Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa, thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa trong thời Pháp thuộc, có một trạm khí tượng do Pháp xây dựng. Cuối năm 1946 lợi dụng danh nghĩa giải giáp tàn quân Nhật, Trung Hoa Dân Quốc đã chiếm đóng đảo Ba Bình, nhưng năm 1950 đã rút đi khi Tưởng Giới Thạch thua quân cộng sản. Đến năm 1956 Đài Loan quay lại chiếm đảo Ba Bình và đặt tên là đảo Thái Bình, xây dựng sân bay và nhiều công sự kiên cố.
Ba dân biểu Đài Loan, trong đó hai thuộc Quốc dân đảng và một người thuộc đảng Dân Tiến, đi trên một chiếc máy bay vận tải C-130 từ một căn cứ không quân ở miền nam Đài Loan, đã hạ cánh xuống đảo Ba Bình sau ba tiếng rưỡi đồng hồ bay. Một phát ngôn viên của lực lượng tuần duyên Đài Loan cho AFP biết, nhóm dân biểu này đã thị sát cuộc tập trận bắn đạn thật của đơn vị tuần duyên trên đảo.
Hồi tháng Bảy, Đài Loan đã tăng cường các loại đại bác và súng cối có tầm bắn xa hơn trên đảo Ba Bình. Tuần rồi Tổng thư ký Hội đồng An ninh cùng Bộ trưởng Nội vụ Đài Loan đã đến thăm đảo, gây giận dữ cho phía Việt Nam. Bất chấp cảnh báo của các nước khác, một số chính khách cánh hữu Đài Loan đã gây áp lực với chính phủ đòi tăng cường quân đội, thay thế đơn vị tuần duyên đang đóng ở Ba Bình bằng một đơn vị hải quân tinh nhuệ.
Quần đảo Trường Sa đang được Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei đòi hỏi chủ quyền toàn bộ hay một phần. Nhìn chung, Biển Đông đang là trung tâm của một loạt các tranh cãi ngoại giao liên quan đến yêu sách chủ quyền.
Tình hình thêm căng thẳng vào tháng Bảy, khi Trung Quốc loan báo việc thành lập cái gọi là « thành phốTam Sa » và thành lập đơn vị quân đội tại đảo Phú Lâm - thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam – khiến Hoa Kỳ phải lên tiếng.
Ba dân biểu Đài Loan, trong đó hai thuộc Quốc dân đảng và một người thuộc đảng Dân Tiến, đi trên một chiếc máy bay vận tải C-130 từ một căn cứ không quân ở miền nam Đài Loan, đã hạ cánh xuống đảo Ba Bình sau ba tiếng rưỡi đồng hồ bay. Một phát ngôn viên của lực lượng tuần duyên Đài Loan cho AFP biết, nhóm dân biểu này đã thị sát cuộc tập trận bắn đạn thật của đơn vị tuần duyên trên đảo.
Hồi tháng Bảy, Đài Loan đã tăng cường các loại đại bác và súng cối có tầm bắn xa hơn trên đảo Ba Bình. Tuần rồi Tổng thư ký Hội đồng An ninh cùng Bộ trưởng Nội vụ Đài Loan đã đến thăm đảo, gây giận dữ cho phía Việt Nam. Bất chấp cảnh báo của các nước khác, một số chính khách cánh hữu Đài Loan đã gây áp lực với chính phủ đòi tăng cường quân đội, thay thế đơn vị tuần duyên đang đóng ở Ba Bình bằng một đơn vị hải quân tinh nhuệ.
Quần đảo Trường Sa đang được Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei đòi hỏi chủ quyền toàn bộ hay một phần. Nhìn chung, Biển Đông đang là trung tâm của một loạt các tranh cãi ngoại giao liên quan đến yêu sách chủ quyền.
Tình hình thêm căng thẳng vào tháng Bảy, khi Trung Quốc loan báo việc thành lập cái gọi là « thành phố
No comments:
Post a Comment