Vào hôm nay 25/09/2012, một đoàn 40 tàu đánh cá Đài Loan cùng với 8 tàu tuần dương dàn đội hình như một hạm đội tiến vào vùng biển Senkaku/ Điếu Ngư.
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản, đang đối đầu với các tàu hải giám của Trung Quốc, lập tức dùng loa kêu gọi tàu Đài Loan tôn trọng lãnh hải Nhật Bản. Một sĩ quan trên tàu tuần duyên Đài Loan đáp trả qua làn sóng điện là họ « đang ở trong hải phận của Trung Hoa Dân Quốc, bảo vệ ngư dân, và sẵn sàng phản ứng nếu Nhật Bản dùng vũ lực ». Nhưng khi cảnh sát biển Nhật Bản sử dụng vòi rồng với áp suất cực mạnh phun nước ngăn chận thì đoàn tàu của Đài Loan đã rút lui.
Theo bộ chỉ huy lực lượng tuần duyên Nhật, thì đây là lần đầu tiên kể từ sau năm 1996, ngư dân Đài Loan tìm cách biểu dương lực lượng với quy mô lớn tại Senkaku.
Tuy nhiên, Tokyo đã liên lạc với chính quyền Đài Loan và nhấn mạnh đến mối quan hệ lâu bền với Đài Bắc để tìm một giải pháp thỏa đáng.
Theo quan điểm của Đài Bắc, Trung Hoa Dân Quốc cũng có « chính nghĩa » đòi chủ quyền tại đảo Điếu Ngư như Trung Hoa lục địa. Vấn đề là với sự kiện có thêm một tác nhân thứ ba can dự vào vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Tokyo từ hàng trăm năm nay sẽ làm cho tình thế đang căng thẳng trở thành phức tạp hơn.
Tuy chưa bên nào đưa chiến hạm vào vùng, nhưng nguy cơ va chạm không phải nhỏ. Thứ Hai vừa qua, Trung Quốc đã tìm cách « nắn gân » đối phương qua hành động cho ba tàu hải giám vượt qua làn ranh 22 cây số ngoài khơi Senkaku/Điếu Ngư.
Căng thẳng về chủ quyền đột ngột gia tăng vào đầu tháng Chín khi chính phủ Nhật quốc hữu hóa ba đảo còn thuộc tài sản tư nhân trong quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Bắc Kinh vội vàng đưa hàng chục tàu quân sự cải trang thành tàu dân sự ra vùng biển tranh chấp. Cùng lúc là đợt biểu tình bạo động bài Nhật diễn ra trên nhiều thành phố lớn tại Hoa lục mà theo báo chí Nhật có bàn tay chỉ đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Về phía Đài Loan, cách nay hai hôm, Tổng thống Đài Loan tuyên bố là Trung Hoa Dân Quốc không làm điều gì tổn hại cho quan hệ với hai đồng minh Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hôm nay, ông lại tuyên bố ủng hộ hành động của ngư dân. Hai tuyên bố trái ngược nhau của Tổng thống Mã Anh Cữu cũng phản ánh một tình thế tế nhị : Đài Bắc là đồng minh của Washington và Tokyo, trong khi Hoa Kỳ đã khẳng định, trong hiệp ước an ninh hỗ tương với Nhật Bản, sẽ bảo vệ quần đảo Senkaku, nếu khu vực này bị xâm lăng.
Thái độ không nhất quán của lãnh đạo Đài Loan, do dân bầu lên, minh họa cho hệ quả chính sách kích động tinh thần đại Hán của Bắc Kinh.
Trong bối cảnh kinh tế trì trệ, nhân dân bất mãn, cán bộ tham ô, thượng tầng xung khắc như bọn trùm xã hội đen, đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo vào mùa thu này. Nhiều nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc kích động ngọn lửa yêu nước để « định hướng công luận » hay nói thẳng ra là đánh lừa nhân dân của họ. Người dân Hông Kông đã ý thức được thủ đoạn của Bắc Kinh nên bằng mọi giá, kể cả đấu tranh tuyệt thực, họ đã buộc chính quyền Lương Chấn Anh hủy bỏ chương trình giáo dục yêu nước, mà thực chất là yêu Chủ nghĩa Xã hội theo quan điểm của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vấn đề là không ít người Hoa dù ở lục địa, ở Đài Loan hay một nơi nào khác, còn chưa thấy âm mưu của Bắc Kinh.
Tình hình căng thẳng tại Biển Hoa Đông sẽ dẫn đến nổ súng hay không tùy thuộc vào Trung Quốc. Nhưng có lẽ lo sợ hiệu ứng « gậy ông đập lưng ông », Bắc Kinh đã ngầm chỉ thị ngưng biểu tình. Mặc khác, tuy vẫn tỏ thái độ « thiên triều », đơn phương hủy bỏ lễ tân ghi dấu 40 năm bình thường hóa bang giao với Nhật, ban lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đã lắng nghe lời cảnh báo của Thủ tướng Nhật : Cuộc tranh chấp chủ quyền sẽ gây tổn hại cho hai bên và cho cả thế giới.
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản, đang đối đầu với các tàu hải giám của Trung Quốc, lập tức dùng loa kêu gọi tàu Đài Loan tôn trọng lãnh hải Nhật Bản. Một sĩ quan trên tàu tuần duyên Đài Loan đáp trả qua làn sóng điện là họ « đang ở trong hải phận của Trung Hoa Dân Quốc, bảo vệ ngư dân, và sẵn sàng phản ứng nếu Nhật Bản dùng vũ lực ». Nhưng khi cảnh sát biển Nhật Bản sử dụng vòi rồng với áp suất cực mạnh phun nước ngăn chận thì đoàn tàu của Đài Loan đã rút lui.
Theo bộ chỉ huy lực lượng tuần duyên Nhật, thì đây là lần đầu tiên kể từ sau năm 1996, ngư dân Đài Loan tìm cách biểu dương lực lượng với quy mô lớn tại Senkaku.
Tuy nhiên, Tokyo đã liên lạc với chính quyền Đài Loan và nhấn mạnh đến mối quan hệ lâu bền với Đài Bắc để tìm một giải pháp thỏa đáng.
Theo quan điểm của Đài Bắc, Trung Hoa Dân Quốc cũng có « chính nghĩa » đòi chủ quyền tại đảo Điếu Ngư như Trung Hoa lục địa. Vấn đề là với sự kiện có thêm một tác nhân thứ ba can dự vào vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Tokyo từ hàng trăm năm nay sẽ làm cho tình thế đang căng thẳng trở thành phức tạp hơn.
Tuy chưa bên nào đưa chiến hạm vào vùng, nhưng nguy cơ va chạm không phải nhỏ. Thứ Hai vừa qua, Trung Quốc đã tìm cách « nắn gân » đối phương qua hành động cho ba tàu hải giám vượt qua làn ranh 22 cây số ngoài khơi Senkaku/Điếu Ngư.
Căng thẳng về chủ quyền đột ngột gia tăng vào đầu tháng Chín khi chính phủ Nhật quốc hữu hóa ba đảo còn thuộc tài sản tư nhân trong quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Bắc Kinh vội vàng đưa hàng chục tàu quân sự cải trang thành tàu dân sự ra vùng biển tranh chấp. Cùng lúc là đợt biểu tình bạo động bài Nhật diễn ra trên nhiều thành phố lớn tại Hoa lục mà theo báo chí Nhật có bàn tay chỉ đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Về phía Đài Loan, cách nay hai hôm, Tổng thống Đài Loan tuyên bố là Trung Hoa Dân Quốc không làm điều gì tổn hại cho quan hệ với hai đồng minh Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hôm nay, ông lại tuyên bố ủng hộ hành động của ngư dân. Hai tuyên bố trái ngược nhau của Tổng thống Mã Anh Cữu cũng phản ánh một tình thế tế nhị : Đài Bắc là đồng minh của Washington và Tokyo, trong khi Hoa Kỳ đã khẳng định, trong hiệp ước an ninh hỗ tương với Nhật Bản, sẽ bảo vệ quần đảo Senkaku, nếu khu vực này bị xâm lăng.
Thái độ không nhất quán của lãnh đạo Đài Loan, do dân bầu lên, minh họa cho hệ quả chính sách kích động tinh thần đại Hán của Bắc Kinh.
Trong bối cảnh kinh tế trì trệ, nhân dân bất mãn, cán bộ tham ô, thượng tầng xung khắc như bọn trùm xã hội đen, đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo vào mùa thu này. Nhiều nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc kích động ngọn lửa yêu nước để « định hướng công luận » hay nói thẳng ra là đánh lừa nhân dân của họ. Người dân Hông Kông đã ý thức được thủ đoạn của Bắc Kinh nên bằng mọi giá, kể cả đấu tranh tuyệt thực, họ đã buộc chính quyền Lương Chấn Anh hủy bỏ chương trình giáo dục yêu nước, mà thực chất là yêu Chủ nghĩa Xã hội theo quan điểm của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vấn đề là không ít người Hoa dù ở lục địa, ở Đài Loan hay một nơi nào khác, còn chưa thấy âm mưu của Bắc Kinh.
Tình hình căng thẳng tại Biển Hoa Đông sẽ dẫn đến nổ súng hay không tùy thuộc vào Trung Quốc. Nhưng có lẽ lo sợ hiệu ứng « gậy ông đập lưng ông », Bắc Kinh đã ngầm chỉ thị ngưng biểu tình. Mặc khác, tuy vẫn tỏ thái độ « thiên triều », đơn phương hủy bỏ lễ tân ghi dấu 40 năm bình thường hóa bang giao với Nhật, ban lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đã lắng nghe lời cảnh báo của Thủ tướng Nhật : Cuộc tranh chấp chủ quyền sẽ gây tổn hại cho hai bên và cho cả thế giới.
No comments:
Post a Comment