Wednesday, August 26, 2015

Không dễ huỷ hoặc sửa quyền có quốc tịch của người sinh ra ở Mỹ



Tin tức / Hoa Kỳ

Không dễ huỷ hoặc sửa quyền có quốc tịch của người sinh ra ở Mỹ

Miguel, 3 tuổi sinh ra ở Mỹ có cha mẹ là người nhập cư bất hợp pháp tại San Juan, Texas.
Miguel, 3 tuổi sinh ra ở Mỹ có cha mẹ là người nhập cư bất hợp pháp tại San Juan, Texas.
Một luật lệ ban hành cách nay gần 150 năm để cấp quốc tịch Mỹ cho những người nô lệ được giải phóng đã trở thành một đề tài nóng bỏng trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2016. Thông tín viên Mia Bush của đài VOA tường thuật.
Ông Donal Trump, người đang dẫn đầu trong cuộc chạy đua để được đảng Cộng hoà đề cử làm ứng viên tổng thống, hồi tuần trước đã trình bày kế hoạch về cải cách di trú, trong đó có một đề nghị gây tranh cãi là chấm dứt việc tự động cấp quốc tịch cho tất cả những em bé chào đời trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Sau khi cuộc Nội chiến chấm dứt năm 1865, Quốc hội Mỹ đã thông qua, và các tiểu bang đã phê chuẩn, Tu chính án 14, với mục đích cấp quốc tịch cho những người nô lệ mới được giải phóng và bảo vệ các quyền tự do dân sự của họ.
Hoa Kỳ là một trong 30 nước dành quyền công dân cho những đứa trẻ sinh ra bên trong biên giới của mình.Hoa Kỳ là một trong 30 nước dành quyền công dân cho những đứa trẻ sinh ra bên trong biên giới của mình.
Ông Trump, cùng với một số ứng viên khác của đảng Cộng hoà, không tán đồng việc cấp quốc tịch cho tất cả những em bé sinh ra trên đất Mỹ, nhất là những em bé có cha mẹ là những người cư ngụ bất hợp pháp ở Mỹ.

Ông Trump nói ông không tin là luật đó dành quốc tịch Mỹ cho những em bé như vậy, những em mà ông gọi là “anchor babies” hay “những em bé bị dùng làm cái neo”, một từ ngữ mà nhiều người xem là có tính chất xúc phạm.
'Mất rất nhiều thời gian'
Văn bản chính sách của ông Trump cho rằng quyền có quốc tịch vì nơi sinh “tiếp tục là thỏi nam châm lớn nhất” đối với những người di dân bất hợp pháp. Ông cho biết vì việc tu chính hiến pháp phải mất rất nhiều thời gian, cho nên nếu đắc cử tổng thống ông sẽ yêu cầu toà án xem xét lại luật này.
Bà Suzanna Sherry, giáo sư luật của Đại học Luật khoa Vanderbilt ở Nashville, Tennessee, nói ông Trump chỉ có hai chọn lựa liên quan tới Tu chính án 14: một là tu chính hiến pháp và hai là thuyết phục Tối cao Pháp viện là những sự giải thích trước đây về luật này là không chính xác.
Tu chính hiến pháp Mỹ là một tiến trình vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự chấp thuận với đa số hai phần ba của cả Thượng viện lẫn Hạ viện và sau đó là sự chấp thuận với đa số ba phần tư của các tiểu bang.
Giáo sư Sherry nói “Tối cao Pháp viện chưa hề minh thị phán quyết về vấn đề những đứa trẻ sinh ra ở Mỹ có cha mẹ là những người không có giấy tờ hợp lệ có phải là công dân hay không, nhưng ngôn từ của tu chính án này là khá rõ ràng”.
Bà trích đọc câu đầu của Tu chính án 14: Tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch ở Hoa Kỳ, và do đó nằm dưới sự quản hạt của Hoa Kỳ, là công dân của Hoa Kỳ và của tiểu bang mà họ cư trú.
Bà cho biết mục đích của Tu chính án 14 là bảo đảm rằng những người Mỹ gốc Phi Châu được xem là công dân của cả Hoa Kỳ lẫn của tiểu bang mà họ sinh sống.

Không thể tước bỏ quyền công dân
Tu chính án 14: Tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch ở Hoa Kỳ, và do đó nằm dưới sự quản hạt của Hoa Kỳ, là công dân của Hoa Kỳ và của tiểu bang mà họ cư trú.Tu chính án 14: Tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch ở Hoa Kỳ, và do đó nằm dưới sự quản hạt của Hoa Kỳ, là công dân của Hoa Kỳ và của tiểu bang mà họ cư trú.
Trong vụ án Dred Scott năm 1857 toà án đã ra phán quyết cho rằng người Mỹ gốc Phi Châu không phải là công dân của một tiểu bang.
Giáo sư Sherry nói “Quốc hội được phép dành quyền công dân cho bất cứ người nào mà họ muốn, nhưng họ không được phép tước quyền công dân từ những người mà hiến pháp đã trao quyền công dân”.
Bà nói thêm rằng “Trong tất cả các điều khoản tu chính hiến pháp có liên quan tới quyền của người dân, chỉ có một tu chính án duy nhất là thu hẹp quyền của người dân đó là Tu chính án 18, cấm rượu, nhưng nó đã bị huỷ bỏ 25 sau đó. Toàn bộ những tu chính án còn lại đều nới rộng quyền của người dân.”
Nhà luật học này cho rằng lịch sử đó cần được xét tới khi chúng ta nghĩ đến việc tu chính hiến pháp để thu hẹp quyền của người dân.
Bà Polly Price, giáo sư luật của Đại học Luật khoa Emory ở Atlanta, cho biết hầu hết các học giả tin rằng phải tu chính hiến pháp mới có thể tước quyền tự động có quốc tịch của những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Bà Price nói thêm rằng nhiều người không hiểu được là việc huỷ bỏ Tu chính án 18 sẽ tạo ra một cơn ác mộng như thế nào về mặt hành chánh.

Bà cho biết việc huỷ bỏ sẽ ảnh hưởng tới tất cả mọi người, và bất cứ người nào ở Mỹ cần chứng minh quốc tịch khi nộp đơn thi bằng lái xe hoặc xin số An sinh Xã hội đều phải chứng minh quốc tịch của cha mẹ mình.
Vấn đề vô quốc tịch
Bà nói “Theo đề nghị đó, nếu chúng ta huỷ bỏ tu chính án đó, thì tôi sẽ phải chứng minh là cha tôi hoặc mẹ tôi” khi đó là công dân Mỹ hoặc là thường trú nhân.
Ông Jeb Bush nói cụm từ 'anchor baby không có tính chất xúc phạm và ông muốn nói một cách cụ thể về những trường hợp gian lận có tổ chức của những người Á Châu tới Mỹ để sinh con.Ông Jeb Bush nói cụm từ 'anchor baby không có tính chất xúc phạm và ông muốn nói một cách cụ thể về những trường hợp gian lận có tổ chức của những người Á Châu tới Mỹ để sinh con.
Trong vài ngày qua, ông Trump và ông Jeb Bush ​đã bị chỉ trích vì dùng cụm từ “anchor baby”.

Các tổ chức tranh đấu cho quyền lợi của người di dân nói rằng từ ngữ đó có tính chất xúc phạm và được những người có chủ trương chống di dân dùng để mô tả những em bé sinh ra ở Mỹ có cha mẹ là người di dân không có giấy tờ hợp lệ, thường là người đến từ các nước Mỹ châu La tinh.
Trong đi vận động hôm thứ hai vừa qua, ông Bush nói rằng cụm từ đó không có tính chất xúc phạm và ông muốn nói một cách cụ thể về những trường hợp gian lận có tổ chức của những người Á Châu tới Mỹ để sinh con. Ông cho rằng những người đó “lợi dụng một khái niệm cao thượng là có quyền công dân dựa trên nơi sinh”.
Các nhân vật lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Á đã lên tiếng yêu cầu ông Bush tạ lỗi về phát biểu đó.
Hồi đầu năm nay, giới hữu trách liên bang Mỹ đã nói tới những âm mưu gọi là “du lịch sinh nở” trong đó những người phụ nữ giàu có, nhất là phụ nữ Trung Quốc, đến Mỹ để sinh con ngõ hầu con của họ có được quốc tịch Mỹ.
Trong số gần 200 nước trên thế giới, Hoa Kỳ là một trong 30 nước dành quyền công dân cho những đứa trẻ sinh ra bên trong biên giới của mình, theo NumbersUSA, một tổ chức tự mô tả là tổ chức bất vụ lợi, phi đảng đảng phái và có chủ trương giảm thiểu số người di dân tới Mỹ.

No comments:

Post a Comment