Tuesday, September 4, 2012

Phòng thủ biên giới Việt – Trung và vai trò của cố vấn Liên Xô


Phòng thủ biên giới Việt – Trung và vai trò của cố vấn Liên Xô

Vào ngày thứ ba cuộc chiến biên giới Việt – Trung, một đoàn cố vấn quân sự cao cấp của Liên-xô do Đại tướng Obaturov dẫn đầu đã đến Hà Nội. Sau khi tìm hiểu tình hình và nghiên cứu chiến trường, họ kết luận lực lượng VN thiếu sự điều phối và không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân TQ. Họ đề nghị các nhà lãnh đạo VN cấp tốc điều các sư đoàn chủ lực từ Cambodia về, đồng thời họ cũng yêu cầu Matxcơva viện trợ quân sự khẩn cấp cho VN. Ngoài ra, 29 sư đoàn quân Liên-xô với sự hỗ trợ của không quân đã di chuyển đến biên giới Xô – Trung thuộc khu vực Mãn Châu nhằm kìm chân TQ từ phía Nam. Trên biển Đông, 30 tàu chiến Liên-xô tiến vào, đề phòng hành động của hạm đội Nam Hải. Tuy vậy, trên thực tế, không quân và hải quân đều không được VN và TQ sử dụng trong cuộc chiến này. Bộ Tổng tham mưu TQ không đồng ý sử dụng không quân trong khi nhiều chỉ huy chiến trường yêu cầu chi viện. Có lẽ, do yếu tố Liên-xô, TQ phải hạn chế cả về không gian, thời gian và quy mô cuộc tấn công.
Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979
Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979
Các cố vấn Liên-xô ra mặt trận, lên tuyến đầu biên giới nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt. Mặc dù họ rơi vào trận pháo kích mạnh của quân TQ, may mắn không ai bị thương nhưng sáu cố vấn Liên-xô đã hy sinh tại Đà Nẵng trong một tai nạn máy bay vào đầu tháng Ba năm đó.
Hiển nhiên, sự có mặt của Đoàn cố vấn quân sự Liên-xô là một hành động thực thi Hiệp định hữu nghị và hợp tác giữa VN và Liên-xô vừa ký kết trước đó – ngày 3.11.1978.

Đây là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất của Hiệp định:

“Trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công, hoặc bị đe dọa tiến công thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó, và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.
Không có gì khó khăn để chúng ta nhận thấy, thỏa thuận nêu trên chính là một sự “bảo đảm” của Liên-xô cho VN mà trực tiếp là đề phòng, ngăn chặn và đánh bại một cuộc tấn công bất ngờ từ TQ đối với VN. Rõ ràng, không thể có chuyện ngược lại, vì chắc chắn VN không thể “áp dụng những biện pháp thích đáng” nhằm loại trừ mối đe dọa đối với Liên-xô nếu điều đó xẩy ra.
Sau khi TQ hoàn tất việc rút quân, các cố vấn quân sự Liên-xô vẫn còn ở lại giúp VN lập kế hoạch phòng thủ biên giới phía Bắc, huấn luyện quân sự và nhiều lĩnh vực khác. Theo Hiệp định hữu nghị và hợp tác, Liên-xô đã viện trợ cho VN nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại, góp phần bảo vệ đất nước.
Đại tướng Obaturov, Trưởng đoàn cố vấn quân sự đầu tiên của Liên-xô tại VN là người giỏi toàn diện cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật quân sự. Ông ta có thể tự mình lái xe tăng và hiểu rõ tính năng các loại súng. Sau này, ông là Giám đốc Học viện quân sự Phrunde rồi sang Cuba làm Trưởng đoàn cố vấn quân sự Liên-xô.
Thông thường, các cố vấn bao giờ cũng độc đoán, áp đặt, chỉ muốn người ta nghe mình. Cố vấn TQ, cố vấn Liên-xô tại VN hay cố vấn VN tại Cambodia đều mang đặc điểm đó. Sự khác nhau là ở vấn đề mức độ.
Về chiến lược phòng thủ của VN, tướng Obaturov đề nghị là “phòng ngự tích cực”, bố trí lực lượng thành hai tuyến, mỗi tuyến có ba dải phòng ngự cấp sư đoàn, tiền duyên phòng ngự cách biên giới khoảng mười một cây số, ngoài tầm pháo của TQ từ bên kia biên giới bắn sang.
Có lẽ các cố vấn quân sự Liên-xô không quên bài học năm 1941 – thời điểm Đức tấn công Liên-xô. Bấy giờ, nhiều khu vực phòng thủ của quân đội Liên-xô nằm khá gần biên giới, được chính Xtalin phê chuẩn. Song, Zhukov, lúc này là Tổng tham mưu trưởng cho rằng, những tuyến phòng thủ này do chiều sâu không lớn lắm, không thể cầm cự lâu dài vì pháo binh Đức có thể bắn vào khắp trận địa Liên-xô. Vì thế, cần phải xây dựng trận địa phòng thủ lùi sâu hơn nữa. Tiếc rằng, quan điểm đúng đắn của Zhukov đã không được coi trọng đúng mức. Lịch sử đã ghi nhận, chỉ mấy ngày đầu chiến tranh, Liên-xô đã mất hơn 1.200 máy bay.
Trở lại vấn đề phòng thủ biên giới Việt – Trung. Các tướng lĩnh VN vừa mới ra khỏi mấy cuộc chiến tranh, dày dạn kinh nghiệm, luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa kỹ thuật hiện đại và truyền thống chiến tranh nhân dân. Họ muốn bố trí quân đội, tuy vẫn phân chia tuyến một, tuyến hai nhưng tổ chức phòng thủ các sư đoàn ở các vùng trọng điểm, chủ yếu ngăn chặn TQ trên các trục đường chính từ bên kia biên giới sang. Xen kẽ giữa các khu vực phòng thủ của các sư đoàn chủ lực là lực lượng địa phương, dân quân du kích bảo vệ cạnh sườn, đề phòng TQ đánh vu hồi các khu vực phòng thủ sư đoàn. Phía trước tiền duyên phòng ngự tùy theo địa hình, tổ chức thành các “dải tác chiến phía trước” bằng lực lượng địa phương, dân quân du kích, chốt giữ các cao điểm khống chế và chủ động đánh ngăn chặn, phục kích, tập kích, tiêu hao đối phương trước khi chúng vào tiền duyên phòng ngự. Nói chung, VN bố trí lực lượng mạnh giữ vững các khu vực trọng yếu nhưng vẫn để lực lượng dự bị lớn để phản công.
Cho nên, đôi khi giữa các cố vấn Liên-xô và các tướng lĩnh VN xẩy ra tranh cãi gay gắt. Chẳng hạn, việc bố trí 12 sư đoàn ở dải một biên giới, các cố vấn Liên-xô nhiều lần đề nghị mỗi sư đoàn có một tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành, một tiểu đoàn ô tô vận tải. Nhưng Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn không đồng ý, ông phân tích nhiều về lợi hại và sau đó kiên quyết đề nghị để số xe tăng, ô tô đó làm lực lượng dự bị. Tướng Obaturov nói một cách giận dữ: “Nếu các đồng chí không đồng ý bố trí các tiểu đoàn xe tăng và các tiểu đoàn ô tô cho các sư đoàn dải một biên giới thì tôi không có lý do gì đề nghị Bộ Tổng tham mưu Liên-xô viện trợ thêm xe tăng và ô tô cho các đồng chí…”. Thế là, để có thể nhận được viện trợ về xe tăng và ô tô của Liên-xô, Lê Trọng Tấn đành đồng ý với Obaturov nhưng với chủ ý là sẽ bố trí cho 12 sư đoàn đó một thời gian, sau đó rút dần về làm lực lượng dự bị. Tất nhiên, một số tướng lĩnh VN cho rằng như vậy là VN chịu sự áp đặt của cố vấn Liên-xô. Bố trí xe tăng và pháo lên tiền duyên phòng ngự như thế, nếu TQ tấn công thì “bị nướng hết”!
Các cố vấn Liên-xô đã giúp quân đội VN nhiều lĩnh vực như lập kế hoạch viện trợ, tổ chức xây dựng lực lượng, đảm bảo hậu cần, huấn luyện quân sự… Đặc biệt, từ năm 1979 đến năm 1985, đã tổ chức hàng chục cuộc tập trận cấp quân đoàn và quân khu, các cuộc diễn tập cho các lực lượng toàn miền Bắc. Qua các cuộc tập trận do các cố vấn Liên-xô chỉ đạo, trình độ tham mưu, chỉ huy của các tướng lĩnh VN cũng được nâng cao. Tuy vậy, cũng có ý kiến là “học tập giáo điều, đánh theo cách đánh của Liên-xô” là không thích hợp với VN. Có người nói, “tôi tập thế này nhưng tôi không đánh thế này”?!
Về vấn đề này, nhớ lại năm 1971, Võ Nguyên Giáp thăm Liên-xô, đề nghị Liên-xô có sự giúp đỡ đặc biệt để chống lại người Mỹ.

Thủ tướng Liên-xô Kosygin:

- Tôi xin hỏi đồng chí Giáp. Đồng chí nói Việt Nam đánh thắng Mỹ. Tôi muốn biết các đồng chí có bao nhiêu sư đoàn bộ binh cơ giới và Mỹ có bao nhiêu? Xe tăng, pháo hạng nặng, máy bay chiến đấu…, các đồng chí có bao nhiêu và Mỹ có bao nhiêu? Khả năng về phòng không, về tên lửa, về thông tin, rađa của các đồng chí như thế nào? Xin đồng chí nói qua cho tôi biết.
Đúng là ngôn ngữ câu hỏi của phái “dân sự” và trả lời của tướng Giáp càng nổi bật điều đó.
- Tôi hiểu câu hỏi của đồng chí. Đồng chí muốn biết về vấn đề so sánh lực lượng giữa chúng tôi với Mỹ. Theo học thuyết quân sự Xô-viết là như vậy. Học thuyết quân sự Xô-viết là hết sức ưu việt, đã chiến thắng phát xít Đức. Điều đó rất rõ ràng. Nhưng tôi xin nói nếu chúng tôi đánh theo cách đánh của các đồng chí thì chúng tôi không đứng nổi được hai tiếng đồng hồ. Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của VN, và chúng tôi sẽ thắng”.
Từ năm 1987, Đoàn cố vấn Liên-xô rút dần về nước. Tiếp sau đó là những năm tháng đầy khó khăn đối với nhân dân Liên-xô và sự kiện bất ngờ nhất thế kỷ XX đã xẩy ra: Liên-xô sụp đổ. Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa VN và Liên-xô hết hạn năm 2003 và không được gia hạn. Liên-xô đã biến mất. Các liên minh dựa trên ý thức hệ cũng không thể tồn tại trong thế giới ngày nay. Nước Nga không phải là Liên-xô và liệu VN có thể trông chờ gì từ nước Nga, câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Việt – Trung đối thoại chiến lược quốc phòng

Sáng nay 3/9 tại Hà Nội, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ ba. Trưởng đoàn Việt Nam tham dự đối thoại là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Trưởng đoàn Trung Quốc tham dự đối thoại là Thượng tướng Mã Hiểu Thiên – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Trung Quốc, trong ba ngày 2-4/9, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Mã Hiểu Thiên – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dẫn đầu sang thăm Việt Nam và tiến hành Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (phải) đón thượng tướng Mã Hiểu Thiên tại trụ sở Bộ Quốc phòng sáng 3/9.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (phải) đón thượng tướng Mã Hiểu Thiên tại trụ sở Bộ Quốc phòng sáng 3/9.
Phát biểu tại đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại, bày tỏ tin tưởng đối thoại sẽ đóng góp tích cực cho quan hệ quốc phòng giữa hai nước cũng như cho mối quan hệ tốt đẹp nói chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, xây dựng nền hòa bình bền vững, ổn định giữa hai nước nói riêng, đóng góp cho hòa bình khu vực nói chung.
Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nhấn mạnh Trung Quốc coi trọng đối thoại chiến lược quốc phòng với Việt Nam, nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước hiện nay.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực, ông cũng nhấn mạnh đối thoại diễn ra là thời cơ quan trọng, khẳng định Trung Quốc kiên thì theo đuổi cơ chế đối thoại giữa quân đội hai nước, đóng góp cho sự phát triển quan hệ giữa quân đội hai nước nói riêng, cũng như mối quan hệ song phương Trung Quốc và Việt Nam nói chung.
Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ ba nhằm mục đích tiếp tục khẳng định quan điểm trước sau như một trong quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam với Trung Quốc, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các tuyên bố và thỏa thuận cấp cao, thúc đẩy quan hệ quốc phòng.
Việt - Trung đối thoại chiến lược quốc phòng tại Hà Nội
Việt – Trung đối thoại chiến lược quốc phòng tại Hà Nội
Tại đối thoại, hai bên sẽ trao đổi về những vấn đề quốc tế, khu vực có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế của hai nước, những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch đối với cách mạng hai nước, tiếp tục khẳng định quan điểm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế, khu vực và chủ quyền lãnh thổ.
Bên cạnh đó, trao đổi các biện pháp tăng cường tin cậy, thúc đẩy quan hệ quốc phòng trong khuôn khổ văn bản đã ký kết, tiếp tục củng cố nhận thức chung, khẳng định với các nước trên thế giới về quan hệ tốt đẹp của Việt Nam – Trung Quốc mặc dù có những bất đồng trên biển, chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, lợi dụng chia rẽ quan hệ hai nước.



Việt Nam: “Những ánh mắt không hận thù”

Có một Việt Nam vốn dĩ là điểm đến của hòa bình, có một Việt Nam giản dị, nhỏ bé mà kiên cường, vĩ đại như hiện thân của Hồ Chủ tịch. Và có một Việt Nam đang dần biến đổi từng ngày trong lòng bạn bè quốc tế…

“Những ánh mắt không hận thù”

Đó là những sẻ chia như… rút ruột được viết trong hồi ký “Một mình đến Việt Nam” của nữ diễn viên, nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Mỹ nổi tiếng Jane Fonda khi nói về đất nước hình chữ S bé nhỏ ở nam bán cầu, cách Tổ quốc của bà tới nửa vòng trái đất.
Jane Fonda tại Hà Nội
Jane Fonda tại Hà Nội
Jane Fonda còn được biết đến với cái tên Jane Hà Nội, sinh ngày 21/12/1937. Bà là một trong những nữ diễn viên Mỹ tiên phong trong phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam do chính quyền Mỹ phát động và từng có mặt tại Hà Nội để bày tỏ sự phản chiến trong giai đoạn không quân Hoa Kỳ mở chiến dịch ném bom dữ dội vào thành phố. Trong những ngày tháng Hà Nội chìm trong khói lửa chiến tranh, Jane Fonda đã một mình đến Việt Nam và lưu trú tại khách sạn Thống Nhất, nay là khách sạn Sofitel Lengend Metropole Hà Nội. Cho đến nay, bà vẫn được xem là một trong những “người bạn tốt” của nhân dân Việt Nam.
Trong những mảng hồi ức đầy xúc động về chuyến đi Việt Nam của mình, Jane viết: “Chẳng bao lâu máy bay đã vào vùng trời Việt Nam. Tôi bắt đầu hình dung ra đất nước này giống hình ảnh một phụ nữ vươn cao đầu, chiếc bụng mang bầu của người phụ nữ này vươn ra phần biển, trông cô bé nhỏ và mong manh đến nỗi bất kỳ một siêu quyền lực nào cũng cảm thấy chắc chắn là sẽ chiếm giữ được cô chỉ trong thoáng chốc. Đất nước này nằm trên một mảnh đất thật mảnh dẻ, mảnh dẻ như chính những con người đang cư ngụ trên đó (…) Chuyến xe dài một giờ từ sân bay về Hà Nội là một chấn động lớn. Tôi chờ đợi nhìn thấy một sự tuyệt vọng. Thay vào đó, tôi thấy người, rất nhiều người, bận rộn với công việc của họ, mặc dù vừa mới cách đây một tiếng thành phố bị thả bom…”.
Bà nhớ lại: “Mọi người dân đều đội nón lá, mặc áo trắng và quần thâm theo kiểu truyền thống của nông dân Việt Nam… Đây đó tôi nhìn thấy những đống đổ nát, nhà mất nóc và những hố bom… Ngồi trong xe, tôi không thể cất lời. Cảm xúc cuốn tôi đi quá mạnh mẽ – buồn đau và tội lỗi về những điều mà chính phủ của tôi đang làm, khâm phục cách người dân ở đây tiếp tục cuộc sống của họ và không tin nổi rằng, đây không phải là giấc mơ, tôi đang thật sự ở đây, một mình.
Khoảng giữa đêm tôi bật dậy giữa giấc ngủ sâu vì tiếng còi báo động xé tan không trung. Một người phục vụ xuất hiện trước cửa phòng khách sạn mang theo cho tôi một chiếc nón bảo hộ. Cô ấy hướng dẫn tôi xuống hầm trú bom phía sau khách sạn. Trên đường xuống cầu thang ra sân sau, tôi nhìn thấy nhân viên khách sạn bình tĩnh làm việc của mình…
Và có lẽ xúc động nhất, đáng ghi nhớ nhất vẫn là những lời này: “Chúng tôi lái xe xuyên thành phố đến Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô để tôi khám chân… Phiên dịch trong ngày của tôi là Chi. Cô nói với các bác sĩ tôi là người Mỹ và câu giới thiệu này gây xôn xao xung quanh. Tôi tìm một biểu hiện hằn thù trong mắt những người tôi thấy. Nhưng tuyệt nhiên không có gì. Những ánh – mắt – không – hận – thù ấy ám ảnh tôi suốt nhiều năm sau khi cuộc chiến chấm dứt…”.
Cho đến bây giờ, với nhiều người Mỹ nói riêng và du khách nước ngoài đến Việt Nam nói chung, Hà Nội vẫn là một điểm đến an toàn, “thành phố vì hòa bình” như bao đời vẫn thế. Chỉ có điều, Jane Fonda dường như đã nhận ra điều ấy sớm hơn, cảm nhận được nhiều hơn qua những gì mắt thấy tai nghe. Đáng nói hơn, Jane đã thổi lòng cảm mến Việt Nam và những rung động trái tim mình vào cuộc đấu tranh cho hòa bình, tự do, phản đối cuộc chiến tạo ra bởi chính chính phủ quê hương bà.

Chiến lược ‘bủa lưới’ Trung Quốc của Việt Nam

Bằng cách trói Trung Quốc vào mạng lưới các tổ chức khu vực – chẳng hạn Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Vùng Asean – Việt Nam hy vọng những luật lệ của những thực thể như thế sẽ trói gã khổng lồ Gulliver Trung Quốc bằng những sợi dây của các chú tí hon Liliput.
Chiến lược 'bủa lưới' Trung Quốc của Việt Nam
Chiến lược ‘bủa lưới’ Trung Quốc của Việt Nam
Bài viết của William Choong – The Straits Times.
Trong cuốn sách mới nhất của Hugh White, “The China Choice: Why America Should Share Power” – “Lựa chọn Trung Quốc – Tại sao Hoa Kỳ Phải Chia sẻ Quyền lực”, vị giáo sư Australia cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc phải chia nhau Châu Á nhằm giữ hòa bình trong khu vực.
Một vấn đề cụ thể là Hoa Kỳ phải nhường Đông Dương cho Trung Quốc, vị cựu quan chức quốc phòng nói thêm.
Gợi ý này đã làm cả vùng tức hộc máu, nhất là Việt Nam, nước có lịch sử sóng gió với Trung Quốc.
Nhưng nếu người ta có cái nhìn thực tế khách quan thì chuyện Việt Nam bị rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc không có gì là đáng ngạc nhiên. Dù sao thì Trung Quốc cũng đã bốn lần thống trị Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ thứ nhất tới thế kỷ thứ mười lăm.
Vào cuối thập niên 1960 trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc đã đổ viện trợ kinh tế và quân sự vào Bắc Việt Nam khi nước này đang chống lại Hoa Kỳ khiến cả hai bên coi quan hệ giữa họ như “môi với răng”. Nhưng bất chấp điều này, “môi với răng” đã trở thành chứng viêm lợi và sâu răng trầm trọng.
Hồi năm 1971, sự tiếp cận Washington của Bắc Kinh là màn dạo đầu cho xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 1979. Trong năm 1988, hai nước đã giao tranh tại đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.
Máu nóng vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay khi Hà Nội và Bắc Kinh tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi quan hệ Trung-Việt ngày nay đầy phức tạp.

Không ‘ăn phân Tàu’

Theo lời Tiến sỹ Tim Huxley, giám đốc phụ trách Châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở ở London, Việt Nam đã có 1000 năm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông nói thêm rằng đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc cũng giống như “bắt đầu một cuộc chiến”.
Cựu nhà báo của Hãng Thông tấn Pháp, ông Robert Templer, trong cuốn sách ra năm 1999 “Bóng Và Gió”, cũng nghĩ như vậy khi nói rằng “điểm nhấn chủ đạo” trong lịch sử chính thức của Việt Nam luôn là sự kháng cự Trung Quốc.
Ông đưa ra ví dụ về ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo thân Trung Quốc và từng có nhiều kỳ nghỉ ở Trung Quốc. Khi được hỏi liệu tình huống nào tốt hơn, nằm dưới sự cai quản của quân đội Quốc dân Tưởng Giới Thạch hay sự quay trở lại của Pháp, câu trả lời có tiếng của ông Hồ là ông “thà ngửi chút phân Pháp trong vài năm còn hơn phải ăn phân Tàu trong ngàn năm tới”.
Đối mặt với mối đe dọa hiển hiện từ sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, Việt Nam cũng không thiếu các sáng kiến địa chính trị.
Giống như nhiều nước Châu Á khác, Việt Nam đã áp dụng chiến lược ngoại giao phổ biến là nhập cuộc nhưng “không chọn” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hà Nội làm ra vẻ có chút tình đoàn kết với Bắc Kinh. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ hồi năm 1991, cả hai bên đã có những cơ chế vững chắc để xử lý quan hệ với hơn 100 đoàn thăm viếng lẫn nhău mỗi năm. Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Việt Nam cũng cố gắng hàn gắn và xây dựng quan hệ với Hoa Kỳ và coi đó như bảo hiểm chiến lược trước Trung Quốc. Họ cho các tàu hải quân Hoa Kỳ cập cảng. Trong tháng Sáu, Việt Nam đã đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, báo hiệu tầm cao mới của quan hệ.
Nhưng tiếp cận cả Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có giới hạn của nó.
Dù sao thì Việt Nam cũng có sự ngờ vực thâm sâu đối với Trung Quốc từ lịch sử ngàn năm và với Hoa Kỳ sau cuộc chiến Việt Nam đau thương. Đây là điểm mà mảng thứ hai trong chiến lược của Hà Nội được áp dụng – bủa lưới.
Bằng cách trói Trung Quốc vào mạng lưới các tổ chức khu vực – chẳng hạn Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Vùng Asean – Việt Nam hy vọng những luật lệ của những thực thể như thế sẽ trói gã khổng lồ Gulliver Trung Quốc bằng những sợi dây của các chú tí hon Liliput.

‘Tức phát điên’

Bủa lưới không phải là điều gì mới mẻ.
Khi viết bài cho báo Business Times của Singapore hồi năm 1992, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Hồng Thạch nói quan hệ Trung – Việt phải được kết nối với “mạng lưới lợi ích kinh tế và chính trị lớn hơn”.
Hồi năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã làm Trung Quốc tức phát điên khi tuyên bố tại Diễn đàn Vùng Asean ở Hà Nội rằng Washington sẵn sàng đóng vai trò trong đàm phán đa phương nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa.
Một số nhà phân tích nghi ngờ rằng tuyên bố của bà Clinton một phần được sự trợ giúp của Hà Nội, nước chủ tịch Asean trong năm đó. Kéo Trung Quốc vào các đàm phán đa phương sẽ tăng vị thế của các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines.
Tại cuộc gặp của Asean mới đây ở Phnom Penh, Việt Nam đã phải nếm vị thuốc chính họ kê đơn. Trung Quốc đã dùng ảnh hưởng của họ đối với Campuchia – nước chủ tịch Asean – để ngưng công bố thông cáo trong đó có đề cập tới Biển Nam Trung Hoa.
Đó là một cuộc đảo chính ngoại giao cho Trung Quốc. Nhưng chiến thắng này cũng làm tăng lo ngại trong khu vực về tham vọng đầy tự phụ của Trung Quốc và ngoại trưởng nước này đã phải có chuyến thăm nhanh chóng trong vùng nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Chiến lược hỗn hợp

Về lâu dài, chiến lược hỗn hợp tiếp cận và bủa lưới sẽ mang lại kết quả. Nhưng chiến lược hỗn hợp chỉ tồn tại khi Hà Nội không phải chọn giữa Bắc Kinh và Washington. Những căng thẳng gần đây ở Biển Nam Trung Hoa cho thấy Việt Nam có thể sẽ phải sớm có lựa chọn.
Philippines, nước đã có căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc về Biển Nam Trung Hoa, rõ ràng đang trục lợi từ liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Những trao đổi gia tăng của Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ khiến họ nhờ tới sự trợ giúp của Chú Sam nếu có xung đột với Trung Quốc.
Giáo sư White cũng nhắc tới điểm này trong cuốn sách mới của ông. Trong một kịch bản, Việt Nam và Trung Quốc giao chiến trong một sự cố khác trên Biển Nam Trung Hoa và Hà Nội đề nghị Hoa Kỳ trợ giúp. Điều này khiến căng thẳng tăng nhanh và tạo rủi ro có chiến tranh hạt nhân giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đây cũng chính là thế tiến thoái lưỡng nan của Hà Nội nếu họ lại giao chiến với Bắc Kinh tại Biển Nam Trung Hoa. Họ sẽ thấy mình bị kẹt trong thế bất khả thắng – nhờ tới Hoa Kỳ và tạo rủi ro căng thẳng leo thao, hay chịu thua Trung Quốc và có nguy cơ bị hút vào quỹ đạo của nước này – một lần nữa.
Theo BBC



Trường Sa

Nghĩ về biển đảo nhân ngày độc lập

Ngày độc lập năm nay, toàn dân hướng về biển đảo, một vùng thiêng liêng của tổ quốc đang còn bị chiếm đoạt. Di ngôn của Đức Trần Nhân Tông rướm máu trong mỗi lòng người: “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác!”. Lời thề độc lập từ Hồ Chí Minh: “Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng” lại âm vang.
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đang đặt ra cho chúng ta một cuộc đấu tranh rất gay gắt và vô cùng phức tạp. Gay gắt là vì mưu đồ bành trướng thôn tính biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN của Trung Quốc là xuyên suốt, không đổi. Phức tạp là vì chúng ta vừa quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, vừa kiên trì giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng phương pháp hòa bình, tuân theo luật pháp quốc tế, cố gắng giữ gìn quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Tuy nhiên dù gay gắt và phức tạp đến đâu, chúng ta tin rằng sự nghiệp của mình là chính nghĩa, phù hợp với lợi ích của khu vực và lương tri của nhân loại thì nhất định sẽ đạt được thắng lợi. Trung Quốc tuy có sức mạnh về kinh tế và quân sự hơn hẳn chúng ta, nhưng họ đang giẫm lên vết xe đổ của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thực hiện đường lối bá quyền lỗi thời, khiến cho càng ngày càng có nhiều trí thức trong nước lên tiếng phản đối, và bị cô lập trong khu vực và trên thế giới.
Để thu hồi được từng tấc đất của tiền nhân để lại, thế hệ hôm nay có trách nhiệm góp sức mau chóng tăng cường nội lực theo mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bất cứ hành động nào làm phân tán, chia rẽ sức mạnh dân tộc đều là tội ác. Chấp nhận nhiều ý kiến khác nhau về phát triển đất nước, chỉ đòi hỏi một câu tuyệt đối phải giống nhau là: “Hoàng Sa, Trường Sa – Việt Nam!”.
Chúng ta chủ trương hợp tác cùng có lợi, nhưng không thể chấp nhận việc để cho Trung Quốc, đưa công nghệ lỗi thời, hàng dỏm, hàng kém phẩm chất, làm rối loạn kinh tế và an ninh nước ta. Kinh tế đối ngoại phải góp phần làm tăng nội lực của nền kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu, tăng tính cạnh tranh và bảo vệ môi trường.
Toàn cầu hóa đã làm cho mọi quốc gia muốn phát triển đều phải thuận theo xu thế thời đại. Đại hội 11 có một nhận định rất xác đáng là phải “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế”. Thời đại đang chứng kiến làn sóng dân chủ hóa lần thứ tư. Toàn dân hy vọng cuộc sửa đổi hiến pháp lần này sẽ tiếp thêm cho dân tộc ta sức mạnh mới của thời đại.
TỐNG VĂN CÔNG (LAO ĐỘNG ONLINE)
Trung Quốc được ví von như hình ảnh “con bò tót đang bị nội thương”

Trung Quốc: Con bò tót đang bị nội thương

Cùng với các tuyên bố cứng rắn và hành động diễu võ dương oai trên Biển Ðông, Trung Quốc dường như đã rất thành công với việc diễn trò lèo lái dư luận chú ý tới cái vỏ ngoài hoàn hảo của mình. Nhưng Trung Quốc có thực sự đáng sợ như vẻ ngoài chúng ta đang thấy? Hay đây chỉ là chiêu bài nhằm giải trừ mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về những bất ổn trong nội bộ?

“Che mắt” dư luận

Sự tăng trưởng vượt bậc của Trung Quốc không tương ứng với việc mang lại một xã hội công bằng và hạnh phúc hơn. Mà trái lại là nạn tham nhũng tràn lan, sự chênh lệch giàu nghèo và những bất đồng trong nội bộ Đảng. Những nhức nhối này như cơn đau triền miên, dai dẳng và thách thức tham vọng của Trung Quốc.
Thứ nhất: vụ Bạc Hy Lai (bí thư Thành ủy Trùng Khánh) bị cách chức đã cho thấy cuộc tranh giành vị trí lãnh đạo chủ chốt quyết liệt và gây xáo động trong Đảng nước này đến mức nào.
Thứ hai: Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tiết lộ rằng kể từ năm 1990, đã có gần 18.000 quan chức tham nhũng Trung Quốc “cao chạy xa bay” ra nước ngoài, mang theo gần 800 tỷ nhân dân tệ (120 tỷ USD). Con số 18.000 đã cho thấy sự yếu kém của Chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực đấu tranh chống nạn tham nhũng.
Thứ ba: Ngoài nạn tham nhũng, Trung Quốc còn phải đối mặt với thực trạng nền kinh tế trì trệ với tốc độ phát triển chậm chạp nhất kể từ 2009 đến nay. Các ngân hàng quốc doanh lớn nhất (nhà nước nắm đại đa số cổ phần) đều chồng chất nợ xấu, nợ khó đòi.
Thứ tư: Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo của Trung Quốc hiện đã đến mức báo động khi hiện nay khoảng 50,3% dân số Trung Quốc vẫn đang sống ở các vùng nông thôn. Nguy hiểm hơn khi hệ số Gini (thước đo mức phân phối thu nhập trong một xã hội) của Trung Quốc hiện nay là 0,458; vượt ngưỡng 0,4 – vốn là giới hạn được quốc tế chấp nhận.
Vì Chính quyền Trung Quốc không muốn bị xem là yếu ớt và để người dân nước này không lo lắng, hoảng hốt. Họ đã cố che đậy dư luận những yếu kém trên bằng chiêu trò phù thủy, tạo ồn ào về quân sự như liên tục phát đi các thông tin sai lệch về tình hình biển Đông song song với việc thành lập trái phép “thành phố Tam Sa” xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam; gây hấn với Nhật Bản trên biển Hoa Đông… để hướng chú ý của người dân ra khỏi tin tức về các vụ bê bối tiền bạc của một số lãnh đạo Đảng.
Dù vậy, chính sách này cũng có cạm bẫy riêng: Trước hết, Trung Quốc sẽ vấp phải những vấn đề hết sức khó khăn để duy trì an ninh cho “cơ quan quân sự Tam Sa”. Kế tiếp, các nước tranh chấp khác ở biển Đông có thể liên kết để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và thậm chí có thể hoan nghênh sự hiện diện quân sự và viện trợ quân sự của Mỹ.

“Con bò tót đang bị nội thương”

Trung Quốc hiện giờ có thể được ví von như hình ảnh “con bò tót đang bị nội thương”, thế nên “con bò tót” muốn “rung cây dọa khỉ” gây hấn ra bên ngoài để có thời gian giải quyết ổn thỏa yếu kém trong nội bộ đất nước. Đồng thời, Trung Quốc cũng đang chịu sức ép lớn từ phía Mỹ nên muốn tạo cú hích để phá vòng vây. Lúc này “con bò tót” đang bị thương và tỏ ra hung hãn thì nó sẵn sàng húc bất cứ ai nào bén mảng tới gần nó. Tình thế này, đòi hỏi ở Việt Nam hơn lúc nào hết là một sự bản lĩnh, khôn ngoan, khéo léo trong việc hoạch định và thực thi các chính sách chiến lược của mình. Tránh tất cả các cú húc của “con bò tót đang bị nội thương”, nhưng vẫn giữ vững được chủ quyền cho đến khi “con bò tót” bị các “hiệp sĩ” hạ gục.
Bạch Dương (Website Nguyễn Tấn Dũng)

‘Cùng bồng bềnh trong biển thông tin nhiễu loạn’

Đó là lời giới thiệu ngắn gọn về Le Margin, nhóm bạn trẻ đang đem đến cho cộng đồng một cách tiếp cận thú vị về các vấn đề thời sự – chính trị thông qua những tác phẩm biếm hoạ và infographic mang phong cách độc đáo.
Xem thêm:
Dưới đây, mời các bạn thưởng thức một số tác phẩm của Le Margin:
Chịu khó tìm kiếm thông tin trước khi “chém gió”!
Chịu khó tìm kiếm thông tin trước khi “chém gió”!
Bơm Trung Quốc, cải Việt Nam: Bộ đôi hoàn hảo. Ai nói trò bơm thổi này là vô hại? Bạn có chắc chưa gặp phản ứng của dư luận như trong hình vẽ bao giờ?
Bơm Trung Quốc, cải Việt Nam: Bộ đôi hoàn hảo. Ai nói trò bơm thổi này là vô hại? Bạn có chắc chưa gặp phản ứng của dư luận như trong hình vẽ bao giờ?
Vụ "Trung Quốc xua 23.000 tàu cá xuống biển Đông": Nhai lại thông tin mà Trung Quốc mớm cho mà không đặt đúng vào bối cảnh chung, lợi bất cập hại!
Vụ “Trung Quốc xua 23.000 tàu cá xuống biển Đông”: Nhai lại thông tin mà Trung Quốc mớm cho mà không đặt đúng vào bối cảnh chung, lợi bất cập hại!
Họ biểu tình để chống ai?
Họ biểu tình để chống ai?
Hoạt động biểu tình "thể hiện lòng yêu nước" và tấm biểu ngữ đặt sai bối cảnh.
Hoạt động biểu tình “thể hiện lòng yêu nước” và tấm biểu ngữ đặt sai bối cảnh.
Chị hùng hổ tuyên bố sẽ... tự thiêu. Chị được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ, có người ngỏ ý góp tiền mua xăng tặng chị, mà mãi chẳng thấy tí lửa nào :-??
Chị hùng hổ tuyên bố sẽ… tự thiêu. Chị được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ, có người ngỏ ý góp tiền mua xăng tặng chị, mà mãi chẳng thấy tí lửa nào:-??
Vụ cưỡng chế Văn Giang: “Đến nay, chúng tôi đã có đủ cơ sở để khẳng định người cầm gậy hành hung phóng viên VOV tại khu cưỡng chế vào ngày 23/4 là lực lượng dân phòng - thuộc lực lượng làm nhiệm vụ tại khu vực cưỡng chế”- ông (Bùi Huy) Thanh (Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên ) khẳng định.
Vụ cưỡng chế Văn Giang: “Đến nay, chúng tôi đã có đủ cơ sở để khẳng định người cầm gậy hành hung phóng viên VOV tại khu cưỡng chế vào ngày 23/4 là lực lượng dân phòng – thuộc lực lượng làm nhiệm vụ tại khu vực cưỡng chế”- ông (Bùi Huy) Thanh (Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên ) khẳng định.
Vụ cưỡng chế Văn Giang: Chưa có bằng chứng hay nhân chứng khẳng định 2 nhà báo VOV chính là 2 người bị đánh trong clip đang phát tán trên mạng vì hình ảnh quay quá xa và mờ không thể nhìn rõ mặt người bị đánh và người đánh. Tuy nhiên, dù là người dân hay nhà báo bị đánh thì hình trong clip cũng rất phản cảm” - ông Thanh nhìn nhận.
Vụ cưỡng chế Văn Giang: Chưa có bằng chứng hay nhân chứng khẳng định 2 nhà báo VOV chính là 2 người bị đánh trong clip đang phát tán trên mạng vì hình ảnh quay quá xa và mờ không thể nhìn rõ mặt người bị đánh và người đánh. Tuy nhiên, dù là người dân hay nhà báo bị đánh thì hình trong clip cũng rất phản cảm” – ông Thanh nhìn nhận.
Vụ "máy bay lạ xâm phạm Cam Ranh": Một góc nhìn về việc đáp ứng nhu cầu tâm lý của đám đông.
Vụ “máy bay lạ xâm phạm Cam Ranh”: Một góc nhìn về việc đáp ứng nhu cầu tâm lý của đám đông.
Để cập nhật thường xuyên các tác phẩm của Le Margin, mời các bạn vào địa chỉ sau:
- http://lemargin.tumblr.com
- http://www.facebook.com/lemargin
Nguồn tin: Reds.vn

TQ điều tàu 4.000 tấn đến Trường Sa

Một tàu gia công tiếp tế trọng tải 4.000 tấn của Trung Quốc đang trên đường đến quần đảo Trường Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Đảo An Bang 4 thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Kiên Trung
Đảo An Bang 4 thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Kiên Trung
Theo Tân hoa xã, tàu “Quỳnh Tam Á F-8138” hay còn gọi là tàu “Giang Hải 1” do công ty hữu hạn Giang Hải thuộc tỉnh Hải Nam nâng cấp, dài 100,2 m, rộng 15,2 m, cao 13,8 m.
Sau khi hạ thủy, tàu neo đậu tại vùng biển gần cảng Dương Phố thuộc tỉnh Hải Nam. Tàu “Quỳnh Tam Á F-8138” có đủ chức năng đánh bắt trên biển, gia công thô và tinh, cắt lát sấy khô, ướp lạnh, đồng thời đảm bảo dịch vụ hậu cần cho các tàu cá ở Trường Sa.
Đây là tàu ngư nghiệp lớn nhất ở Nam Hải hiện nay được đưa đến Trường Sa sau tàu hậu cần 3.000 tấn đã được điều đến vùng biển này hôm 12/7.
Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Trước đó, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị. Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Ngày 24/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm phản đối gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Theo Vietnam+



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị. Ảnh: VOV

Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy tập trận ở Trường Sa

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay phản đối kế hoạch của Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, Trường Sa, và yêu cầu hủy bỏ ngay việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việc Đài Loan tổ chức tập trận bắn đạn thật tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.
“Việt Nam phản đối kế hoạch của phía Đài Loan và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch này”, ông Nghị nói.
Trước đó Đài Loan tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tập trận, dự kiến bao gồm cả diễn tập bắn đạn thật, từ ngày 1 đến 5/9 ở đảo Ba Bình trên Biển Đông. Đài Loan ra thông báo yêu cầu các nước cảnh báo tàu bè tránh xa vùng nước gần đảo Ba Bình trong thời gian họ diễn tập.
Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện bị Đài Loan chiếm giữ trái phép. Từ năm 2000, Đài Loan đã chuyển quyền kiểm soát đảo Ba Bình từ lực lượng thủy quân lục chiến sang lực lượng tuần duyên.
Đài Loan đã triển khai thêm binh sĩ và quân lực trên đảo, một số quan chức và nhà lập pháp Đài Loan cũng ra đảo hồi tháng 5. Đài Bắc còn lập một đội đặc nhiệm không quân có khả năng triển khai xuống Biển Đông chỉ trong vòng vài giờ. Năm ngoái, Đài Loan cũng tiến hành tập trận bắn pháo trên đảo này.
Việt Nam nhiều lần ra tuyên bố kịch liệt phản đối mỗi khi Đài Loan có hành vi xâm phạm chủ quyền đảo Ba Bình của Việt Nam, lên án những việc làm này là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và gây căng thẳng trong khu vực.



So sánh 2 phiên bản tàu ngầm Kilo của VN và TQ

So với tàu ngầm Kilo 636 MK mà hải quân Trung Quốc sử dụng, tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, trong đó lớn nhất là về vũ khí trang bị.
So sánh 2 phiên bản tàu ngầm Kilo của Việt Nam và Trung Quốc
So sánh 2 phiên bản tàu ngầm Kilo của Việt Nam và Trung Quốc
Trước tiên, tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được lắp đặt tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E loại mới nhất, có tầm bắn 290 km. Loại tên lửa này không được Bộ Quốc phòng Nga phê chuẩn xuất khẩu cho Trung Quốc. Ngoài Việt Nam, hai nước khác được Nga xuất khẩu tên lửa 3M-14E là Ấn Độ và Angiêria.
Bên cạnh đó, tàu ngầm Kilo 636 MV còn được trang bị ra đa dẫn đường phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất. Loại ra đa này không được xuất khẩu cho Trung Quốc, có ưu điểm lớn nhất là giảm tối đa tạp âm trong môi trường nước và giúp đa dạng hóa biện pháp dẫn đường.
Về hệ thống sonar, tàu ngầm Kilo 636 MK của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống sonar MGK 400E loại cơ bản. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.
Về kính tiềm vọng, tuy tàu ngầm Kilo 636 MK và tàu ngầm Kilo 636 MV đều được trang bị hệ thống thám trắc quang học, nhưng kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm Kilo 636 MV được lắp đạt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia la de và hệ thống quan trắc TV, IR. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MK chủ yếu sử dụng quang học ngắm bắn và không có thiết bị đo cự ly bằng tia la de. Điều đó có nghĩa năng lực tác chiến ban đêm và độ chính xác của đòn đánh của tàu ngầm Kilo 636 MV sẽ cao hơn tàu ngầm Kilo 636 MK.
Điểm khác biệt cuối cùng là hệ thống điều hòa mà tàu ngầm Kilo 636 MV sử dụng thích hợp hơn với khí hậu, địa hình nhiệt đới.
Bên cạnh những điểm khác biệt, tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Trung Quốc và tàu ngầm Kilo mà Nga xuất khẩu cho Việt Nam có một số điểm giống nhau như cùng được trang bị tên lửa chống hạm 3M-54E, cùng sử dụng ắc quy 476 E loại cải tiến, tuổi thọ dài, đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ nước ở Thái Bình Dương.
Nguồn tin cho rằng thời gian sản xuất của hai loại tàu ngầm trên cách nhau hơn 5 năm, nên công nghệ trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 MV tiên tiến hơn tàu ngầm Kilo 636 MK là điều đương nhiên. Xem xét những khác biệt nêu trên, theo tờ tạp chí, dù đều là tàu ngầm Kilo 636 M, nhưng khoảng cách về công nghệ giữa tàu ngầm Kilo 636 MV và tàu ngầm Kilo 636 MK chí ít là trên 10 năm.
Về 6 chiếc tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Việt Nam, từ lâu có thông tin cho rằng Việt Nam có thể sử dụng chúng để xây dựng hai hạm đội. Tuy nhiên, theo nguồn tin, 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636 MV của Việt Nam sẽ được bố trí thống nhất, tạo thành một hạm đội và phía Nga sẽ phụ trách việc xây dựng tất cả các kho cất trữ tên lửa ở cảng biển và trạm cung cấp dưỡng khí như một phần trong nội dung hiệp định song phương đã kí kết với Việt Nam.
Liên quan đến giá mua tàu ngầm Kilo 636 MV, trước đây có thông tin cho rằng có thể hải quân Việt Nam đã phải mua tàu ngầm Kilo 636 MV với giá cao. Tuy nhiên theo nguồn tin, giá tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam hoàn toàn là giá thật và hiện nay phía Nga đã bắt tay vào chế tạo chiếc tàu ngầm Kilo 636 MV đầu tiên cho Việt Nam.
Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG



No comments:

Post a Comment