Trục trặc kinh tế và chao đảo trên thị trường tài chính Trung Quốc gợi ý trở lại các bàn luận về chủ đề 'Thoát Trung' hay tránh, giảm điều được cho là lệ thuộc thái quá về kinh tế và nhiều mặt khác của Việt Nam vào Trung Quốc, theo các chuyên gia và nhà bình luận xung quanh Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC.
Trao đổi với các vị khách tại bàn tròn với chủ đề 'Rối loạn kinh tế Trung Quốc - ảnh hưởng khu vực và Việt Nam' hôm 27/8/2015, kinh tế gia Nguyễn Văn Phú, từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia và Đại học Strasbourg, Pháp, nói:
"Trung Quốc phát triển hay không, đó là vấn đề của Trung Quốc, bây giờ vấn đề đặt ra là phía Việt Nam, chúng ta phải làm gì?
"Chúng ta thoát Trung, chúng ta có nên hợp tác phát triển kinh tế hay là một mặt gì đó với Trung Quốc hay không thì đó là vấn đề của chúng ta (Việt Nam), chúng ta phải tự quyết định.
"Chỉ riêng về vấn đề kinh tế, thì chúng ta thấy có nhiều vấn đề, nhiều bất cập, như các quý vị đã nghe, là buôn lậu, nhập siêu hay đầu tư công... ở Việt Nam không có hiệu quả.
"Bây giờ chúng ta phải làm những mặt đó, chúng ta phải làm thế nào cho những vấn đề đó tốt hơn, có như vậy chúng ta mới có thể tồn tại được song hành với Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu hóa.
"Chúng ta có thể phụ thuộc lẫn nhau, nhưng bởi vì có toàn cầu hóa, bởi vì những sự tương tác đó sẽ giúp nhau win-win (cùng thắng), chúng ta sẽ đạt thắng lợi trong lâu dài," Tiến sỹ Nguyễn Văn Phú nêu quan điểm.
Bình luận về trục trặc và rối nhiễu vừa qua trong nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt các xáo trộn trên thị trường chứng khoán thể hiện qua các hiệu ứng như 'vỡ bong bóng' và phản ứng tâm lý 'hoảng loạn' thậm chí tác động vượt ra ngoài Trung Quốc, nhà nghiên cứu kinh tế từ Pháp, nói:
"Tình hình này nó cũng giống như là ở Việt Nam khi mới mở cửa thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng ở Việt Nam quy mô nhỏ hơn nhiều, thành ra không có tác động gì trên thế giới cả.
"Còn Trung Quốc đây là một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, do đó có một hiện tượng gì ở Trung Quốc thì cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng, đó là điều chắc chắn.
"Còn ý kiến nữa là đến tận bây giờ đánh giá là nó đã có điểm dừng hay chưa thì đúng như anh Trần Trang (khách mời, phóng viên BBC Tiếng Trung) đã nói, chúng ta cũng chưa biết được.
"Bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa, mà tôi nghĩ là cần phải nghiên cứu thêm vấn đề này, nhất là các nghiên cứu để cảnh báo trong thời gian tới...," TS. Nguyễn Văn Phú nói.
Chuyển hướng mạnh mẽ
Ngay trước cuộc tọa đàm bàn tròn trực tuyến, một chuyên gia kinh tế từ Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, nguyên Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng nêu quan điểm về 'thoát Trung' trong dịp này.
Trao đổi với BBC hôm thứ Năm, Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa nói:
"Thực ra các chuyên gia của Việt Nam cũng đã đặt vấn đề này với chính phủ từ cách đây vài ba năm, sau vụ mà Trung Quốc mang giàn khoan vào, thế nhưng mà chuyện lệ thuộc kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc là một vấn đề có tính cơ cấu và nó có tính quy luật.
"Tức là nó giống như là đàn chim nhạn bay ở trên trời, thế thì muốn thay đổi thứ tự của đàn chim nhạn bay trên trời thì Việt Nam phải có một cải cách mạnh mẽ mà đặc biệt là phải cải cách hướng tới công nghệ nguồn.
"Chứ còn như hiện nay chúng ta phụ thuộc nhiều vào công nghệ của Trung Quốc, thế còn giải quyết vấn đề này chỉ bằng tỷ giá hối đoái hoặc biện pháp tài chính không thôi thì không ổn, mà nó phải là một chương trình tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng tiếp cận công nghệ nguồn của Nhật Bản hoặc của Mỹ.
"Và muốn làm được điều ấy, tôi nghĩ rằng Việt Nam phải đi từng bước, đầu tiên ví dụ như là phát triển công nghiệp phụ trợ, rồi cùng với việc gia nhập các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) hoặc là TPP (Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) chẳng hạn, tận dụng những cơ hội ấy để tiếp nhận công nghệ nguồn của Mỹ.
"Và hơn nữa, Việt Nam cũng phải có những chuyển hướng rất mạnh từ những doanh nghiệp khởi nghiệp, rồi từ hệ thống giáo dục, đào tạo, theo hướng phải thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển thì mới có thể thay đổi được tình hình.
"Còn nếu chúng ta mà công nghệ vẫn cứ lạc hậu, đương nhiên là chúng ta vẫn phải xếp hàng như một đàn chim nhạn bay trên trời thôi," ông Lê Xuân Nghĩa nói với BBC.
Quá trình dài hơi
Đóng góp từ Bangkok cho cuộc Tọa đàm Bàn tròn, phóng viên Ben Ngô của BBC Việt ngữ, nêu quan điểm về vấn đề 'thoát Trung' của Việt Nam.
Anh nói: "Chuyện thoát Trung tôi nghĩ nó không phải là ngắn hạn mà nó là một quá trình dài hơi, chuẩn bị về từ kinh tế cho tới thể chế.
"Có tạo cú hích thì nó mới đúng nghĩa của từ này.
"Tôi nghĩ chuyện đó không có trong ngày một ngày mai, mà nó cần trong quá trình để chuẩn bị tốt hơn cho việc này."
Còn kinh tế gia Bùi Kiến Thành, nhà phân tích về chính sách tài chính, kinh tế vĩ mô từ Hà Nội, nêu quan điểm với Tọa đàm:
"Việt Nam ở ngay cạnh nách của Trung Quốc, mình (Việt Nam) có biên giới rất dài đối với Trung Quốc, cho nên mình luôn luôn có ảnh hưởng và mình muốn thoát Trung, không phải thoát Trung về kinh tế mà thoát Trung về nhiều mặt.
"Nhưng có cái chúng ta hợp tác với Trung Quốc có lợi, chúng ta phải nghĩ đến vấn đề hợp tác với Trung Quốc có phần nào chúng ta phải xem lại hay không
"Vấn đề đối với thương mại, ngoại thương, chúng ta (Việt Nam) bị nạn buôn lậu rất nhiều, vì vậy trong tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc, chúng ta bị vấn đề nhập âm rất là nhiều từ Trung Quốc.
"Mà cái nhập âm đó một phần rất là lớn là do cái tiểu thương biên mậu, hay là hàng lậu từ Trung Quốc qua, thì đó là một khía cạnh của vấn đề.
"Nhưng đối với tôi vấn đề lớn không phải ở đấy, vấn đề lớn là giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam có cái gì chúng ta có thể phát triển lên, hợp tác tốt, để chúng ta có thể lợi, có cái lợi thế và thương mại với Trung Quốc, chúng ta nên khai thác thị trường Trung Quốc cho tốt.
"Chúng ta xuất khẩu qua Trung Quốc cho tốt và chúng ta có thể khai thác những tiềm năng của Trung Quốc mà có lợi thế cho Việt Nam, chúng ta phải nghiên cứu.
"Thì đây là một cơ hội, tôi không thấy đây chỉ là một nguy cơ. Trong nguy cơ nó có vừa 'nguy', vừa 'cơ', tức là nguy hiểm và cơ hội, thì chúng ta phải khai thác những gì là có được sự hợp tác chung trong hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam," ông Bùi Kiến Thành nói với cuộc tọa đàm của BBC.
Quý vị có thể theo dõi toàn bộ cuộc tọa đàm trên kênh Youtube của BBC Việt ngữtại đây.
Trục trặc kinh tế và chao đảo trên thị trường tài chính Trung Quốc gợi ý trở lại các bàn luận về chủ đề 'Thoát Trung' hay tránh, giảm điều được cho là lệ thuộc thái quá về kinh tế và nhiều mặt khác của Việt Nam vào Trung Quốc, theo các chuyên gia và nhà bình luận xung quanh Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC.
Trao đổi với các vị khách tại bàn tròn với chủ đề 'Rối loạn kinh tế Trung Quốc - ảnh hưởng khu vực và Việt Nam' hôm 27/8/2015, kinh tế gia Nguyễn Văn Phú, từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia và Đại học Strasbourg, Pháp, nói:
"Trung Quốc phát triển hay không, đó là vấn đề của Trung Quốc, bây giờ vấn đề đặt ra là phía Việt Nam, chúng ta phải làm gì?
"Chúng ta thoát Trung, chúng ta có nên hợp tác phát triển kinh tế hay là một mặt gì đó với Trung Quốc hay không thì đó là vấn đề của chúng ta (Việt Nam), chúng ta phải tự quyết định.
"Chỉ riêng về vấn đề kinh tế, thì chúng ta thấy có nhiều vấn đề, nhiều bất cập, như các quý vị đã nghe, là buôn lậu, nhập siêu hay đầu tư công... ở Việt Nam không có hiệu quả.
"Bây giờ chúng ta phải làm những mặt đó, chúng ta phải làm thế nào cho những vấn đề đó tốt hơn, có như vậy chúng ta mới có thể tồn tại được song hành với Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu hóa.
"Chúng ta có thể phụ thuộc lẫn nhau, nhưng bởi vì có toàn cầu hóa, bởi vì những sự tương tác đó sẽ giúp nhau win-win (cùng thắng), chúng ta sẽ đạt thắng lợi trong lâu dài," Tiến sỹ Nguyễn Văn Phú nêu quan điểm.
Bình luận về trục trặc và rối nhiễu vừa qua trong nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt các xáo trộn trên thị trường chứng khoán thể hiện qua các hiệu ứng như 'vỡ bong bóng' và phản ứng tâm lý 'hoảng loạn' thậm chí tác động vượt ra ngoài Trung Quốc, nhà nghiên cứu kinh tế từ Pháp, nói:
"Tình hình này nó cũng giống như là ở Việt Nam khi mới mở cửa thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng ở Việt Nam quy mô nhỏ hơn nhiều, thành ra không có tác động gì trên thế giới cả.
"Còn Trung Quốc đây là một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, do đó có một hiện tượng gì ở Trung Quốc thì cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng, đó là điều chắc chắn.
"Còn ý kiến nữa là đến tận bây giờ đánh giá là nó đã có điểm dừng hay chưa thì đúng như anh Trần Trang (khách mời, phóng viên BBC Tiếng Trung) đã nói, chúng ta cũng chưa biết được.
"Bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa, mà tôi nghĩ là cần phải nghiên cứu thêm vấn đề này, nhất là các nghiên cứu để cảnh báo trong thời gian tới...," TS. Nguyễn Văn Phú nói.
Chuyển hướng mạnh mẽ
Ngay trước cuộc tọa đàm bàn tròn trực tuyến, một chuyên gia kinh tế từ Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, nguyên Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng nêu quan điểm về 'thoát Trung' trong dịp này.
Trao đổi với BBC hôm thứ Năm, Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa nói:
"Thực ra các chuyên gia của Việt Nam cũng đã đặt vấn đề này với chính phủ từ cách đây vài ba năm, sau vụ mà Trung Quốc mang giàn khoan vào, thế nhưng mà chuyện lệ thuộc kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc là một vấn đề có tính cơ cấu và nó có tính quy luật.
"Tức là nó giống như là đàn chim nhạn bay ở trên trời, thế thì muốn thay đổi thứ tự của đàn chim nhạn bay trên trời thì Việt Nam phải có một cải cách mạnh mẽ mà đặc biệt là phải cải cách hướng tới công nghệ nguồn.
"Chứ còn như hiện nay chúng ta phụ thuộc nhiều vào công nghệ của Trung Quốc, thế còn giải quyết vấn đề này chỉ bằng tỷ giá hối đoái hoặc biện pháp tài chính không thôi thì không ổn, mà nó phải là một chương trình tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng tiếp cận công nghệ nguồn của Nhật Bản hoặc của Mỹ.
"Và muốn làm được điều ấy, tôi nghĩ rằng Việt Nam phải đi từng bước, đầu tiên ví dụ như là phát triển công nghiệp phụ trợ, rồi cùng với việc gia nhập các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) hoặc là TPP (Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) chẳng hạn, tận dụng những cơ hội ấy để tiếp nhận công nghệ nguồn của Mỹ.
"Và hơn nữa, Việt Nam cũng phải có những chuyển hướng rất mạnh từ những doanh nghiệp khởi nghiệp, rồi từ hệ thống giáo dục, đào tạo, theo hướng phải thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển thì mới có thể thay đổi được tình hình.
"Còn nếu chúng ta mà công nghệ vẫn cứ lạc hậu, đương nhiên là chúng ta vẫn phải xếp hàng như một đàn chim nhạn bay trên trời thôi," ông Lê Xuân Nghĩa nói với BBC.
Quá trình dài hơi
Đóng góp từ Bangkok cho cuộc Tọa đàm Bàn tròn, phóng viên Ben Ngô của BBC Việt ngữ, nêu quan điểm về vấn đề 'thoát Trung' của Việt Nam.
Anh nói: "Chuyện thoát Trung tôi nghĩ nó không phải là ngắn hạn mà nó là một quá trình dài hơi, chuẩn bị về từ kinh tế cho tới thể chế.
"Có tạo cú hích thì nó mới đúng nghĩa của từ này.
"Tôi nghĩ chuyện đó không có trong ngày một ngày mai, mà nó cần trong quá trình để chuẩn bị tốt hơn cho việc này."
Còn kinh tế gia Bùi Kiến Thành, nhà phân tích về chính sách tài chính, kinh tế vĩ mô từ Hà Nội, nêu quan điểm với Tọa đàm:
"Việt Nam ở ngay cạnh nách của Trung Quốc, mình (Việt Nam) có biên giới rất dài đối với Trung Quốc, cho nên mình luôn luôn có ảnh hưởng và mình muốn thoát Trung, không phải thoát Trung về kinh tế mà thoát Trung về nhiều mặt.
"Nhưng có cái chúng ta hợp tác với Trung Quốc có lợi, chúng ta phải nghĩ đến vấn đề hợp tác với Trung Quốc có phần nào chúng ta phải xem lại hay không
"Vấn đề đối với thương mại, ngoại thương, chúng ta (Việt Nam) bị nạn buôn lậu rất nhiều, vì vậy trong tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc, chúng ta bị vấn đề nhập âm rất là nhiều từ Trung Quốc.
"Mà cái nhập âm đó một phần rất là lớn là do cái tiểu thương biên mậu, hay là hàng lậu từ Trung Quốc qua, thì đó là một khía cạnh của vấn đề.
"Nhưng đối với tôi vấn đề lớn không phải ở đấy, vấn đề lớn là giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam có cái gì chúng ta có thể phát triển lên, hợp tác tốt, để chúng ta có thể lợi, có cái lợi thế và thương mại với Trung Quốc, chúng ta nên khai thác thị trường Trung Quốc cho tốt.
"Chúng ta xuất khẩu qua Trung Quốc cho tốt và chúng ta có thể khai thác những tiềm năng của Trung Quốc mà có lợi thế cho Việt Nam, chúng ta phải nghiên cứu.
"Thì đây là một cơ hội, tôi không thấy đây chỉ là một nguy cơ. Trong nguy cơ nó có vừa 'nguy', vừa 'cơ', tức là nguy hiểm và cơ hội, thì chúng ta phải khai thác những gì là có được sự hợp tác chung trong hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam," ông Bùi Kiến Thành nói với cuộc tọa đàm của BBC.
Quý vị có thể theo dõi toàn bộ cuộc tọa đàm trên kênh Youtube của BBC Việt ngữtại đây.
No comments:
Post a Comment