Phe bảo thủ ở Việt Nam tìm cách gia tăng tầm ảnh hưởng
15.02.2010
Liên quan tới tình hình chính trị tại Việt Nam, hãng thông tấn Pháp có bài phân tích nói rằng sự gia tăng ảnh hưởng của các nhóm chính trị cứng rắn có thể là nguyên nhân dẫ đến chiến dịch trấn áp ngày càng mạnh tay của chính phủ đối với những nhóm nhỏ nhưng ngày càng đa dạng ở Việt Nam.
Một bài viết đăng hôm chủ nhật của AFP trích lời các phân tích gia chính trị cho rằng giới hữu trách đã bắt đầu chiến dịch trấn áp từ sau khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương tức APEC vào năm 2006 cũng như sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO.
Theo các phân tích gia thì kể từ đó các tòa án đã xét xử hàng loạt các nhân vật đối kháng, các nhà văn, nhà báo có các bài viết chỉ trích tình trạng tham nhũng, các luật sư nhân quyền.
Trong khi đó, một nhà ngoại giao phương Tây không muốn nêu danh tính nói rằng giới hữu trách cũng đang tìm cách tỏ ra mạnh tay hơn đối với những trang web có nội dung chỉ trích chính phủ, ông lấy dẫn chứng rằng trong vòng một hai tháng trở lại đây đã có ít nhất 10 trang web bị tấn công hoặc đánh sập.
Các nhà phân tích nói rằng khó có thể giải thích một các chính xác về nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vụ bắt giữ, xét xử và kết án các nhân vật bất đồng chính kiến trong thời gian gần đây.
Một số nhà phân tích như Giáo sư Stein Toennesson, tại Viện Nghiên cứu Quốc tế ở Oslo cho rằng có thể những vụ việc này liên quan tới Đại hội Đảng vào năm tới. Giáo sư Toennesson nói rằng “có thể trước kỳ đại hội nhiều nhân vật bảo thủ đã tung ra chiến dịch tấn công trong khi những người khác thì lo ngại rằng họ bị coi là thiếu trung thành”.
Ông Toennesson cũng cho rằng nhiều nhân vật cải cách trong nội bộ đảng thì vẫn chờ thời cơ và hy vọng sẽ hành động để có được sự thay đổi trong nội bộ đảng.
Trong khi đó giáo sư Shawn McHale, giám đốc trung tâm Nghiên cứu châu Á tại trường đại học George Washington University ở Washington, thì nhận định rằng vụ xét xử một số nhân vật bất đồng chính kiến trong thời gian gần đây cho thấy thông điệp đã rõ ràng rằng “không có chuyện sẽ có đa đảng bên ngoài đảng Cộng sản”.
Theo các phân tích gia sự chỉ trích đối với chính phủ ngày càng đa dạng và quyết liệt và không chỉ có những lời kêu gọi đòi đa nguyên, đa đảng mà còn có cả những lời than phiền về tình trạng tham nhũng, những vụ lấy đất mà người nông dân lên án là không công bằng.
Một nhà ngoại giao Mỹ nhận định rằng tình hình nhân quyền nhìn chung là “không tốt đẹp” và chắc chắn là có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ông nói rằng một số người cho rằng nguyên nhân là do đại hội đảng đang tới gần còn một số khác thì cho rằng đó là do có sự cạnh tranh trong nội bộ đảng, nhưng theo ông thì đó là sự kết hợp của cả hai yếu tố này.
Một bài viết đăng hôm chủ nhật của AFP trích lời các phân tích gia chính trị cho rằng giới hữu trách đã bắt đầu chiến dịch trấn áp từ sau khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương tức APEC vào năm 2006 cũng như sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO.
Theo các phân tích gia thì kể từ đó các tòa án đã xét xử hàng loạt các nhân vật đối kháng, các nhà văn, nhà báo có các bài viết chỉ trích tình trạng tham nhũng, các luật sư nhân quyền.
Trong khi đó, một nhà ngoại giao phương Tây không muốn nêu danh tính nói rằng giới hữu trách cũng đang tìm cách tỏ ra mạnh tay hơn đối với những trang web có nội dung chỉ trích chính phủ, ông lấy dẫn chứng rằng trong vòng một hai tháng trở lại đây đã có ít nhất 10 trang web bị tấn công hoặc đánh sập.
Các nhà phân tích nói rằng khó có thể giải thích một các chính xác về nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vụ bắt giữ, xét xử và kết án các nhân vật bất đồng chính kiến trong thời gian gần đây.
Một số nhà phân tích như Giáo sư Stein Toennesson, tại Viện Nghiên cứu Quốc tế ở Oslo cho rằng có thể những vụ việc này liên quan tới Đại hội Đảng vào năm tới. Giáo sư Toennesson nói rằng “có thể trước kỳ đại hội nhiều nhân vật bảo thủ đã tung ra chiến dịch tấn công trong khi những người khác thì lo ngại rằng họ bị coi là thiếu trung thành”.
Ông Toennesson cũng cho rằng nhiều nhân vật cải cách trong nội bộ đảng thì vẫn chờ thời cơ và hy vọng sẽ hành động để có được sự thay đổi trong nội bộ đảng.
Trong khi đó giáo sư Shawn McHale, giám đốc trung tâm Nghiên cứu châu Á tại trường đại học George Washington University ở Washington, thì nhận định rằng vụ xét xử một số nhân vật bất đồng chính kiến trong thời gian gần đây cho thấy thông điệp đã rõ ràng rằng “không có chuyện sẽ có đa đảng bên ngoài đảng Cộng sản”.
Theo các phân tích gia sự chỉ trích đối với chính phủ ngày càng đa dạng và quyết liệt và không chỉ có những lời kêu gọi đòi đa nguyên, đa đảng mà còn có cả những lời than phiền về tình trạng tham nhũng, những vụ lấy đất mà người nông dân lên án là không công bằng.
Một nhà ngoại giao Mỹ nhận định rằng tình hình nhân quyền nhìn chung là “không tốt đẹp” và chắc chắn là có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ông nói rằng một số người cho rằng nguyên nhân là do đại hội đảng đang tới gần còn một số khác thì cho rằng đó là do có sự cạnh tranh trong nội bộ đảng, nhưng theo ông thì đó là sự kết hợp của cả hai yếu tố này.
No comments:
Post a Comment