Trung Quốc đầu tư vào các nước Phi châu như thế nào?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-08-31
Trung Quốc hiện là nước có số đầu tư lớn nhất tại hầu hết các nước thuộc Phi châu thế nhưng những nước nghèo nàn lạc hậu này lại không có được sự phát triển nào về kinh tế, xã hội cũng như vấn đề lao động.
Mặc Lâm phỏng vấn TS Đinh Xuân Quân để biết thêm chi tiết về vần đề này. TS Đinh Xuân Quân là chuyên gia kinh tế có nhìêu năm làm việc trong các tổ chức như UNDP, USAID và Ngân hàng thế giới. Hiện ông đang là trưởng nhóm tư vấn của Worlk Bank cho hầu hết các nước Phi châu, mời quý vị theo dõi:
Châu Phi đang cần rất nhiều đầu tư
Mặc Lâm: Xin TS cho biết tình hình đầu tư mà Trung Quốc đang thực hiện tại các nước Phi châu mà TS đã có dịp công tác với cương vị là trưởng nhóm tư vấn cho World Bank tức Ngân hàng thế giới ra sao thưa ông.
TS Đinh Xuân Quân: Tôi có làm cố vấn tại một số nước trong18 xứ phi châu như Liberia, Zimbabwe, Zambia, Swaziland, vv. Sự hiện diện của Trung Quốc khá nhiều và ngày càng bành trướng. Trung Quốc cần phát triển kinh tế cho nên họ cần đến Phi châu để giải quyết các vấn đề nguyên liệu. Thương mai hàng năm giửa Phi châu và Trung Quốc lên đến 120 tỷ/năm (14% của thương mại Trung Quốc ).
Quý vị cũng biết là tại Phi Châu người ta cần rất nhiều đầu tư và lúc nào cũng thấy Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào hầm mỏ, khoáng sản, xây cất tại các nước Phi châu nhất là các nước sau khi đánh nhau thì họ cần tái xây dựng. Mà tái xây dựng thì các công ty Trung Quốc tương đối khá thành công trong việc đấu thầu. Các công ty Trung Quốc thường là các công ty doanh nghiệp nhà nước do đó họ đựơc sự hỗ trợ của nhà nước nên họ trúng thầu khá nhiều.
Tại Liberia là nước mới đánh nhau xong thì phần nhiều việc xây cất là do Trung Quốc đảm nhận mà tiền thì là tiền của World Bank hay là tiền của African Development Bank, là Ngân hàng Phát triền Phi châu. Ngoài Liberia thì người ta thấy các nứơc khác như Zimbabwe hay Zambia nếu có đầu tư về hầm mỏ thì Trung Quốc lúc nào cũng được đặc quyền.
Các công ty Trung Quốc khai thác khoáng sản tại DRCongo và trả bằng các công trình hạ tầng. Các công ty Trung Quốc như Aluminum Corp. of China Ltd, CNOOV đầu tư và mua khoáng sản (sắt, dầu khí, aluminium và đồng), chú ý đến tăng trường kinh tế, sinh lời và các đầu tư của họ nhằm “tối đa hoá lợi nhuận” do đó ít chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, quyền và an toàn công nhân, quyền công nhân hay bảo vệ môi trường vì họ áp dụng các tiêu chuẩn Trung Quốc do đó phá hoại môi trường thiên nhiên.Phi Châu người ta cần rất nhiều đầu tư và lúc nào cũng thấy Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào hầm mỏ, khoáng sản, xây cất tại các nước Phi châu nhất là các nước sau khi đánh nhau thì họ cần tái xây dựng. Mà tái xây dựng thì các công ty Trung Quốc tương đối khá thành công trong việc đấu thầuTS Đinh Xuân Quân
Nguyên nhân Trung Quốc thắng thầu ở Châu Phi
Mặc Lâm:là nước dẫn đầu về con số đầu tư nước ngoài tại hầu hết các nước Phi Châu như vậy, xin TS cho biết Trung Quốc có lợi thế nào so với các nước khác cũng muốn đầu tư vào các nước Phi châu thuộc diện nghèo và lạc hậu nhất thế giới này?
TS Đinh Xuân Quân: Trung Quốc được lợi thế vừa chính trị và kinh tế. Kinh tế thì họ đầu tư vào khoáng sản còn về chính trị thì họ bán súng ống cho Zimbabwe. Soudan cũng vậy, Trung Quốc đầu tư vào dầu khí và ngược lại họ bán khí giới cho Soudan. Tổng thống Soudan là Omar Al Bashir hiện cũng đang bị thế giới cấm vận như ông Mugabe.
Tại Zimbabwe thì như quý vị cũng biết là ông Mugabe là một nhà độc tài có tiếng đã nắm quyền hơn 30 năm nay. Các xí nghiệp nước ngoài phải có 80% vốn địa phương nhưng đối với Trung Quốc thì các xí nghiệp Trung Quốc chỉ cần có 30-40% vốn đia phương mà thôi. Trung Quốc còn bán súng ống cho quân đội của ông TT Mugabe và vì vậy có nhiều quyền lợi các công ty ngoại quốc khác không được. Do đó phải thừa nhận rằng Trung Quốc có lợi điểm cả hai mặt chính trị lẫn kinh tế.
Mặc Lâm:Trung Quốc luôn thắng những gói thầu tại các nước Phi châu phải chăng các công ty của họ đưa ra giá cả hợp lý hơn những công ty khác hay còn nguyên nhân nào khác thưa TS?
TS Đinh Xuân Quân: Tại sao Trung Quốc thắng? Vì thường thường họ là các công ty các doanh nghiệp của nhà nước do đó họ được trợ giúp về vấn đề tài chính. Họ được lãi suất thấp hay ngân hàng xuất khẩu của Trung Quốc giúp đỡ đo đó họ thuờng thắng với giá thấp. Thứ hai nữa, tại các nước Phi châu thì chính phủ không rõ ràng, trong suốt nên họ tham nhũng được, do đó khi họ bỏ gói thầu thì họ biết tin tức trước vì mua đựơc thông tin từ những người trong chính phủ nên đa số là họ thắng thầu nhờ vào yếu tố hối lộ này.
Mặc Lâm: Sau khi thắng thầu thì bước kế tiếp họ tuyển dụng công nhân bản xứ hay lại đem công nhân từ Trung Qúôc sang thưa TS?
TS Đinh Xuân Quân: Họ mang công nhân của họ vào để làm những công việc thấp, dễ dàng chẳng hạn như rải đừơng hay đổ nhựa. Những công việc không cần kỹ thuật mà một công nhân bình thường ai cũng làm được mà họ vẫn mang ra nước ngoài làm việc. Còn họ sống với nhau tập trung như trong trại lính. Khi họ tới một nước nào tôi nghĩ kể cả Việt Nam, họ đều tập trung sống chung trong những doanh trại và những người bên ngoài không hề biết họ đang làm gì bên trong.
Họ mang từ anh đầu bếp cho tới những anh công nhân thấp nhất vào những xứ này để làm việc. Tại những nước đó thì cảnh sát rất yếu và dễ bị mua…tôi nghĩ cũng giống như tại Việt Nam thôi, cũng không khác gì nhiều lắm.
Mặc Lâm: Theo kinh nghiệm của ông thì có nước nào đối phó hiệu quả với tình trạng bảo hộ từ chính quyền của Trung Quốc hay không? Cụ thể có nước nào chủ trương giúp cho công ty của nước họ có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với các công ty của Trung Quốc hay không?
Tại các nước Phi châu thì chính phủ không rõ ràng, trong suốt nên họ tham nhũng được, do đó khi họ bỏ gói thầu thì họ biết tin tức trước vì mua đựơc thông tin từ những người trong chính phủ nên đa số là họ thắng thầu nhờ vào yếu tố hối lộ nàyTS Đinh Xuân Quân
TS Đinh Xuân Quân:Có, có một trường hợp mà tôi thấy khi tôi đến Azerbaijan làm việc. Tại đây nếu cho đấu thầu và làm việc theo kiểu Trung Quốc thì không một công ty hay doanh nghiệp nào của nước sở tại trúng thầu là vì cái giá quá rẻ. Azerbaijan họ có ra những luật lệ mới đó là nếu đấu thầu thì các công ty trong nước của họ sẽ đựơc một số điểm ưu tiên cộng chung vào thì họ mới cạnh tranh đựơc với Trung Quốc. Thật ra các công ty của Azerbaijan đâu có được chính phủ nước họ giúp đỡ, trong khi các công ty Trung Quốc được chính phủ nước họ giúp hết. Vì những trợ giúp này mà chính phủ Azerbaijan phải có biện pháp riêng, Tôi nghĩ đây là một chuyện tốt.
Mặc Lâm: Về vần đề công nhân theo TS nhận xét thì các công ty Trung Quốc đối xử với công nhân người bản xứ có công bằng không? Có thường xảy ra các tranh chấp như thường thấy giữa công nhân và chủ nhân hay không?
TS Đinh Xuân Quân: Họ thuờng mang người của họ qua nên lúc nào cũng có tranh chấp về công nhân. Tôi thấy những việc xảy ra tại các nước Phi châu cũng không khác gì nhiều tại Việt Nam có nghĩa là lúc nào cũng có tranh chấp tại các địa phuơng, Tại Zambia, một xứ mà tôi mới làm việc vài tháng trước thì Trung Quốc đầu tư trên 1 tỷ đô la vào các lãnh vực hầm mỏ, đồng và than. Tại Zambia mỏ Collum cách thủ đô Lusaka trên 300 km, hai năm trước đã có xảy ra vụ đụng độ giữa công nhân và ban lãnh đạo Trung Quốc. Chủ nhân đã nổ súng làm 13 người bị thương và nay ông chủ bị toà xử tù.
Vừa rồi tại Zambia mới cách đây mấy tháng thì nhân công và chủ nhân của Trung Qúôc có tranh chấp với nhau tại một mỏ đồng. Ở đây vốn có nhiều vấn đề tranh chấp rồi vì hồi xưa khi người Anh còn làm chủ những hầm mỏ thì họ chú trọng an toàn cho thợ mỏ do đó thợ người Zambia an toàn hơn khi làm việc với chủ nguời Anh. Các người chủ Trung Quốc thì họ áp dụng những tiêu chuẩn an toàn về hầm mỏ theo kiểu Trung Quốc. Mà quý vị cũng đã biết Trung Quốc là nước có độ an toàn về hầm mỏ thấp nhất thế giới. Mỗi năm không biết mấy chục ngàn người bị chết tại Trung Quốc vì tai nạn hầm mỏ do đó nảy sinh tranh chấp về vấn đề an toàn.
Thứ hai là lương bổng. Chủ nhân Trung Quốc không chịu áp dụng mức luơng của chính phủ đưa ra. Vừa rồi có chuyện một lãnh đạo hầm mỏ người Trung Quốc bị công nhân giết chết vì không trả lương tối thiểu đúng như chính phủ đã ban ra cả năm trước đó. Theo tôi thấy thì những tranh chấp này vẫn còn dài dài vì hai lý do đó là an toàn lao động và tiền lương trả cho công nhân không sòng phẳng.
Tại Zambia không chỉ trong khu vực hầm mỏ nhưng nhà đầu tư Trung Quốc còn nhảy vào nông nghiệp và ngành buôn bán. Trung Quốc cũng trồng rau và nuôi gà. Họ bán phá giá từ 40 đến 65% rẻ hơn. Đây có phải là vì họ làm tốt hơn hay đây là cách họ làm tại nhiều nước khác phá thị trường, giết các nhà sản xuất địa phương và dành thị trường?
Mặc Lâm: Xin cám ơn TS Đinh Xuân Quân đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Theo dòng thời sự:
- Trung Quốc đưa công nhân trái phép sang Việt Nam
- Người dân Việt gian nan vì Trung Quốc
- Nhà thầu Trung quốc bị phạt vì trồng cỏ lạ
- Việt Nam ngừng hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc
- Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng kinh tế đến các quốc gia ĐNÁ
- Nhà thầu Trung Quốc bất chấp lệnh cấm thi công
- Làm ăn với Trung Quốc: Vụ Rio Tinto
- Quản lý lỏng lẻo lao động nước ngoài làm việc ở VN
- Trung Quốc đưa công nhân trái phép sang Việt Nam
- Đi sai một nước cờ chiến lược?
- Công nhân Trung Quốc đã hiện diện ở Tây Nguyên
- Hàng ngàn công nhân Trung Quốc đang có mặt tại Việt Nam
No comments:
Post a Comment