốn dân chúng biết về cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Anh cho biết:
“Tôi đã phải tự tìm kiếm lịch sử đích thực (về cuộc chiến này) trên Internet. Tôi đến đây ngày hôm nay để thừa nhận lịch sử đích thực đó. Tôi đã không được học bất cứ điều gì ở trường về cuộc chiến này. Tôi, thậm chí, không biết rằng đã có cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc vào thời gian đó.”
Mặc dù chính phủ Việt Nam đôi lúc quả có phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, nhưng tường thuật của truyền thông về quan hệ ngoại giao giữa 2 nước bị kiểm soát chặt chẽ.
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Anh Dũng nói anh tin rằng đó là lý do khiến chính phủ không muốn giới thanh thiếu niên biết về cuộc chiến tranh đó. Anh nói:
“Tôi nghĩ, vì họ sợ nói lên sự thật để giới trẻ biết .. chính phủ lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc.”
Các cuộc biểu tình tương tự thường bị cảnh sát giải tán với hàng chục người biểu tình bị bắt giữ.
Mặc dù bị cảnh sát mặc quân phục lẫn cảnh sát mặc thường phục theo sát, người biểu tình cuối cùng cũng đã đến đặt hoa tại một ngôi chùa và trở về nhà.
No comments:
Post a Comment