Đài Loan cưỡng lại kế hoạch của TQ về các đại dự án để siết chặt quan hệ
Bắc Kinh muốn lấy lòng cử tri Đài Loan để họ bầu một người thân thiện với Trung Quốc lên thay cho Tổng thống Mã Anh Cửu, người sẽ không được ra tranh cử vì đã giữ chức tổng thống trong hai nhiệm kỳ.
ĐÀI BẮC — Trung Quốc đã đưa ra cho Đài Loan một loạt các đề nghị trong 5 năm qua để xây dựng những mối quan hệ gần gũi hơn với đảo quốc tự trị này. Bắc Kinh muốn Đài Loan nằm dưới sự kiểm soát của họ sau 65 năm tự trị. Các hiệp định đầu tư và thương mại đã được đón nhận, nhưng một số dự án nhiều tham vọng của Bắc Kinh đã bị bác bỏ vì dân chúng Đài Loan lo ngại về việc xích lại quá gần với Trung Quốc. Từ Đài Bắc, thông tín viên Ralph Jennings của đài chúng tôi gởi về bài tường thuật sau đây.
Trong số các dự án mà các giới chức Trung Quốc đề nghị là một cây cầu hoặc một đường hầm nối liền Hoa Lục với Đài Loan và đặt một hòn đảo do Trung Quốc kiểm soát nằm dưới sự quản trị chung của đôi bên. Các giới chức chính phủ Đài Bắc và Bắc Kinh đang họp tại Trung Quốc, nhưng có phần chắc là họ sẽ không bàn tới các dự án này.
Trước đây Đài Loan từng tỏ ý cho biết những dự án lớn như vậy rất khó có thể thực hiện.
Ông Lưu Nghĩa Quân, giáo sư chính trị học của Đại học Phật Quang ở Đài Loan, cho biết dân chúng ở đây sẽ chống lại bất kỳ hành động nào có thể làm cho Đài Loan nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc.
"Tái thống nhất hai bên của eo biển Đài Loan là một mục tiêu rất rõ rệt. Tuy nhiên, chúng ta phải xem xét tới vấn đề là người dân ở Đài Loan thật sự nghĩ gì. Hoa Lục đang tìm đủ mọi cách để tranh thủ thiện chí Đài Loan. Nhưng vì Đài Loan là một nước nhỏ, dân số quá ít, nên dân chúng ở đây luôn luôn có thái độ hoài nghi đối với vấn đề này."
Đài Loan đã tách khỏi Trung Quốc vào năm 1949 sau một cuộc nội chiến, nhưng Bắc Kinh vẫn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và một ngày nào đó sẽ tái thống nhất với Hoa Lục. Nhưng mưu toan của Bắc Kinh nhằm lấy lại Đài Loan đã gây trở ngại cho việc phát triển các mối quan hệ cho mãi tới năm 2008, khi Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu gác qua một bên những vấn đề chính trị để xây dựng niềm tin với Bắc Kinh thông qua các hiệp định đầu tư và thương mại. Hai bên đã ký kết 19 hiệp định hợp tác như vậy dưới thời ông Mã Anh Cửu.
Một hiệp định năm 2008 cho phép người Hoa Lục đến thăm Đài Loan đã giúp cho công nghiệp du lịch của đảo quốc này phát triển mạnh. Hơn 2 triệu du khách Hoa Lục đã đến Đài Loan hồi năm ngoái. Năm nay, Đài Loan sẽ tăng quota của số du khách Hoa Lục không đi theo tour từ con số 3.000 người mỗi ngày lên tới 4.000 người. Kim ngạch mậu dịch song phương đã vượt mức 100 tỉ đô la sau khi đôi bên ký kết một hiệp định hợp tác kinh tế vào năm 2010. Giới hữu trách Đài Bắc cũng giảm bớt những sự hạn chế đối với hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở Đài Loan.
Trung Quốc hoan nghênh những diễn tiến này như một cách để hai nền kinh tế hòa nhập với nhau trong khuôn khổ của mục tiêu tái thống nhất. Nhưng Đài Loan đã làm ngơ một dự án có kinh phí 80 tỉ đô la để xây một cây cầu hay một đường hầm băng qua eo biển Đài Loan dài 160 kilo mét vào năm 2030 như một biểu tượng của đoàn kết.
Các nhà đầu tư Đài Loan muốn bỏ tiền làm ăn ở Thượng Hải - một thành phố quốc tế và đã phát triển, chứ không muốn đầu tư vào đảo Bình Đàm ở gần đó. Các giới chức Trung Quốc đã chọn đảo này thực hiện dự án thí điểm về quản trị chung. Một hiệp định về tự do hóa giao thương trong khu vực dịch vụ đang bị mắc kẹt tại quốc hội Đài Loan.
Ông Alexander Huang, giáo sư chính trị học của Đại học Đạm Giang ở Đài Bắc, cho biết những chướng ngại chính trị ở Đài Loan sẽ làm cho những dự án lớn của Trung Quốc không được bàn tới khi ông Vương Úc Kỳ, Chủ nhiệm Uûy ban Hoa Lục của Đài Loan, và ông Trương Chí Quân, Trưởng phòng Đài Loan sự vụ của Quốc vụ viện Trung Quốc, họp lại với nhau.
"Một số vấn đề dính líu tới chính trị nội bộ ở Đài Loan hoặc những quyền lợi của các doanh nghiệp và các ngành nghề khác nhau. Tôi không nghĩ rằng vấn đề đó sẽ được đặt vào nghị trình của những cuộc họp giữa Uûy ban Hoa Lục và Phòng Đài Loan sự vụ trong thời gian tới đây."
Ông Hoàng Xuân Vinh, một viên chức của Hội Thanh Niên Đài Loan, cho biết người dân ở đây phản đối bất kỳ kế hoạch nào gây thương tổn cho quyền tự trị.
"Đài Loan và Trung Quốc trên cơ bản vẫn là kẻ thù của nhau vào lúc này. Người dân Đài Loan có thể chấp nhận một số đề nghị kinh tế từ phía bên kia, nhưng không chấp nhận toàn bộ các đề nghị. Những đề nghị của Trung Quốc không thể đi ngược với nguyên tắc cơ bản là Đài Loan là một nước tự trị."
Theo dự liệu, Bắc Kinh sẽ đưa ra những đề nghị hợp tác có lợi cho Đài Loan trong lúc đảo quốc này chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2016.
Ông Mã Anh Cửu không được ra tranh cử vì đã giữ chức tổng thống trong hai nhiệm kỳ, và Bắc Kinh muốn lấy lòng cử tri để họ bầu một người thân thiện với Trung Quốc lên thay cho ông Mã, thay vì chọn một nhà lãnh đạo có chủ trương duy trì nền độc lập của Đài Loan.
Trong số các dự án mà các giới chức Trung Quốc đề nghị là một cây cầu hoặc một đường hầm nối liền Hoa Lục với Đài Loan và đặt một hòn đảo do Trung Quốc kiểm soát nằm dưới sự quản trị chung của đôi bên. Các giới chức chính phủ Đài Bắc và Bắc Kinh đang họp tại Trung Quốc, nhưng có phần chắc là họ sẽ không bàn tới các dự án này.
Trước đây Đài Loan từng tỏ ý cho biết những dự án lớn như vậy rất khó có thể thực hiện.
Ông Lưu Nghĩa Quân, giáo sư chính trị học của Đại học Phật Quang ở Đài Loan, cho biết dân chúng ở đây sẽ chống lại bất kỳ hành động nào có thể làm cho Đài Loan nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc.
"Tái thống nhất hai bên của eo biển Đài Loan là một mục tiêu rất rõ rệt. Tuy nhiên, chúng ta phải xem xét tới vấn đề là người dân ở Đài Loan thật sự nghĩ gì. Hoa Lục đang tìm đủ mọi cách để tranh thủ thiện chí Đài Loan. Nhưng vì Đài Loan là một nước nhỏ, dân số quá ít, nên dân chúng ở đây luôn luôn có thái độ hoài nghi đối với vấn đề này."
Đài Loan đã tách khỏi Trung Quốc vào năm 1949 sau một cuộc nội chiến, nhưng Bắc Kinh vẫn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và một ngày nào đó sẽ tái thống nhất với Hoa Lục. Nhưng mưu toan của Bắc Kinh nhằm lấy lại Đài Loan đã gây trở ngại cho việc phát triển các mối quan hệ cho mãi tới năm 2008, khi Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu gác qua một bên những vấn đề chính trị để xây dựng niềm tin với Bắc Kinh thông qua các hiệp định đầu tư và thương mại. Hai bên đã ký kết 19 hiệp định hợp tác như vậy dưới thời ông Mã Anh Cửu.
Một hiệp định năm 2008 cho phép người Hoa Lục đến thăm Đài Loan đã giúp cho công nghiệp du lịch của đảo quốc này phát triển mạnh. Hơn 2 triệu du khách Hoa Lục đã đến Đài Loan hồi năm ngoái. Năm nay, Đài Loan sẽ tăng quota của số du khách Hoa Lục không đi theo tour từ con số 3.000 người mỗi ngày lên tới 4.000 người. Kim ngạch mậu dịch song phương đã vượt mức 100 tỉ đô la sau khi đôi bên ký kết một hiệp định hợp tác kinh tế vào năm 2010. Giới hữu trách Đài Bắc cũng giảm bớt những sự hạn chế đối với hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở Đài Loan.
Trung Quốc hoan nghênh những diễn tiến này như một cách để hai nền kinh tế hòa nhập với nhau trong khuôn khổ của mục tiêu tái thống nhất. Nhưng Đài Loan đã làm ngơ một dự án có kinh phí 80 tỉ đô la để xây một cây cầu hay một đường hầm băng qua eo biển Đài Loan dài 160 kilo mét vào năm 2030 như một biểu tượng của đoàn kết.
Các nhà đầu tư Đài Loan muốn bỏ tiền làm ăn ở Thượng Hải - một thành phố quốc tế và đã phát triển, chứ không muốn đầu tư vào đảo Bình Đàm ở gần đó. Các giới chức Trung Quốc đã chọn đảo này thực hiện dự án thí điểm về quản trị chung. Một hiệp định về tự do hóa giao thương trong khu vực dịch vụ đang bị mắc kẹt tại quốc hội Đài Loan.
Ông Alexander Huang, giáo sư chính trị học của Đại học Đạm Giang ở Đài Bắc, cho biết những chướng ngại chính trị ở Đài Loan sẽ làm cho những dự án lớn của Trung Quốc không được bàn tới khi ông Vương Úc Kỳ, Chủ nhiệm Uûy ban Hoa Lục của Đài Loan, và ông Trương Chí Quân, Trưởng phòng Đài Loan sự vụ của Quốc vụ viện Trung Quốc, họp lại với nhau.
"Một số vấn đề dính líu tới chính trị nội bộ ở Đài Loan hoặc những quyền lợi của các doanh nghiệp và các ngành nghề khác nhau. Tôi không nghĩ rằng vấn đề đó sẽ được đặt vào nghị trình của những cuộc họp giữa Uûy ban Hoa Lục và Phòng Đài Loan sự vụ trong thời gian tới đây."
Ông Hoàng Xuân Vinh, một viên chức của Hội Thanh Niên Đài Loan, cho biết người dân ở đây phản đối bất kỳ kế hoạch nào gây thương tổn cho quyền tự trị.
"Đài Loan và Trung Quốc trên cơ bản vẫn là kẻ thù của nhau vào lúc này. Người dân Đài Loan có thể chấp nhận một số đề nghị kinh tế từ phía bên kia, nhưng không chấp nhận toàn bộ các đề nghị. Những đề nghị của Trung Quốc không thể đi ngược với nguyên tắc cơ bản là Đài Loan là một nước tự trị."
Theo dự liệu, Bắc Kinh sẽ đưa ra những đề nghị hợp tác có lợi cho Đài Loan trong lúc đảo quốc này chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2016.
Ông Mã Anh Cửu không được ra tranh cử vì đã giữ chức tổng thống trong hai nhiệm kỳ, và Bắc Kinh muốn lấy lòng cử tri để họ bầu một người thân thiện với Trung Quốc lên thay cho ông Mã, thay vì chọn một nhà lãnh đạo có chủ trương duy trì nền độc lập của Đài Loan.
No comments:
Post a Comment