Trung Quốc chú trọng nhiều hơn đến Afghanistan
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo với người đồng nhiệm Afghanistan Ahmad Zarar Osmani tại Bộ Ngoại giao tại thủ đô Kabul ngày 22/2/2014.
ISLAMABAD — Những quan ngại về an ninh nội bộ và bên ngoài dường như đã khiến Trung Quốc tăng cường nỗ lực ổn định hóa Afghanistan trước khi Hoa Kỳ rút quân vào tháng 12 năm nay theo kế hoạch đã định. Các nhà phân tích khu vực cho rằng Bắc Kinh ở tư thế sẵn sàng đóng một vai trò chính yếu trong việc tái thiết Afghanistan sau năm 2014 vì chính sách bất can thiệp đã giúp Trung Quốc thu phục được nhân tâm ở Afghanistan. Thông tín viên Ayaz Gul tường trình từ Islamabad rằng Trung Quốc cũng gia tăng sự giao tiếp với đồng minh thân cận Pakistan để đạt được các mục tiêu tại Afghanistan.
Hoa Kỳ và quân đội đồng minh dự định kết thúc sứ mạng tác chiến tại Afghanistan vào tháng 12 năm nay, nhưng những hoạt động của phe nổi dậy Taliban tại Afghanistan không giảm bớt và những nỗ lực của Kabul mưu tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp, cho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả.
Bạo động tiếp tục đã làm cho các quốc gia trong vùng lo ngại là việc rút quân đội nước ngoài sẽ củng cố sức mạnh của các phần tử chủ chiến Hồi Giáo và Afghanistan có thể trở lại tình trạng nội chiến của những năm 1990.
Những mối quan ngại của Trung Quốc rằng cuộc xung đột kéo dài tại nước láng giềng có thể nuôi dưỡng xáo trộn tại vùng Tân Cương ở miền tây với đa số dân theo Hồi giáo có nhiều phần chắc là lý do khiến Trung Quốc tăng cường việc giao tiếp với chính phủ Afghanistan.
Chuyến viếng thăm hãn hữu của Bộ trưởng Ngoại giao Vương nghị đến Kabul ngày thứ Bảy tuần trước được xem như một phần của nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh. Sau khi gặp các nhà lãnh đạo Afghanistan, ông Vương nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một nước Afghanistan ổn định đối với Trung Quốc.
Ông Vương Nghị nói “Afghanistan có một ảnh hưởng đặc biệt và quan trọng. Hòa bình và ổn định tại nước này có ảnh hưởng đến an ninh tại miền tây Trung Quốc và quan trọng hơn nữa là nó ảnh hưởng đến sự yên bình và phát triển của toàn khu vực.”
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo là Afghanistan sẽ không có tương lai trừ phi khắc phục được những chia rẽ về chính trị và sắc tộc.
Ông Vương nói “Vì thế chúng tôi hy vọng được thấy một sự hòa giải chính trị sâu rộng và toàn diện tại Afghanistan càng sớm càng tốt và Trung Quốc sẽ đóng một vai trò xây dựng để làm dễ dàng việc này.”
Ông Vương kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện lời hứa viện trợ cho Afghanistan và giúp quốc gia bị chiến tranh tàn phá này đạt được sự tăng trưởng bền vững. Ông nói chỉ kinh tế tăng trưởng mới có thể xóa đói giảm nghèo tiêu trừ được nền tảng nuôi dưỡng khủng bố.
Trung Quốc là nước chủ nhà của hội nghị hàng năm sắp tới của các nhà lãnh đạo Afghanistan, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối năm nay nơi những cuộc thảo luận sẽ chú trọng đến làm thế nào Afghanistan có thể thực hiện được ổn định chính trị, an ninh và kinh tế với sự giúp đỡ của các nước trong vùng.
Trong một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây tại thủ đô Pakistan để thảo luận về vai trò của Bắc Kinh và Islamabad để mang lại ổn định cho Afghanistan, ông Mushahid Hussain, một Thượng nghị sĩ có nhiều thế lực của Pakistan và là người đứng đầu Viện Pakistan-Trung Quốc, nhấn mạnh đến yếu tố Trung Quốc.
"Trung Quốc là cường quốc duy nhất có cùng biên giới với Afghanistan. Trung Quốc là quốc gia chính không có gánh nặng về quân sự và chiến lược đối với Afghanistan và trước đây không có những quan hệ tiêu cực với Afghanistan. Do đó hình ảnh của Trung Quốc rất tốt đẹp và Trung Quốc hiện nay là nhà đầu tư kinh tế lớn nhất tại Afghanistan.”
Bà Trần Hoài Phàm thuộc Hội Hòa bình và tài giảm binh bị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc nhấn mạnh rằng những lợi ích về an ninh của Trung Quốc và Pakistan đều hội tụ vào Afghanistan.
“Cả hai nước đều muốn thấy việc chuyển tiếp trong năm 2014 được hoàn thành một cách êm thắm và trôi chảy và xem sự xếp đặt chính trị giữa các lực lượng khác nhau ở Afghanistan là cần thiết cho sự ổn định của nước này. Hai nước muốn thấy lãnh thổ Afghanistan không được sử dụng để làm mất ổn định nước khác. Đối với hiệp ước an ninh song phương giữa Hoa Kỳ và Afghanistan, những quan tâm của các nước láng giềng sẽ được giải quyết và không nên gây phương hại đến an ninh của các lân bang.”
Bà Hoài Phàm nói những nước trong vùng cần hợp tác với nhau để thiết lập một chiến lược toàn diện và một kế hoạch kinh tế giúp giải quyết vụ xung đột dai dẳng tại Afghanistan.
“Chúng ta cần giúp Afghanistan tìm ra một phương sách mới để hòa giải hơn là chiến tranh hay những hành động quân sự và cũng nhằm đưa Afghanistan vào tiến trình hội nhập kinh tế trong vùng để giảm bớt nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.”
Những cáo buộc Pakistan có liên hệ với phe Taliban tại Afghanistan là nguồn gốc của những lo ngại của đối thủ Ấn Độ và của Hoa Kỳ. Tuy nhiên Islamabad cũng có những quan ngại riêng về việc New Delhi ngày càng dính líu đến Afghanistan. Các chỉ trích tiên đoán là Afghanistan tiếp tục bất ổn là một sự cám dỗ để Pakistan và Ấn Độ dùng quốc gia bị chiến tranh tàn phá này để phát động một “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” để bảo vệ những quyền lợi chiến lược.
Trong khi Trung Quốc tỏ ra dè dặt về kế hoạch của Hoa Kỳ kéo dài sự hiện diện quân sự tại Afghanistan sau năm 2014, một số chỉ trích cho rằng việc tăng cường vai trò của Trung Quốc tại Afghanistan có thể ngằm ngăn những nỗ lực của các nước trong vùng như Ấn Độ trám vào lỗ hỗng an ninh sau khi các lực lượng nước ngoài rút đi. Ông Shamshad Ahmed Khan, một cựu bộ trưởng ngoại giao Pakistan nói:
“Với kỳ vọng về cuộc chuyển tiếp an ninh tại Afghanistan, đương nhiên Trung Quốc là một cường quốc chính trong vùng sẽ tự đóng một vai trò cân bằng trong vùng có tầm chiến lược quan trọng này ở sân sau tại vùng biên giới phía tây.”
Trung Quốc từ lâu đã nghi ngờ những phần tử cực đoan Hồi Giáo tại tỉnh Tân Cương nhiều xáo trộn đã nhận được sự hỗ trợ của các phần tử chủ chiến Hồi Giáo hoạt động tại Afghanistan và Pakistan.
Khu vực có nhiều biến động của Trung Quốc này vừ mới chứng kiến sự gia tăng những cuộc tấn công của các phần tử ly khai, và truyền thông nhà nước loan tin là bạo động đã làm hơn 100 người thiệt mạng kể từ tháng 4 năm ngoái, gồm cả những nhân viên an ninh.
Các giới chức tại Bắc Kinh cũng cáo buộc là một số thành viên của tổ chức Đông Turkistan bị đặt ra ngoài vòng pháp luật đã ẩn náu tại vùng núi non hiểm trở dễ qua lại dọc theo biên giới Pakistan và Afghanistan.
Hoa Kỳ và quân đội đồng minh dự định kết thúc sứ mạng tác chiến tại Afghanistan vào tháng 12 năm nay, nhưng những hoạt động của phe nổi dậy Taliban tại Afghanistan không giảm bớt và những nỗ lực của Kabul mưu tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp, cho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả.
Bạo động tiếp tục đã làm cho các quốc gia trong vùng lo ngại là việc rút quân đội nước ngoài sẽ củng cố sức mạnh của các phần tử chủ chiến Hồi Giáo và Afghanistan có thể trở lại tình trạng nội chiến của những năm 1990.
Những mối quan ngại của Trung Quốc rằng cuộc xung đột kéo dài tại nước láng giềng có thể nuôi dưỡng xáo trộn tại vùng Tân Cương ở miền tây với đa số dân theo Hồi giáo có nhiều phần chắc là lý do khiến Trung Quốc tăng cường việc giao tiếp với chính phủ Afghanistan.
Chuyến viếng thăm hãn hữu của Bộ trưởng Ngoại giao Vương nghị đến Kabul ngày thứ Bảy tuần trước được xem như một phần của nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh. Sau khi gặp các nhà lãnh đạo Afghanistan, ông Vương nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một nước Afghanistan ổn định đối với Trung Quốc.
Ông Vương Nghị nói “Afghanistan có một ảnh hưởng đặc biệt và quan trọng. Hòa bình và ổn định tại nước này có ảnh hưởng đến an ninh tại miền tây Trung Quốc và quan trọng hơn nữa là nó ảnh hưởng đến sự yên bình và phát triển của toàn khu vực.”
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo là Afghanistan sẽ không có tương lai trừ phi khắc phục được những chia rẽ về chính trị và sắc tộc.
Ông Vương nói “Vì thế chúng tôi hy vọng được thấy một sự hòa giải chính trị sâu rộng và toàn diện tại Afghanistan càng sớm càng tốt và Trung Quốc sẽ đóng một vai trò xây dựng để làm dễ dàng việc này.”
Ông Vương kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện lời hứa viện trợ cho Afghanistan và giúp quốc gia bị chiến tranh tàn phá này đạt được sự tăng trưởng bền vững. Ông nói chỉ kinh tế tăng trưởng mới có thể xóa đói giảm nghèo tiêu trừ được nền tảng nuôi dưỡng khủng bố.
Trung Quốc là nước chủ nhà của hội nghị hàng năm sắp tới của các nhà lãnh đạo Afghanistan, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối năm nay nơi những cuộc thảo luận sẽ chú trọng đến làm thế nào Afghanistan có thể thực hiện được ổn định chính trị, an ninh và kinh tế với sự giúp đỡ của các nước trong vùng.
Trong một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây tại thủ đô Pakistan để thảo luận về vai trò của Bắc Kinh và Islamabad để mang lại ổn định cho Afghanistan, ông Mushahid Hussain, một Thượng nghị sĩ có nhiều thế lực của Pakistan và là người đứng đầu Viện Pakistan-Trung Quốc, nhấn mạnh đến yếu tố Trung Quốc.
"Trung Quốc là cường quốc duy nhất có cùng biên giới với Afghanistan. Trung Quốc là quốc gia chính không có gánh nặng về quân sự và chiến lược đối với Afghanistan và trước đây không có những quan hệ tiêu cực với Afghanistan. Do đó hình ảnh của Trung Quốc rất tốt đẹp và Trung Quốc hiện nay là nhà đầu tư kinh tế lớn nhất tại Afghanistan.”
Bà Trần Hoài Phàm thuộc Hội Hòa bình và tài giảm binh bị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc nhấn mạnh rằng những lợi ích về an ninh của Trung Quốc và Pakistan đều hội tụ vào Afghanistan.
“Cả hai nước đều muốn thấy việc chuyển tiếp trong năm 2014 được hoàn thành một cách êm thắm và trôi chảy và xem sự xếp đặt chính trị giữa các lực lượng khác nhau ở Afghanistan là cần thiết cho sự ổn định của nước này. Hai nước muốn thấy lãnh thổ Afghanistan không được sử dụng để làm mất ổn định nước khác. Đối với hiệp ước an ninh song phương giữa Hoa Kỳ và Afghanistan, những quan tâm của các nước láng giềng sẽ được giải quyết và không nên gây phương hại đến an ninh của các lân bang.”
Bà Hoài Phàm nói những nước trong vùng cần hợp tác với nhau để thiết lập một chiến lược toàn diện và một kế hoạch kinh tế giúp giải quyết vụ xung đột dai dẳng tại Afghanistan.
“Chúng ta cần giúp Afghanistan tìm ra một phương sách mới để hòa giải hơn là chiến tranh hay những hành động quân sự và cũng nhằm đưa Afghanistan vào tiến trình hội nhập kinh tế trong vùng để giảm bớt nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.”
Những cáo buộc Pakistan có liên hệ với phe Taliban tại Afghanistan là nguồn gốc của những lo ngại của đối thủ Ấn Độ và của Hoa Kỳ. Tuy nhiên Islamabad cũng có những quan ngại riêng về việc New Delhi ngày càng dính líu đến Afghanistan. Các chỉ trích tiên đoán là Afghanistan tiếp tục bất ổn là một sự cám dỗ để Pakistan và Ấn Độ dùng quốc gia bị chiến tranh tàn phá này để phát động một “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” để bảo vệ những quyền lợi chiến lược.
Trong khi Trung Quốc tỏ ra dè dặt về kế hoạch của Hoa Kỳ kéo dài sự hiện diện quân sự tại Afghanistan sau năm 2014, một số chỉ trích cho rằng việc tăng cường vai trò của Trung Quốc tại Afghanistan có thể ngằm ngăn những nỗ lực của các nước trong vùng như Ấn Độ trám vào lỗ hỗng an ninh sau khi các lực lượng nước ngoài rút đi. Ông Shamshad Ahmed Khan, một cựu bộ trưởng ngoại giao Pakistan nói:
“Với kỳ vọng về cuộc chuyển tiếp an ninh tại Afghanistan, đương nhiên Trung Quốc là một cường quốc chính trong vùng sẽ tự đóng một vai trò cân bằng trong vùng có tầm chiến lược quan trọng này ở sân sau tại vùng biên giới phía tây.”
Trung Quốc từ lâu đã nghi ngờ những phần tử cực đoan Hồi Giáo tại tỉnh Tân Cương nhiều xáo trộn đã nhận được sự hỗ trợ của các phần tử chủ chiến Hồi Giáo hoạt động tại Afghanistan và Pakistan.
Khu vực có nhiều biến động của Trung Quốc này vừ mới chứng kiến sự gia tăng những cuộc tấn công của các phần tử ly khai, và truyền thông nhà nước loan tin là bạo động đã làm hơn 100 người thiệt mạng kể từ tháng 4 năm ngoái, gồm cả những nhân viên an ninh.
Các giới chức tại Bắc Kinh cũng cáo buộc là một số thành viên của tổ chức Đông Turkistan bị đặt ra ngoài vòng pháp luật đã ẩn náu tại vùng núi non hiểm trở dễ qua lại dọc theo biên giới Pakistan và Afghanistan.
No comments:
Post a Comment